MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CÁM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài .6
2. Mục đích nghiên cứu.7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.7
4. Giả thuyết nghiên cứu.8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .8
6. Giới hạn đề tài .8
7. Phương pháp nghiên cứu.8
8. Đóng góp của luận văn.10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI . 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .11
1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trên thế giới .11
1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở Việt Nam .16
1.2. Lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .19
1.2.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ .19
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến việc giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ .27
1.2.3. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.30
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON TẠI TPHCM. 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu .43
2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu.43
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng .45
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM.464
2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM .46
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM.48
2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM.51
2.2.4. Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.62
2.2.5. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi của BGH và GV các trường Mầm non, Tp.HCM .63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. 67
3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .67
3.1.1. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.67
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp.67
3.1.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.68
3.2. Khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên BGH, giáo viên mầm non.81
3.2.1. Quy ước tính hiệu quả của các biện pháp.81
3.2.2. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp.82
3.3. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.86
3.3.1. Mục đích thử nghiệm .86
3.3.2. Nội dung thử nghiệm.86
3.3.3. Nhiệm vụ thử nghiệm.86
3.3.4. Tổ chức thử nghiệm.86
3.3.5. Kết quả thử nghiệm .89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 94
1. Kết luận .94
2. Kiến nghị .96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
DANH MỤC PHỤ LỤC. 102
134 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 7738 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc.
- Dạy các bé gái bảo vệ bản thân tránh các hành vi xâm phạm cơ thể.
- Biết các số điện thoại khẩn cấp.
• Trường Mầm non Sen Hồng, Q.Bình Tân:
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi
không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
• Trường Mầm non 6 Q3:
- Biết cách sử dụng một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Các hành động có thể gây nguy hiểm.
- Không đi theo, nhận quà từ người lạ khi chưa được người thân cho phép.
Tiến hành so sánh nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay ở một
số trường mầm non với nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non 2009 và bộ
50
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, thì ta thấy hầu hết các trường đã thực hiện theo nội dung
trong chương trình và bộ chuẩn.
Từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi tổng hợp lại những nội dung giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non hiện nay đang tiến hành là:
• Tránh xa những nơi nguy hiểm mất vệ sinh; những hành động nguy hiểm: không lại
gần người hút thuốc lá, ao, hồ, sông, suối, không lại gần ổ điện và không chơi những vật
dụng nguy hiểm, không leo trèo cao
• Tự bảo vệ khi gặp người lạ; không nhận quà và đi theo người lạ khi chưa được người
thân cho phép.
• Những điều cần biết khi đi lạc; cách xử lý khi có cháy.
• An toàn giao thông; biết ý nghĩa của một số biển cấm, biển báo nơi nguy hiểm, biển
báo giao thông cơ bản; biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
• Giáo dục giới tính không để người khác xâm phạm thân thể; biết kêu cứu khi có
người làm đau vùng kín
Như vậy, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay ở một số
trường mầm non tập trung vào 3 chủ đề lớn: an toàn ở gia đình, an toàn nơi công cộng và an
toàn giao thông. Đặc biệt, nội dung “giáo dục giới tính, tránh xâm phạm thân thể và tình
dục” dù trong chương trình và bộ chuẩn không đưa vào nhưng một số trường đã mạnh dạn
giáo dục cho trẻ như các trường mầm non Sơn Ca, Huyện Hóc Môn; trường mầm non 19/5,
Quận 10 vì đây là nội dung cần thiết và quan trọng cho trẻ trong điều kiện sống của xã
hội hiện đại.
Ngoài ra, có 67/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 83,75%) đề xuất nên thống nhất nội dung giáo
dục kỹ năng này một cách hệ thống, phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi và giúp đạt
được kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non.
Kết quả thực trạng trên đã giúp chúng tôi thiết kế nội dung khảo sát mức độ nhận thức
về việc tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm ở Chương 3. Các nội dung (ND) khảo
sát như sau:
• ND 1: Biết không chơi với một số đồ vật nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện,
chất tẩy rửa, bật lửa, thuốc pháo, phích nước sôi).
• ND 2: Biết không nên chơi ở những nơi nguy hiểm (nhà bếp, nơi bụi bẩn, có khói
thuốc lá, bãi rác, ao, hồ, sông suối).
