MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.8
7. Cấu trúc của luận văn.9
CHưƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGưỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.10
1.1. Quan niệm về quyền con người và bảo vệ quyền con người trong
hoạt động xét xử án hình sự.10
1.1.1. Quan niệm về quyền con người. .10
1.1.2. Nội dung các quyền con người trong tố tụng hình sự .11
1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử
án hình sự.17
1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh .25
1.2.1. Bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm án hình sự
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh .25
1.2.2. Bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử phúc thẩm án hình
sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh . .26
1.2.3. Bảo vệ quyền con người của các chủ thể tham gia trong hoạt động
xét xử hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh .26
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh – từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giải quyết vụ án;
- Quyền được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyền được đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp
bảo đảm bồi thường;
33
- Quyền được tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa
phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
- Quyền được tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho mình;
- Quyền được tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định;
- Quyền được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp
khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại
hoặc người đại diện của họ được quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
Bên cạnh đó, người bị hại có quyền được bảo vệ an toàn trong quá trình
tiến hành tố tụng. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân,
bí mật đời tư như các tội xâm phạm tình dục trẻ em thì Bộ luật Tố tụng hình
sự nmaw 2015 quy định Toàn án xử kín.
1.2.3.3. Bảo vệ quyền con người làm chứng và các chủ thể khác tham
gia trong hoạt động xét xử án hình sự
- Bảo vệ quyền con người của người làm chứng
Bảo vệ quyền con người của người làm chứng. Người làm chứng là
người trực tiếp tham gia tố tụng để trình bày những thông tin mà mình biết về
vụ án, mà không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Bởi lẽ, sự
tham gia tố tụng hình sự của người làm chứng được đánh giá cao, là người có
vai trò quan trọng trong việc hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc
34
làm sáng tỏ sự thật của vụ án.. Trong một số trường hợp của vụ án thì lời khai
của người làm chứng như một loại chứng cứ có giá trị nhất định.
Bởi vì, thông qua việc xác định nguồn gốc lời khai của người làm
chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập chứng
cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách hợp pháp, từ đó xác định sự thật của
vụ án. Người làm chứng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tham gia tố
tụng hình sự.
Do vậy, vấn đề bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các
quyền lợi khác của người làm chứng để họ thực hiện tốt vai trò làm chứng của
mình là vô cùng quan trọng và mang tính bắt buộc. Trong hoạt động xét xử án
hình sự, người làm chứng có các quyền cụ thể như sau:
+ Quyền được nêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người
thân thích của mình khi bị đe dọa;
+ Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Bảo vệ quyền con người của các chủ thể khác tham gia trong hoạt
động xét xử án hình sự
Việc bảo đảm quyền được bào chữa ở tất cả các gia đoạn trong tố tụng
hình sự đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Đặc biệt
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần được bảo đảm triệt
để. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần được thực hiện, thực hiện kịp thời,
đầy đủ quyền bào chữa góp phần làm rõ tình tiết được vụ án, tránh được xét
xử oan sai, xâm phạm tới quyền con người.
Vì vậy, Tòa án cần có các biện pháp để bảo vệ quyền con người an toàn
tính mạng, thân thể, nhân phẩm tính mạng và tài sản đối với những người bào
chữa như luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, người giám hộ, người
35
trợ giúp pháp lý trong quá trình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích
của thân chủ hay những người cần được bảo vệ về pháp lý.
Ngoài ra, các chủ thể như người làm chứng, người giám định, người
định giá tài sản, những người phiên dịch, dịch thuật, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị hại được quy định tại điều 55 của Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015, hay thậm chí là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký
tòa án cũng cần được bảo vệ quyền con người khi tham gia hoạt động xét xử
án hình sự.
Như vậy, để bảo vệ quyền con người của các chủ thể tham gia tố tụng
hình sự thì Tòa án cần phải đảm bảo thực hiện đung trình tự thủ tục trong hoạt
động xét xử, đảm bảo các chủ thể được thực hiện quyền của họ một cách đầy
đủ. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần bảo vệ an toàn tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, tài sản của các chủ thể tham gia tố tụng hình sự.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời
trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1.3.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật
Pháp luật về bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về trình tự,
thủ tục giải quyết các vụ án; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức bổ trợ tư pháp và các cơ quan tổ chức, cá nhân khác khi
tham gia vào quá trình tố tụng. Để đảm bảo quyền con người trong hoạt động
xét xử án hình sự thì cùng việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về bảo
vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng và phải thường xuyên hệ thống
hóa các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời loại bỏ những văn bản đã cũ
và không còn phù hợp và hết hiệu lực.
