Luận văn Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp cải thiện

Bầu không khí tâm lý lớp học là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nhằm ứng dụng

trong việc tổ chức dạy học và giáo dục trong nhà trường. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau

về bầu không khí tâm lý tập thể nói chung và bầu không khí tâm lý lớp học nói riêng nhưng khi

nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng này phải đứng trên lập trường của tâm lý học duy vật biện

chứng để xem xét và nhìn nhận bầu không khí tâm lý lớp học là sự phản ánh thái độ chung của

các thành viên trong lớp học đối với nhau, đối với bản thân và đối với hoạt động học tập cũng

như rèn luyện. Phải nhìn nhận bầu không khí tâm lý lớp học trong các điều kiện xã hội xung

quanh cũng như những điều kiện tâm lý bên trong. Phải xem xét sự hình thành và phát triển bầu

không khí tâm lý lớp học dưới góc nhìn hoạt động bởi chính hoạt động và giao tiếp tạo quyết

định tâm lý người và hoạt động giao tiếp chung quyết định đến tâm lý chung.

pdf138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7502 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp cải thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, vẫn có thể kích thích để cải thiện thái độ này lên mức cao hơn. Biểu đồ 2.7. So sánh thái độ đối với nhiệm vụ giữa các lớp Để hiểu rõ hơn đặc điểm của BKKTL lớp học biểu hiện qua thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên, chúng ta phân tích các tiêu chí cụ thể: Bảng 2.12. Một số biểu hiện nổi bật trong bầu không khí tâm lý lớp học thể hiện qua thái độ của các thành viên đối với nhiệm vụ tại lớp Pháp – Nga – Trung Biểu hiện TB ĐLC Mức độ Th.độ với học tập Tích cực Thái độ trung thực trong học tập và thi cử 3.35 0.57 Rất tích cực Thích sáng tạo, không chấp nhận cái có sẵn 3.30 0.53 Rất tích cực Tiêu cực Động cơ học tập trong sáng 1.42 0.64 Khá tiêu cực Chưa có tinh thần phê phán tốt 1.51 0.69 Khá tiêu cực Th.độ với rèn luyện Tích cực Có thái độ đấu tranh với hành vi sai trái trong tập thể 3.41 0.60 Rất tích cực Tiêu cực Miễn cưỡng tham gia các hoạt động rèn luyện 0.79 0.58 Rất tiêu cực Biểu hiện tích cực nhất là thái độ trung thực trong học tập và thi cử. Kết quả trò chuyện phỏng vấn cho thấy lớp chưa hề có trường hợp nào vi phạm quy chế thi cử, phải cấm thi hay lập biên bản. “Luật bất thành văn” trong lớp rất khinh rẻ những thành viên nào phải dùng cách gian lận để qua mặt giáo viên hoặc để vượt lên trên kết quả của những bạn khác. Sinh viên rất xem trọng việc cạnh tranh lành mạnh với nhau, rất có tinh thần thi đua và xem trọng năng lực ngoại ngữ phải là năng lực thật sự. Tiêu chí có kết quả tích cực kế tiếp là thích sáng tạo, không chấp nhận những cái có sẵn. Phỏng vấn sâu cũng cho biết hầu hết các sinh viên trong lớp đều mong chờ những nội dung không có sẵn trong giáo trình và đánh giá cao những nội dung kiến thức mới mẻ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của giảng viên. Ngoài ra đa số các sinh viên đều có mong muốn tìm tòi những kiến thức về ngôn ngữ mình đang học ở những kênh phụ khác như internet, phương tiện truyền thông, sách… song song với những gì đang học trên lớp. Ngược lại, với những biểu hiện tiêu cực, có số điểm thấp