Luận văn Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và tác động của nó đến sản xuất lúa

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An 5

1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên. 5

1.1.1.Vị trí địa lý. 5

1.1.2.Đặc điểm địa hình. 6

1.2.Đặc điểm khí hậu tỉnh Nghệ An 7

1.2.1. Đặc điểm khí hậu vụ lúa Đông Xuân 8

1.2.1.1.Nhiệt độ trong vụ đông xuân . 8

1.2.1.2. Lượng mưa trong vụ đông xuân. 9

1.2.1.3.Nắng vụ Đông Xuân. 10

1.2.1.4. Những bất lợi của thời tiết vụ lúa Đông Xuân. 10

1.2.2.Đặc điểm khí hậu vụ lúa Hè thu 11

1.2.2.1 Nhiệt độ không khí vụ Hè thu . 12

1.2.2.2. Quy luật diến biến mưa trong vụ Hè thu. 13

1.2.2.3. Nắng trong vụ Hè thu. 14

1.2.2.4. Những bất lợi của thời tiết vụ Hè Thu 15

1.2.3.Vụ Mùa. 15

Chương 2. Dao động và biến đổi khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm qua 16

2.1. Khái quát về xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam 16

2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 17

2.2.Xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An 19

2.2.1.Mức độ biến đổi trị số trung bình. 19

2.2.2.Tương quan so sánh các yếu tố khí hậu giữa các thập kỷ. 20

2.2.3.Tính xu thế của các yếu tố khí hậu 24

2.2.3.1.Cơ sỏ tính toán. 24

2.2.3.2.Đánh giá tính xu thế. 25

Chương 3. Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An 42

3.1.Những tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 42

3.2.Đánh giá ảnh hưởng của dao động và biến đổi khí hậu đến năng suất lúa. 43

3.2.1. Đánh giá năng suất lúa do dao động khí hậu tạo nên. 43

3.2.2.Tính hệ số biến động của năng suất do tác động của thời tiết. 48

3.2.3.Phương trình tương quan giữa năng suất với các nhân tố khí tượng. 50

Chương 4. Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững cho cây lúa tỉnh Nghệ An 59

4.1 Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý cho cây lúa. 59

4.2. Nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ gieo trồng của cây lúa. 59

4.3.Xác định cơ cấu giống cây trồng cho cây lúa, trong từng mùa vụ, cho từng vùng. 59

4.4. Đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp . 60

4.5. Khai thác tối đa ưu thế của lúa lai . 60

4.6. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật. 61

4.7.Ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật. 61

4.8. Làm tốt công tác thuỷ lợi 62

Kết luận 63

Tài liệu tham khảo 64

 

