MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HIẾN PHÁP VÀ BẢO VỆ
HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT. 8
1.1. Hiến pháp và các dạng thức vi phạm Hiến pháp . 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật 13
1.3. Những tác động từ phương diện chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội đối
với việc bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật. 21
1.4. Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và
bài học kinh nghiệm có thể tham khảo ở Việt Nam . 25
Tiểu kết chương 1 . 32
CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY . 32
2.1. Thực trạng bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật trong lịch sử và trong
Hiến pháp 2013 hiện hành . 33
2.2. Giải pháp hoàn thiện bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam
hiện nay. 67
Tiểu kết Chương 2. 81
KẾT LUẬN. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 83
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động của HĐND các cấp, nhằm phát huy chức
năng cơ quan đại biểu nhân dân của HĐND; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị
quyết không thích đáng của các HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
và cấp tƣơng đƣơng; giải tán các Hội đồng nói trên trong trƣờng hợp các Hội
đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân (Điều 100,
Hiến pháp năm 1980).
Ở CQĐP có HĐND và UBND nhƣng vai trò của HĐND rõ nét hơn, cụ
thể hơn trong việc bảo vệ Hiến pháp với thẩm quyền bảo đảm cho Hiến pháp
và pháp luật đƣợc tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phƣơng; quyết
định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nƣớc và nhiệm vụ do cấp trên
giao cho; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của UBND
cùng cấp hoặc của HĐND cấp dƣới trực tiếp; trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí
nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phƣơng.
2.1.1.4. Giai đoạn 1992 – 2012
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001), Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nƣớc (Điều 83). Cụ thể, Quốc hội có thẩm quyền: làm Hiến pháp và
36
sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chƣơng trình xây dựng
luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp,
luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nƣớc,
UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao; bãi bỏ các văn bản
của Chủ tịch nƣớc, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, TAND tối
cao và VKSND tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội
(Điều 84).
UBTVQH trong giai đoạn này đƣợc giao nhiều trọng trách trong bảo
đảm thi hành Hiến pháp nhƣ: giải thích Hiến pháp; ra pháp lệnh về những vấn
đề đƣợc Quốc hội giao; giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; giám sát hoạt động của Chính
phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao trái với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc
huỷ bỏ các văn bản đó (Điều 91).
Chính phủ bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ
quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân;
tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật
trong nhân dân (Điều 112). TAND có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân (Điều 126).
Ở CQĐP, HĐND căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà
nƣớc cấp trên, ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh
Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng (Điều 120). Đại biểu HĐND có quyền
chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân
dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trƣởng VKSND và thủ trƣởng các cơ
quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Ngƣời bị chất vấn phải trả lời trƣớc HĐND
trong thời hạn do luật định (Điều 122).
37
2.1.1.5. Giai đoạn 2013 đến nay
Giai đoạn này đƣợc đánh dấu với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013,
tạo sự thay đổi đáng kể trong cơ chế pháp lý bảo vệ Hiến pháp. Triển khai đƣa
Hiến pháp vào đời sống, nhiều VBQPPL đƣợc ban hành đã kịp thời cụ thể
hóa, ban hành nhiều nội dung đƣa quy phạm và tinh thần bảo vệ Hiến pháp
vào đời sống, tiêu biểu nhƣ: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, Luật Tổ chức Chính phủ
năm 2015, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015...
Với việc ban hành Hiến pháp năm 2013 và các văn bản luật, văn bản dƣới
luật, pháp luật về bảo vệ Hiến pháp có sự thay đổi đáng kể về chất và lƣợng,
góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ
Hiến pháp năm 2013.
2.1.2. Thực trạng bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật trong Hiến pháp
2013 hiện hành
2.1.2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ Hiến pháp
Pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội
Hiến pháp – với tƣ cách là đạo luật cơ bản của nhà nƣớc, có hiệu lực
pháp lý cao nhất, cần thiết phải quy phạm những nội dung để bảo vệ chính nó.
Đây sẽ là tiền đề để các văn bản luật, văn bản dƣới luật cụ thể hóa, chi tiết hóa
và bảo đảm Hiến pháp đƣợc thực thi trong cuộc sống.
Điều 119 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Hiến pháp là luật cơ bản
của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi
phạm Hiến pháp đều bị xử lý (Khoản 1).