nhất là “động cơ học tập không trong sáng”. Thống kê kết quả câu hỏi “Bạn học vì động cơ gì?” được các số liệu như sau: 65% sinh viên đi học nhằm mục đích có nguồn thu nhập sau này, 52% chọn lựa chọn “Không thi đậu vào trường khác, điểm chuẩn vừa sức”, 21% vì ước mơ làm thầy cô giáo và 15% vì yêu trẻ. Bên cạnh đó, trong hoạt động học tập, sinh viên chưa thể hiện tinh thần phê phán khoa học một cách tích cực. Khi phỏng vấn sâu, đa số sinh viên đều đưa ra lý do đặc trưng chuyên ngành, do đặc thù ngoại ngữ rất rộng, có nhiều biến hóa khác nhau, do đó có thể sai với người này nhưng lại đúng với nhiều người khác. Vì vậy, thường trong học tập, sinh viên chỉ nêu thắc mắc, không phê phán hay phản biện. Trong học tập là như thế, tuy nhiên trong việc rèn luyện thì ngược lại, tinh thần phê phán được thể hiện trước những hành vi lệch chuẩn trong tập thể. Điều này rất phù hợp với đặc điểm về tính thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong tập thể. Những biểu hiện kém lành mạnh sẽ được ý kiến và góp ý thẳng thắn. Tuy nhiên, việc tham gia các hoạt động rèn luyện do nhà trường hay các đoàn thể tổ chức, lớp chưa có hứng thú và tự nguyện tham gia. Đa số tham dự đều do bắt buộc. => Kết luận: lớp Pháp – Nga – Trung trung thực trong học tập và thi cử, thích những kiến thức mới mẻ, tuy nhiên chưa có động cơ học tập lý tưởng và chưa thể hiện tinh thần phê phán cao. Phân tích những biểu hiện nổi bật nhất tại lớp Địa lý, chúng ta thu được kết quả như sau: Nổi trội hơn cả là tinh thần chia sẻ hiểu biết lẫn nhau, không giấu kiến thức. Ngoài ra, thái độ trung thực trong học tập và thi cử cũng là biểu hiện tích cực trong BKKTL lớp Địa lý. Tuy nhiên, đối với các nhiệm vụ học tập, lớp cảm thấy nặng nề quá tải. Tính trung bình của câu hỏi “Thời khóa biểu trên lớp của bạn thế nào?”, 35% trả lời là rất dày và 42% cảm thấy tương đối dày so với bản thân. Ngoài ra sinh viên lớp Địa lý cũng thừa nhận là lớp của mình khá thụ động trong việc học. Bảng 2.13. Một số biểu hiện nổi bật trong bầu không khí tâm lý lớp học thể hiện qua thái độ của các thành viên đối với nhiệm vụ tại lớp Địa lý Biểu hiện TB ĐLC Mức độ Th.độ với học tập Tích cực Có tinh thần chia sẻ hiểu biết lẫn nhau 3.52 0.63 Rất tích cực Thái độ trung thực trong học tập và thi cử 3.49 0.59 Rất tích cực Tiêu cực Cảm thấy nặng nề đối với các nhiệm vụ học tập và thi cử 1.58 0.64 Khá tiêu cực Thụ động trong học tập 1.59 0.57 Khá tiêu cực Th.độ với rèn luyện Tích cực Xem trọng hoạt động rèn luyện đạo đức trong lớp học, trường học 3.54 0.61 Rất tích cực Tiêu cực Miễn cưỡng tham gia các hoạt động rèn luyện 1.42 0.68 Khá tiêu cực Riêng thái độ đối với hoạt động rèn luyện, có một sự mâu thuẫn giữa thái độ đánh giá và thái độ tham gia. Tuy sinh viên xem trọng việc rèn luyện đạo đức lối sống nhưng lại không tự nguyện tham gia những hoạt động này trong nhà trường. Tìm hiểu sự mâu thuẫn đó bằng phương pháp phỏng vấn, đa số đều trả lời cùng một nhận định: do nội dung và hình thức các hoạt động không phù hợp với hứng thú nên dù biết rằng tốt nhưng vẫn không muốn tham gia. => Kết luận: điểm nổi bật trong thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện của lớp Địa lý là cảm thấy nặng nề đối với các nhiệm vụ học tập cũng như rèn luyện. Thái độ này sẽ tạo nên tâm thế không tốt làm thành một rào cản làm cho sinh viên không cảm thấy hứng thú nhiều với những gì được học. Phân tích những biểu hiện nổi bật nhất tại lớp Quốc tế học, chúng ta thu được kết quả như sau: Bảng 2.14. Một số biểu hiện nổi bật trong bầu không khí tâm lý lớp học thể hiện qua thái độ của các thành viên đối với nhiệm vụ tại lớp Quốc tế học Biểu hiện TB ĐLC Mức độ Th.