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và tác động của nó đến sản xuất lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bão và áp thấp nhiệt đới (gọi chung là bão) ảnh hưởng tới Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,7 cơn bão. Biến đổi về bão có một số đặc điểm sau: Có 24 năm bão ít hơn trung bình (chuẩn sai âm) và 26 năm bão nhiều hơn trung bình (chuẩn sai dương). Có 7 năm bão rất ít (không quá 3 cơn) và 7 năm bão rất nhiều (10 cơn trở lên). Thập kỉ 1971-1980 có nhiều bão nhất, trong đó năm 1978 là năm nhiều bão của nửa cuối thế kỉ 20 (13 cơn bão). Song cũng trong thập kỉ này, vào năm 1976 không có bão đổ bộ vào Việt Nam. Ba thập kỉ liên tiếp 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, bão tăng lên rõ rệt so với nhiều thập kỉ trước đó. Song đến thập kỉ 1991-2000 bão có phần ít đi. Nói cách khác xu thế tăng của bão không thể hiện vào những năm cuối thế kỉ 20.[9] Vào những năm gần đây, quỹ đạo bão dịch dần vào phía Nam và mùa bão lui dần vào các tháng cuối năm. Xu thế biến đổi về số đợt phơ rông lạnh. ảnh hưởng của phơ rông lạnh đối với nước ta (thường được gọi là gió mùa Đông Bắc và gọi tắt là gió mùa) chủ yếu ở Bắc Bộ. Vì vậy biến đổi của phơ rông lạnh thực chất là biến đổi về phơ rông lạnh qua Hà Nội. Trung bình mỗi năm có 30 đợt Phơ rông lạnh, theo số liệu kì 1955-2000. Biến đổi phơ rông lạnh có những đặc điểm sau: - Có 12 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình(chuẩn sai dương) và 20 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình (chuẩn sai âm). - Có 5 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình rõ rệt (≥ 34 đợt) và 5 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình rõ rệt (≤ 26 đợt). Nói chung, tần số phơ rông lạnh khá đồng đều giữa các thập kỉ trong nửa cuối thế kỉ.[9] Xu thế biến đổi về nhiệt độ. Biến đổi nhiệt độ có một số đặc điểm sau đây: - Biến đổi nhiệt độ tương đối lớn vào các tháng mùa đông, lớn nhất vào các tháng chính đông(XII,I,II) tương đối bé vào các tháng mùa hạ, bé nhất vào các tháng chính hạ(VI,VII,VIII). Biến đổi bé nhất là nhiệt độ trung bình năm, phổ biến có độ lệch tiêu chuẩn là 0.3-0.6ºC. - Mức độ biến đổi phụ thuộc vào khu vực địa lý và điều kiện cụ thể của từng mùa. Về mùa đông, các khu vực có độ lệch tiêu chuẩn khoảng 1-2ºC, giảm từ Bắc vào Nam. Về mùa hè biến đổi ít và khá đồng đều trên các khu vực, khoảng 0.4-0.8ºC. - Biến đổi nhiệt độ không khác biệt đáng kể giữa các vùng núi cao và các vùng núi thấp, giữa hải đảo và vùng đất kế cận. Xu thế biến đổi nhiệt độ có những đặc điểm sau đây:Nói chung nhiệt độ cả năm của 4 thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn 4 thập kỷ trước đó. - Trong các mùa xu thế biến đổi nhiệt độ không hoàn toàn như nhau: + Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỉ gần đây + Nhiệt độ mùa đông chỉ có xu thế tăng lên trong thập kỉ 1991-2000. + Theo nhận định sơ bộ, mức tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua là 0.007-0.15ºC mỗi thập kỉ. Xu thế biến đổi về lượng mưa. Về biến đổi lượng mưa có những đặc điểm sau đây: - Trong cùng thời gian biến đổi về lượng, nơi mưa nhiều ít hơn nơi mưa ít. - Trên cùng một địa điểm, biến đổi lượng mưa của tháng mưa nhiều lớn hơn các tháng mưa ít. Biến đổi lượng mưa năm vượt xa biến đổi của lượng mưa tháng xét về trị số tuyệt đối. - Biến đổi của mùa mưa rõ rệt hơn nhiều so với biến đổi mùa nhiệt. - Không hiếm năm lượng mưa trong một số tháng mùa khô có thể dao động trong phạm vi 3-4 tháng hoặc đến 5-6 tháng như ở duyên hải Trung Bộ. -Thời gian cao điểm của mùa mưa có thể có là một trong 5-6 tháng mùa mưa, từ tháng 5-9 ở Bắc Bộ, Nam Bộ,… và hạn hẹp hơn đôi chút ở ven biển duyên hải Trung Bộ. -Lượng mưa trung bình giữa các thập kỉ khác nhau rất rõ, về trị số năm cũng như về trị số tháng hay mùa.