MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6
1.1. Bảo hiểm xã hội và những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội 6
1.2. Sự cần thiết và yêu cầu của mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 28
1.3. Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của một số tỉnh 39
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 44
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình 44
2.2. Thực trạng về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 57
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI NINH BÌNH PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 88
3.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước 88
3.2. C ác giải pháp chủ yếu 92
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện.
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của BHXH trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Tổng quan những nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình
BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ CNVC, quân nhân và người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ công chức, viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế.
Để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, từ năm 1995 Nhà nước ta bắt đầu đổi mới các chế độ BHXH theo quy định tại Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện nghị định số 19/Cp của Chính phủ, BHXH Việt Nam được thành lập từ ngày 16/02/1995 thống nhất các tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương và quản lý quỹ BHXH, thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH các tỉnh thành phố trong cả nước, BHXH tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 02/QĐ - CT ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình từ 01/10/1995.
Thực hiện Nghị định 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 01/01/2003 ngành được tiếp nhận thêm toàn bộ hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của BHYT chuyển sang, đây cũng là yếu tố quan trọng tạo thêm sức mạnh về vị thế của ngành trong xã hội.
Về hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến BHXH ở tỉnh Ninh Bình:
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ khi BHXH ra đời (1995), Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh các chính sách BHXH, cụ thể như sau:
Bộ Luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực từ tháng 1/1995. Bộ Luật này đến năm 2002 được Quốc hội khoá X sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp tình hình thực tế. Trong đó, chương 12 qui định về chế độ BHXH bắt buộc áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 (đến tháng 1/2003 được sửa đổi theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003) của Chính phủ. Điều lệ BHXH nhằm cụ thể hoá chương 12 của Bộ Luật lao động về chế độ BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đối tượng bắt buộc áp dụng BHXH theo điều lệ bao gồm:
Thứ nhất, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật DNNN.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang.
- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Các cơ quan , tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức.
Thứ ba, người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Ngoài ra, tại nghị định số 01/2003/NĐ - CP còn quy định thêm:
1. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
2. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
3. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng.
Nghị định số 45/Cp ngày 15/7/1995, (năm 2003 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 5/8/2003) của chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Các chế độ BHXH áp dụng trong điều lệ này cũng bao gồm cả 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Mức đóng BHXH cũng là 20% tiền lương. Trong đó ngân sách nhà nước cấp đóng BHXH là 15%, sỹ quan đóng 5%. Điều kiện, mức hưởng có tính đến đặc thù của lực lượng vũ trang.
Nghị đinh 89/2003 còn quy định:
Hàng tháng, cơ quan tài chính quân đội, công an có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 34 và trích từ tiền lương của quân nhân, công an nhân dân (kể cả những người được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý) theo quy định tại khoản 2 điều 34 Điều lệ này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương cấp hàm hoặc lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp thâm niên, khu vực, chức vụ, đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 (đã được sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003) của Chính phủ quy định chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo Nghị định này, một số chức danh cán bộ chủ chốt ở xã như Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND, trưởng các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ… và các chức danh công chức cấp xã là địa chính - nhà đất, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn phòng - thống kê, văn hoá - xã hội được tham gia BHXH. Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXH ở đây còn rất hạn chế (mỗi xã phường, tuỳ theo theo số dân, chỉ có từ 19 đến 25 cán bộ chủ chốt trong các chức danh đã quy định. Các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được áp dụng đầy đủ theo qui định tại điều lệ BHXH hiện hành.
Cán bộ chuyên trách, công chức xã được thực hiện chế độ BHXH như: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và chế độ bảo hiểm y tế (trước đây chỉ có chế độ hưu trí, chế độ tử tuất).
Mức đóng BHXH bằng 20%, tiền lương tiền công hàng tháng bao gồm: mức lương theo ngạch bậc, chức vụ: phụ cấp tái cử và hệ số bảo lưu của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã: trong đó cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng bằng 5% người sử dụng lao động (UBND cấp xã) đóng bằng 15% (trước đây đóng 15%) [20, tr.7].
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 sau đó sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 qui định về người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đó quy định lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo các hình thức đấu thầu công trình, xuất khẩu lao động, đi làm chuyên gia được tham gia 2 chế độ BHXH là hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, còn rất nhiều thông tư của các bộ ngành có liên quan như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về BHXH. Bên cạnh đó là các văn bản quy định của Chính phủ về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý tài chính của hệ thống BHXH Việt Nam. Những văn bản quy định của Nhà nước về BHXH là cơ sở pháp lý điều chỉnh các dịch vụ BHXH trong phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Hiện tại, văn bản pháp lý cao nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động về BHXH là Luật BHXH (số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Luật này quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH (luật này không áp dụng đối với BHYT, bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm mang tính kinh doanh). Ngoài BHXH bắt buộc, luật còn bổ sung thêm BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp.