36
Nhà nước đã định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền con người.
Điều này có nghĩa là để được hiện thực hóa trên thực tế, về quyền con người
phải được quy định trong pháp luật. Do vậy, pháp luật vừa là phương tiện để
ghi nhận, vừa là công cụ để hiện thực hóa và bảo vệ các quyền của con người.
Thông qua hệ thống pháp luật, không chỉ các quyền con người, quyền công
dân mà cả những nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan được xác lập, tạo
thành khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ các quyền
con người.
Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm quyền con người
của bị cáo nói riêng đã quyết định đến hoạt động bảo vệ quyền con người của
bị cáo. Về nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đó
là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền
con người trong pháp luật tố tụng hình sự. Cần hoàn thiện pháp luật quy định
về quyền con người để góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người,
tránh sự xâm phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm sự công
bằng của pháp luật, đồng thời góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên sự bảo đảm về quyền con người là rất cần
thiết.
Trong tố tụng hình sự thì quyền con người dễ bị vi phạm nhất. Do vậy,
việc quy định các quyền tố tụng đi đôi với nghĩa vụ tố tụng của người tham
gia tố tụng và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các
vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần được quy định một cách đầy
đủ, rõ ràng về các trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật cũng cần phải xác định rõ quyền và
nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; người
37
tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức bổ trợ tư pháp và các cơ quan
tổ chức, cá nhân khác khi họ tham gia tố tụng. Cần bổ sung một số quyền và
nghĩa vụ đối với Luật sư trong trường hợp bào chữa theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng (bào chữa bắt buộc).
Nhằm bảo vệ quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự, cần xây dựng hệ thống các quy phạm
pháp luật về quyền con người trong hoạt động tố tụng. Song song đó, phải
thường xuyên làm tốt công tác hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực này để kịp thời bổ sung những quy định hiện hành phù hợp và
loại bỏ những quy định không hợp lý. Kiện toàn hệ thống pháp luật dựa trên
nguyên tắc phát huy yếu tố con người, bảo đảm và thực hiện tốt hơn các
quyền và tự do cơ bản của người dân, bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia
hài hòa với các chuẩn mực pháp luật quốc tế.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan
tiến hành tố tụng, cơ quan bảo vệ pháp luật trấn áp tội phạm đồng thời tạo cơ
sở pháp lý để người dân tự bảo vệ mình và góp phần quan trọng vào công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Bên cạnh những ưu điểm của các quy định thì hệ thống pháp luật Việt
Nam về tố tụng hình sự nói chung và về phiên tòa xét xử hình sự phúc thẩm
nói riêng vẫn còn một số hạn chế. Những hạn chế này do các nguyên nhân
khác nhau đem lại. Nguyên nhân chủ quan là do hệ thống pháp luật của chúng
ta còn nhiều hạn chế và bất cập, đó là sự hạn chế trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự còn thiếu các quy định cụ thể về thủ tục tố
tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như thế nào phải dẫn chiếu đến
các quy định của phiên tòa sơ thẩm. Sự hạn chế này còn thể hiện ở việc chưa
phân định rõ ràng giữa chức năng xét xử, chức năng buộc tội, chức năng kiểm
sát hoạt động tư pháp của hệ thống các cơ quan kiểm sát; trình tự xét hỏi chưa
38
được quy định cụ thể; trình độ của đội ngũ cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được
các yêu cầu của cải cách tư pháp đề ra; do sự thay đổi của các hệ thống pháp
luật liên quan làm cho hệ thống pháp luật hình sự còn nhiều bất cập.
Các kiến nghị này góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự nói riêng và của hệ thống tư pháp nói chung đáp ứng nhu cầu cải
cách tư pháp đến năm 2020. Việc nâng cao chất lượng tố tụng tại phiên tòa
xét xử phúc thẩm cũng nhằm để hạn chế các vụ án oan sai như một số vụ án
trong những năm gần đây gây chấn động trong dư luận.