độ với học tập Tích cực Xem trọng việc học 3.70 0.61 Rất tích cực Có tinh thần xây dựng nội dung bài học 3.65 0.64 Rất tích cực Tiêu cực Chưa sáng tạo trong học tập 1.59 0.58 Khá tiêu cực Chưa có tinh thần phê phán khoa học 1.75 0.52 Trung tính Th.độ với rèn luyện Tích cực Xem trọng hoạt động rèn luyện đạo đức trong lớp học, trường học 3.62 0.67 Rất tích cực Tiêu Buồn chán với các nội dung 1.67 0.74 Khá tiêu cực cực rèn luyện Lớp Quốc tế học rất xem trọng việc học, thái độ này thể hiện xuyên suốt trong tất cả các mặt đã phân tích về BKKTL của lớp học này. Song song đó, các thành viên có tinh thần xây dựng nội dung bài học một cách tích cực. Tuy nhiên sự sáng tạo của lớp trong học tập còn hạn chế và chưa có tinh thần phê phán khoa học cao. Như vậy thái độ chung là tốt nhưng những thái độ cụ thể thì chưa có kết quả tích cực bằng. Song song đó có một sự trùng hợp thú vị: lớp Quốc tế học và Địa lý đều đánh giá cao sự cần thiết của việc rèn luyện tư cách đạo đức của bản thân nhưng không mấy hào hứng tự giác tham gia các hoạt động ấy. Với biểu hiện này, những lực lượng hay chủ thể tổ chức hoạt động rèn luyện cho sinh viên phải rà soát đánh giá lại nội dung cũng như những phương pháp giáo dục của mình sao cho sinh viên cảm thấy hứng thú và tự nguyện thoải mái tham gia. => Tóm lại: thái độ học tập của lớp Quốc tế học khá tích cực, tuy nhiên cần phát huy tính chủ động sáng tạo nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó tồn tại sự mâu thuẫn giữa việc đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động rèn luyện nhưng lại không tự nguyện tham gia. Phân tích những biểu hiện nổi bật nhất tại lớp Toán - Tin, chúng ta thu được kết quả như sau: Bảng 2.15. Một số biểu hiện nổi bật trong bầu không khí tâm lý lớp học thể hiện qua thái độ của các thành viên đối với nhiệm vụ tại lớp Toán – Tin Biểu hiện TB ĐLC Mức độ Th.độ với học tập Tích cực Xem trọng việc học 3.73 0.61 Rất tích cực Có thái độ phê phán đấu tranh với cái phản khoa học 3.69 0.57 Rất tích cực Tiêu cực Cảm thấy nặng nề đối với các nhiệm vụ học tập và thi cử 1.82 0.71 Trung tính Th.độ với rèn luyện Tích cực Hài lòng về kết quả đánh giá rèn luyện của tập thể 3.56 0.63 Rất tích cực Tiêu cực Có thái độ chấp nhận, dung túng các hành vi sai trái trong tập thể 1.72 0.66 Trung tính Lớp Toán – Tin rất xem trọng việc học và đặc biệt có thái độ phê phán đấu tranh với cái sai, cái phản khoa học. Do đặc thù chuyên ngành là Toán– Tin đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, sinh viên Toán – Tin luôn được rèn thái độ phản biện khoa học của mình. Tuy nhiên, BKKTL thể hiện thái độ hơi nặng nề với các nhiệm vụ học tập và thi cử, tuy chỉ mới dừng ở mức trung tính nhưng kết quả này rất kém so với sự tích cực của không khí học tập chung. Đối với thái độ trong hoạt động rèn luyện, bên cạnh sự hài lòng