MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG, MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA 3
CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 3
Chương 1 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LỄ HỘI 9
CHÙA HƯƠNG 9
1. Khái niệm lễ hội 9
2. Giá trị văn hoá, truyền thống của lễ hội Chùa Hương. 11
2.1. Hội Chùa Hương - lễ hội dài nhất nước 12
2.2. Quần thể Hương Sơn - một kỳ quan của đất nước. 13
2.3. Trong tâm thức của người Việt, Hương sơn là cõi Phật. 15
2.4. Đi hội Chùa Hương chiêm ngưỡng những di sản văn hoá đặc sắc. 16
3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lễ hội. 18
Chương 2: VẤN ĐỀ LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG ĐƯỢC 21
PHẢN ÁNH TRÊN BÁO CHÍ NHỮNG NĂM QUA 21
1. Chức năng, nhiệm vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy, tiếp thu các giá trị tiến bộ trong lễ hội truyền thống. 21
2. Lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí. 24
2.1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng lành mạch tự do tôn giáo trong lễ hội Chùa Hương. 25
2.2. Báo chí – cầu nối giữa Llễ hội Chùa Hương với du khách. 28
2.3. Báo chí phát hiện và phản ánh những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội. 35
2.3.1. Thương mại hoá lễ hội. 36
· Mê tín dị đoan, tà giáo rất phổ biến. 40
2.3.2. An ninh trật tự: 42
2.3.3. Vệ sinh môi trường, cảnh quan chùa. 44
3. Hiệu quả của phản ánh của báo chí trong vấn đề bảo vệ giữ gìn lễ hội Chùa Hương. 48
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC 52
THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT 52
VỀ LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 52
1. Các thể loại báo chí chủ yếu được sử dụng. 52
1.1. Phóng sự: 54
1.2 Ghi Nhanh- Phản ánh 60
1.3 Tuỳ bút, tản văn: 62
2. Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí và những yếu tố hình thức. 63
2.1 Văn phong. 63
2.2. Ảnh. 65
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Báo chí trong việc bảo vệ phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và chống tiêu cực trong lễ hội Chùa Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữ Độc Hán Khê là dòng suối từ núi chảy ra. Vậy Đục Khê là dòng suối”. Những cách giải thích như thế giúp du khách vui Xuân không chỉ vui mà còn khám phá nhiều điều mang tính chất tri thức sâu xa.
Giới thiệu với du khách về Chùa Hương thì không thể không nhắc tới thiên nhiên phong phú và đa dạng. Báo Hà Tây ra ngày 21/2/2002 đăng bài viết của Lê Hoà Thuận về “cây lá cỏ hoa núi Hương Sơn”: Thiên nhiên ưu đãi cho núi Hương Sơn những cây lá, cỏ hoa và những vị thuốc tiềm ẩn, càng khám phá càng thấy li kỳ dị biệt. ở đây rất nhiều củ bình vôi (củ thiên đầu thống). Vị thuốc này đặc trị bệnh đau đầu, nhức măt; đau khớp, chỉ cầng uống 20g chừng 15 phút sau tưởng như chưa hề bị đâu đớn. Bài báo còn giới thiệu nhiều loại dược liệu quý như mơ, củ mài, con culi, hà thủ ô, mộc miêm ký sinh, cây hoa rẻ đá… chữa được nhiều thứ bệnh có giá trị y học cao chỉ tiếc du khách về trẩy hộ ít ai đánh giá hết được giá trị của nó.
Để Chùa Hương trở thành một miền sơn cước, sơn thuỷ hữu tình, tồn tại mãi trong tâm khảm, ký ức của mỗi người dân đất Việt thì có lẽ phải kể tới đó là một Hương Sơn trong thơ ca. Đã có biết bao tao nhân mặc khách đến với Hương Sơn và bao nhiêu truyện bút tức cảnh Hương Sơn. Đến Chu Mạnh Trinh, dẫu vãn “non non, nước nước mây mây” ấy ông đã đắm say với “Bỗu trời cảnh bụt” mà thoát tục, sống phút cõi thiền. Những câu thơ trong bài Động Hương Tích của ông được liệt vào loại hay nhất về Chùa Hương, khắc hoạ được những gì ở đây có, nơi khác không thể có.
“Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái.
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh”.
Thế mới biết, xưa cha ông đến Chùa Hương đâu chỉ để thưởng ngoạn, vãn cảnh chùa. Hình như con người càng lên với cõi tiên càng gần chuyện đời. Đi Chùa Hương chính là một dạng du lịch văn hoá tâm linh bên cạnh du lịch sinh thái là vậy.
