Luận văn Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu ở Tổng Công ty chè Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG CHO XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3

I/ Nguồn hàng và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh. 3

1. Khái niệm về nguồn hàng cho xuất khẩu. 3

2. Phân loại nguồn hàng xuất khẩu. 3

3.Vai trò của nguồn hàng xuất khẩu. 5

II/ Nôi dung hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp. 7

1. Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn, mua hàng cho xuất khẩu. 7

2. Đặc điểm nguồn hàng chè xuất khẩu. 7

3. Hình thức và hình thức hoạt động tạo nguồn cho xuất khẩu. 10

4. Hình thức và nội dung hoạt động mua hàng. 18

III. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tạo nguồn và mua hàng phục vụ hoạt động xuất khẩu chè. 25

A, Nhân tố khách quan. 25

B, Các nhân tố chủ quan. 26

IV. Một số nét khái quát về thị trường chè thế giới. 27

1.Các nước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu chè. 27

2. Các nước chủ yếu nhập khẩu chè. 33

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU CHÈ Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 37

I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty chè Việt nam. 37

1. Lịch sử ra đời và phát triển của Tổng Công ty. 37

2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Tổng công ty. 39

3. Lĩnh vực hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh. 44

II. Phân tích thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng của TCT chè. 47

1. Giới thiệu về cây chè ở Việt Nam. 47

2. Cây chè với mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam. 48

3. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng công ty trong thời gian qua . 49

4. Phân tích hoạt động tạo nguồn và mua hàng chè cho xuất khẩu của Tổng Công ty. 56

III/ Đánh giá thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng. Error! Bookmark not defined.

1. Ưu điểm của hoạt động tạo nguồn . 69

2. Ưu điểm của hoạt động mua hàng. 70

3. Hạn chế của hoạt động tạo nguồn và mua hàng. 71

4. Nguyên nhân của các hạn chế trên . 72

CHƯƠNG III : BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG CHO XUẤT KHẨU CHÈ Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 74

I. Một số dự báo về thị trường chè thế giới. 74

1. Xu hướng thương mại thế giới. 74

2. Dự đoán thị trường thế giới đến năm 2010 : 77

II. Phương hướng sản xuất và xuất khẩu chè trong những năm tới của Tổng công ty Chè. 80

1. Quan điểm định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành Chè Việt Nam. 80

2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè từ nay đến năm 2010. 81

3. Các chỉ tiêu kế hoạch trong xuất khẩu chè của Tổng CôngTy Chè Việt Nam đến năm 2005. 83

III. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng phục vụ cho xuất khẩu của Tổng Công ty Chè Việt Nam. 86