51
• ND 3: Biết hành động nguy hiểm (xô đẩy, đánh nhau, đá đấm, cắn nhau, chơi trên
đường đi ).
• ND 4: Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm.
• ND 5: Biết kêu cứu giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm (đi lạc, té ngã, chảy máu,
khó chịu trong người, kẹt thang máy, đám cháy, động đất...).
• ND 6: Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ.
• ND 7: Biết các số điện thoại khẩn cấp: 113 (công an), 114 (cứu hỏa), cứu thương
(115).
• ND 8: Biết không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho
phép.
• ND 9: Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo qui định của một số biển báo giao
thông, biển báo nơi nguy hiểm.
• ND 10: Biết các hành vi xâm hại tình dục (ôm, hôn, sờ mó vào bộ phận sinh dục của
trẻ khi trẻ chưa đồng ý).
2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM
Có thể nói trong các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục trẻ như nhà trường, gia đình
và xã hội thì nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, GV là những người được
đào tạo có chuyên môn, nội dung giáo dục được thiết kế mang tính khoa học để đảm bảo sự
phát triển của trẻ. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng, những biện pháp
giáo dục từ phía nhà trường sẽ là những giải pháp chủ đạo cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ.
Để cho việc theo dõi cách thống kê số liệu thực trạng biện pháp giáo dục bên dưới
được dễ hiểu, chúng tôi xin đưa ra một số quy ước tính toán như sau:
Cách cho điểm ở mỗi mức độ:
MỨC ĐỘ Không bao
giờ
Hiếm khi Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
ĐIỂM 1 2 3 4 5
Tổng hợp từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi thấy rằng hiện nay BGH và GV các
trường đang sử dụng các biện pháp (BP) với mức độ như sau:
52
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của các
trường hiện nay.
BIỆN
PHÁP
NỘI DUNG
BIỆN PHÁP
TRUNG
BÌNH
ĐỘ
LỆCH
CHUẨN
T-
TEST
SIG
HẠNG
THEO
TRUNG
BÌNH
TỈ
LỆ
%
RTX
BP1 Trò chuyện, dùng
lời giải thích.
4.53 0.62 0.025 .717 1 58,8%
BP2 Đưa tình huống có
vần đề cho trẻ giải
quyết, trải nghiệm.
3.78 0.71 -0.725 .000 4 13,8%
BP3 Tổ chức các trò
chơi đóng vai, học
tập.
3.78 0.73 -0.725 .000 4 11,3%
BP4 Sử dụng các câu
chuyện kể.
3.89 0.60 -0.613 .000 3 11,3%
BP5 Khuyến khích trẻ
nhận xét, đánh giá
bạn và tự đánh giá
bản thân.
3.61 0.83 -0.888 .000 7 15%
BP6 Tận dụng những
tình huống nảy
sinh trong cuộc
sống hàng ngày
của trẻ và trong xã
hội.
3.69 0.74 -0.813 .000 5 15%
BP7 Rèn luyện kỹ năng
cho trẻ mọi lúc
mọi nơi.
4.04 0.75 -0.463 .000 2 30%
BP8 Xây dựng và đưa
nội dung giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ theo hướng
3.89 0.71 -0.613 .000 3 20%
53
tích hợp với hoạt
động dạy, hoạt
động vui chơi và
hoạt động khác.
BP9 Tăng cường công
tác tuyên truyền
nhằm nâng cao
nhận thức của giáo
viên và phụ huynh
về sự cần thiết của
việc giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho
trẻ.
3.68 0.69 -0.825 .000 6 11,3%
Nhìn vào bảng 2.8, ta nhận thấy, trong các biện pháp giáo dục nêu trên thì biện pháp
trò chuyện, dùng lời giải thích là biện pháp được các trường sử dụng rất thường xuyên với
điểm trung bình là 4.53 thuộc khoảng từ 4 đến dưới 5. Thống nhất với kết quả này, khi tiến
hành phỏng vấn BGH và GV một số trường thì hầu hết cho rằng biện pháp trò chuyện, dùng
lời giải thích, nhắc nhở là một trong những biện pháp giáo dục họ thường sử dụng nhất.