Đồng thời giao cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc,
Chính phủ, TAND, VKSND, các cơ quan khác của Nhà nƣớc và toàn thể Nhân
dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
So với các bản Hiến pháp trƣớc, điểm mới trong Hiến pháp 2013 liên
quan đến bảo vệ Hiến pháp là lần đầu tiên Việt Nam đƣa thành nguyên tắc
hiến định “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định” (Khoản 2, Điều 119). Thực
38
tế là nghiên cứu cơ chế này còn “chƣa đủ chín” để có thể cho ra đời một mô
hình bảo hiến cụ thể (mà việc quy định thành lập cơ quan này trong Hiến
pháp có giá trị pháp lý cao nhất). Nhƣng mặt khác, quy định này lại có giá trị
nhƣ sự “cài đặt” trong đạo luật cao nhất một nhu cầu/đòi hỏi và cơ sở pháp lý
để có thể cho ra đời một mô hình bảo vệ Hiến pháp trong tƣơng lai gần, thông
qua một đạo luật riêng [3].
Với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc
hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nƣớc và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nƣớc. Trong
số các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động Nhà nƣớc
thì giám sát việc tuân thủ Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên,
giám sát tối cao của Quốc hội đối với Nhà nƣớc trong việc tuân thủ Hiến pháp
nhất thiết phải là giám sát mọi cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nƣớc.
Chủ thể chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội đƣợc quy định gián tiếp
tại Hiến pháp năm 2013 (Điều 70) và cụ thể hóa tại Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2015, cụ thể: Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nƣớc,
UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Hội đồng bầu cử quốc
gia, Kiểm toán nhà nƣớc và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Khoản 2,
Điều 6).
Một trong những hậu quả pháp lý tiêu biểu của hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội là việc bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp. Điều 70 Hiến pháp
năm 2013 trao cho Quốc hội quyền bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nƣớc,
UBTVQH, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,
VKSND tối cao trái với Hiến pháp. Nội dung này đƣợc cụ thể hóa tại Luật Ban
hành VBQPPL, theo đó: Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nƣớc, Chính
phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, cơ quan khác do
Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề
nghị của UBTVQH. Quốc hội bãi bỏ văn bản của UBTVQH trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc (Điều 15).
39
Bên cạnh việc bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, Quốc hội còn có
quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc
phê chuẩn. Đây là những ngƣời có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nƣớc từ
Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao. Việc bỏ
phiếu tín nhiệm cũng là một trong những phƣơng thức quan trọng để bảo vệ
Hiến pháp, tạo ra một cơ chế ngăn ngừa và xử lý những cá nhân có chức vụ
quan trọng vi phạm Hiến pháp.
Ngoài phƣơng thức bảo vệ Hiến pháp thông qua giám sát tối cao và bỏ
phiếu tín nhiệm, để bảo đảm Hiến pháp đƣợc tôn trọng và thực thi nghiêm
trong đời sống, pháp luật còn trao cho Quốc hội thẩm quyền ban hành Luật để
quy định cơ chế bảo vệ Hiến pháp (Điểm K, khoản 1, Điều 15 Luật Ban hành
VBQPPL).
Với tƣ cách là cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, UBTVQH đƣợc giao
một số nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Cụ thể
bao gồm: i) giải thích Hiến pháp; ii) giám sát việc thi hành Hiến pháp.
Giải thích Hiến pháp vừa góp phần triển khai thực hiện Hiến pháp, vừa là
một trong những phƣơng thức bảo vệ Hiến pháp hiệu quả trong nhà nƣớc pháp
quyền. Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Ban hành VBQPPL thì giải thích Hiến pháp
là việc UBTVQH làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến
pháp để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.
UBTVQH ban hành nghị quyết để quy định việc giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh.
Cụ thể hóa nội dung trên, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015 quy định,
UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, TAND tối
cao, VKSND tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung
ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ƣơng của tổ chức thành viên
của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích
Hiến pháp; tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần đƣợc giải thích,
UBTVQH giao Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao hoặc Hội đồng dân
tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp
40
trình UBTVQH xem xét, quyết định; dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp
phải đƣợc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của
dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp với tinh thần và nội dung quy định
đƣợc giải thích của Hiến pháp (Điều 49).
Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội có thẩm quyền giám sát việc thi hành Hiến
pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao,
Kiểm toán nhà nƣớc và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; có quyền đình
chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, TAND tối
cao, VKSND tối cao trái với Hiến pháp của Quốc hội và trình Quốc hội quyết
định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất (Khoản 4, Điều 74 Hiến pháp
năm 2013). Việc đình chỉ những văn bản này có thể do từ chính UBTVQH
hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu
Quốc hội.
Ngoài ra, UBTVQH có thẩm quyền g
của HĐND; quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tƣớng Chính phủ,
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ nghị
quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trái với Hiến pháp,
luật và văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên (Điều 55 Luật tổ chức Quốc
hội năm 2015).
Bên cạnh những quy định mới, tiến bộ nhƣ trên, pháp luật về bảo vệ
Hiến pháp của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội còn nhiều bất cập, trong
đó phải kể đến Hiến pháp năm 2013, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND năm 2015 quy định về giám sát của Quốc hội, UBTVQH, các cơ
quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội còn mang chung chung, chồng chéo,
mâu thuẫn; thiếu quy trình, thủ tục cụ thể để thực hiện quyền giám sát.
Việc kiểm soát tính hợp hiến của các luật, nghị quyết do Quốc hội ban
hành; tính hợp hiến, hợp pháp của các pháp lệnh, nghị quyết do UBTVQH
ban hành chƣa đƣợc cơ quan tƣ pháp kiểm soát, việc kiểm soát hiện nay chỉ
mang tính nội bộ hệ thống [27, tr.3].
41
Pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội. Chính phủ là thiết chế quan trọng trong việc tổ chức thi
hành Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp.
Pháp luật hiện hành, từ Hiến pháp đến các văn bản luật và văn bản dƣới
luật đều quy định Chính phủ có thẩm quyền tổ chức thi hành Hiến pháp.
Trong đó, Chính phủ có quyền ban hành nghị định để quy định các biện pháp
cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, trong tổ chức thi hành Hiến
pháp, Chính phủ có thẩm quyền, trách nhiệm: i) ban hành kịp thời và đầy đủ
các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp của Quốc hội; bảo đảm tính hợp
hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các VBQPPL của Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ và của chính
quyền địa phƣơng; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản
trái Hiến pháp; ii) quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp của
Quốc hội; iii) lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
Hiến pháp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực
khác để thi hành Hiến pháp; iv) tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến
pháp và báo cáo với Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nƣớc theo quy định của
pháp luật.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của Chính phủ còn đƣợc
pháp luật quy định tại các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về quản lý nhà
nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chẳng hạn lĩnh vực y tế. Khoản 1
Điều 38 Hiến pháp
vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
Một ví dụ điển hình là hiện nay dịch COVID-19 đang đặt ra sức ép rất
nặng nề đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, với vai trò là cơ quan
quản lý về y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Luật Phòng, chống bệnh
42
truyền nhiễm năm 2007, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật quy
định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về khám bệnh, chữa bệnh nói
chung, thống nhất quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống bệnh truyền
nhiễm trong phạm vi cả nƣớc nói riêng; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tổ chức các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật Đây cũng là một biểu
hiện quan trọng của pháp luật về trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của Chính
phủ.
Ngoài ra, trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của Chính phủ còn đƣợc thể
hiện thông qua các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ với chính quyền địa phƣơng. Theo Hiến pháp năm 2013 thì
Chính phủ: lãnh đạo UBND các cấp; hƣớng dẫn, kiểm tra HĐND trong việc
thực hiện văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; tạo điều kiện để HĐND
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định (Khoản 5, Điều 96); Thủ tƣớng
Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của UBND, Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trái với Hiến pháp, luật và văn
bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của
HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trái với Hiến pháp, luật và văn
bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ
(Khoản 4, Điều 98). Các quy định này đƣợc quy phạm cụ thể hơn cùng các
biện pháp triển khai trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức
chính quyền địa phƣơng năm 2015 và các VBQPPL chuyên ngành.