về kết quả điểm số rèn luyện do tập thể chấm (tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, kết quả rèn luyện cuối cùng của cá nhân là do tập thể quyết định) là biểu hiện dung túng các hành vi sai trái trong tập thể. Phỏng vấn sâu cho câu hỏi “dung túng những hành vi tiêu cực nào?” chúng ta có kết quả như sau: đó là những hành vi như vắng học, đi trễ, không làm được bài, quên bài… và lớp thường hay tìm cách bao che cho nhau. Trong tập thể ít diễn ra các buổi góp ý nhận xét đánh giá lẫn nhau trừ những dịp định kì đánh giá điểm rèn luyện mỗi năm học 2 lần và tập thể lớp hài lòng với kết quả này. => Tóm lại: lớp Toán – Tin rất xem trọng việc học và có thái độ phên phán khoa học nhưng chưa có thái độ phê phán để xây dựng cho nhau. Kết luận chung: Qua sự phân tích nêu trên, chúng ta có thể đi đến một số kết luận như sau: - BKKTL của mỗi lớp học có những đặc trưng riêng không hòa lẫn với đặc điểm của BKKTL của một tập thể khác. Điểm riêng này thể hiện trong từng mặt biểu hiện của BKKTL như trong thái độ của các thành viên đối với bạn bè, trong thái độ của các thành viên đối với giảng viên đứng lớp, trong thái độ của các thành viên đối với chính bản thân họ và trong thái độ đối với nhiệm vụ của người sinh viên là học tập và rèn luyện. Nhưng đặc trưng này xuất phát từ sự khác nhau trong chuyên ngành, trong hoạt động giảng dạy và giáo dục riêng biệt của từng lớp, từ sự khác biệt trong các mối quan hệ xã hội đang chéo trên lớp học và trong lớp học, từ sự khác nhau trong đặc điểm hoạt động giao tiếp – học tập và rèn luyện của từng tập thể. Do đó, không thể cộng gộp hay tính trung bình chung của tất cả các tập thể để đưa ra một nhận định chung, vì khi đó, chúng ta đã làm mất đi tính đặc trưng của nó và con số trung bình chung này là vô nghĩa. Vì BKKTL của mỗi tập thể có một đặc trưng riêng nên khi tác động cũng phải có những biện pháp riêng phù hợp với đặc điểm đặc thù của tập thể đó. - Có thể mô tả đặc điểm chung trong BKKTL của từng lớp học được xâu chuỗi thông qua những phân tích nêu trên như sau: + BKKTL lớp Pháp – Nga – Trung tương đối tiêu cực. Biểu hiện là lớp có sự chia rẽ trong nội bộ thành các nhóm tương đối tách biệt và các nhóm này ít hợp tác với nhau trong công việc cũng như trong giao tiếp. Sự dung hòa giữa tất cả các thành viên trong tập thể là miễn cưỡng và các thành viên cảm thấy khó khăn khi nói ra quan điểm cũng như những suy nghĩ của mình trước tập thể. Ngoài ra, động cơ học tập của lớp chưa trong sáng và chưa có tinh thần phê phán tốt trong học tập. Còn trong rèn luyện có một thái độ miễn cưỡng khi tham gia các hoạt động do nhà trường hoặc các đoàn thể trong nhà trường tổ chức. Song song đó, BKKTL của lớp cũng có một số biểu hiện tốt tuy không nhiều, mà điểm nổi bật nhất chính là tinh thần cá nhân thể hiện qua tinh thần so sánh trong thi đua và phê phán xây dựng lẫn nhau khá cao, các thành viên có thái độ khá tự lập và hoàn toàn không muốn dựa dẫm vào người khác. Các thành viên cũng rất tôn trọng bản sắc riêng của cá nhân mình khi sống trong tập thể. Trong việc học, lớp tương đối thích thú với những nội dung mới mẻ nằm ngoài những gì có sẵn và khá trung thực trong thi cử. Nhìn chung, BKKTL của lớp học này là: thái độ trong mối quan hệ đối