Theo Cô N.T C (GV phụ trách lớp Lá, trường mầm non SH) cho rằng: “Trò chuyện, đàm
thoại hay nhắc nhở là những biện pháp có thể thực hiện dễ dàng; giúp trẻ hiểu được những
việc nào nên làm và không nên làm; nó phù hợp với trẻ vì trẻ em bản tính hiếu động, chóng
nhớ chóng quên nếu chỉ dạy hoặc nói qua một lần trẻ chưa thể nhớ được”.
Biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm cũng được sử dụng
thường xuyên với điểm trung bình là 3.78. Biện pháp này theo chúng tôi, với ưu điểm giúp
trẻ có cơ hội được thực hành, bộc lộ những suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Qua đó, trẻ
được củng cố và khắc sâu hơn những kiến thức tiếp nhận. Cùng quan điểm này, Cô
N.T.M.H (hiệu phó chuyên môn ở trường mầm non SC) đã cho rằng: “Để giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ cần vận dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là nên đưa tình huống cho trẻ giải
quyết, xử lý để trẻ được khắc sâu hơn không chỉ nên trò chuyện bằng lời vì trẻ em có quá
nhiều cái phải nhớ”. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, GV phải có kiến thức,
54
kinh nghiệm biết lựa chọn những tình huống thực sự có vấn đề, có ý nghĩa với cuộc sống
của trẻ, cũng như có hệ thống câu hỏi hướng dẫn, khơi gợi trẻ giải quyết vấn đề.
Đồng điểm trung bình với biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải
nghiệm đó chính là biện pháp tổ chức các trò chơi đóng vai, học tập với điểm trung bình là
3.78 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4, đây cũng là biện pháp được sử dụng ở mức thường
xuyên. Theo chúng tôi nhận định, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng và kỹ năng sống
nói chung, không chỉ giáo dục bằng lý thuyết suôn mà cần tạo ra các cơ hội cho trẻ được
thực hành, trải nghiệm. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo học qua chơi “chơi mà học, học mà chơi” nên
thiết nghĩ đây là một trong những biện pháp khá hữu hiệu với trẻ cần được sử dụng ở tần
suất nhiều hơn nữa. Cũng giống như biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết,
để có thể sử dụng biện pháp này, GV cần có sự hiểu biết nhất định về cách thức tổ chức, tiến
hành cũng như cần có sự chuẩn bị và đầu tư nhất định về giáo cụ, học cụ cho các loại trò
chơi của trẻ như: đóng vai, học tập nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư thì khó mà có thể
tiến hành được.
Ở biện pháp giáo dục bằng các câu chuyện kể thì điểm trung bình đạt được là 3.89
thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 nên ta kết luận biện pháp này được sử dụng ở mức thường
xuyên. Theo Cô N.T.K.H (GV phụ trách lớp Lá, trường mầm non 6) cho biết: “Cô đã sử
dụng những bài hát, câu chuyện trong chương trình có nội dung phù hợp để giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ”. Như vậy, có thể thấy GV các trường đã biết vận dụng những câu
chuyện kể trong chương trình có nội dung phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ. Nên chăng, cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các câu chuyện kể
như là một phương tiện để giáo dục nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, bởi lẽ các câu
chuyện kể luôn là món ăn tinh thần có sức hấp dẫn rất lớn với trẻ. Bên cạnh những câu
chuyện có trong chương trình thì GV có thể tự sáng tạo những câu chuyện có thể giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Thông qua những câu chuyện, trẻ học được kỹ năng tự bảo vệ
một cách tự nhiên và hiệu quả.
Biện pháp giáo dục khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân có
điểm trung bình là 3.61 cũng thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4, như vậy biện pháp này cũng
được sử dụng ở mức thường xuyên. Như chúng ta cũng biết, khi cho trẻ cơ hội được nói lên
những nhận xét, đánh giá chính là cơ hội để trẻ bộc bạch những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ
và là cơ hội cho trẻ được nhìn nhận lại những hành vi, hành động, thái độ, cách cư xử nào
55
đó của bản thân và bạn bè. Với ưu điểm này, thiết nghĩ BGH và GV các trường nên tăng
cường sử dụng nhiều hơn biện pháp này. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp khuyến khích trẻ
nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân, BGH và GV các trường nên cần đưa ra các
chuẩn đánh giá như là những hành vi nào được xem là đúng, hành vi nào được xem là
không đúng hoặc sử dụng biện pháp nêu gương tốtđể dựa vào đó trẻ học tập, noi gương
và có cơ sở đánh giá, nhận xét khách quan hơn.