Chùa Hương trong thơ không thể không nhắc tới những bài thơ đặc sắc bất hủ của “người đắm say cảnh sắc Hương Sơn” như tít một bài báo trên báo Hà Tây số ra ngày 17/2/2002 viết về thi sĩ Tản Đà. Nói tới thi sĩ Tản Đà đắm say cảnh sắc Hương Sơn, hẳn không mấy ai không nhớ tới bài thơ rau sắng Chùa Hương trở thành một giai thoại của Chùa Hương và Tản Đà. Đâu phải vì nghèo túng không có tiền đi hội chùa mà chính vì muốn giới thiệu một đặc sản của Chùa Hương :
Muốn ăn rau sắng Chùa Hương
Tiền đi ngại tốn con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
Chùa Hương, “Nam thiên đệ nhất động” đã in dấu bao bước chân danh sĩ tài hoa các thời đại: “Từ chỗ trời Hương Tích” của Nguyễn Khuyến; “Cảnh Hương Sơn” , “non nước bồng lai” của Bà Huyện Thanh Quan; “cõi Phật bầu tiên” của Hồ Xuân Hương… rồi đến “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp; “cô hái Mơ” của Nguyễn Bính… nhân dịp lễ hội Chùa Hương diễn ra rất nhiều báo cho đăng các bài thơ cổ nhất hay nhất về Chùa Hương cũng như những bài thơ của các nhà thơ đương đại như Xuân Diệu, Tố Hữu… Đặc biệt các nhà thơ Hà Tây đương đại, những người đang sống trên quê hương có nguồn thơ vô tận cũng đã có nhiều vần thơ nối tiếp cảm hứng của người xưa với những nét mới của thời đại, nét riêng của phong cảnh. Nhà thơ Bế Kiến Quốc anh đã có một phát hiện mới về Chùa Hương về hội Chùa Hương. Đó là ngày hội lớn của tạo vật và con người.
“Núi đã về đây hội với nhau.
Núi xuôi, núi vân, núi voi chầu…”
“Mai nở trắng cành mai hội hoạ.
Sườn non gần gũi, thung xa xa…”
(Mùa hội).
Chân leo từng bậc đá núi đất chật người đông nhưng mắt lại ngắm non xanh nước biếc sơn thuỷ hữu tình của Hương Sơn với “nam thiện đệ nhất động”, “bạt ngàn rừng mơ rau sắng”. Chỉ có điều không phải bước chân nào của các thi nhân cũng nhàn nhã, thủng thăng, thành đạt mà cũng có những bước chân loạng choạng, ngả nghiêng của những gian truân, vất vả. Nhưng cũng vì thế mà cảnh tiên dẫu đẹp thì vẫn chan chứa tình đời tình người Hương Sơn đẹp hơn, tráng lệ, thi vị hơn cũng là nhờ có thơ ca. Biết một Hương Sơn thực tại hiện hữu mà không biết tới một Hương Sơn qua thơ ca quả là không đầy đủ, không trọn vẹn. Đọc thơ thấy cảnh, cảnh ngoài đời vì thế mà cũng đẹp hơn nhờ ánh hào quang của thơ ca soi rọi. Chính vì thế, cứ mỗi độ xuân về, những bài thơ hay về Chùa Hương lại được đăng trên các báo từ những bài thơ nổi tiếng “Cô hái mơ” của Nguyễn Bính; “Tình Hương Sơn” của bà Huyện Thanh Quan; “Chùa Hương” của Tố Hữu… đến những bài thơ như “Cùng người trẩy hội” của Diệp thảo Minh Dương; “Gửi tháng ba” của Nguyễn Thị Mai, “Rừng mơ” của Hồng Hạnh là những bài thơ của những nhà thơ trẻ, thậm chí là của cả những du khách trẩy hội Chùa Hương do say cảnh say người mà bột phát mấy vấn thơ. Thực sự qua những bài thơ được đăng tải rộng rãi trên báo chí đã giúp cho đông đảo du khách hiểu hơn yêu hơn và thấy Hương Sơn đẹp hơn qua những lần đến thăm.
Năm nào mùa lễ hội Báo Hà Tây cũng giành nhiều diện tích để giới thiệu về những bài thơ hay, thơ cổ về Chùa Hương và cả những tác giả viết nên những bài thơ đó nhân ngày khai hội Chùa Hương mồng 6 tháng giêng năm Nhâm Ngọ, báo Hà Tây có bài giới thiệu về Tản Đà một “người đắm say cảnh sắc Hương Sơn” hay bài “Tản đà ở Chùa Hương”. Hay chuyên mục du lịch qua những trang văn của tuần Du lịch đã giới thiệu với bạn đọc bài “Động Hương Tích” của Chu Mạnh Trinh, hay bài “Hôm qua em đi Chùa Hương” trên báo thời trang trẻ, giới thiệu với bạn bè bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp; hay “Đi Chùa Hương với Nguyễn Bính”, “Chùa Hương trong thơ” trên báo Văn hoá hay “Chùa Hương trong thơ đương đại” trên báo Hà Tây.