với nhau không tốt, còn thái độ đối với nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì trung tính. + BKKTL lớp Địa lý có biểu hiện chung là trung tính, tuy nhiên biểu hiện không đều ở các mặt, thái độ đối với nhau và thái độ đối với bản thân khá tích cực nhưng thái độ đối với nhiệm vụ học tập và rèn luyện chỉ trung bình. Trong lớp học, các thành viên có sự nhường nhịn lẫn nhau và cảm thấy cần nhau cũng như cảm thấy rất tự tin trước tập thể và tự nhiên khi nói ra quan điểm cũng như suy nghĩ cá nhân của mình. Trong việc học lớp có tinh thần chia sẻ hiểu biết và trung thực trong thi cử. Lớp cũng đánh giá cao vai trò của việc rèn luyện đạo đức lối sống cho lớp mình. Tuy nhiên các thành viên chưa chủ động nhiều trong việc học và vẫn còn cảm thấy nặng nề trước các nhiệm vụ học hành thi cử cũng như trước các hoạt động mang tính chất rèn luyện đạo đức. Trong mối quan hệ thì mỗi người chưa hấp dẫn lẫn nhau, bằng mặt nhưng đôi khi chưa bằng lòng và khá an phận với tình trạng hiện tại, chưa có thái độ cầu tiến và vươn lên nhanh trong học tập cũng như rèn luyện. song song đó điểm nổi bật trong thái độ đối với hoạt động học tập và rèn luyện của lớp Địa lý là cảm thấy nặng nề đối với các nhiệm vụ học tập cũng như rèn luyện. Nhìn chung BKKTL lớp học này là rất yêu thương nhau nhưng thái độ học tập thì chưa tốt lắm. + BKKTL lớp Quốc tế học mang tính chất trung tính, cũng biểu hiện không đều ở các mặt, thái độ đối với nhau và thái độ đối với bản thân thì chỉ trung bình còn thái độ đối với nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì khá hơn. Lớp đánh giá rất cao sự cần thiết của bạn bè và có tinh thần hợp tác tốt trong hoạt động. Song song đó các thành viên tự yêu cầu cao một cách hợp lý và rất có sự tự trọng riêng trong tập thể. Thái độ học tập của lớp khá tốt khi xem trọng việc họ và có tinh thần xây dựng nội dung bài học và xem trọng việc rèn luyện đạo đức lối sống cho bản thân. Tuy nhiên lớp chưa sáng tạo lắm và chuyên cần lắm cũng như vẫn còn miễn cưỡng khi tham gia các phong traorèn luyện. Bên cạnh đó các thành viên còn hơi nhút nhát khi phát biểu và thể hiện mình trước tập thể như việc nói ra quan điểm riêng hay điều bản thân muốn. Giữa các thành viên ít có sự thông cảm và chỉ vì cái chung khi tham gia hoạt động học tập mà thôi. Vì vậy, có thể nhìn chung BKKTL lớp Quốc tế học như sau: lớp có tinh thần học tập và rèn luyện khá tốt, tuy nhiên mối quan hệ chưa tốt và lớp chưa yêu thương nhau lắm. + BKKTL của lớp Toán – Tin có nhiều biểu hiện tích cực. Thái độ đối với nhau hay với bản thân mình đều tốt và tinh thần học hành rèn luyện khá sẵn sàng. Lớp thể hiện một tình đoàn kết thống nhất và đánh giá cao sự cần thiết của nhau. Lớp cũng đặt ra yêu cầu cao đối với giảng viên giảng dạy tại lớp của mình. Mỗi thành viên cũng cảm thấy thoải mái tự tin trong tập thể vừa có thái độ cầu tiến phát triển bản thân mình. Lớp rất quan trọng việc học và khắt khe trong những sai sót hay phản khoa học. Tuy nhiên các thành viên lại chấp nhận và dung túng những hành vi sai của nhau trong giao tiếp cuộc sống. Lớp còn cảm thấy hơi nặng trong việc học hành thi cử, chưa khiêm tốn và các thành viên không cảm thấy có sự hấp dẫn lẫn nhau. Nhìn chung, đây là lớp vừa yêu thương nhau