Điểm mới của văn bản Luật này là, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, việc mở rộng hình thức BHXH tự nguyện và hình thức Bảo hiểm thất nghiệp, đã được quy định tại Chương IV và Chương V. Đây là đổi mới quan trọng trong chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta để tiến tới BHXH cho mọi người lao động ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng đều có nghĩa vụ tham gia và thụ hưởng những quyền lợi về chế độ BHXH đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ: Hưu trí; Tử tuất.
- Bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mức bình quân của tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày Luật BHXH có hiệu lực trước khi nghỉ hưu được qui định tại mục 4 điều 59 như sau:
"Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31-12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền luơng tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu; Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01tháng 01 năm 2001 đến ngày 31-12-2006 thì tính bình quân của tiền luơng tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu" (Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cách tính lương hưu vẫn như qui định hiện hành).
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH, từ ngày Luật BHXH có hiệu lực được quy định tại điều 60 mục 1: “Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước qui định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của mười năm cuối trước khi nghỉ hưu”.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Một điểm khác nữa là Luật không khống chế số tháng được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu mà “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH” - Khoản 2 điều 54.
Đối tượng áp dụng của các hình thức bảo hiểm trên:
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc (A).
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động (B).
Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại (B).
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại (B) có sử dụng từ mười lao động trở lên.
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại (A).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH.
Bên cạnh các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp BHXH phải kể đến hệ thống các văn bản điều chỉnh về BHYT vì hiện nay, BHXH là cơ quan thực hiện cả hai loại dịch vụ này. Một số mặt công tác đã lồng ghép thực hiện chung. Ví dụ, công tác thu BHXH được thực hiện song cùng với thu BHYT bắt buộc, công tác chi trả các chế độ ốm đau thai sản có liên hệ đối chiếu với công tác giám định chi phí điều trị của dịch vụ BHYT… Hiện tại, dịch vụ BHYT đang được điều chỉnh theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của chính phủ. Chính phủ cũng đang xây dựng dự thảo Luật BHYT với mục tiêu hướng tới là thực hiện BHYT toàn dân.
Về hệ thống văn bản điều chỉnh BHXH của BHXH Việt Nam:
Các dịch vụ: thu, chi, giải quyết chính sách, quản lý đối tượng hưởng BHXH đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung đều được BHXH Việt Nam quy định khá cụ thể. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng địa phương, việc thực hiện có thể vận dụng khác nhau. Tuy nhiên, những quy định của BHXH Việt Nam là căn cứ pháp lý trực tiếp điều chỉnh BHXH tại các tỉnh, thành phố. Những văn bản quy định của BHXH Việt Nam gồm có:
Đối với quản lý thu BHXH
Từ khi thành lập, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều quy định hướng dẫn về công tác thu BHXH cho các tỉnh, thành phố. Sau nhiều lần sửa đổi cho phù hợp, quy trình quản lý thu hiện nay được ban hành kèm theo Quyết định 902/QĐ-BHXH-BT ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam ban hành về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc theo Luật BHXH. Trong đó có các quy định cụ thể về phân cấp tổ chức công tác thu, quy trình thực hiện, hệ thống sổ sách báo cáo. Đây là tài liệu quan trọng để BHXH các tỉnh, thành phố triển khai dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn.
Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc hiện tại bao gồm:
- Thu BHXH bắt buộc được gắn liền với thu BHYT bắt buộc. Các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng. Mức nộp là 23% quỹ lương cơ bản. Trong đó, tỷ lệ đóng góp cho quỹ BHXH là 20%, người lao động góp 5%, chủ sử dụng lao động 15%. Mức trích nộp BHYT là 3%, người lao động góp 1%, đơn vị góp 2% [12].
- Thu BHXH thực hiện theo địa bàn tỉnh thành phố. BHXH tỉnh, thành phố tuỳ theo tình hình cụ thể phân cấp các BHXH quận huyện thực hiện. Toàn bộ tiền thu BHXH, BHYT theo định kỳ chuyển về quỹ BHXH, BHYT tập trung ở trung ương do BHXH Việt Nam thống nhất quản lý.
- Thực hiện sổ biểu theo dõi hạch toán kết quả thu BHXH, BHYT chi tiết đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng người lao động. Kết quả đóng BHXH của từng người lao động (bao gồm cả phần đơn vị trích nộp) được ghi vào sổ BHXH làm căn cứ xét giải quyết chế độ chính sách BHXH khi có phát sinh.