Quả thực qua những bài viết về phong cảnh, lịch sử, kiến trúc giá trị văn hoá. .. của Chùa Hương cũng như những bài giới thiệu về thơ về những giai thoại liên quan tới Chùa Hương. Báo chí đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá thắng cảnh Hương Sơn đến mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Giúp bạn đọc gần xa có thể chưa một lần được đặt chân tới noi này song trong trí nhớ cũng hiểu cũng biết về một Hương Sơn như thế qua các trong báo.
2.3. Báo chí phát hiện và phản ánh những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội.
Từ khi được phát hiện Chùa Hương đã trở thành một trong những trung tâm tôn giáo và thắng cảnh lớn nhất miền Bắc. Đặc biệt, những năm gần đây trong xu thế phát triển kinh tế, văn hoá, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và du lịch nên Chùa Hương luôn thu hút đông đảo khách thập phương. Bình quân vào những dịp lễ hội có khoảng 50 vạn lượt người đến tham quan. Ngay từ năm 1960, do nhận thức chưa đầy đủ của một số người dân, cộng với việc chưa có Pháp lệnh bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, (pháp lệnh này năm 1989 mới được ban hành) nên họ đã lợi dụng sơ hở của pháp luật để sử dụng hoặc xây dựng mới đền, chùa trái phép. Đặc biệt, những năm 1990 việc xây cất trái phép tại Chùa Hương càng diễn ra một cách ngang nhiên, tràn lan. Sở dĩ có tình trạng trên là do sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, đặc biệt là của chính quyền cơ sở. Cuộc đấu tranh của báo chí, dư luận đã diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh mẽ. Bởi đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và không kém phần quyết liệt giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Hương Sơn từ lâu đã gắn liền vào đời sống của nhân dân huyện Mỹ Đức. Ngày thường đây là khu vực lao động, sản xuất của bà con trong vùng. Còn đến mùa lễ hội thì chính họ lại trực tiếp về kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách bốn phương và thu được nguồn lợi không nhỏ. Chính vì thế mà người ta tìm đủ mọi cách, mọi kẽ hở của pháp luật và của một số cán bộ đang công tác tại đây để thực hiện bằng được ý đồ cá nhân của mình. Một khi lợi ích cá nhân bị đụng đến thì diễn biến hết sức phức tạp. Khiến việc giải quyết vi phạm về xây dựng trái phép đền, động giả là rất khó khăn. Bên cạnh đó lễ hội kéo dài, nhiều du khách nên việc xảy ra tắc đường, va chạm, mất cắp làm mất an ninh trật tự vệ sinh môi trường không được đảm bảo, lái đò ép khách bồi dưỡng… là không tránh khỏi. Đó còn chưa tính đến chuyện tu bổ, tôn tạo khu di tích này, xây dựng cáp treo giải quyết tắc đường, tạo điều kiện cho người tàn tật cũng được du xuân cúng gây nhiều tranh cãi do có quá nhiều bất cập xảy ra. Từ chỗ phát hiện những tiêu cực trong lễ hội, báo chí đã vào cuộc, chiến đấu cam go không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cức đó.
2.3.1. Thương mại hoá lễ hội.
Quần thể thắng cảnh Hương Sơn đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và đang đề nghị tổ chức quốc tế công nhận là di sản văn hoá thế giới. Thế nhưng, lễ hội Chùa Hương cũng lắm nỗi phiền hà cho người đi hội, cũng là mối quan tâm của vài chục tờ báo trong nhiều năm. Đặc biệt là từ năm 1997 đến năm 2002, với khoảng 500 bài phê phán xung quanh vấn đề quản lý, tổ chức. Theo lời của cố vị sư trụ trì Chùa Hương - Thượng toạ Thích Viên Thành trong buổi họp báo Xuân hội Chùa Hương năm 1998 khi “bên cạnh vẻ trang nghiêm nơi Phật đài hùng vĩ của núi rừng, tú lệ của danh lam cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng nhiều đến truyền thống tốt đẹp của lễ hội cổ truyền. đó là những tư tưởng thương mại hoá, kinh doanh khai phá bừa bãi, mở mang tuỳ tiện nơi thờ cúng, nhân viên phục vụ chưa làm tròn bổn phận khiến cho các thảy tin đại chúng và báo chi nhiều lần lên tiếng, người đi trẩy hội có nhiều ý kiến kêu ca và dấy lên hồi chuông báo động”.