1. Nhóm biện pháp tạo nguồn hàng ổn định. 86

2. Đa dạng hoá các hình thức mua hàng. 96

3. Biện pháp tổ chức hệ thống mua hàng: 97

4. Biện pháp bảo đảm chất lượng hàng xuất khẩu. 97

5. Nhóm biện pháp hỗ trợ trong tạo nguồn và mua hàng của Tổng Công ty. 98

IV. Điều kiện và môi trường để thực hiện các biện pháp tạo nguồn và mua hàng. 104

1. Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ. 104

2. Điều kiện về con người. 105

3. Điều kiện về môi trường kinh doanh vĩ mô. 106

Kết luận 111

Tài liệu tham khảo 112

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu ở Tổng Công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề chè và sức khoẻ con người tại Calcuta (1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuolia (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hoà sinh lý con người, ngoài giá trị đặc biệt về dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm, chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh đái đường, ngăn cholesterol tăng cao, chống lão hoá bằng cung cấp cho cơ thể con người chất chống ôxi hoá. d. Về mặt đời sống. Nước chè từ xa xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát phổ bién nhất của nhân dân ta và trên thế giới. Chè là một thứ nước uống tạo cho con người một nguồn cảm hứng văn thơ, nghệ thuật, hội họa, ca múa nhạc, điêu khắc, ... Trên thế giới đã hình thành nền văn hoá trà lâu đời, đẹp đẽ, sinh động và phong phú, với nhiều nét độc đáo của từng dân tộc như bữa Trà chiều của Anh ; Trà đạo của Nhật Bản, Trung Quốc, ... Còn ở Việt Nam, đối với mỗi gia đình, từ nông thôn đến thành thị, chè vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hè, lễ nghi, đình đám, bàn thờ tổ tiên. Chè cũng là đề tài đầy thi vị trong văn hoá nghệ thuật. 3. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng công ty trong thời gian qua . Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, các nước mua nhiều chè của Việt Nam là: Nga, Anh, Ba Lan … sản lượng hàng năm từ 17.000 tấn đến 30.000 tấn, Tổng công ty chè Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu chè dưới dạng bao gói thành phẩm với số lượng trên 1000 tấn từ năm 1996 . 3.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu . Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ, và kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Nhưng với sự nỗ lực của Tổng công ty nói chung và phòng kinh doanh XNK nói riêng hoạt động xuất khẩu chè đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể : Biểu 5 : Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam (1996 –2000) Năm Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị(USD) Tốc độ tăng (%) 1996 8286 - 14.203.886 - 1997 13482 62,70 22.488.614 58,32 1998 18890 40,11 32.308.447 43,66 1999 19740 4,49 33.615.203 40,44 2000 24426 23,73 33.867.430 0,75 2001 29778 21,91 38.035.714 12,30 Nguồn : Tổng Công Ty chè Việt Nam. Trong năm 1996, 1997 nhìn chung kim ngạch và sản lượng đều giảm. Tuy nhiên do trong năm 1997 giá chè tăng cao từ 1, 7 –1, 95 USD/kg nên tốc độ giảm sản lượng (20, 5%) lớn hơn tốc độ giảm của kim ngạch (12, 2%) . Năm 1998 là năm bội thu lớn không những do chúng ta được mùa mà giá chè thế giới cũng tăng làm sản lượng và kim ngạch đều tăng. Năm 1999 tuy sản lượng và kim ngạch đều tăng nhưng tốc độ tăng kim ngạch lớn hơn . Năm 2000, là năm khó khăn nhất đối với ngành chè nhiều công ty không tiêu thụ được sản phẩm của mình nhưng Tổng công ty vẫn ký hợp đồng xuất được 24426 (tấn). Trong khi giá chè thế giới đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 15 năm qua, giảm 10-13% so với năm 1999. Nhưng nhờ các biện pháp nâng cao chất lượng và làm tốt công tác tiếp thị nên giá xuất khẩu của Tổng công ty chỉ giảm 