Mặc dù vậy, với một thiết chế có tầm quan trọng đặc biệt trong thi hành,
bảo vệ Hiến pháp nhƣ Chính phủ, pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại, bộc lộ
nhiều hạn chế, có thể kể đến nhƣ thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ
trong quy trình lập pháp còn chƣa rõ ràng, nhất là trách nhiệm trong việc trình
các dự án luật, pháp lệnh chƣa bảo đảm hoặc không trình dự án luật, pháp
lệnh đƣợc Quốc hội, UBTVQH giao (điều này đã từng diễn ra, ví dụ Luật
Biểu tình); quy định về trách nhiệm trả lời chất vấn, hậu quả pháp lý của việc
trả lời chất vấn hiện nay chƣa đầy đủ, không rõ của các thành viên Chính phủ,
43
chƣa có chế tài xử lý cụ thể cho những trƣờng hợp không thực hiện, thực hiện
không nghiêm túc các cam kết của thành viên Chính phủ; quy trình, thủ tục
ban hành VBQPPL của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều bất
cập.
Bên cạnh đó, tuy đã có cơ chế kiểm soát từ phía các cơ quan quyền lực
nhà nƣớc, các cơ quan hành chính trong cùng hệ thống, nhƣng cơ chế này vẫn
tỏ ra kém hiệu quả, đặc biệt là những hoạt động, quyết định mang tính tổ
chức, điều hành của hệ thống hành chính nhà nƣớc, những quyết định chính
sách, quyết định quy phạm của hệ thống hành chính về cơ bản vẫn chƣa đƣợc
kiểm soát theo đúng nghĩa của nó [27, tr.4]
Pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của Tòa án nhân dân
Về vị trí, tính chất, thẩm quyền của TAND, Hiến pháp năm 2013 (Điều
102) thì: TAND là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cụ thể hóa và bảo đảm thi hành Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND năm
2014 tiếp tục cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của TAND, trong đó chú trọng
tới nhiệm vụ giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu
tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác trong khi thực hiện
nhiệm vụ của Tòa án. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến
nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của UBTVQH để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án
kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm
cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
Một trong những điển hình của TAND trong việc bảo vệ Hiến pháp đó
chính là bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân thông qua hoạt động tố
44
tụng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực hình sự, Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013
khẳng định: Ngƣời bị buộc tội đƣợc coi là không có tội cho đến khi đƣợc
chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật.
Để bảo đảm quyền trên của con ngƣời, của công dân và kết án đúng
ngƣời, đúng tội, phòng ngừa oan sai, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Bộ luật
Tố tụng hình sự đã quy phạm, điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng nhƣ trình
tự, thủ tục tố tụng, các nguyên tắc tố tụng (đặc biệt là các nguyên tắc trong
hoạt động xét xử: bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; thực hiện chế
độ xét xử có Hội thẩm tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc TAND; bảo đảm tranh
tụng trong xét xử; Trách nhiệm chứng minh tội phạm và việc bảo đảm quyền
bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đƣơng sự;).
Bên cạnh đó, quy định pháp luật về bảo vệ Hiến pháp còn nhiều thiếu
hụt. Việc kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL do hệ thống
hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng ban hành chƣa
đƣợc Tòa án kiểm soát, việc kiểm soát trong cơ chế hiện tại ở cũng chỉ do cơ
quan quyền lực nhà nƣớc và cơ quan hành chính thực hiện [27]. Hay nói cách
khác, Tòa án chƣa có thẩm quyền phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của
VBQPPL. Thẩm quyền xử lý các quyết định cá biệt trong các vụ án hành chính
còn thấp, bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật chƣa đƣợc chấp
hành nghiêm, nhất là từ phía cơ quan hành chính. Hiện nay chúng ta chƣa có
một tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp trƣớc các hành vi vi phạm.
Pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của chính quyền địa phương
Bảo vệ Hiến pháp, nhƣ đã phân tích, không chỉ đƣợc pháp luật giao cho
các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng mà các cơ quan nhà nƣớc ở chính quyền
địa phƣơng – với tƣ cách là một phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc, cũng là
chủ thể quan trọng trong việc bảo đảm thi hành và bảo vệ Hiến pháp. Theo quy
định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, chính quyền địa phƣơng đƣợc tổ chức
ở các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức
45
năng quan trọng nhất của chính quyền địa phƣơng tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phƣơng.