Biểu hiện tiêu cực nhất hay vấn đề thương mại hoá lễ hội ở Hà Tây phải kể đến việc “Chùa giả, động giả, sư giả” tình trạng này kéo dài trong nhiều năm từ năm 1960 và phát triển dữ dội từ năm 1995 - 2001. Đến 12/2001 các cấp ban ngành từ trung ương tới địa phương mới thu hồi, giải toả triệt để 40 điểm xây dựng trái phép.
Ngay từ 3/1995 trong bài ký sự của Dương Minh Đức đăng trên báo Văn hoá đã viết : “Giờ đây cả quần thể Hương Sơn đang rùng mình trong cơn sốt kiếm chác. Dân địa phương thấy thắng cảnh là món kinh doanh béo bở đã dồn hết tâm lực vào khai thác. Sau sự kiện phát hiện động Đại Binh Trang động là phật hay giả chỉ biết sau đó việc đào bới tìm động trở thành dịch sốt. Gia đình ông Đạo Đen đã đầu tư gần 200 triệu thuê nhân công phá núi khai động ngay cạnh chủa Giải Oan nay thành Phật Tích Bảo Động. Hay việc ông Ba Lùng đã khai phá sở hữu Hương Quang Bảo Động nằm trên đường lên Hinh Bồng. Các chủ động ban đêm lén lút chuyển tượng về không thông qua công ty quản lý thắng cảnh nhằm tự hoàn thiện mình trước con mắt tín ngưỡng của du khách. Bôi bác hơn nữa là trường hợp ông Ngô Minh Nhu trước dựng canh chòi lá canh vườn trên đường lên động Hương Tích, đến nay nghiễm nhiên biến thành động cô chín với tấm ảnh và nhom nhem vài lời giải thích nôm na mấy tiếng chầu văn í eo làm phương tiện lôi kéo khách vào động lễ. Oái ăm hơn nhà ông Tiến Đương trước dựng lều làm vườn trên đường lên Hinh Bồng nay chuyển thành đền Sơn Thần với mấy con rồng tự đắp mà chẳng ai nhận ra là con gì. Ông kéo nài khách đặt lễ, ông khấn, ông tung tiền gieo quẻ âm dương. Miếu của ông nhờ ai đó viết đôi câu đối bằng Hán tự mà ông phải tạm dịch nguyệch ngoạc bên cạnh không quên”. Kết thúc bài viết, Dương Minh Đức phải thốt lên “Giả dụ cụ Nguyễn Nhược Pháp mà còn sống giờ đây cụ khoảng bẩy lăm bẩy sáu tuổi gì đó, cụ có định đi lễ Chùa Hương một lần cuối đời để tìm lại kỷ niệm xưa thì chẳng biết có đủ tiền mua vé thắng cảnh không. Điều chắc chắn cụ sẽ buồn lòng trước sự kinh doanh thần thánh, lợi dụng tín ngưỡng kiếm tiền ở Hương Sơn bây giờ. Vâng ! Thưa cụ nỗi buồn của cụ cũng chính là nỗi buồn của hàng triệu đồng bào ta đây ạ”.
Trong bài điều tra nhiều kỳ “Chùa Hương mùa lễ hội - Ai chịu trách nhiệm ở Chùa Hương” của Phạm Nam Giang - Xuân Dũng đăng trên báo Văn hoá số ra ngày 26-2-1997 đã lên tiếng: “Huyện Mỹ Đức quản lý danh thắng Hương Sơn bằng cách chỉ đạo trực tiếp in vé thắng cảnh và bán vé thu tiền trong 3 tháng hội. Tệ hại hơn, Uỷ bán nhân dân huyện Mỹ Đức gần như khoán trắng cho Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn toàn quyền quyết định “vận mệnh” của quần thể di tích này.
Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc các thôn chia nhau cát cứ từng di tích. Thôn Yến Vĩ chiếm đền Trình, thôn Suối Yến phá di tích đi xây lại không cần quy hoạch, không cần hỏi ý kiến ngành văn hoá là cơ quan chức năng trực tiếp quản lý di tích. Đền Trình Tuyết Sơn cũng được tư nhân phá đi xây lại, cũng không cần hỏi ý kiến ban ngành nào, miễn là hàng tháng hàng năm nộp đủ tiền khoán cho xã Hương Sơn. Đó là chưa kể tới ngót ba chục điểm tư nhân phá núi mở rộng, xây miếu đưa tượng vào thờ để kiếm tiền trong dịp lễ hội, vẫn ngang nhiên tồn tại và hàng tháng chủ động, chủ đền vẫn phải nộp thuế cho xã Hương Sơn”.