4% so với năm 1999. Tuy vậy, điều này cũng làm cho tồng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng khoảng 0,75% so với năm 1999. Bước vào năm 2001, Tổng Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn trong xuất khẩu chè . Giá chè trên thị trường thế giới tiếp tục giảm mặt khác thị trường chủ yếu của Tổng Công ty là Iraq (80-85%) không cho kí và thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ buộc Tổng Công ty phải kí bằng đồng Mác Đức(DM) , do sự biến động của DM đã làm cho giá chè tính theo đồng Việt Nam giảm mạnh khoảng 15% so với năm 2000. Tuy nhiên, với nỗ lực lớn ,Tổng Công ty đã xuất khẩu được 29.778 tấn chè thu về 38.075.714 USD Tóm lại, so với những năm trước, giai đoạn 1996-2001,sản lượng và kim ngạch đã tăng lên mạnh, mở ra một triển vọng cho việc xuất khẩu chè của Tổng công ty . 3.2. Về thị trường xuất khẩu . Hiện nay, Tổng Công Ty chè Việt Nam có quan hệ buôn bán với trên 30 nước trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sự ổn định và phát triển của sản xuất. Vì vậy, công tác thị trường luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty. Thời gian qua, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, thị trường của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn, hiện tại Tổng công ty đang tìm mọi cách khôi phục lại thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu. Đồng thời tích cực tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường mới . Tổng công ty luôn cố gắng quan tâm đúng mức tới việc củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng có sức tiêu thụ lớn như Irắc, các nước Trung Cận Đông, Tây Âu, Nam Mĩ, các thị trường này cần phải được giữ vững và phát triển mạnh mẽ. Thị trường Châu á có các bạn hàng quen thuộc như Đài Loan, Singapo, … cũng cần phải được quan tâm thích đáng. Riêng thị trường Nhật Bản là thị trường mới mẻ nhưng có sức tiêu thụ lớn, Tổng công ty cũng cần có kế hoạch cụ thể để dần dần chiếm lĩnh, bởi đây là thị trường có thu nhập cao . - Khu vực Trung Cận Đông: Đây là khu vực thị trường chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty và có chiều hướng tăng dần . - Khu vực Đông Âu và Liên bang Nga : Tỷ trọng này giảm sút mạnh đặc biệt là sau năm 1996 khi ta không còn hàng xuất trả nợ sang thị trường này. - Khu vực Châu á : Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này dao động thất thường, chiếm tỷ trọng 25, 66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Dưới đây là một số thị trường tiêu thụ chè quan trọng của Tổng Công Ty chè Việt Nam trong thời gian gần đây: *Thị trường Irac: Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, là một trong những nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới. Với Tổng công ty chè, đây là bạn hàng lớn nhất trong những năm gần đây. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này thường ở mức cao vì phần lớn chè xuất khẩu sang là để trả nợ. Năm 1996, sản lượng xuất sang Irac chiếm 46,17% tổng sản lượng chè xuất khẩu thì đến năm 1997 con số này lên tới 49,03%, năm 1998 đạt tới 77,8% và 86, 44% năm 1999 đặc biệt năm 1997 bạn hàng đã giúp Tổng công ty thắng thầu quốc tế 2 đợt tổng cộng 8.000 tấn chè. Bước sang năm 2000 tỷ trọng này xuống còn 83,44% và 2001 là 82,54% do hai năm này chúng ta không còn phải trả nợ cho Irac tuy nhiên con số này vẫn là con số cao . Thị trường này tiêu thụ loại chè đen, cánh nhỏ, chè hương với giá cao, trung bình 1,8 USD /kg, làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường luôn ở mức cao, đặc biệt năm 1999 đạt 31.589.908,73 USD chiếm 90,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, con số này là 78,31% năm 1998 và 87,5% năm 2000. *Thị trường Nga : Đây