vừa có tinh thần học tập tốt, yêu cầu cao đối với giảng viên và nội dung học tập. Biểu đồ 2.8. So sánh mức độ tích cực trong BKKTL giữa các lớp 2.2.3. So sánh sự đánh giá về bầu không khí tâm lý lớp học giữa các nhóm đối tượng Tiến hành phân tích điểm trung bình biểu hiện của BKKTL theo các nhóm khách thể, chúng ta có kết quả như sau: Bảng 2.16. So sánh kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý lớp học giữa các nhóm khách thể theo tiêu chí giới tính và năm học Giới Trung bình Chênh lệch Sig T-Test Nam 2.24 0.2 .275 Nữ 2.22 Năm Trung bình Chênh lệch Sig T-Test Năm 1 2.81 0.66 .000(**) Năm 2 2.05 (**) Có ý nghĩa với  = 0.01 Sự chênh lệch trong kết quả theo giới không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy, giới tính là nam hay nữ không phải là một yếu tố có sự ảnh hưởng đối với kết quả đánh giá về bầu không khí tâm lý trong lớp học. Sự tích cực hay tiêu cực trong BKKTL không phụ thuộc vào cách nhìn và cảm nhận của giới. Tuy nhiên, nếu so sánh kết quả theo từng năm thì có sự chênh lệch rất cao giữa BKKTL năm nhất và năm thứ hai. BKKTL năm thứ nhất tích cực và nổi trội hơn hẳn so với năm còn lại. Điều này đặt ra một nghi vấn rằng có phải tân sinh viên mới vào trường vẫn còn tinh thần và thái độ tốt, nhưng sau khi trải qua một năm học tập và rèn luyện, tinh thần của các lớp năm thứ hai bắt đầu sút giảm? Tuy nhiên do số lượng mẫu không đủ lớn để có thể đưa ra một kết luận mang tính đại diện cho các năm. Song song đó, nếu so sánh kết quả giữa các nhóm thành phần trong lớp học, chúng ta nhận được kết quả như sau: Bảng 2.17. So sánh kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý lớp học giữa các nhóm khách thể theo tiêu chí thành phần trong lớp học Thành phần Chênh lệch Sig Tukey Đảng viên TB = 2.23 Đoàn viên–Hội viên; TB = 2.25 0.02 .833 Cán bộ Đoàn – Hội; TB = 2.22 0.01 .924 Cán sự lớp; TB = 2.20 0.03 .598 Đoàn viên–Hội viên; TB = 2.25 Cán bộ Đoàn – Hội; TB = 2.22 0.03 .591 Cán sự lớp; TB = 2.20 0.05 .395 Cán bộ Đoàn – Hội; TB = 2.22 Cán sự lớp; TB = 2.20 0.02 .832 Mức ý nghĩa:  = 0.01. Dù là Đảng viên, Đoàn – Hội viên hay cán bộ lớp, cán bộ Đoàn – Hội, kết quả đánh giá về BKKTL lớp học vẫn không có sự khác biệt. Điều này chứng minh các thành viên cảm nhận về BKKTL trong lớp học của mình khá khách quan, không bị ảnh hưởng bởi vị trí hay chức năng của mình trong lớp. So sánh điểm trung bình đánh giá về BKKTL giữa các nhóm có kết quả học tập khác nhau, chúng ta nhận thấy ít có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Về mặt lý luận, điều này cho thấy sự khách quan trong cảm nhận của các nhóm đối tượng về bầu không khí tâm lý trong lớp học của họ. Mức độ đánh giá dựa trên tiêu chí thực tế chứ không bị ảnh hưởng bởi học lực của mình. Bảng 2.18. So sánh kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý lớp học giữa các nhóm khách thể theo tiêu chí kết quả học tập Kết quả học tập Chênh lệch SigTukey Giỏi trở lên TB = 2.32 Khá; TB = 2.23 0.09 .106 TB đến TB khá; TB = 2.11 0.21 .003(**) Yếu; TB = 2.08 0.24 .002(**) Khá; TB = 2.23 TB đến TB khá; TB = 2.11 0.12 .069 Yếu; TB = 2.08 0.15 .045 TB đến TB khá; TB = 2.11 Yếu; TB = 2.08 0.03 .474 (**) Có ý nghĩa với  = 0.01 Tuy nhiên, có hai sự chênh lệch có ý nghĩa về mặt thống