Do đó, việc đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật tố tụng hình sự nói chung cũng như nâng cao chất lượng các
phiên tòa xét xử hình sự phúc thẩm nói riêng là rất cần thiết và mang tính chất
cấp bách đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa.
Ngoài ra, pháp luật cần xây dựng quy định tăng quyền hạn và trách
nhiệm về đội ngũ xét xử, nhất là thẩm phán. Bởi vì, trong tố tụng thẩm vấn thì
Thẩm phán là người có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết các vụ án
hình sự so với những người tiến hành tố tụng khác, đồng thời Thẩm phán còn
là người giữ vai trò quyết định trong hoạt động xét xử. So sánh với tố tụng
tranh tụng khi vai trò của Thẩm phán được đề cao và nắm giữ vai trò quyết
định thì các chức năng buộc tội và bào chữa tồn tại khá mờ nhạt và thụ động.
Thẩm phán là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc, tài
liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án và Thẩm phán sẽ thực
hiện trực tiếp việc thẩm vấn các nhân chứng một cách tích cực chứ không
phải Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa và luật sư bào chữa.
1.3.2. Chất lượng hoạt động của các cơ quan và đội ngũ cán bộ tham
gia tố tụng
1.3.2.1. Chất lượng của các cơ quan tham gia tố tụng
39
Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát cấp tỉnh, Toàn án nhân dân cấp tỉnh là hoạt động bảo vệ quyền con
người, bảo vệ công lý.
Trong hoạt động xét xử án hình sự thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã
tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; góp phần hiện thực hoá và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng
của Đảng và Nhà nước ta; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trung tâm của
hoạt động tư pháp; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân; tập trung xây dựng Tòa án nhân dân cấp tỉnh công
khai, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; nâng cao
chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm và
người phạm tội.
Chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát cấp tỉnh tốt thì hoạt động bảo
vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự và thi hành bản án,
quyết định của Toà án có hiệu quả cao.
Chất lượng hoạt động cơ quan điều tra tốt thì hiệu quả thực thi pháp
luật được nâng cao; hoạt động điều tra của cơ quan điều tra với mục đích kiên
quyết đấu tranh chống tội phạm đạt được kết quả tốt và điều tra các vụ án
không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm hoặc gây thiệt hại cho người
khác.
Do vậy, chất lượng hoạt động của các cơ quan tham gia tố tụng có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý trong
xét xử án hình sự.
1.3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia tố tụng
Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong hoạt động xét
xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là điều kiện cần thiết bởi có ảnh
40
hưởng đến hoạt động bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử. Đội ngũ
cán bộ tham gia tiến hành tố tụng gồm Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Thư
ký, Kiểm sát viên, Hội thẩm phiên tòa cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn về
trình độ và nghiệp vụ, có năng lực, có đủ phẩm chất tốt và đạo đức nghề
nghiệp.
Đội ngũ cán bộ tham gia tiến hành tố tụng cùng với việc phải thường
xuyên học tập, bổ sung kiến thức pháp luật; đường lối quan điểm của Đảng về
cải cách tư pháp; các chủ thể tranh tụng cũng cần nâng cao kỹ năng tố tụng,
đạo đức nghề nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để xây dựng văn hóa pháp
lý trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đồng thời đảm bảo tối đa quyền
con người những người tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tham gia tố tụng này cũng cần rèn luyện
bản lĩnh nghề nghiệp, trau dồi kinh nghiệm công tác để thực hiện tốt vai trò
của mình trong hoạt động tố tụng; tránh bị ảnh hưởng, tác động của các yếu tố
khác đến việc thực hiện nhiệm vụ. Phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng
lực chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thư ký, Kiểm sát viên, Hội thẩm
nhân dân tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh. Do vậy, cũng cần có quy định về tiêu chí trong quá đánh giá và tiêu
chuẩn để có thể chọn lựa được những cán bộ khi vào làm việc đáp ứng được
nhiệm vụ trọng hoạt động xét xử án hình sự.
1.3.3. Vai trò của cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cấp tỉnh
Các tổ chức bổ trợ tư pháp cấp tỉnh góp phần quan trọng bảo vệ quyền
con người trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các cơ quan, tổ chức giám định tư pháp như Phòng kỹ thuật hình sự thuộc
công an cấp tỉnh, đoàn luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư. Cũng như đội
ngũ nhân sự hoạt động trong các cơ quan tổ chức này có sự ảnh hưởng tác
động nhất định đến kết quả của quá trình tố tụng, nếu như đội ngũ giám định
41
viên tư pháp giám định kết quả sai lệch trong vụ án thì sẽ ảnh hưởng rất
nghiệm trọng tới việc xét xử của Tòa án.