là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Từ trước đến nay nó chiếm một tỷ lệ lớn trong giá trị hàng xuất khẩu của Vinatea. Ngay từ đầu Liên Xô cùng với các nước Đông Âu đã có những ưu tiên, giúp đỡ chúng ta về công nghệ trong thiết bị sản xuất, chế biến xuất khẩu chè. Những năm gần đây có nhiều biến động lớn về chính trị và kinh tế ở các khu vực này nên tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm sút. Tuy nhiên, việc khôi phục lại thị trường này có nhiều thuận lợi. Năm 1996, sản lượng xuất sang thị trường này chỉ đứng sau Irac đạt 1.503,84 tấn chiếm 14,41% tổng sản lượng xuất khẩu. Tiếp sang năm 1997 sản lượng xuất khẩu sang thị trường vẫn đạt 665,23 tấn. Sở dĩ, hai năm này ta vẫn giữ ở mức xuất khẩu này là do một lượng lớn xuất sang để trả nợ. Đến năm 2001 sản lượng chè xuất sang Nga chỉ còn 331,815 tấn Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này biến động khá cao : năm 1996 đạt 435.476,08 USD, năm 1997 là 73.165,69 USD, tăng cao năm 1999 đạt 1.017.449,17 USD nhưng sang năm 2001 chỉ khoảng337.403,41 USD *Thị trường Nhật. Người Nhật có truyền thống khó có thể mai một đó là truyền thống uống trà. Trà là một loại thực phẩm có nhiều yếu tố không thể thiếu được đối với họ. Người Nhật có xu hướng chung thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, ngoài ra còn có chè đen. Đây là thị trường có triển vọng của ngành chè nói chung và nói riêng với Tổng công ty. Năm 1994, ngành chè mới chỉ xuất chè đen sang Nhật với giá 1,15 USD/kg, năm 1995 xuất với giá 1,25 USD/kg, đạt kim ngạch 645.000 USD. Năm 1996, sau khi đây chuyền sản xuất chè Nhật dẹt đi vào hoạt động đã xuất được với giá 2 USD/kg, trong năm 96 kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường này 574.446,3USD (toàn ngành 930.000 USD), lên tới 1.033.075, 00 USD . Năm 1997, tiếp tục tăng lên 1.318.539,20USD năm 1998 xuất được với giá 2,29USD/kg. Tuy nhiên sang năm 99, sản lượng chè xuất sang thị trường Nhật đã giảm nhưng tình hình đã khá hơn trong năm 2000 và tiến triển tốt trong năm 2001. Kim ngạch năm 2001 đạt 705.629,19 USD . Điều này đã đem lại nhiều hy vọng mới của Tổng công ty đối với thị trường Nhật *Thị trường Mỹ. Đây là thị trường có khối lượng nhập khẩu hàng năm lên 91.000 tấn ta lại mới bình thường hoá quan hệ với Mĩ cho nên việc xâm nhập thị trường này có nhiều thuận lợi. Tổng công ty đã bắt đầu xuất sang Mĩ năm 1998 với số lượng 63,20 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 90.361,32 USD. Năm 2000 xuất khẩu được 139 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 60.221 USD , năm 2001 là 156 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 75.298,06 USD. Tuy những con số này còn bé, nhưng đây là thị trường cần được Tổng công ty quan tâm . *Một số thị trường đáng lưu ý khác như: Đài Loan, Sria… hai thị trường này chiếm thị phần khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với thị trường Đài Loan là bạn hàng có quan hệ hợp tác liên doanh với Tổng công ty, hiện một số liên doanh đang hoạt động như: xí nghiệp chè Mộc Châu … Có thể nói thị trường xuất khẩu của Tổng công ty đã có nhiều thuận lợi. Song thuận lợi này mới chỉ là nhất thời về thực chất vẫn là khó khăn. Tổng công ty cần chủ trương mở rộng giao tiếp đối ngoại, tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết hợp tác số lượng sản xuất để tranh thủ vốn, kỹ thuật và thị trường ổn định. 3.3. Về thực trạng chất lượng xuất khẩu chè của Tổng công ty . Trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp. Từ năm 1994 trở lại đây, lượng chè xuất khẩu chính của Tổng công ty là sang Irac và các nước Tây Âu, nơi có sự cạnh tranh quyết liệt bởi hàng năm lượng cung lớn hơn cầu. Đó là yếu tố khách quan đòi hỏi các