Mùa lễ hội năm 1997, Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây đã ra quyết định đóng cửa toàn bộ các điểm di tích do tư nhân dựng lên trái phép và cấm không được khai thác vì các điểm này đã lợi dụng tín ngưỡng để kinh doanh bất hợp pháp. Xong trong thực tế, những quyết định của ngành văn hoá thông tin Hà Tây, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này bị vô hiệu hoá vì uỷ bản nhân dân Mỹ Đức và Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn làm ngơ hoặc xử lý qua loa, chiếu lệ còn thực chất là vẫn cho phép, có khi hợp pháp hoá và vẫn thu tiền lệ phí sử dụng đất. Món lợi Chùa Hương quá lớn bởi chỉ tính riêng lễ hội năm 1997, có khoảng trên 40 vạn khách với giá vé 30.000 đồng một người, số tiền đã lên tới hơn 2 tỷ đồng, thế nên cũng trong bài viết “Chùa Hương mùa lễ hội - Ai chịu trách nhiệm” của Phạm Xuân Nam - Xuân Dũng đã bình : “Lợi tắc loạn”, “nén bạc đã đâm toạc pháp lý” nên dẫn tới tình trạng “Phép vua thua lệ làng”… Ai được khai thác, mở dịch vụ lễ hội Chùa Hương đều có nguồn lực lớn. Ai được quản lý Chùa Hương là một đặc ân”. Một người trông xe đạp trong mùa lễ hội cũng có thể thu 5,4 triệu đồng. Người được xã, huyện cho mở động xây chùa đặt hòm “công đức” cũng thu được trăm triệu trong một mùa hội. Có người chỉ in thẻ bán trong mùa lễ hội cũng thu được hàng trăm triệu nên chỉ sau một vài mùa lễ đã xây được nhà 2, 3 tầng. Tính tới thời điểm năm 1997 này ở Chùa Hương đã có 28 điểm vi phạm pháp lệnh và bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Cũng trong thời điểm này báo Hà Tây có bài cảnh báo du khách đến với Chùa Hương phải chú ý không nên vào các động giả, sư giả… của tác giả Nguyễn Tuân ra ngày 1-2-1997 .
Năm 2000, trên báo Văn Hoá đăng phóng sự điều tra nhiều kỳ của Lê Ngọc Năm - Phan Thanh Nam với tít “Báo động khẩn cấp ở Chùa Hương” kỳ I “Nạn động giả, sư giả” số ra ngày 19/3/2000 đã phản ánh tình trạng này như sau : “Giải oan khê tự 2 dân địa phương mỉa mai gọi như thế - vốn chì là cái chạm dừng chân của bà con địa phương đi vào núi lượm củi về, sau đó có xây một cái điện nhỏ 6 x 7m, năm 1999 ông Nhu được phép của Ban quản lý di tích (?!) phá dỡ điện cũ và xây điện mới nguy nga tráng lệ với kích thước 9,22 x 11,81m. Chưa hết, ngay suối Giải Oan bên cảnh ông còn cho dựng tượng phật Bà và hòm công đức. Kể từ đó Quan Thế Âm bồ tát dãi nắng dầm mưa làm người gác cổng “soát vé thu tiền” cho gia đình ông Nhu”. Đó là còn chưa kể tới một loạt các “sư hổ mang” ai cũng nhang nhác giống nhau to cao râu rậm, đầu cạo trọc đứng khoanh tay rất “nghiêm” theo tác giả Phan Thanh Nam - Lê Ngọc Năm thì trong thắng cảnh Chùa Hương chỉ có 13 chùa, động nhưng theo thống kê cho đến ngày 29/2/2000 thì nó đã nhảy lên con số 42, trong đó có 31 điểm lớn và vi phạm nghiêm trọng. Có một số chủ động đã dùng mìn có sức công phá lớn để phá núi, tạo động như động Phật Tích rộng 500m2, cao 75m, sâu rộng 300m2, đường đi dài 200m của chủ động Nguyễn Văn Đạo, động Hương quang rộng 340m2, sâu rộng 150m2, đường đi dài 1300m của chủ động Bùi Đức Sâm…” tất cả các động tư nhân đều là động giả xây dựng cơi nới trái phép để thu tiền cúng lễ, công đức trái phép của khách thập phương. Các chủ động bày ra đủ các mánh khoé, truyền thuyết giả để lừa gạt, ép khách công đức, cúng tiến.