[9] 2.2.Xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An 2.2.1.Mức độ biến đổi trị số trung bình. Mức độ biến đổi được đánh giá bằng độ lệch chuẩn S(x) đối với chuỗi {Xt} S(x)= 2 (2.1) Trong đó: xt =trị số của năm t(t=)của chuỗi {xt} = trung bình số học với = (1/n). Bảng2.1: Độ lệch chuẩn của một số yếu tố chính Trạm Nhiệt độ(0C) Mưa(mm) Nắng(giờ) I VII Cả năm I VII Cả năm I VII Cả năm Đô Luơng 1.47 0.10 0.08 19.36 130.60 461.89 30.68 43.54 140.01 Quỳnh Lưu 1.42 0.59 0.76 17.89 103.54 438.15 39.41 44.38 119.52 Vinh 1.44 0.74 0.41 24.33 116.26 473.68 35.42 36.66 127.58 Nhiệt độ. Vào mùa đông(tháng 1) là tháng có mức độ biến động của nhiệt độ mạnh mẽ nhất trong năm (S =1,470C), vào mùa hè (tháng 7) là tháng có nhiệt độ ổn định nhất trong năm (S =0.10C) gấp gần gấp 3 lần. Tuy nhiên, nếu xét nhiệt độ trung bình cả năm thì nhận thấy mức độ biến đổi của nhiệt độ không lớn như các tháng mùa đông mà chỉ thấp hơn hoặc bằng các tháng mùa hè(0.080C). Số giờ nắng. Biến đổi số giờ nắng của các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông.Vào tháng 1-chính đông, S chủ yếu trên 30 giờ nắng, còn vào tháng 7_ chính hạ, S chủ yếu trên 40 giờ năng. Tổng số giờ nắng cả năm biến động trên 100 giờ nắng tuy nhiên nó không tỷ lệ thuận với sự biến động của các tháng trong năm. Ta nhận thấy một điều thú vị là ở Quỳnh Lưu cả tháng 1 và tháng 7 đều có S lớn hơn 2 huyện còn lại lần lượt thứ tự là: 39.41, 44.38 tuy nhiên S cả năm so với 2 huyện lại thấp hơn. Mưa. Về lượng mưa, S phổ biến là 17-25mm vào tháng 1, là 100-130mm vào tháng7, 430- 480mm cho cả năm. So với cả nước S ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An là rất lớn(so với vùng đồng bằng Bắc Bộ biến động lượng mưa năm chỉ là 318mm [9] ). Điều này chứng tỏ lượng mưa hằng năm ở đây có sự biến động lớn,đặc biệt Quỳnh Lưu hệ số biến động năm nhiều nhất và năm ít nhất lên tới 3.7 lần so với toàn tỉnh là từ 2.0-3.7 [1] 2.2.2.Tương quan so sánh các yếu tố khí hậu giữa các thập kỷ. Xu thế diễn biến khí hậu có thể nghiên cứu một cách thuận lợi thông qua trung bình số học của mỗi thập kỷ (được tạm gọi là trung bình thập kỷ), độ lệch chuẩn thập kỷ, hệ số biến động thập kỷ. Xu thế diễn biến của khí hậu có thể được phát hiện và nhìn nhận thông qua biến đổi tăng dần hoặc giảm dần của các trung bình thập kỷ. Với độ lệch chuẩn thập kỷ được tính bằng: St = (2.2) Hệ số biến động Cvt(%) thập kỉ được tính bằng: Cvt=100% (2.3) Trong đó: :là trung bình thập kỉ. Xi = giá trị quan trắc được của các yếu tố khí tượng trong thập kỷ t_với t=1,2,3,4 tương ứng với thập kỷ: 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, 1991-2000. Để thấy được tốc độ biến đổi của các yếu tố khí tượng qua từng thập kỷ ta lấy trung bình thập kỉ sau trừ đi thập kỷ trước t+1-t. Tương quan so sánh nhiệt độ giữa các thập kỷ: Bảng 2.2: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của nhiệt độ Nhiệt độ Vinh Đô lương