Đối với quản lý chi trả BHXH:
BHXH Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác chi trả BHXH. Có thể tóm tắt những quy định đó như sau:
+ Đối với chi các chế độ BHXH ngắn hạn, chi các khoản trợ cấp 1 lần:
Cơ quan BHXH chi trả cho người lao động thông qua đơn vị sử dụng lao động các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản, chi nghỉ dưỡng sức. Đối với các khoản trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu hoặc trợ cấp hưu 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng hưu hàng tháng, trả trực tiếp cho người lao động tại cơ quan BHXH tỉnh, thành phố.
+ Đối với chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo địa bàn xã, phường nơi đối tượng cư trú thông qua các ban đại diện chi trả do UBND xã, phường, thị trấn lập ra. Một số nơi có thể thực hiện thông qua các đại lý chi trả có ký hợp đồng với cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH tỉnh lập danh sách và chuyển tiền thông qua các ban đại diện chi trả, hoặc đại lý chi trả đến tay đối tượng thụ hưởng BHXH. Hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt là phổ biến.
Đối với công tác xét hưởng chế độ, chính sách BHXH và quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng
Giải quyết chế độ chính sách là việc thực hiện các thủ tục hồ sơ cần thiết để có đủ căn cứ chi trả BHXH cho đối tượng tham gia BHXH khi phát sinh các điều kiện hưởng chế độ BHXH theo luật định. Đây là công việc khá phức tạp và nhạy cảm. ở Việt Nam, việc thực hiện dịch vụ này còn gặp khó khăn nhất là với việc giải quyết chế độ hưu trí.
Nguyên nhân chủ yếu do thời gian trước đây không quy định người lao động đóng BHXH. Thời gian công tác dược tính hưởng BHXH của họ được căn cứ vào hồ sơ lý lịch công tác do các đơn vị sử dụng lao động cung cấp. Do chiến tranh, thiên tai hoặc thời gian trước đây một số đơn vị quản lý hồ sơ không tốt dẫn đến việc mất mát hoặc thiếu hồ sơ gốc. Cá biệt, không ít trường hợp đã khai không đúng về tuổi đời hoặc thời gian công tác hưởng BHXH. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết thụ hưởng BHXH cho người lao động.
BHXH Việt Nam căn cứ vào các văn bản pháp lý của chính phủ để quy định về thủ tục, trình tự xét hưởng các chế độ BHXH như sau:
- Với chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức. Các chứng nhận nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, chứng từ nghỉ dưỡng sức và kết quả đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ việc là căn cứ thanh toán. Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người hưởng, tổng hợp chứng từ theo quy định. Cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý có trách nhiệm xét duyệt và chuyển tiền về đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động.
- Với các trường hợp nghỉ hưu trí, tử tuất, hưởng BHXH 1 lần: Việc xét duyệt hồ sơ và cấp chứng nhận hưởng chế độ do phòng chế độ chính sách của cơ quan BHXH tỉnh, trực tiếp xem xét. Căn cứ pháp lý chủ yếu để giải quyết là sổ BHXH do cơ quan BHXH cấp và ghi chép đầy đủ về nhân thân và quá trình làm việc có đóng BHXH của người lao động.
Sau khi duyệt và cấp chứng nhận được hưởng chế độ BHXH cho người lao động khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc thân nhân người lao động khi hưởng tuất. BHXH tỉnh, thành phố lập danh sách chi trả theo các xã, phường hoặc đại lý chi trả chuyển cho BHXH các quận, huyện quản lý để chi trả hàng tháng tại nơi đối tượng cư trú.
Việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH gắn liền với việc quản lý nhân khẩu tại địa phương. Đối tượng khi nghỉ việc muốn đăng ký lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH tại địa bàn phải có hộ khẩu thường trú. Khi di chuyển nơi nhận lương hưu phải di chuyển hộ khẩu hoặc đăng ký hổ khẩu tạm trú.
Khi thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp do di chuyển địa bàn cư trú, đối tượng có đơn đề nghị, BHXH các huyện, thị xã lập danh sách báo cáo về tỉnh để điều chỉnh danh sách chi trả. Trường hợp di chuyển sang tỉnh khác, BHXH tỉnh, thành phố nơi đi lập hồ sơ di chuyển gửi đến BHXH tỉnh, thành phố nơi đến quản lý và chi trả.
Trường hợp đối tượng bị chết, BHXH các huyện, thị xã căn cứ giấy báo tử và đề nghị của thân nhân người lao động để giải quyết tạm ứng tiền mai táng phí trong chế độ tử tuất. Sau đó gửi hồ sơ về để BHXH tỉnh thẩm định và ra quyết định hưởng chế độ cho thân nhân đối tượng.