Khác với các cơ quan nhƣ Quốc hội, Chính phủ hay TAND, hoạt động
bảo vệ Hiến pháp của các cơ quan nhà nƣớc ở CQĐP có những đặc thù xuất
phát từ vị trí, tính chất, thẩm quyền gắn với địa phƣơng, gắn bó mật thiết với
các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bằng những hoạt động cụ thể, các cơ quan
nhà nƣớc ở CQĐP và đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp đƣa Hiến pháp vào
thực tiễn đời sống và quản lý xã hội theo Hiến pháp, pháp luật.
Các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng có 2 thiết chế quan trọng có trách
nhiệm, quyền hạn bảo vệ pháp luật nói chung, Hiến pháp nói riêng là HĐND
và UBND.
Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, HĐND do Nhân dân địa
phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc Nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà
nƣớc cấp trên. HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phƣơng và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Pháp luật Việt Nam (trong đó tiêu biểu là Luật Tổ chức CQĐP năm
2015) quy định HĐND có trách nhiệm bảo vệ và tổ chức thi hành Hiến pháp
ở địa phƣơng thông qua công tác giám sát. HĐND ở địa phƣơng có thẩm
quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp; giám sát hoạt động của Thƣờng trực
HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám
sát VBQPPL của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp dƣới trực tiếp
(trừ thẩm quyền của HĐND cấp xã có một số nội dung hẹp hơn). Hình thức
giám sát việc tuân theo Hiến pháp của HĐND đƣợc tiến hành thông qua các
hình thức cơ bản nhƣ:
i) Xem xét báo cáo công tác của Thƣờng trực HĐND, UBND; TAND,
VKSND cùng cấp;
ii) Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến
pháp, VBQPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND
cùng cấp;
46
iii) Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, các VBQPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND
cùng cấp;
iv) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND,
Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trƣởng VKSND cùng cấp;
v) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần
thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát (Khoản 3, Điều 87 Luật
Tổ chức CQĐP năm 2015).
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền yêu cầu UBND, Chủ
tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và
nghị quyết của HĐND; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND,
Chủ tịch UBND cùng cấp trái với Hiến pháp, VBQPPL của cơ quan nhà nƣớc
cấp trên và nghị quyết của HĐND; ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách
nhiệm của ngƣời trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết; miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban của
HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và Ủy viên UBND.
Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa
phƣơng, UBND có thẩm quyền tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phƣơng. Để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, UBND (trừ UBND cấp xã) có
nhiều phƣơng diện hoạt động, trong đó có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành
hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cùng cấp và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dƣới trực
tiếp. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp dƣới trực
tiếp, báo cáo UBND cùng cấp để đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ.
Ngoài ra, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, các luật chuyên ngành và các
văn bản dƣới luật trao cho UBND quyền ban hành các VBQPPL, văn bản cá
biệt và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa
– xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại nhằm bảo đảm thi hành và bảo vệ
Hiến pháp, pháp luật ở địa phƣơng.
47
Về hạn chế, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức CQĐP, các VBQPPL
chuyên ngành chƣa bảo đảm phân cấp, phân quyền cho HĐND và UBND các
cấp hoặc có phân cấp, phân quyền nhƣng cơ chế để thực hiện không thuận lợi.
Pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ƣơng với địa phƣơng và
nội bộ địa phƣơng còn chồng chéo, mâu thuẫn, chƣa phát huy hiệu quả trong
việc bảo đảm thi hành, bảo vệ Hiến pháp ở địa phƣơng. Bên cạnh đó, nhiều
thẩm quyền của HĐND mang tính hình thức, không có cơ sở bảo đảm, nhất là
giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, hành vi của UBND.
2.1.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ Hiến pháp
Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội
Công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội, các cơ
quan của Quốc hội trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu với những nội
dung, phƣơng thức đa dạng. Sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm
2013 (2014-2019) cho thấy các cơ quan đã ban hành kế hoạch tổ chức triển
khai thi hành Hiến pháp 2013 nghiêm túc. Theo đó, các cơ quan của Quốc
hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán
Nhà nƣớc và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều xác định triển khai thi hành
Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, cần ƣu tiên và tập trung chỉ đạo thực hiện
xuyên suốt, đồng bộ.
Từ sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bao_ve_hien_phap_bang_phap_luat_o_viet_nam_hien_nay.pdf