kê là sự khác biệt trong trị trung bình giữa nhóm có học lực giỏi và nhóm có học lực trung bình, nhóm có học lực giỏi và nhóm có học lực yếu. Điều này có thể lý giải dựa trên sự khác biệt trong thái độ đối với bản thân giữa từng cặp nhóm. Trên giả thuyết này, người nghiên cứu kiểm nghiệm sự khác biệt trong trị trung bình của thái độ đối với bản thân giữa các nhóm có học lực khác nhau, kết quả khá bất ngờ như sau: Bảng 2.19. So sánh kết quả trung bình thái độ đối với bản thân giữa các nhóm khách thể theo tiêu chí kết quả học tập Điểm trung bình thái độ đối với bản thân Chênh lệch SigTukey Các nhóm học lực Giỏi trở lên TB = 2.71 Khá; TB = 2.45 0.26 .000(**) TB đến TB khá; TB = 2.27 0.44 .000(**) Yếu; TB = 2.12 0.59 .000(**) Khá; TB = 2.45 TB đến TB khá; TB = 2.27 0.18 .032 Yếu; TB = 2.12 0.33 .000(**) TB đến TB khá; TB = 2.27 Yếu; TB = 2.12 0.15 .045 (**) Có ý nghĩa với  = 0.01 Nhìn một cách tổng quát, bảng kết quả kiểm nghiệm trên chứng minh một mối liên hệ giữa thái độ đối với bản thân với kết quả học tập của mỗi cá nhân. Thái độ đối với bản thân càng tốt, kết quả học tập càng cao hoặc ngược lại. Như vậy, việc cá nhân có tự tin trước tập thể, có thoải mái khi nói ra những quan điểm cá nhân, có tinh thần cầu tiến và phát triển bản thân hay không có mối tương quan với việc học lực của cá nhân đó là cao hay thấp. => Kết luận: kết quả so sánh trung bình giữa các nhóm khách thể rất ít khác nhau do đặc trưng của nội dung nghiên cứu là bầu không khí tâm lý của tập thể mà mỗi cá nhân là một thành viên, một bộ phận của nó. Do đó, các cảm nhận của mỗi dạng khách thể đều có nội dung là bầu không khí tâm lý khách quan đang bao trùm chứ không phải quan điểm riêng của cá nhân, do đó tính chủ thể không thể hiện quá cao đủ để dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét nội dung mang tính chủ thể nhiều nhất là “thái độ của mỗi thành viên đối với bản thân” thì mới phát hiện ra sự khác biệt giữa các nhóm có học lực khác nhau. Qua đó phát hiện ra mối quan hệ qua lại giữa kết quả học tập và sự tự tin, thoải mái thể hiện quan điểm cá nhân trong tập thể. 2.2.4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng BKKTL 2.2.4.1. Biểu hiện chung của các nhóm yếu tố ảnh hưởng Bầu không khí tâm lý lớp học chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc về điều kiện bên ngoài và các yếu tố bên trong tập thể. Mỗi nhóm yếu tố có một vị trí nhất định trong việc tác động đến bầu không khí tâm lý lớp học. Theo giả thuyết ban đầu, nhóm yếu tố bên ngoài là những điều kiện khách quan, mang tính định hướng cho sự hình thành và phát triển bầu không khí tâm lý lớp học. Nhóm yếu tố bên trong là điều kiện chủ quan để tiếp nhận các tác động bên ngoài, trực tiếp tạo nên bầu không khí tâm lý tập thể. Gồm có 6 yếu tố tác động chính là: các quan hệ xã hội trong nhà trường, đặc điểm hoạt động giảng dạy và giáo dục, điều kiện học tập và rèn luyện thuộc về nhóm yếu tố bên ngoài; đặc điểm của giảng viên đứng lớp, sự tương hợp về tâm lý giữa các thành viên, đặc điểm hoạt động giao tiếp, học tập và rèn luyện thuộc về nhóm yếu tố bên trong. Căn cứ trên cơ sở đó, đề tài đã tiến hành khảo sát dựa trên các nhóm nguyên nhân. Những số liệu thu thập được phân tích theo thông số tương quan để tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thực trạng như đã nêu. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.20. Kết quả tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với các mặt biểu hiện của BKKTL lớp học Stt Nội dung Thđộ đ/v nhau Thđộ đ/v bản thân Thđộ đ/v nhiệm vụ Bầu KKTL Hạng 1 Các quan hệ xã hội trong nhà trường R=.174 R=.169 R=.285 R=.230 6 Sig=.095 Sig=.092 Sig=.000 Sig=.006 2 Đặc điểm hoạt động giảng dạy và giáo dục R=.562 R=.377 R=.663 R=.531 3 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 3 Điều kiện học tập và rèn luyện R=.233 R=.206 R=.377 R=.276 5 Sig=.008 Sig=.032 Sig=.000 Sig=.000 4 Đặc điểm của giảng viên đứng lớp R=.413 R=.308 R=.512 R=.447 4 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 5 Sự tương hợp về tâm lý giữa các thành viên R=.649 R=.522 R=.337 R=.533 2 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 6 Đặc điểm HĐ giao tiếp, học tập, rèn luyện R=.564 R=.352 R=.686 R=.548 1 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 Sig=.000 * Ghi chú: hệ số tương quan tính theo R Pearson . Mức ý nghĩa:  = 0.01 - Nhìn một cách khái quát, tất cả 6 nhóm yếu tố đều có mối tương quan ý nghĩa đến kết quả BKKTL chung ở nhiều mức độ khác nhau. Xét chi tiết sự ảnh hưởng của từng nhóm đối với từng thành phần cấu trúc của bầu không khí tâm lý lớp học, chúng ta cũng nhận thấy 20/24 hệ số tương quan đều có ý nghĩa (các hệ số có sig nhỏ hơn .01). => Kết luận: các hệ số tương quan trên chứng minh sự ảnh hưởng rõ rệt của 6 nhóm yếu tố này đến kết quả bầu không khí tâm lý lớp học, mỗi nhóm yếu tố ảnh hưởng đến một mức độ khác nhau. - Trong 6 nhóm yếu tố, đa số nhóm yếu tố thuộc về nguyên nhân bên trong (đặc điểm của giảng viên đứng lớp, sự tương hợp về tâm lý giữa các thành viên, đặc điểm hoạt động giao tiếp, học tập và rèn luyện) có hệ số tương quan cao hơn hẳn 2 nhóm yếu tố thuộc về nguyên nhân bên ngoài (các quan hệ xã hội trong nhà trường, điều kiện học tập và rèn luyện). Riêng yếu tố “đặc điểm hoạt động giảng dạy và giáo dục” tuy thuộc về nhóm yếu tố bên ngoài nhưng lại có hệ số tương quan khá lớn (đứng hạng 3 trong tất cả 6 mối tương quan). => Kết luận: Độ lớn của các hệ số tương quan chứng minh sự ảnh hưởng mang tính quyết định hơn của nhóm nguyên nhân bên trong so với nhóm nguyên nhân bên ngoài. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động giảng dạy và giáo dục lên trên BKKTL lớp học tuy yếu tố này được xếp vào nhóm yếu tố bên ngoài. - Trong 6 nhóm yếu tố trên, có tác động mạnh mẽ nhất là đặc điểm của hoạt động giao tiếp, học tập và rèn luyện trong lớp học. Tất cả mọi hoạt động diễn ra trong lớp học như: hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện, giao tiếp giữa giảng viên và học viên, giao tiếp giữa các học viên với nhau đều được bao hàm trong nhóm yếu tố này. Về mặt lý luận, đây là yếu tố mang tính quyết định trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển của BKKTL lớp học vì nó là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh ra các thái độ, tạo nên sự lây lan thái độ và cảm xúc giữa các thành viên trong lớp học, là cơ chế vận hành và biểu hiện các đặc điểm của một bầu không kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH032.pdf
Tài liệu liên quan