MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC . 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Mục đích nghiên cứu .7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.7
5. Giả thuyết khoa học.8
6. Giới hạn nghiên cứu .8
7. Cách tiếp cận nghiên cứu.8
8. Phương pháp nghiên cứu .9
9. Những đóng góp mới của đề tài.10
10. Cấu trúc của luận văn .10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG
TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH. 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .11
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .11
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .13
1.2. Cơ sở lý luận về sáng tạo.15
1.2.1. Khái niệm sáng tạo.15
1.2.2. Cơ sở thần kinh và cơ chế tâm lý của sáng tạo .17
1.2.3. Bản chất của sáng tạo.19
1.2.4. Đặc điểm của sáng tạo.22
1.2.5. Các cấp độ của sáng tạo .23
1.3. Tính sáng tạo của trẻ MG .24
1.3.1. Khái niệm .24
1.3.2. Vai trò của tính sáng tạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ mẫu giáo.25
1.3.3. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo.26
1.4. Cơ sở lý luận về góc tạo hình.28
1.4.1. Khái niệm góc tạo hình .28
1.4.2. Mối quan hệ giữa góc tạo hình và tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi.33
1.5. Biện pháp giáo dục tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình .363
1.5.1. Khái niệm biện pháp giáo dục tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi.36
1.5.2. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức góc tạo hình nhằm giáo dục tính
sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH. 40
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng.40
2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng .40
2.1.2. Vài nét về mẫu nghiên cứu.40
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng .41
2.1.4. Thời gian khảo sát thực trạng.41
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng.41
2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về góc tạo hình trong việc giáo dục
tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.41
2.2.3. Thực trạng những biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình.51
2.2.4. Thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo
hình ở một số trường MN, Tp.HCM .57
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các GVMN trong việc giáo dục tính sáng tạo
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình .58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH SÁNG TẠO
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI GÓC TẠO HÌNH . 63
3.1. Xây dựng một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc
tạo hình .63
3.1.1. Các nguyên tắc khi xây dựng một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình .63
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc
tạo hình.65
3.1.3. Hướng dẫn triển khai các biện pháp.66
3.2. Tổ chức thử nghiệm các biện pháp .75
3.2.1. Mục đích thử nghiệm .75
3.2.2. Quy trình thử nghiệm .75
3.2.3. Điều kiện tiến hành TN .76
3.2.4. Cách đánh giá kết quả TN.77
3.2.5. Kết quả TN.77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM. 97
1. Kết luận chung.97
2. Kiến nghị sư phạm.984
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
122 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N chuẩn bị sẵn đầy đủ sỏi, lon sữa bò để chơi trò “xếp
hình”, “ô ăn quan”, “ném lon”. GVMN chưa tạo điều kiện cho trẻ tự tìm sỏi chơi, chưa đưa trẻ
vào tình huống thiếu sỏi trẻ sẽ làm gì, hoặc nếu nhiều người cùng chơi thì khi trẻ vào nhóm trẻ
sẽ chia lượt chơi như thế nào
Có hôm GVMN cho trẻ đem hộp phấn xuống sân để vẽ, trẻ rất thích vẽ và vẽ một cách
say sưa trên sảnh hay sân trường. Lúc đầu, chỉ có một đến hai trẻ vẽ, về sau có rất nhiều trẻ
tham gia hoạt động này bởi khoảng không gian rộng, thoải mái để trẻ tự do mở rộng kích
thước sản phẩm. Tuy nhiên, BGH và GVMN chưa chú ý đến màu sắc của bề mặt sảnh hay
sân trường. Cụ thể như: bề mặt sảnh có màu trắng thì GVMN cần gợi ý trẻ sử dụng phấn có
màu sắc đậm (đỏ, xanh dương, hồng đậm, tím) hoặc ngược lại, nếu bề mặt sảnh hay sân
trường có màu tối thì hãy gợi ý cho trẻ sử dụng phấn màu trắng hay màu nhạt để vẽ. Có như
vậy, sản phẩm của trẻ mới nổi bật trên bề mặt sảnh hoặc sân trường.
49
Không gian trong lớp học là khoảng không gian thường được GVMN sử dụng để tổ
chức cho trẻ chơi nên rất an toàn và phù hợp với trẻ, với chủ điểm hoạt động. Trên thực tế,
GVMN đã chú ý tổ chức không gian phù hợp với từng góc chơi cụ thể của trẻ: trang trí
phông nền công phu, tỉ mỉ, chuẩn bị NVL phong phú, đa dạng và sắp xếp đầy đủ với các
chủng loại khác nhau.
Nhìn chung, GVMN chỉ biết quan tâm đến khoảng không gian trong lớp học chứ
chưa biết chuẩn bị, tận dụng không gian ngoài trời cho trẻ đến được tiếp cận thiên nhiên và
cuộc sống xã hội.
- Về cách sắp xếp NVL tạo hình: phải được trưng bày thật hấp dẫn, thu hút trẻ
(94%); các khay đựng NVL cần được mở sẵn và đặt trên giá/ kệ vừa tầm với, phù hợp với
chiều cao của trẻ (83%). Khi xây dựng, thiết kế góc tạo hình cho trẻ MG5 - 6 tuổi. Thay
đổi cách trang trí góc tạo hình sau mỗi chủ đề (65%). Bàn, ghế, các giá vẽ phù hợp với
chiều cao của trẻ, đặt ở vị trí hợp lí (61%) và cuối cùng là cần phải có các giá riêng, cặp
kẹp, dây để treo sản phẩm của trẻ theo chủ đề (57%).