Ở biện pháp giáo dục tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày
của trẻ và trong xã hội thì điểm trung bình là 3.69 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 nghĩa là
biện pháp được sử dụng ở mức thường xuyên. Theo chúng tôi nhìn nhận, đây là một biện
pháp rất tích cực mang tính chất sinh động, thực tế với những hình ảnh, con người thật, việc
thật là phương tiện rất trực quan giúp cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của GV
được hiệu quả hơn. Cô N.T.B.H (Hiệu phó chuyên môn, trường mầm non RĐ) chia sẻ:
“Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiệu quả nhất là nên cho trẻ quan sát hình ảnh
người thật, việc thật thông qua những chuyến đi tham quan, dã ngoại trẻ sẽ học được từ
những tình huống nảy sinh trong thực tế; đặc biệt do đặc thù của trường có 2 cơ sở, trẻ
thường xuyên được dắt đi qua lại giữa cơ sở chính và cơ sở phụ để dạo chơi, sinh hoạt và
đây là cơ hội trẻ được học hỏi, trải nghiệm những gì mắt thấy tai nghe từ bên ngoài cuộc
sống”. Như vậy, biện pháp này cũng cần được ứng dụng nhiều hơn nữa vì những yếu tố trực
quan, sinh động, thực tế rất phù hợp với tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo. Nếu các trường
không có nhiều điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thực tiễn thì có thể lồng ghép vào trong những
chuyến tham quan, dã ngoại hoặc là GV các trường nên sưu tầm những hình ảnh, đoạn phim
trên mạng internet, báo chí, truyền hình có chứa những tình huống có thể giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ.
Tiếp theo là biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi với điểm trung bình
đạt được 4.04 thuộc vào khoảng từ 4 đến dưới 5, là biện pháp được sử dụng ở mức độ rất
thường xuyên, cùng mức độ sử dụng với biện pháp trò chuyện, dùng lời giải thích. Như vậy
theo chúng tôi, biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi đã được BGH và GV
các trường sử dụng tối đa. Họ đã vận dụng biện pháp này một cách triệt để, luôn giáo dục
cũng như tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong các giờ học, hoạt động vui
chơi trong lớp, ngoài trời và cả trong giờ sinh hoạt nghỉ ngơi. Bởi lẽ, BGH và GV các
trường cũng nắm được quá trình hình thành, giáo dục bất kỳ kỹ năng nào đối với trẻ không
56
thể chỉ giáo dục trong một buổi, một hoạt động nào đó mà trẻ cần một quá trình rèn luyện
lâu dài, cần được rèn luyện, thực hành mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, đây là biện pháp đã được sử
dụng ở mức rất thường xuyên.
Kế nữa là biện pháp xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo
hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và hoạt động khác. Theo bảng kết
quả, biện pháp này có điểm trung bình là 3.89 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 là biện pháp
được sử dụng ở mức thường xuyên. Ta thấy, biện pháp này cũng là một cách thức giáo dục
hiệu quả, phù hợp với tâm lý trẻ mẫu giáo và đặc trưng dạy học ở trường mầm non và phù
hợp với xu hướng tích hợp hiện nay trong giáo dục. Do đó, cần tiếp tục gia tăng sử dụng
biện pháp này.
Sau cùng là biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của
giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ có điểm
trung bình là 3.68 cũng thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4, là biện pháp được sử dụng ở mức độ
thường xuyên. Thiết nghĩ bên cạnh nhà trường, vai trò giáo dục của gia đình, xã hội cũng rất
quan trọng nên các trường cần chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức bằng
nhiều hình thức cho cả GV và lực lượng phụ huynh của trẻ để quá trình giáo dục kỹ năng
này được hoàn thiện hơn.
• Tổng hợp chung về thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ hiện nay của các trường MN:
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
5-6 tuổi hiện nay của các trường.