Mê tín dị đoan, tà giáo rất phổ biến.
Chuyện mê tín dị đoan và tà giáo ở lễ hội Chùa Hương đã được nhiều báo chí nhắc tới lực cười nhất phải kết tói chuyện ông chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức làm công văn xin ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho huyện Mỹ Đức được công khai in thẻ bán tại Chùa Hương để vừa tăng nguồn thu cho ngân sách huyện, vừa chiếm lĩnh thị trương!. Điều này đã được báo Văn hoá đăng tải trong bài “Ai chịu trách nhiệm ở Chùa Hương” số ra ngày 24/2/1997 của tác giả Phạm Xuân Nam - Xuân Dũng.
Cũng trên báo Văn Hoá ra ngày 19/3/2000 đăng phóng sự điều tra về “Báo động khẩn cấp ở Chùa Hương” của 2 tác giả Lê Ngọc Năm và Phan Thanh Lam, khi độc giả biết: “Các nhóm tà giáo đã trà trộn vào dòng người đi lễ và len lỏi tới các chủ động tư nhân để truyền bá tà đạo. Chúng dùng nhiều thủ đoạn, mánh khoé lừa bịp mọi người làm tổn hại đến phật giáo. Các nhóm này tự xưng là phật, thần, thánh… tuyên truyền dân chúng bỏ tục thờ cúng ông bà, đốt quần áo đồ đạc, không nghe đài, xem báo… Về hình thức chúng như những người đi lễ, thướng đi theo nhóm, đến sớm để chiếm vị trí của động chính Hương Tích, cầu kinh và phát các loại ấn phẩm mê tín dị đoan, trái với cơ quan chức năng. Tính đến năm 2000, các cơ quan chức năng quản lý lễ hội tại Chùa Hương đã thu gom và huỷ bỏ hơn 1000 ấn phẩm tuyên truyền trái phép, giải tán nhiều nhóm cầu kinh, truyền đạo bất hợp pháp gây ảnh hưởng tới tín ngưỡng và nhân dân đi hành hương.
Vấn đề giá cả mua bán ở Chùa Hương cũng là những vấn đề nan giải làm “khổ tâm” phiền toái cho nhiều du khách. Phí dịch vụ điện thoại đắt gấp 10 lần giá quy định, với hai phút gọi về Hà Nội phải trả với giá 20.000 đồng, một chai nước Lavie 15 nghìn đồng. Đặc biệt ở chốn Hương Sơn này còn đã từng xuất hiện Karaoke với giá cắt cổ. Báo Văn Hoá ra ngày 9-12-2003 cho biết có một nhóm vài ba người vào hát 2 tiếng chủ quán lấy 120.000 đồng tiền hát, 40 nghìn tiền nước. Có nhóm còn bị giá cắt cổ hơn thế gấp 3 - 4 lần. Rồi chuyện phí ngồi với những lời mời ngọt ngào của nhiều bà chủ quán cũng tạo cảm giác “lọc lừa” cho nhiều du khách tới lễ hội Chùa. Chuyện bồi dưỡng tiền đó, nếu không bồi dưỡng là lái đò sinh chuyện, không chở hoặc bỏ lại người không đón. Lại cả những tốp ăn mày ngửa nón xin tiền hoặc lấy những người già cả, trẻ nhỏ dắt ra đường khiến du khách đến trẩy hội cảm thấy không vui, không thanh thản. Bài ghi chép “Hôm nay tôi đi Chùa Hương” của Nguyễn Nguyễn đăng trên báo Văn Hoá ra 22/3/1998 đã đặt hai tít phụ “Thượng đế bất đắc dĩ”, “hành hương hay hành hạ” than phiền những mánh khoé móc ví tiền của khách rất bực mình từ chuyện công đức 100 thì ghi vào bia đá, mỗi người xuống thuyền dù là người gia hay nhỏ cũng phải “tình nguyện” bồi dưỡng cho lái đò 10 nghìn. Đò có “thề” nói đó vẫn là giá hữu nghị…
2.3.2. An ninh trật tự:
Đến Chùa Hương, chuyện tắc đường, chuyện mất lễ, mất cắp, ẩu đả cãi nhau giữa du khách với chủ các hàng quán xảy ra thường xuyên khá phổ biến. Trong bài “karaoke Chùa Hương giá cắt cổ và hơn thế nữa” trên báo Văn Hoá ra ngày 9 - 12/3/2003 cho biết đã thuật lại lời một du khách không may: “Chúng em có 5 người đi dạo qua quán Karaoke gần sát chân Thiên Trù thì nhận được lời mời mọc ngọt ngào, với giá chỉ 30.000 đồng/tiếng. Chúng em hát lúc 10h 15 phút đến 11h25 phút, cộng với 1 chai bia và hai non nước ngọt ông chủ lại tính tiền hết 370.000 đồng. Ông chủ quát vào mặt, lúc sau kèm thêm vài người nữa đến hăm doạ “nếu không trả tiền hát thì trả tiền hỏng máy móc, tiền triệu như bỡn đấy”… được biết cách đó vài ngày, đã xảy ra cuộc gây lộn giữa du khách với chủ Karaoke nguyên nhân do sạp bên này đã mắc màn đi ngủ nhưng ở quầy Karaoke bên kia vẫn mở oang oang không thể chịu nổi, du khách nọ cầm xô nước đổ vào đầu máy hát. Thế là chiến sự xảy ra.