đơn vị của Tổng công ty phải tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng tỷ lệ mặt hàng cấp cao. Ngay từ đầu những năm chuyển sang cơ chế mới, Tổng công ty đã thông báo cho mọi thành viên và đặt ra chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, trong nhiều năm qua chúng ta phải thừa nhận chất lượng chè xuất khẩu nói chung còn nhiều khiếm khuyết, biểu hiện : Thứ nhất là chất lượng sản phẩm hàng năm chưa ổn định, bởi trong sản phẩm còn một số khuyết tật gây ảnh hưởng rất đáng chú ý là các dạng lá già, râu xơ, nhiều cọng …ở một số đơn vị, tình trạng máy móc thiết bị vẫn chưa được cải tạo triệt để do hạn chế về khả năng tài chính. Nhiều nơi vẫn chưa có đủ điều kiện để xoá bỏ tình trạng héo cưỡng bức để chuyển sang héo bằng máng. Nhiều máy sấy chè chưa được nâng cấp nên vẫn có tình trạng quá lửa .Một vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của chè Việt Nam đó là dư lượng thuốc trừ sâu trong chè cao. Tổng công ty chè Việt Nam cũng không ít lần khuyến cáo nhưng các biện pháp tổng thể thì hầu như chưa đề cập. Thứ hai là khu vực tư nhân do quy trình thu hái không đảm bảo nên chất lượng không đồng đều. Tình trạng chế biến và thu mua chè ở các xưởng chè nhỏ có chất lượng kém, đây là nguy cơ làm giảm chất lượng sản phẩm chung. 3.4. Về thực trạng phương thức xuất khẩu. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh sôi nổi, Tổng Công ty luôn tìm cách đổi mới công tác tiếp thị, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với uy tín và kinh nghiệm xuất khẩu lâu năm, có quan hệ với nhiều bạn hàng trên thế giới, Tổng công ty là đầu mối xuất khẩu chè quan trọng của ngành chè. Ngoài các hình thức xuất khẩu tự doanh, Tổng công ty còn hoạt động xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chè khác. Do có nguồn vốn mạnh, cũng như đội ngũ những người hoạt động xuất khẩu linh hoạt và vững vàng về nghiệp vụ, Tổng công ty thường được các công ty khác uỷ thác xuất khẩu, phí uỷ thác thường được chiếm khoảng từ 1-1,5% tổng giá trị hợp đồng (thường là hợp đồng uỷ thác toàn bộ). Tuy hình thức này không phải gặp nhiều rủi ro, không đòi hỏi phải tốn nhiều công sức nhưng lợi nhuận lại thấp . Biểu 6: Thực hiện xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu (1996-2001) Phương thức xuất khẩu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu trực tiếp (%) 37 39 44 57 55 51 Xuất khẩu ủy thác (%) 63 61 56 43 45 49 Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam . Trong những năm 1996-1998, hoạt động này chiếm vị trí lớn trong tổng lượng xuất khẩu chè của Tổng công ty, năm 1996 chiếm 63%, năm 1997 chiếm 61%, sang năm 1998 xuống 56%. Riêng ba năm gần đây tỷ trọng này hụt xuống hẳn, nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách của nhà nước cho phép các thương nhân tự do xuất khẩu. Có rất nhiều bạn hàng trước đây của Tổng công ty bây giờ thành đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trong việc xuất khẩu chè . Tuy nhiên, xét cụ thể hơn trong 3 năm gần đây: Tỷ trọng hàng uỷ thác xuất khẩu đã bước đầu gia tăng trở lại năm 1999 uỷ thác xuất khẩu chiếm 43% đạt 8654 tấn đến năm 2000 đã chiếm 45% đạt 11027 tấn và 2001 là 49% đạt 14853 tấn. Như vậy, sự gia tăng này đã báo hiệu những tín hiệu đáng mừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Biểu 7: Thực hiện xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu (1999-2001) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 11176 57 13399 55 14925 51 Uỷ thác xuất khẩu 8654 43 11027 45 14853 49 Tổng 19740 100 24426 100 29778 100 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam 4. Phân tích hoạt động tạo nguồn và mua hàng chè cho xuất khẩu của Tổng Công ty. 4.1. Phân tích kết quả nguồn