Tóm lại, hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh công tác BHXH ở Việt Nam có khá nhiều và đang được tiếp tục hoàn chỉnh theo hướng ngày càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn.
Các văn bản pháp lý về BHXH luôn bám sát tình hình thực tế trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Hệ thống văn bản BHXH làm cho mọi người lao động thấy được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động BHXH, coi đó như một tất yếu trong hoạt động kinh tế xã hội và cộng đồng.
Tuy nhiên, do đặc thù BHXH là một chính sách xã hội nên hệ thống văn bản pháp luật dưới góc độ nào đó còn mang tính chất hành chính, pháp lệnh. Điều này làm cho BHXH chưa thực sự thể hiện đúng ý nghĩa của nó.
Mặc dù vậy, BHXH Ninh Bình cũng quán triệt và thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và ngành BHXH Việt Nam. Đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của tỉnh để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành đến với dân một cách hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện các nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình
BHXH tỉnh Ninh Bình trực thuộc BHXH Việt Nam, là đơn vị quản lý sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Về cơ cấu tổ chức hiện có 8 phòng chức năng và 08 BHXH huyện, thị xã trực thuộc. Mô hình tổ chức bộ máy được thể hiện ở sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1: tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Ninh Bình
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kế hoạch tài chính
Phòng bảo hiểm tự nguyện
Phòng thu
Phòng giám định chi
Phòng kiểm tra pháp chế
Phòng chế độ chính sách
Phòng công nghệ thông tin
BHXH T.P Ninh Bình
BHXH
TX
Tam Điệp
BHXH huyện Yên Khánh
BHXH
huyện Yên Mô
BHXH huyện Hoa Lư
BHXH huyện Gia Viễn
BHXH huyện Nho Quan
BHXH huyện Kim Sơn
Với mô hình tổ chức bộ máy như trên, gắn với sự phân công công tác chuyên môn chuyên trách từng lĩnh vực cụ thể vừa có tính chất bao quát toàn bộ công tác BHXH hiện nay, vừa đi vào nghiệp vụ chuyên sâu tạo ra tính đồng bộ thống nhất để bộ máy làm việc nhịp nhàng, trôi chảy. Tuy nhiên trong thực tế sự liên kết phối hợp giữa BHXH bộ phận với nhau cần có một cơ chế phù hợp, nếu không có sự phối hợp tốt sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc. Điều này đòi hỏi tầm lãnh đạo quản lý của giám đốc và phó giám đốc.
Về nhân lực, BHXH tỉnh Ninh Bình hiện có 144 cán bộ, công chức, trong đó trình độ đại học trở lên là 79 người (chiếm 55%), trung cấp 60 người (chiếm 41,6%), sơ cấp 5 người (chiếm 3,4%) [2, tr.3]. Nhìn chung đội ngũ đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu công tác trước mắt. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, nhân lực BHXH Ninh Bình cần nâng cao cả số lượng và chất lượng.
2.2.2. Những kết quả đạt được
2.2.2.1. Đối với công tác thu bảo hiểm xã hội
Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng nguồn quỹ BHXH và các yêu cầu về chi trả các chế độ BHXH, BHYT đối với người lao động.
Về cơ bản, công tác thu BHXH ở tỉnh Ninh Bình hiện nay được tiến hành như sau:
Xác định mục tiêu cơ bản của ngành là không ngừng mở rộng và phục vụ đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Trong đó có công tác thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng quỹ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT đối với người lao động. Vì vậy hàng năm, ngay từ đầu BHXH tỉnh đã tiến hành rà soát chặt chẽ lao động tiền lương, cân đối, giao chỉ tiêu thu cho các đơn vị và phân công cán bộ chuyên quản phụ trách từng đơn vị, từng khu vực, thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đồng thời thực hiện tốt công tác đôn đốc thu gắn liền với việc cấp sổ BHXH, chi trả kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đặc biệt trong những năm qua, BHXH tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai sâu rộng những nội dung của luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành tới 1.500 đơn vị trên địa bàn thông qua các hội nghị tập huấn, hướng dẫn những nội dung mới của chính sách BHXH, BHYT. Qua đó đã góp phần tích cực nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể. Các đơn vị sử dụng lao động và người lao động về chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, tạo thuận lợi rất lớn trong công tác thu của ngành. Kết quả đạt được về số liệu tham gia BHXH tại Ninh Bình năm 2003 đến nay thể hiện ở biểu số 2.1. như sau:
Biểu 2.1: Kết quả thu BHXH từ năm 2003 đến 2007
Số năm
2003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van day du.doc moi.doc
- bia.doc