Quỳnh Lưu I VII cả năm I VII cả năm I VII cả năm Trung bình thập kỷ 1 17.3 29.6 23.8 17.3 29.0 23.6 17.1 29.4 23.6 2 17.1 28.3 23.7 17.3 29.0 23.6 17.1 29.2 23.6 3 17.5 29.8 23.9 17.6 29.2 23.8 17.4 29.3 23.6 4 17.9 29.7 23.9 18.4 29.2 24.1 18.1 29.1 23.7 Độ lệch chuẩn thập kỷ S1 1.67 0.54 0.41 2.9 0.3 0.1 1.5 0.5 0.4 S2 1.20 1.51 0.35 1.5 0.5 0.1 1.2 0.5 0.3 S3 1.54 0.66 0.46 2.6 0.4 0.3 1.6 0.6 0.5 S4 1.19 0.73 0.36 0.9 0.4 0.2 1.1 0.7 0.7 Hệ số biến động thập kỉ (%) Cv1 9.7 1.8 1.7 9.8 1.9 1.6 9.1 1.7 1.5 Cv2 7.0 5.4 1.5 7.2 2.5 1.4 7.1 1.9 1.5 Cv3 8.8 2.2 1.9 9.2 2.1 2.5 9.2 2.0 2.0 Cv4 6.7 2.5 1.5 5.3 2.1 1.8 5.9 2.3 3.1 Tốc độ biến đổi thập kỷ 2-1 -0.22 -1.39 -0.14 0.01 -0.06 0.06 0.06 -0.26 -0.04 3-2 0.33 1.51 0.20 0.23 0.19 0.20 0.24 0.16 0.04 4-3 0.40 -0.08 0.06 0.84 0.01 0.26 0.70 -0.22 0.13 Nhiệt độ tháng 1: đây là tháng chính đông có nhiệt độ thấp nhất trong năm nhưng lại có sự biến động lớn nhất trong năm. Hệ số biến động thập kỷ(Cv) của nó từ 5.3-9.8% trong khi đó Cv của nó cả năm chỉ đạ1.5-1.9%. Mức độ biến động đạt đến 1.67oC trong một thập kỷ(Trạm Vinh- S1). ở thập kỷ 71-80 nhiệt độ có khuynh hướng giảm hoặc tăng lên rất ít so với thập kỷ 61-70. Sang đến thập kỷ 81-90 nhiệt độ có khuynh hướng tăng lên rõ rệt tuy không cao khoảng 0.2-0.3oC. Trong thập kỷ gần đây nhiệt độ tăng lên mạnh với trị số từ 0.4-0.84oC. Nhiệt độ tháng 7: Đây là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và và ít có sự biến động về nhiệt độ. ở tháng này không thấy xu thế nóng lên rõ ràng như xu thế của nhiệt độ tháng 1 và cả năm. Thậm chí thập kỷ gần đây ở Vinh và Quỳnh Lưu nhiệt độ không tăng mà có khuynh hướng giảm với tốc độ 0.08-0.22oC một thập kỷ. Cả năm:Nói chung nhiệt độ cả năm tương đối ổn định, không có nhiều xáo trộn trong nhiệt trung bình năm. Nhiệt độ trung bình chỉ dao động trong 0.1-0.7 độ trung bình thập kỷ, mức độ biến đổi không quá 3%. Tuy nhiên ta nhận thấy được khuynh hướng tăng lên rõ rệt của nhiệt độ trong những thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tăng trung bình 0.06-0.23oC một thập kỷ. Tương quan so sánh lượng mưa giữa các thập kỷ Biến đổi lượng mưa trong tháng mùa khô (tháng 1): Lượng mưa trong các tháng mùa mưa có khuynh hướng biến đổi giảm trong thập kỷ gần đây. Biến đổi lượng mưa trong các tháng mùa mưa: Tháng 9 là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm vói lượng mưa trung bình từ 300 – 600 mmm. Mức độ biến đổi, và hệ số biến đổi của lượng mưa lớn. Tuy rằng lượng mưa trong cả năm, và vào các tháng mùa khô giảm mà trong khi đó lượng mưa tháng này lại có khuynh hướng tăng như ở Đô lương và Quỳnh Lưu thập kỷ vừa qua lượng mưa tháng 9 tăng 83.7-83.9 mm so với thập kỷ trước đó. Điều này chứng tỏ khả năng xảy ra lũ lụt tăng lên vào tháng này. Biến đổi lượng mưa trong cả năm: Trong những năm gần đây, lượng mưa giảm đi một cách rõ rệt. Bảng 2.2: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của lượng mưa Đô lương Quỳnh Lưu Vinh  I IX cả năm I IX cả năm I IX cả năm Trung bình thập kỷ  1 22.5 469.1 1751.3 15.9 433.2 1598.5 39.7 537.8 2015.3 2 37.2 489.5 1930.1 20.4 459.5 1668.5 60.0 645.6 2067.0 3 37.6 295.5 1843.7 22.2 348.3 1551.1 56.4 435.1 2340.0 4 27.7 379.2 1631.2 16.2 432.3 1536.7 51.2 373.8 1812.9 Độ lệch chuẩn thập kỷ  S1 14.0 197.4 425.1 17.9 207.3 439.4 22.5 248.3 428.8 S2 20.9 494.6 672.4 15.7 336.7 582.8 29.6 