hàng chè xuất khẩu của Tổng Công ty. Như đã phân tích ở phần lý luận ở chương I, nguồn hàng có thể phân chia theo những tiêu thức. Dưới đây sẽ là kết quả nguồn hàng theo những tiêu thức đó. * Kết quả nguồn hàng theo mặt hàng. Biểu 8: Kết quả nguồn hàng theo mặt hàng Mặt hàng 1999 2000 2001 Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Chè đen OTD 7745 68,20 9461 69,43 10686 70,20 Chè đen CTC 357 3,14 431 3,16 505 3,32 Chè xanh 1370 12,06 1408 10,33 1385 9,10 Chè bán thành phẩm 45 0,40 61 0,45 58 0,38 Chè thành phẩm 1840 16,20 2266 16,63 2588 17,00 Tổng số 11357 100 13627 100 15222 100 Nguồn: Tổng Công ty chè Việt Nam Qua biểu trên, ta xét thấy cơ cấu nguồn hàng chè cho xuất khẩu còn khá đơn giản. Tổng Công ty mới chỉ xuất khẩu được 5 mặt hàng đó là chè đen OTD, chè đen CTC, chè xanh, chè thành phẩm và chè bán thành phẩm. Trong đó chè OTD luôn chiếm tỷ trọng cao trong suốt 3 năm 1999, 2000, 2001 là 68,2%; 69,43%; 70,20%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ hiện nay các nhà máy chế biến chè của ta có dây chuyền sản xuất chủ yếu là dây truyền sản xuất chè OTD (Orthodox), Chè CTC (Curling-Tearing-Cutting) có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 3,14% năm 1999 lên 3,16% năm 2000 và 3,32% năm 2001. Đây là một xu hướng tốt bởi lẽ chè đen CTC là loại được ưa chuộng trên thị trường thế giới, dễ bán và có giá cao hơn chè OTD. Ngược lại với chè CTC , chè xanh lại có chiều hướng giảm từ 12,06% năm 1999 xuống còn 10,33% năm 2000 và 9,10% năm 2001. Điều này xảy ra là do chè xanh chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, vài năm gần đây hai nước này lại được mùa chè nên họ đã giảm lượng nhập khẩu về trong nước. Chính vì vậy, khối lượng nguồn hàng chè xanh cũng giảm trong 3 năm qua. Chè bán thành phẩm cũng giảm từ 0,40% năm 1999 và năm 2000 là 0,45% xuống 0,38% năm 2001. Nguyên nhân chính là giá chè bán thành phẩm biến động rất bấp bênh trên thị trường thế giới nên Tổng Công ty đã chủ động giảm khối lượng mặt hàng chè này trong nguồn hàng của mình. Chè thành phẩm tăng đều từ 16,20% năm 1999 lên 16,63% năm 2000 và 17,00% năm 2001. Chè thành phẩm bao gồm 2 loại có nhãn hiệu Dragon và Bambo được ưa chuộng trên thị trường Nga. Vì nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tăng cao nên Tổng Công ty đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn hàng của mình. *Phân tích kết quả nguồn hàng theo khu vực địa lí Nguồn hàng chính của Tổng Công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc (hơn 70%). Nhìn chung qua 3 năm khối lượng chè mua được ở các tỉnh tăng mạnh về khối lượng nhưng về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn hàng lại chênh lệch rất ít chỉ từ 3-4%. Nguyên nhân là do từ suốt 3 năm nay hàng loạt các nhà máy chế biến mới được xây dựng đều khắp tất cả các tỉnh do vậy dẫn đến khối lượng chè tăng nhưng cơ cấu nguồn hàng ít biến động. Hai tỉnh dẫn đầu ở khu vực phía Bắc là Thái Nguyên và Phú Thọ chiếm trên 15% tổng khối lượng nguồn hàng (Thái Nguyên 22-23% và Phú Thọ 15-17%) Khối lượng hàng mua từ 2 tỉnh này tăng mạnh như Thái Nguyên 2499 tấn năm 1999 lên đến 3501 tấn năm 2001. Đây cũng là hai tỉnh nằm trong số những tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Tiếp theo phải kể đến là Sơn La- Lai Châu- Lao Cai thường chiếm 7-10% khối lượng mua vào. Thường thì chè ở 2 tỉnh Sơn La-Lai Châu chủ yếu là chè xanh được mua để xuất sang Nhật Bản và Đài Loan. Bởi lẽ đây là vùng chè có điều kiện tự nhiên cực kỳ phù hợp với cây chè. Độ cao trung bình là từ 500-700m so với mực nước biển lại có biên độ nhiệt dao động 1 ngày đêm lớn nên hàm lượng chất tan (quy định chất lượng chè) rất cao từ 40-42% (thông thường là 32%). Chè có