0,00
0,50
1,00
1,50
2,00
2,50
3,00
3,50
4,00
4,50
5,00
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 BP9
57
Nhìn vào biểu đồ tổng hợp này, ta nhận thấy trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ, BGH và GV các trường đã vận dụng khá nhiều biện pháp với mức độ sử dụng
khác nhau. Biện pháp giáo dục được sử dụng cao nhất là biện pháp trò chuyện và dùng lời
giải thích với điểm trung bình là 4.53; kế đến là biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc
mọi nơi (4.04); cùng đứng vị trí thứ 3 là biện pháp xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và
hoạt động khác và biện pháp sử dụng các câu chuyện kể (3.89); theo sau là biện pháp đưa
tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm và biện pháp tổ chức các trò chơi đóng
vai, học tập cùng đứng ở vị trí thứ 4 (3.78); đứng vị trí thứ 5 là biện pháp tận dụng những
tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trong xã hội (3.69); kế tiếp là
biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ
huynh về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ (3.68) và cuối cùng là
biện pháp khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân (3.61).
Ngoài ra, khi tiến hành phỏng vấn BGH và GV ở một số trường thì họ cho rằng để tiến
hành giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được hiệu quả cần vận dụng các biện pháp giúp trẻ
được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn, vì giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ không
chỉ dùng lời, giảng dạy bằng lý thuyết suông.
Theo nhận định của chúng tôi, không có biện pháp giáo dục nào là hữu hiệu nhất, vạn
năng nhất, tùy vào từng nội dung, mục đích giáo dục mà ta sẽ vận dụng biện pháp nào hay
kết hợp nhóm biện pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng của
việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng, trẻ “học thông qua
hành” tức là cần có những cơ hội được trải nghiệm, được ứng xử với các hành vi, tình
huống thực tế nhờ đó kỹ năng của trẻ sớm được hình thành và khắc sâu hơn.
Vì vậy, theo chúng tôi với việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cần lấy những biện
pháp giáo dục có thể tạo cho trẻ cơ hội được thực hành, trải nghiệm làm chủ đạo đồng thời
linh hoạt kết hợp với các biện pháp giáo dục khác nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng
giáo dục kỹ năng này một cách hoàn thiện hơn.
Như vậy, với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy BGH và
GV các trường đã sử dụng khá nhiều các biện pháp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Các biện pháp nêu trên đều được sử dụng với mức độ từ thường xuyên trở lên. Đặc biệt,
biện pháp trò chuyện và dùng lời giải thích là biện pháp được sử dụng rất thường xuyên.
58
• Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ qua phân
tích sản phẩm hoạt động của GV lớp 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non trên địa bàn
nghiên cứu:
Để bổ trợ thêm những thông tin thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng
áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của BGH và GV các trường. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu kế hoạch giáo dục của GV lớp 5-6 tuổi ở 3 trường: Mầm non 6, Quận 3;
Mầm non Sen Hồng, Quận Bình Tân và Mầm non Sơn Ca, Huyện Hóc Môn thuộc địa bàn
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy như sau:
Kế hoạch giáo dục của một GV lớp 5-6 tuổi cũng như của một GVMN trong một năm
học, thông thường gồm các kế hoạch sau: kế hoạch năm học; kế hoạch giáo dục năm; kế
hoạch giáo dục tháng; kế hoạch giáo dục tuần. Tất cả các kế hoạch này đều được soạn trên
hệ thống phần mềm Mindjet MindManager được Sở - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM
phổ biến xuống các trường mầm non từ năm 2010 để GV có thể biên soạn trực tiếp các kế
hoạch, giáo án và thuận tiện trong việc lưu giữ. BGH có thể theo dõi, giám sát việc thực
hiện các kế hoạch trong năm học của GV một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Xem xét kế hoạch giáo dục năm của các trường, chúng tôi nhận thấy các trường đều có
nội dung giáo dục giữ an toàn cho trẻ 5-6 tuổi; nội dung này nằm trong lĩnh vực phát triển
thể chất. Tuy nhiên, trên kế hoạch năm của các trường mặc dù có nội dung giáo dục an toàn,
tự bảo vệ này nhưng các trường không có tổ chức giờ học chính thức, mà chỉ tổ chức lồng
ghép trò chuyện trong giờ sinh hoạt sáng, chiều, vui chơi trong lớp, ngoài trời. Ngoài ra, các
trường đều dành thời gian là 1 tuần cho chủ đề an toàn. Nội dung giáo dục của chủ đề an
toàn này của các trường cũng khá khác nhau. Có trường dạy về an toàn giao thông; có
trường dạy về kỹ năng giữ an toàn, tự bảo vệ có trong chương trình hoặc bộ chuẩn của trẻ 5
tuổi.