538.3 544.6 S3 21.0 119.8 265.1 21.1 158.3 285.1 15.0 236.6 427.6 S4 15.3 272.0 350.7 17.2 322.8 370.5 23.2 137.7 354.7 Hệ số biến động thập kỉ (%)  Cv1 62.1 42.1 24.3 112.6 47.9 27.5 56.8 46.2 21.3 Cv2 56.1 101.0 34.8 77.1 73.3 34.9 49.3 83.4 26.3 Cv3 55.9 40.6 14.4 94.8 45.4 18.4 26.7 54.4 18.3 Cv4 55.2 71.7 21.5 106.4 74.7 24.1 45.3 36.8 19.6 Tốc độ biến đổi thập kỷ  2-1 14.7 20.4 178.8 4.51 26.27 70 20.3 107.8 51.6 3-2 0.4 -194.1 -86.4 1.84 -111.2 -117.41 -3.6 -210.5 273.0 4-3 -9.9 83.7 -212.5 -6.01 83.95 -14.444 -5.1 -61.3 -527.1 Tương quan thập kỷ giữa của yếu tố số giờ nắng Vào tháng 1:là tháng có tổng số giờ nắng thấp , chỉ bằng 30% so với tổng số giờ nắng của tháng 7 .Nhưng hệ số biến động trong từng thập kỷ của nó lại rất lớn biến động trong khoảng 22- 54,8% giữa các thập kỷ. Xu thế biến đổi của nó là biến đổi dương, nghĩa là tăng lên trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua tăng lên so với thập kỷ tươc đó từ 3,2-4,6 giờ . Vào tháng 7:với tổng số giờ nắng lớn nhưng số giờ nắng trung bình thập kỷ ổn định ít biến đổi, hệ số biến động của nó chỉ đạt 10-27%,nhưng xu thế biến đổi của nó lại trái ngược với tháng 1là xu thế âm trong thập kỷ gần đây với việc giảm 27.8 giờ ở trạm Đô Lương, 40,6 giờ ở trạm Quỳnh lưu, và 36,7 giờ ở trạm Vinh,so với thập kỷ trước đó cho thấy việc giảm số giờ nắng vào các tháng mùa nóng đang tăng lên rõ rệt. Giống như xu thế tháng 7 xu thế của tổng số giờ nắng hàng năm cũng có xu thế âm, mặc dầu với hệ số không lớn nhưng cũng đáng để quan tâm, và xem xét. Bảng 2.3: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của tổng số giờ nắng Đô lương  Quỳnh Lưu Vinh  I VII cả năm I VII cả năm I VII cả năm Trung bình thập kỷ  1 68.7 222.1 1486.7 89.1 235.4 1769.4 86.0 228.4 1609.2 2 78.9 216.8 1571.1 84.2 230.3 1791.3 66.9 224.3 1636.7 3 79.7 216.3 1536.7 89.7 239.2 1801.8 74.9 239.9 1697.1 4 83.4 188.5 1489.1 94.3 198.9 1660.7 59.7 203.3 1590.9 Độ lệch chuẩn thập kỷ  S1 15.2 23.7 128.9 46.2 23.2 144.6 37.5 30.1 92.3 S2 31.2 39.6 79.2 31.0 40.3 82.5 36.7 32.0 80.6 S3 41.6 40.4 161.3 47.3 35.2 84.3 37.9 41.5 159.0 S4 20.0 50.3 154.1 32.7 54.1 111.5 23.1 33.8 113.8 Hệ số biến động thập kỉ (%)  Cv1 22.2 10.7 8.7 51.8 9.9 8.2 43.6 13.2 5.7 Cv2 39.6 18.3 5.0 36.8 17.5 4.6 54.8 14.3 4.9 Cv3 52.2 18.7 10.5 52.7 14.7 4.7 50.6 17.3 9.4 Cv4 24.0 26.7 10.3 34.6 27.2 6.7 38.7 16.6 7.2 Tốc độ biến đổi thập kỷ  2-1 10.2 -5.3 84.4 -4.9 -5.1 21.9 -19.2 -4.1 27.5 3-2 0.8 -0.5 -34.4 5.6 8.9 10.5 8.0 15.6 60.4 4-3 3.7 -27.8 -47.5 4.6 -40.3 -141.2 -15.2 -36.7 -106.2 2.2.3.Tính xu thế của các yếu tố khí hậu 2.2.3.1.Cơ sỏ tính toán. Để đánh giá tính xu thế của các yếu tố khí tượng ta sử dụng phương pháp trung bình trượt. Ta có chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng theo thời gian Xt. Chuỗi các yếu tố khí tượng Xt có thể được xem là tổng của 2 số hạng: số hạng có thể xác định được (determinant) và số hạng ngẫu nhiên chênh lệch với số hạng ban đầu. Về mặt toán học, yếu tố khí tượng có thể mô tả theo luận điểm trên dưới dạng: Xt= xi(t) + t (2.4) Trong đó: Xi(t) : Hàm không ngẫu nhiên theo thời gian (được gọi là xu thế) t : số hạng ngẫu nhiên của chuỗi thời gian xu thế. Dựa theo phương pháp này để thay thế cho xu thế thực, với một xấp xỉ nào đó người ta chấp nhận một đường gấp khúc san bằng số điểm cho trước của một chuỗi số liệu khí tượng