đặc trưng và hương vị riêng rất rõ rệt. Kế đến là Hoà Bình - Hà Giang từ 3-7%. Ngoài các tỉnh ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh duyên hải miền trung (chủ yếu là Nghệ An và Hà Tĩnh) cũng cung cấp một lượng chè lớn. Khu vực Tây Nguyên có Lâm Đồng (là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước) thường cung cấp khoảng trên dưới 10% khối lượng nguồn hàng và được Tổng Công ty giao cho chi nhánh của mình tại thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thu mua. Biểu 9: Kết quả nguồn hàng theo khu vực địa lý. Tỉnh 1999 2000 2001 Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷtrọng (%) Thái Nguyên 2499 22 2998 22 3501 23 Phú Thọ 1704 15 2317 17 2588 17 Sơn La 568 5 1226 9 1218 8 Lao Cai 795 7 954 7 1066 7 Hoà Bình 341 3 409 3 609 4 Hà Giang 568 5 818 6 1066 7 Lai Châu 1022 9 1090 8 1370 9 Lâm Đồng 1136 10 1363 10 1827 12 Các tỉnh khác 2726 24 2453 18 1979 13 Tổng 11357 100 13627 100 15222 100 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam * Phân tích kết quả nguồn hàng và sản lượng xuất khẩu trực tiếp. Biểu 10: Kết quả nguồn hàng và sản lượng xuất khẩu trực tiếp Đơn vị : tấn Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Sản lượng xuất khẩu trực tiếp 11176 13399 14925 Khối lượng nguồn hàng(từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng) 11357 13627 15222 Chênh lệch 181 228 297 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam Chênh lệch giữa sản lượng xuất khẩu trực tiếp và nguồn hang đang có dấu hiệu gia tăng trong 3 năm qua. Từ năm 1999 mức chênh lệch chỉ là 181 tấn sang đến năm 2000 là 228 tấn và 2001 là 297 tấn. Như vậy, hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua hàng đang báo hiệu nhiều dấu hiệu giảm sút đặc biệt là trong khâu kế hoạch hoạt động mua hàng và tạo nguồn. * Phân tích kết quả nguồn hàng theo hình thức tạo nguồn và mua hàng. Biểu 11: Kết quả nguồn hàng theo hình thức tạo nguồn và mua hàng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Tạo nguồn 8761 77,14 6811 49,98 5909 38,81 Mua hàng 2596 22,86 6816 50,02 9313 61,18 Tổng 11357 100 13627 100 15222 100 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam Khối lượng nguồn hàng từ hoạt động mua hàng tăng vọt trong 3 năm trở lại đây. Năm 1999 mới chỉ là 2596 tấn, chiếm tỷ trọng 22,86 % nhưng sang năm 2000 đã tăng đến 6816 tấn và năm 2001 là 9313 tấn lần lượt chiếm tỷ trọng là 50,02 % và 61,18% . Như vậy, trong 2 năm 2000 và 2001 nguồn hàng từ hoạt động này đã bước đầu lấn át nguồn hàng thu từ hoạt động tạo nguồn. Đây là điều đáng lo ngại vì song song với sự gia tăng khối lượng hàng mua là sự giảm sút của nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn : năm 1999 vẫn chiếm 77,14% trong khối lượng nguồn hàng , đạt 8761 tấn nhưng sang năm 2001 chỉ còn 61,18% đạt 5909 tấn. Để giải thích cho hiện tượng này không thể đổ lỗi cho sự giảm sút sản lượng sản xuất của các nhà máy vì trong 3 năm qua sản lượng sản xuất của các nhà máy vẫn không ngừng gia tăng. Vì thế, phải khẳng định rằng những yếu kém về khả năng kiểm soát nguồn hàng (tạo ra từ hoạt động tạo nguồn) là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Ta hãy xem xét kết quả nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn của Tổng Công ty * Phân tích kết quả nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn. J Về các hình thức tạo nguồn: Biểu 12: Kết quả nguồn hàng từ các hình thức tạo nguồn Hình thức 1999 2000 2001 Khối lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Tự sản xuất 6137 70,05 4685 68,78 4127 69,85 Liên doanh, liên kết 1729 19,74 1382 2 21,03 1210 20,48 Đầu tư cho cơ sở sản xuất chế biến 895 10,21 744 11,29 572 9,67 Tổng 8761 100 6811 100 5909 100 