Rất nhiều du khách tới Chùa Hương mua phải chim biết nói giả. Theo như lời bài báo “vui buồn đi hội Chùa Hương” của Đắc Hữu đăng trên báo Hà Tây 24/2/1998 thì những người bán chim này dùng mánh khoé “lúp trong bụi cây nói vọng ra để lừa “thượng đế” với giá từ 60 - 100.000 đồng một con chim chỉ được từ 2 - 3 ngày là chết, trong đó có rất nhiều khách nước ngoài. Nhiều khi du khách phát hiện vạch mặt tên lừa đảo thì có những người ra bênh gây sự này khác. Trong khi đó, nhân lúc trong động chen chúc hai tay xách nặng hay bưng đồ lễ… nhiều khi bọn trộm cắp này cố tạo ra sự xô đẩy, chen chúc để thừa cơ là chúng móc túi, rạch ví… Chỉ tính trong 1 tháng diễn ra lễ hội Chùa Hương 2002 đã xẩy ra gần 30 vụ trộm móc túi lấy tiền, điện thoại di động và giật dây chuyền vàng.
Bài báo “Chùa Hương - mùa trẩy hội, mùa lo ngại” của Ngọc Năm, Văn Hoà đăng trên Văn Hoá số ra ngày 31.4 - 4.2.2001 còn phản ánh tình hình cãi lộn xảy ra không chỉ với du khách mà giữa các chủ đò, chủ quán với nhau, tệ hại hơn các chủ hộ kinh doanh còn cãi lộn với ban quản lý, cảnh tranh giành “lộc phật” nơi đây xảy ra hàng ngày hàng giờ.
Tắc đường vào khu thắng cảnh, tắc đường vào động, va chạm đò trên suối Yến là những điều người ta dễ thấy ở chốn này. Do thuyền đông lại không được điều phối chặt chẽ nên chuyện tắc đò xảy ra hàng giờ trên suối Yến. Những ngày cao điểm, Động Hương Tích tắc có khi đến 3 - 4 tiếng. Lực lượng công an chỉ có vài người cầm loa tay điều khiển nhưng do dòng người quá đông, nên đành bất lực, ngoài ra không thấy lực lượng nào tham gia để giữ gìn trật tự. Có người bị ngất tại chỗ làm cho bạn bè người thân nhốn nháo cả lên, tình hình an ninh vốn đã lộn xộn lại thêm quá nhiều hàng quán mọc lên hai bên rệ đường, đường uốn đá hẹp nay bị lấn chiếm càng làm cho tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn.
Bài “Hạt sạn Chùa Hương” của Nguyễn Anh Thiện đăng trên báo Tiền Phong còn phản ánh dịch vụ cho thuê chiếu ở Động Hương Tích không chỉ bắt chẹt khách với giá cắt cổ, khi du khách có ý phân tích ngọn ngành thì đã có 5, 6 người đeo băng đỏ tự xưng là người của ban quản lý ra thách thức du khách khiến nhiều người có phản ứng mạnh.
Rau sắng, củ mài là những đặc sản của Chùa Hương, ai cũng muốn mua một chút về làm quà nhưng không dễ dàng gì mua được rau sắng, củ mài thật. Điều đáng nói ở đây là tại sao ở một quần thể di tích lớn như thế mà lại có cảnh “bắt chẹt”, “bẫy khách” xảy ra ở mọi dịch vụ làm cho du khách đến với đất Phật mà như đến với nơi “đất lừa”.