Do đó, xác định tiêu chuẩn, chức chức danh đội ngũ cán bộ bổ trợ tư
pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp như giám định viên tư pháp, theo
hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu
chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh
nghiệm, kiến thức xã hội; thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức
danh. Cần bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các
kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp
và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh
vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, đoàn luật sư, các tổ chức hành nghề luật cũng là tổ chức bổ
trợ tư pháp góp phần bảo vệ công lý. Đội ngũ luật sư cũng có vai trò quan
trọng về bảo vệ công lý của bị can, bị cáo mà là thân chủ của họ, hay nhưng
người cần được bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh. Bởi luật sư với vai trò là người bào chữa, luật sư có quyền
được Tòa án tạo điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình;
tiến hành tranh tụng dân chủ, bình đẳng với kiểm sát viên và những người
tham gia tố tụng khác trước Tòa án; đưa ra những lý lẽ, chứng cứ, đưa ra ý
kiến khách quan của mình trong quá trình tranh luận tại Toà, và Hội đồng xét
xử lắng nghe, đánh giá những ý kiến của luật sư cùng với ý kiến của các bên
khác để đưa ra phán quyết.
Điều quan trọng với vai trò là người bào chữa thì luật sư bào chữa, bảo
vệ quyền lợi cho thân chủ của mình; có thể khiếu nại quyết định, hành vi tố
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền nếu các quyết định, hành vi đó gây
bất lợi cho bị can, bị cáo trong quá trình tham gia tố tụng. Do vậy, không
42
ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đối với đội ngũ Luật sư cấp tỉnh.
1.3.4. Cơ chế giám sát về hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh
Ở nước ta có nhiều cơ chế giám sát như chất vấn và trả lời chất vấn đối
với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp hội đồng nhân dân. Cơ
chế giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp mà cụ thể ở
đay là giám sát hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thuộc Mặt trận, người dân đều có quyền
giám sát đối với hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử án hình sự
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng. Do đó, để cơ chế giám sát về hoạt
động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có hiệu quả thì không
ngừng nâng cao trình độ dân trí pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật cho mọi người dân.
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng
có quyền giám sát phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động xét
xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, qua đó kiến nghị với các cơ quan
tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng để khắc phục, sửa
chữa. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động
xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói riêng.
1.3.5. Yếu tố cơ sở vật chất và môi trường làm việc
Yếu tố cơ sở vật chất và môi trường làm việc có tác động đến hoạt
động bảo vệ quyền con người trong xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh.
1.3.5.1. Yếu tố cơ sơ vật chất
43
Cơ sở vật chất có ảnh hưởng cho hoạt động tư tư pháp. Trụ sở làm việc
của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi thì hiệu quả
làm việc cũng tăng lên. Trang bị phương tiện phục vụ xét xử như loa, mic,
bàn ghế, hay dụng cụ và trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, đấu tranh
phòng, chống tội phạm, công tác xét xử, công tác giám định tư pháp đầy đủ,
hiện đại thì chất lượng điều tra, xét xử cũng sẽ tốt hiệu quả hơn, việc áp dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng được
chú trọng hơn và hiệu quả công việc cũng được nâng cao như về tra cứu
thông tin, dữ liệu trong quá trình hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh.
1.4.5.2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc tốt, bầu không khí khoáng đãng, tâm lý thoải mái,
không bị áp lực, không bị căng thẳng giúp cho đội ngũ cán bộ tham gia tiến
hành tố tụng làm việc có chất lượng và hiệu quả cao và ngược lại nếu môi
trường làm việc căng thẳng, áp lực sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt
động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
44
Tiểu kết chƣơng 1
Tại chương 1 thì tác giả đã trình bày quan niệm về quyền con người và
bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, trong đó nêu lên cụ thể khái niệm về quyền con người, nội dung
quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự; khái niệm và ý nghĩa về
bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh; qua đó trong chương 1 cũng trình bày nội dung bảo vệ quyền
con người trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và
những cơ chế bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Từ đó, luận văn đã nêu lên thực trạng bảo vệ
quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2.