Khi xem xét kế hoạch giáo dục tháng của GV lớp 5-6 tuổi ở 3 trường, chúng tôi thấy
rằng các trường phân bổ thời gian giáo dục nội dung này khác nhau. Có trường tiến hành
giáo dục vào tháng 1, có trường tiến hành vào tháng 4, có trường vào tháng 11 và lồng ghép
thêm vào một số tháng trong năm học. Kế hoạch giáo dục tháng của một GVMN gồm các
phần: Kế hoạch vui chơi của lớp; Chế độ sinh hoạt; Các giờ học để phát triển 5 lĩnh vực
trong chương trình và được thực hiện dưới hình thức chủ đề hoặc các hoạt động rèn kỹ
năng. Tùy vào từng chủ đề và kỹ năng, có những chủ đề, kỹ năng được thực hiện từ 1 đến 2
59
tuần. Với chủ đề an toàn, 3 trường đều tổ chức thực hiện trong 1 tuần, 3 tuần còn lại dành
cho việc thực hiện các chủ đề, kỹ năng khác. Ví dụ: Kế hoạch tháng 4 của trường mầm non
6, Quận 3 bên cạnh kế hoạch vui chơi, chế độ sinh hoạt thì các giờ học được phân chia
thành 4 tuần. Trong đó, tuần 1: chủ đề “An toàn cho bé”; tuần 2: “Rèn kỹ năng”; tuần 3: chủ
đề “Quả”; tuần 4: chủ đề “Cây xanh”.
Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn kế hoạch giáo dục tuần về chủ đề an toàn của GV 5-6 tuổi ở
3 trường chúng tôi nhận thấy họ đã sử dụng những biện pháp giáo dục như sau:
+ Trong 5 ngày của tuần có chủ đề “An toàn cho bé khi chơi” trường mầm non SH
Quận Bình Tân, chỉ dành ra 1 ngày để giáo dục nội dung an toàn, các ngày còn lại trong
tuần nhà trường tiến hành trò chuyện và rèn luyện các kỹ năng khác. Theo cô N.T.T.H (hiệu
phó chuyên môn nhà trường) cho biết: “Ở trường chúng tôi giáo dục an toàn thực hiện dưới
dạng chủ đề, trong tuần có 5 ngày thì ngày đầu tiên của tuần, được xem là ngày mở chủ đề
bằng biện pháp trò chuyện buổi sáng; sau đó GV có 1 ngày trong tuần để phát triển chủ đề,
những ngày còn lại GV sẽ rèn luyện những kỹ năng khác có trong 5 lĩnh vực phát triển cần
phát triển trong tháng; ngày cuối trong tuần sẽ là ngày đóng chủ đề cũng bằng biện pháp
trò chuyện, trưng bày những sản phẩm của trẻ nếu có”. Cụ thể: tuần giáo dục “An toàn cho
bé khi chơi” với nội dung hoạt động cho 5 ngày trong tuần như sau: ngày thứ nhất với đề
tài: “Nhận biết chữ số 7. Đếm và tách gộp trong phạm vi 7"; ngày thứ hai đề tài: “Phát triển
chủ đề: Tham quan nhà bếp”; ngày thứ ba “Nặn búp bê mặc váy”; ngày thứ tư “Kể chuyện:
Cái hố bên đường”; ngày thứ năm “Vận động và vỗ tay theo nhịp bài hát: Lớp chúng mình".