theo thời gian. Những đoạn thẳng riêng biệt của đường gấp khúc (của xu thế trượt) đại diện cho một pha. Mỗi pha của xu thế trượt được thể hiện bằng một phương trình đoạn thẳng: xi(t)=ai + bit (i=1,2,3,…n-k+1) (2.5) Trong đó : K<n (k :bước trượt, n :số điểm được san bằng của chuỗi). Tổng số phương trình chung là (n-k+1), khi: i=1,t=1,2,3,…k,i=2,t=2,3,4,…k+1,…,i=n-k+1,t=n-k+1,n-k, …n. Các thông số chung [] được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Các giá trị hàm xi(t) được xác định ở các điểm t=i+n-1(1,2,...k). Số lần xác định xi(t) trong từng điểm t được kí hiệu qua Si. Các điểm của xu thế trượt là trung bình của xi(t) và được xác định theo biểu thức : i(t)= (2.6) 2.2.3.2.Đánh giá tính xu thế. Kết quả tính với bước trượt k=11 t nhận thấy tính chất diễn biến thất thường có tính ngẫu nhiên của các yếu tố khí hậu đã được thể hiện ở hình 2.1- 2.45. Nhiệt độ: - Nhiệt độ tháng 1 (tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm) có xu thế tăng rõ rệt (tăng gần 1oC)(hình 2.1-2.3) ở cả ba trạm Đô Lương, Quỳnh Lưu,Vinh. - Nhiệt độ trung bình tháng 4(tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng) nhiệt độ tăng không đáng kể (hình 2.4-2.6). - Nhiệt độ tháng 7(tháng nóng nhất trong năm) nhiệt độ trạm Đô lương tăng nhưng Quỳnh Lưu và Vinh nhiệt độ không tăng và có xu thế giảm (hình 2.7-2.9). - Nhiệt độ tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh) xu thế nhiệt độ tăng lên rõ rệt nhất là hai trạm Đô lương và Quỳnh Lưu (hình 2.10-2.12) - Nhiệt độ trung bình cả năm có xu thế tăng lên đăc biệt trong các thập kỷ gần đâyvới tốc độ tăng lớn nhất ở Vinh rồi đến Quỳnh Lưu và Đô lương (hình 2.13-2.15). Tóm lại cùng với xu thế nóng lên của toàn cầu và Việt Nam nói chung, đồng nằng ven biển Nghệ An nói riêng cũng có xu thế tăng lên nhất là vào các tháng 1, 10. Hay nói cách khác đồng bằng ven biển Nghệ An đang có mùa đông ấm dần lên. Lượng mưa :(xem hình 2.16-2.30) - Lượng mưa của các tháng 1,4,7 và cả năm có xu hướng giảm một cách rõ rệt đặc biệt trong thập kỷ vừa qua ở cả ba trạm Đô Lương, Quỳnh Lưu , Vinh. - Vào tháng 10 (là tháng mùa mưa ở Nghệ An) lượng mưa ở Vinh và Đô lương có xu hướng tăng lên chỉ có Quỳnh Lưu giảm điều này chứng tỏ khả năng xảy ra lũ lụt vào các tháng mùa mưa, hạn hán vào các tháng mùa khô ngày càng tăng. Số giờ nắng : - Tổng số giờ nắng vào tháng 1 có xu thế tăng lên ở cả 3 huyện (hình 2.31-2.33). - Tổng số giờ nắng vào các tháng 4,7,10 và cả năm có xu thế giảm dần đặc biệt là vào thập kỷ vừa qua(thập kỷ 91- 00) ở cả ba huyện(hình 2.34-2.45). Qua phân tích tính toán trên có thể khẳng định đồng bằng ven biển Nghệ An nhiệt độ đang có xu thế tăng lên đặc biệt là vào mùa đông. Ngược lại lượng mưa và số giờ nắng đang có xu thế giảm . Vậy tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Đây là những điều cần được lưu ý trong sản xuất lúa gạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An để phát triển bền vững. Nhiệt độ Hình 2.1 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt có 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Đô lương Hình 2.2 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.3 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Vinh Hình 2.4 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Đô lương Hình 2.5:Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.6 