2.3.3. Vệ sinh môi trường, cảnh quan chùa.
Vấn đề vệ sinh môi trường vẫn là nỗi sợ của các du khách đi trẩy hội Chùa Hương. Năm 2001, Sở Du lịch Hà tây đã đầu tư 500 triệu đồng để tuyên truyền, hướng dẫn nhắc nhở du khách và làm các thùng thu gom rác thải đặt ở nơi công cộng nhưng cũng chưa thấm tháp gì, nhất là vào những ngày đông khách “theo ông Nguyễn Chí Thanh, chủ tịch Uỷ ban nhân dân Hương Sơn, hàng ngày tại chùa Hương Sơn có tới 120 tấn rác thải từ các điểm dịch vụ. Tại Suối Yến, đền Trình mỗi ngày 8 xe công nông chở rác. Việc xử lý rác cũng rất thủ công. Rác thu gom về, tập trung vào những bãi rác (thực chất là những khu đất trống không sử dụng) rồi phun hoá chất” theo báo Văn hoá thể thao ra ngày 22/4/2003).
Nhiều năm liền, cứ về dịp cuối lễ hội, du khách thập phương đi trong môi trường tương đối có nhiều tạp khí. Không gian rộng là thế mà bất cứ ở đâu cũng thấy mùi ngai ngái của nhiều thứ phế thải vứt lăn lóc đây đó. Khi khách có nhu cầu cá nhân, nhà vệ sinh chỗ thì che cót, nơi chỉ lấy bao dứa cắt ra rồi treo lên bốn cây que cắm xiêu vẹo” theo báo nhân dân số ra ngày 17/2/2000 với bài “Mùa xuân trẩy hội Chùa Hương” của Đỗ Tấn).
Trong bài báo “Vui buồn đi hội Chùa Hương” của tác giả Đắc Hữu đăng trên báo Hà Tây số ra ngày 24-2-1998 phản ánh về tình trạng về sinh môi trường ở Chùa Hương: Rác rưởi trên lối đi, hai bên đường, trong sân chùa, dưới hang động, quanh các quán hàng và cả ở bồn hoa vườn cây. Cùng với giấy rác, bao ni lông là vỏ cam quýt, là gói thức ăn và đất bụi cứ quấn, vướng cíu chân người. Bến Thiên Trù là nơi tụ hội khách vào, khách ra thường xuyên rất đông. Khu vệ sinh được xây dựng bằng bê tông, nhưng chật chội, các hố đại tiện sát liền và nhìn ra các hố giải nhưng không có cánh cửa lại ít được cọ rửa nên xông lên mùi hôi thối đến nôn người.
Một thực trạng nữa về ô nhiễm môi trường ở Chùa Hương được tác giả Đắc Hữu nhắc tới là: những chiếc xuồng cũ nát, chạy bằng máy công nông, dầu ma zút, lại khoán cho tư nhân chở khách đầy khoang. Tiếng máy vang lên, đập vào vách núi dội lại, nghe đến nhức óc đinh tai. Khói mù mịt, nồng nặc làm nhiều du khách phải nhắm mắt, bịt mũi, bùng tai. Xuồng chạy làm dòng suối sục bùn, thải dầu ra mặt nước loang loáng.
Báo Văn Hoá ra ngày 5/3/2000 đăng bài “Ba chuyện ghi ở Chùa Hương” của Nguyễn Văn Hoà phản ánh tình trạng rác thải tràn lan, bài báo cho biết : “Năm nay rác ở Chùa Hương và nhất là ở Động Hương Tích quá nhiều so với mọi kỳ lễ hội trước, có thể lớn gấp hai lần. Từ trên cổng chùa nhìn xuống cái thung gọi là Thung Châu mà các cụ thường nói rằng: Qua núi này coi như Châu ngọc trước cửa miệng con rồng Động Hương Tích. Thế mà chẳng thấy châu ngọc đâu lại chỉ thấy toàn rác là rác. Khoảng sân rộng 50m2 bao phủ trên đấy bao nhiêu là túi bóng, đồ hợp, giấy lộn. Không chỉ có vậy, cái mùi âm ẩm bốc lên do để rác đọng lại qua ngày không chịu nổi”.
Theo báo Công nghiệp Việt Nam ra 3/2003 phán ánh về một “Chùa Hương mùa không lễ hội” khiến suối Yến biến thành “ao” do tình trạng bảo tồn kiểu đối phó, thời vụ. Bài báo cho hay “Suối Yến, con suối thơ mộng làm nên một Chùa Hương đệ nhất danh thắng, từ lâu là vũng chứa nước thải sinh hoạt của mấy trăm hộ, đặc biệt vài năm gần đây, suối đã không vận động theo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC (2).doc