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam Theo biểu trên tạo nguồn theo hình thức tự sản xuất chiếm tỷ trọng áp đảo thường xấp xỉ 70% trong khi hai hình thức còn lại chiếm 30%(liên doanh , liên kết chiếm 20% và đầu tư cho cơ sở sản xuất là 10%). Ưu điểm của hoạt động tạo nguồn theo hình thức tự sản xuất là độ kiểm soát vể nguồn hàng cao đặc biệt là về chất lượng tuy nhiên tạo nguồn theo hình thức này lại đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Hai hình thức còn lại thì cho phép lượng vốn đầu tư thấp hơn song sự kiểm soát nguồn hàng lại không cao như tạo nguồn theo hình thức tự sản xuất. J Về chất lượng nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn: Biểu 13: Chất lượng nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn Chỉ tiêu chất lượng 1999 2000 2001 Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Loại 1 6148 70,17 5161 75,78 4590 77,68 Loại 2 1616 18,45 1197 17,58 905 15,32 Loại 3 997 11,38 520 7,64 403 6,82 Tổng 8761 100 6811 100 5909 100 Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam Chất lượng nguồn hàng từ hoạt động tạo nguồn là rất cao. Hàng loại 1 thường chiếm trên 70%, loại 2 thường từ 15-20% và loại 3 là 5-10%. Trong những năm qua, nhờ hàng loạt các biện pháp nâng cao chất lượng về giống, về các biện pháp thâm canh, những cải tiến về công nghệ chế biến chất lượng chè đang ngày càng tăng cao và rất ổn định. Cụ thể là: Chè loại 1 đã nâng cao về tỷ trọng từ 70,17% năm 99 lên 75,78% năm 2000 và 77, 68% năm 2001 . Chè loại 2 và loại 3 có xu hướng giảm nhất là chè loại 3 từ 11,38% năm 99 xuống còn 6,82% năm 2001. *Phân tích kết quả nguồn hàng từ hoạt động mua hàng J Về hình thức mua hàng: Biểu 14: Kết quả nguồn hàng theo hình thức mua hàng Hình thức 1999 2000 2001 Lượng (tấn) Tỷtrọng (%) Lượng (tấn) Tỷtrọng (%) Lượng (tấn) Tỷtrọng (%) Mua hàng không theo hợp đồng 525 20 1568 23 2328 25 Đặt hàng và hợp đồng đã được ký trước 755 29 2317 34 3353 36 Mua hàng theo hợp đồng mua đứt bán đoạn 1316 51 2931 43 3632 39 Tổng 2596 100 6816 100 9313 100 Nguồn :Tổng Công ty chè Việt Nam Hiện tại Tổng Công ty thực hiện mua hàng dưới các hình thức sau đây: - Mua bán trao tay không theo hợp đồng : Khối lượng hàng mua theo hình thức này tăng cao trong 3 năm. Năm 99 là 525 tấn sang năm 2000 đã là 1568 tấn và năm 2001 là 2328 tấn chiếm tỷ trọng lần lượt là 20%, 23% và 25%. Tổng Công ty và các xưởng chế biến có công suất nhỏ thường mua bán với nhau không theo hợp đồng ký trước mà bằng trao đổi hàng - tiền trực tiếp. Hình thức này thường được áp dụng khi hàng mua với số lượng không lớn và thường dùng để xuất khẩu luôn. Kiểu mua này thường được lựa chọn khi xuất khẩu chè xanh. Nó có ưu điểm là nhanh gọn: đáp ứng được yêu cầu của hai bên. Mặc dù vậy nó cũng có nhiều nhược điểm như: Khó quản lý về chất lượng, chất lượng hàng mua không đồng đều, hai bên dễ gặp rủi ro trong kinh doanh - Mua theo hợp đồng : Hình thức này cũng có xu hướng gia tăng trong 3 năm qua. Từ 755 tấn năm 1999 đến năm 2000 là 2317 tấn và 3353 tấn vào năm 2001. ở kiểu mua này, cán bộ của Tổng Công ty đến tận cơ sở chế biến xem hàng rồi ký hợp đồng kinh tế. Sau đó thì Tổng Công ty nhận hàng và trả tiền còn cơ sở chế biến giao hàng và nhận tiền. Hai bên chấm dứt nghĩa vụ và quyền lợi sau khi giao hàng và trả tiền tại nơi bán. Hình thức mua này cũng như mua bán trao tay không theo hợp đồng thường được coi là đệm dự phòng khi nguồn hàng nhận được từ các hình thức thu gom khác không đủ đáp ứng yêu cầu hoặc thời hạn giao hàng trong các hợp đồng ngoại là ngắn. * Mua theo hình thức đặt hàng và ký kết hợp đồng: Mua hàng theo hình thức n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33927.doc
Tài liệu liên quan