+ Ở trường mầm non 6, Quận 3 nội dung giáo dục an toàn được tiến hành trong cả 5
ngày của tuần có chủ đề “An toàn cho bé”. Cụ thể: trong tháng 4 nhà trường có tuần giáo
dục “An toàn cho bé” với nội dung hoạt động cho 5 ngày như sau: ngày thứ nhất với đề tài:
“Em chơi đu”; ngày thứ hai “Đồ vật không an toàn cho bé”; ngày thứ ba “Bé biết tự bảo vệ
mình như thế nào?”; ngày thứ tư “Hành động không an toàn cho bé”; ngày thứ năm “Tai
nạn khi tham gia giao thông”. Biện pháp giáo dục được sử dụng trong các giờ học này là trò
chuyện, đàm thoại là chính kết hợp với việc sử dụng một số trò chơi, quan sát sân trường
+ Ở trường mầm non SC, Huyện Hóc Môn cũng có tuần giáo dục chủ đề “An toàn
giao thông”, nội dung giáo dục giữ an toàn và tự bảo vệ được lồng ghép trong các chủ đề
khác và phân bố trong các tháng của năm học. Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong
60
các buổi lồng ghép đó chủ yếu là dùng lời, trò chuyện kết hợp cho trẻ thực hiện những bài
tập phân loại hành vi.
Nghiên cứu kỹ hơn những giáo án có tổ chức hoạt động giáo dục an toàn, tự bảo vệ
cho trẻ. Chúng tôi nhận thấy, biện pháp giáo dục chủ yếu các GV dùng trong các giờ học là
xem tranh, dùng lời, trò chuyện, vẽ, xen kẽ với dùng một số trò chơi, bài tập phân loại hành
vi đúng, sai; nên hay không nên. Và trong hoạt động vui chơi ngoài trời, một số trường cho
trẻ quan sát những nơi nguy hiểm trong trường: nhà bếp, lan can
Tóm lại, qua việc phân tích kế hoạch giáo dục của GV lớp 5-6 tuổi ở một số trường
mầm non, chúng tôi nhận thấy: nội dung giáo dục an toàn, tự bảo vệ cho trẻ có thực hiện
trong kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này chưa thực sự được quan tâm
đúng nghĩa. Giáo dục kỹ năng được tiến hành chủ yếu dưới hình thức lồng ghép vào các chủ
đề khác vì vậy nội dung giáo dục chưa sâu và chưa đầy đủ; thời gian dành cho việc giáo dục
kỹ năng này còn hạn chế. Các hoạt động giáo dục thiên về cung cấp kiến thức cho trẻ hơn là
tạo các cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành và biện pháp giáo dục GV sử dụng chủ yếu là
trò chuyện, dùng lời.
• Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ qua quan sát:
Từ việc phân tích kế hoạch giáo dục của GV ở một số trường ở phần trên, để tìm hiểu
thực tế, chúng tôi đã tiến hành quan sát một số hoạt động trong ngày ở 3 trường: Mầm non
6, Quận 3; Mầm non Sen Hồng, Quận Bình Tân; Mầm non Sơn Ca, Huyện Hóc Môn.
Quan sát một giờ học của một GV lớp Lá trường mầm non 6, Quận 3 tổ chức cho trẻ
trong tuần có chủ đề an toàn với đề tài: “Em chơi đu”. Chúng tôi nhận thấy mục tiêu cần đạt
của đề tài này: trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát “Em chơi đu” kết hợp vỗ tay theo nhịp 3/4,
biết chú ý lắng nghe bài hát “Em là ngôi sao của mẹ”, trẻ tích cực tham gia các hoạt động và
cuối cùng là trẻ biết tránh những đồ vật nào không an toàn. Hoạt động đầu tiên, GV đã sử
dụng biện pháp cho trẻ xem cuốn albumn hình vẽ của trẻ về các đồ vật an toàn và không an
toàn để trò chuyện, dẫn dắt vào bài hát: “Em chơi đu”. Sau đó, GV dạy cho trẻ hát bài này
kết hợp với vỗ tay theo nhịp. Hoạt động tiếp theo GV hát cho trẻ nghe bài hát: “Em là ngôi
sao của mẹ” và cho trẻ vẽ hình ảnh an toàn và không an toàn. Có thể thấy, đây là giờ học
thiên về giáo dục âm nhạc, có lồng ghép thêm nội dung giáo dục an toàn vào cho trẻ. Biện
pháp giáo dục nội dung an toàn trong giờ học này là xem hình ảnh, trò chuyện, và sau đó trẻ
được vẽ củng cố lại những hình ảnh an toàn và không an toàn. Nhìn chung, giờ học này đã
61
đạt được các mục tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_11_3969365697_0438_1871546.pdf