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Vinh  Hình 2.7 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Đô lương Hình 2.8 :Đường diễn biến(nhiệt độ),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Tháng 7 27.0 28.0 29.0 30.0 31.0 32.0 1961 1971 1981 1991 2001 Nhiệt độ k=11 Hình 2.9 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 7 trạm Vinh  Hình 2.10 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Đô lương Hình 2.11 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Quỳnh Lưu Tháng 10 22.0 23.0 24.0 25.0 26.0 27.0 1961 1971 1981 1991 2001 Nhiệt độ k=11 Hình 2.12 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Vinh  Hình 2.13 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Đô lương Hình 2.14 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Quỳnh Lưu Hình 2.15 :Đường diễn biến(nhiệt độ),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Vinh Lượng mưa Hình 2.16 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Đô lương Hình 2.17 :Đường diễn biến(lượng mưa),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Quỳnh lưu Hình 2.18 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Vinh  Hình 2.19 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Đô lương Hình 2.20 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Quỳnh lưu Hình 2.21:Đường diễn biến, đường trung bình 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Vinh  Hình 2.22 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Đô Lương Hình 2.23 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.24 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Vinh Hình 2.25 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Đô Lương Hình 2.26 ::Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.27 :Đường diễn biến(lượng mưa),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Vinh  Hình2.28 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Đô Lương Hình 2.29 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Quỳnh Lưu Hình 2.30 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Vinh Nắng Hình 2.31 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Đô Lương Hình 2.32 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.33 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Vinh  Hình 2.34 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Đô Lương Hình 2.35 :Đường diễn biến(số giờ nắng), đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Quỳnh Lưu Tháng 4 50.0 100.0 150.0 200.0 1961 1971 1981 1991 2001 số giờ nắng k=11 Hình 2.36 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Vinh  Hình 2.37 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Đô Lương Hình 2.38 ::Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Hình 2.39 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Vinh  Hình 2.40 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 10 trạm Đô Lương Hình 2.41 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng trạm Quỳnh Lưu Hình 2.42 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 10 trạm Vinh  Hình 2.43:Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng cả năm trạm Đô Lương Hình 2.44 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng cả năm trạm Quỳnh Lưu Hình 2.45:Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng tổng số giờ nắng cả năm trạm Vinh Chương 3 Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An 3.1.Những tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp có thể tóm tắt theo sơ đồ của Giucoxpki E.E [3]như sau : Biến đổi khí hậu Khí hậu Nông nghiệp Kỹ thuật Nông nghiệp Năng suất tiềm năng Năng suất thực thu Kinh tế Nông nghiệp Hình3.1.Sơ đồ ảnh hưởng của biển đổi khí hậu đến nông nghiệp Qua sơ đồ ta thấy biến đổi khí hậu trước tiên ảnh hưởng đến đặc điểm của khí hậu nông nghiệp. Cụ thể là ảnh hưởng đến độ dài của chu kì sinh trưởng, tổng nhiệt động hoạt động và hữu hiệu, mức đảm bảo ẩm cho cây trồng,... ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Nông nghiệp lại ảnh hưởng đến hiệu suất của các biện pháp kỹ thuật Nông nghiệp và năng suất tiềm năng của cây trồng. Từ hai đại lượng này lại ảnh hưởng đến năng suất thực thu từ đó ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp.[3] 3.2.Đánh giá ảnh hưởng của DAo động và biến đổi khí hậu đến năng suất lúa. 3.2.1. Đánh giá năng suất lúa do dao động khí hậu tạo nên. Ta có chuỗi số liệu năng suất lúa theo thời gianYt. Chuỗi năng suất Yt có thể được xem là tổng của 2 số hạng: số hạng có thể xác định được(determinant) và số hạng ngẫu nhiên chênh lệch với số hạng ban đầu. Về mặt toán học, chuỗi năng suất có thể mô tả theo luận điểm trên dưới dạng: Yt= y(t) + t (3.1) Trong đó: yi(t) : Hàm không ngẫu nhiên theo thời gian (được gọi là xu thế) t :số hạng ngẫu nhiên của chuỗi thời gian xu thế. Dựa theo phương pháp này để thay thế cho xu thế thực, với một xấp xỉ nào đó người ta chấp nhận một đường gấp khúc san bằng số điểm cho trước của một chuỗi số liệu năng suất theo thời gian. Những đoạn thẳng riêng biệt của đường gấp khúc(của xu thế trượt) đại diện cho một pha. Mỗi pha của xu thế trượt được thể hiện bằng một phương trình đoạn thẳng: Yi(t)=ai + bit (i=1,2,3,...n-k+1) (3.2) Trong đó : k<n (k :bước trượt, n :số điểm được san bằng của chuỗi). Tổng số phương trình chung là (n-k+1), khi: i=1,t=1,2,3,...k,i=2,t=2,3,4,...k+1,....,i=n-k+1,t=n-k+1,n-k, ....n. Các thông số chung [ai,bi] được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Các giá trị hàm Yi(t) được xác định ở các điểm t=i+n-1(1,2,...k). Số lần xác định Yi(t) trong từng điểm t được kí hiệu qua Si. Các điểm của xu thế trượt là trung bình của Yi(t) và được xác định theo biểu thức : (t)= (3.3) Để ngoại suy bảo đảm tin cậy theo phương pháp điều hoà trọng lượng cần phải thoả mãn các điều kiện sau đây : 1, Khoảng thời gian mà trong đó quá trình xem xét phải đủ lớn để trong khoảng thời gian đó có thể xem xét được quy luật thay đôỉ của quá trình đang được nghiên cứu : hàm Yt(t) liên tục, còn bản thân quá trình đó phải có tính ỳ nào đấy. 2, Hàm tự tương quan của chuỗi được xem xét cần phải giảm khi t tăng, còn các độ lệch so với xu thế trượt cần phải là một quá trình ngẫu nhiên dừng. Phương pháp trọng lượng điều hoà bao gồm hai điều kiện tiên quyết đó. Việc tiến hành phương pháp đó được tiến hành bằng cách sau đây : Yi(t) = i(t)+ (3.4) Trong đó : = (3.5) wt+1 : giá trị trung bình của hàm xt(t), được xác định qua biểu thức: wt+1= (3.6) :Các trọng lượng điều hoà được xác định theo biểu thức = (3.7) Với mt+1: là các hệ số điều hoà. Khi tính toán các hệ số điều hoà tư tưởng chính của phương pháp vẫn giữ được: những quan trắc muộn hơn được gán những trọng lượng lớn hơn. Những quan trắc sớm nhất có trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc533.doc
Tài liệu liên quan