45
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Lịch sử hình thành của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh
Đánh giá được vai trò cần thiết phải có một cơ quan xét xử, ngày
13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 33C thiết lập các Tòa án
quân sự, đánh dấu sự ra đời của Tòa án nhân dân ở nước ta. Sau ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 10/8/1976 Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 08/TATC thành lập Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tại miền Nam. Đây chính là mốc đánh dấu sự hình thành, xây
dựng và phát triển của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sự trưởng thành của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng với
cơ cấu tổ chức tương ứng trải qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 1976 đến 1986: Sau khi được thành lập, Tòa án nhân dân
thành phố tiếp nhận trụ sở 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành,
Quận 1 từ chính quyền cách mạng làm trụ sở làm việc. Giai đoạn mới thành
lập, Tòa án nhâ dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh gồm 01 Tòa án cấp tỉnh
và 16 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân thành phố có 07
Thẩm phán và một số Thẩm phán chi viện từ miền Bắc, tại mỗi Tòa án nhân
dân cấp huyện chỉ có 03 Thẩm phán. Tòa án nhân dân thành phố những ngày
đầu chưa có các Tòa chuyên trách, sau đó thành lập các Tòa chuyên trách
46
gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự và bộ phận giúp việc gồm Văn phòng và
Phòng Giám đốc kiểm tra.
- Giai đoạn từ 1986 đến 1996: Thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993,
1995), chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được điểu chỉnh, bổ sung
một số nội dung như: Giao thêm nhiệm vụ xét xử các vụ án kinh tế, lao động,
hành chính và tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Theo đó, năm 1994 Tòa Kinh
tế - Tòa án nhân dân thành phố được thành lập và ngày 01/7/1996 Tòa Hành
chính và Tòa Lao động được thành lập. Lúc bấy giờ, Tòa án nhân dân thành
phố gồm 05 Tòa chuyên trách (Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành
chính).
- Giai đoạn từ 1996 đến nay:
Từ 1996 đến 2015: Tiếp tục thực hiện Luật Tổ chức Tòa án năm 1992
(được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, 1995) và Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2002, Tòa án nhân dân thành phố tiếp tục hoạt động với 05 Tòa chuyên
trách gồm Tòa Dân sự, Tòa Hình sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Lao
động và 03 bộ phận giúp việc gồm Văn phòng, Phòng Giám đốc kiểm tra, Phòng
Tổ chức cán bộ cùng với các Tòa án nhân dân quận, huyện tại địa phương.
Từ năm 2015 đến nay: Thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2015), ngày 30/3/2016 Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao ký quyết định số 388/QĐ-TCCB về việc thành lập Tòa Gia đình
và Người chưa thành niên. Tòa Gia đình và Người chưa thành niên - Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là Tòa Gia đình và Người chưa thành niên
đầu tiên trên cả nước với thẩm quyền riêng biệt xét xử các vụ án hôn nhân và
gia đình, các vụ án dân sự, hình sự liên quan đến người chưa thành niên. Đây
là bước đi cụ thể của triển khai có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình Việt Nam; bảo
47
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên phạm
tội nói riêng.
2.1.2. Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 06 Tòa chuyên trách gồm:
Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính, Tòa
Gia đình và Người chưa thành niên và 03 bộ phận giúp việc gồm: Văn phòng,
Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng (trước đây là Phòng
Tổ chức cán bộ), Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án (trước đây là
Phòng Giám đốc kiểm tra).
Về đội ngũ nhân sự thì Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không
ngừng kiện toàn về bộ máy. Tòa án nhân dân thành phố phố Hồ Chí Minh có
364 biên chế với 145 Thẩm phán, 165 Thư ký, 23 Thẩm tra viên và 31 Biên
chế khác); Ban lãnh đạo của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện có
06 người: 01 Chánh án và 05 Phó Chánh án; Ban lãnh đạo của các Tòa
chuyên trách và các bộ phận có 01 Chánh tòa, Trưởng bộ phận và từ 02 đến
03 Phó Chánh Tòa, Phó Trưởng bộ phận. Trong đó, Tòa chuyên trách Hình sự
thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bao_ve_quyen_con_nguoi_trong_hoat_dong_xet_xu_an_hi.pdf