Qua trao đổi và khảo sát thực tế chúng tôi thấy, GVMN ngoài các NVL mang tính
đặc thù của HĐTH như sáp vẽ, bút lông, màu nước, cọ vẽ, giấy, đất nặn, tượng, kéo, hồ
dán còn sưu tầm nhiều NVL mở: sách báo cũ, lá khô, cúc áo, len, ống hút, bông gòn, các
loại hạt khô, vải vụn, vỏ nghêu, vỏ sò; đồ dùng tự làm: con dấu với nhiều hình dạng
khác nhau từ việc cắt miếng xốp bitis loại dày và dán vào một đầu của nút bình thuỷ (bằng
gỗ xốp).
Tuy nhiên, thực tế các yêu cầu như NVL trưng bày hấp dẫn, thu hút trẻ và các khay
đựng NVL đó cần được mở sẵn và đặt trên giá/ kệ vừa tầm với - phù hợp với chiều cao của
trẻ tại góc tạo hình chỉ tính ở mức độ tương đối đối với trẻ MG 5 - 6 tuổi, lứa tuổi mà khả
năng tạo hình của trẻ khá thành thạo. Vẫn còn rất nhiều NVL trên kệ ở tình trạng để trong
hộp và đóng kín, xếp chồng lên nhau như là một tín hiệu “bất khả xâm phạm” đối với trẻ.
Chúng dùng để trưng bày hơn là cho trẻ sử dụng.
Khi quan sát,chúng tôi nhận thấy rằng: trẻ chỉ sử dụng những gì GVMN bày trên bàn
như là một tín hiệu “cho chơi và được chơi” đối với trẻ. Ở nhiều lớp đến giờ chơi, trẻ ngồi
ngay ngắn chờ cô bày NVL rồi mới bắt đầu chơi. Có lớp phải đợi cô gợi ý: “Lấy giấy, lấy
sáp màu đi con!”. Với cách sắp xếp quá ngăn nắp, đóng kín và đẹp mắt của cô, cùng với
cái “nếp” mà cô đã hình thành cho nên trẻ chưa chủ động tự lựa chọn, tự lấy NVL để tạo
50
hình theo ý tưởng của mình. Rất nhiều NVL như giấy, đất nặn, bút chì, màu sáp còn
“mới tinh” đặt trên kệ của góc tạo hình.
GVMN đã chú ý dùng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp hoặc làm tranh chủ điểm.
Trên thực tế, chúng tôi thấy còn một số lớp GVMN chỉ cho trẻ trưng bày sản phẩm của
chúng sau giờ học tạo hình trên lớp, còn các sản phẩm sau khi chơi góc tạo hình thì phần
lớn GVMN không quan tâm đến việc trưng bày chúng ở đâunếu có thì việc trưng bày cũng
rất miễn cưỡng sau đó lấy xuống và bỏ vào rổ. Đôi khi, chúng tôi còn thấy GVMN sử dụng
các sản phẩm này như một một “tờ giấy nháp”.
Mặc dù BGH và GVMN vẫn chưa đánh giá cao việc bố trí góc tạo hình phải gần
nguồn nước, trang bị NVL tạo hình vừa đủ cho trẻ và nên cất vào kho những thứ không
cần thiết. Nhưng cũng đã có ý kiến cho rằng, việc bố trí góc tạo hình nên gần nguồn nước
để tiện cho việc lấy nước để pha màu hay vệ sinh tay, các dụng cụ tạo hình như cọ vẽ, giặt
khăn lau tay khi chúng cần. Đối với bất kì NVL không cần thiết cho hoạt động, GVMN
nên cất vào kho - đem chúng ra khỏi tầm với của trẻ. Khi trẻ không còn quan tâm nữa thì
có thể thay đổi nội dung và bổ sung hoặc thay thế NVL khác.
Như vậy, phân tích kết quả khảo sát đã phác thảo một bức tranh khái quát về thực trạng
xây dựng, thiết kế góc tạo hình cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. Trong nhận thức cũng như trong hoạt
động thực tiễn việc xây dựng, thiết kế góc tạo hình cho trẻ MG 5 - 6 tuổi đã có những thay
đổi và thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn những
tồn tại trong nhận thức và thực tế của BGH và GVMN: việc xây dựng, thiết kế góc tạo hình
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi đôi khi còn mang tính hình thức, trưng bày, chưa tính đến nhu cầu,
hứng thú và khả năng của trẻ, chưa kích thích trẻ hoạt động tích cực. GVMN còn lúng túng
trong việc bố trí khoảng không gian và sắp xếp NVL tạo hình để tạo môi trường cho trẻ hoạt
động phù hợp.
2.2.2.2. Quan niệm của BGH, GVMN về việc chuẩn bị môi trường tâm lý tại góc tạo
hình nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ.
Bảng 2.6: Quan niệm của BGH, GVMN về việc chuẩn bị môi trường tâm lý tại góc
tạo hình nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ
T
T
Chuẩn bị môi trường tâm lý
Số phiếu
trả lời
Tỷ lệ
%
1
Luôn tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, bình đẳng và tin tưởng khi
tiếp xúc với giáo viên.
92 92%
51
2
Ghi nhận những sản phẩm của trẻ để trẻ tự tin và cố gắng
hơn.
51 51%
3
Luôn xuất hiện đúng lúc trẻ cần, giúp trẻ giải quyết một số
vấn đề nan giải
37 37%
4 Yêu thương, lắng nghe và quan tâm tới suy nghĩ của trẻ 63 63%
5
Động viên khuyến khích trẻ, làm cho trẻ cảm thấy tin tưởng
vào sự ủng hộ và cho phép của giáo viên
86 86%
6
Biết kiềm chế và chờ đợi, tạo cơ hội và tin trẻ chứ không thúc
giục hay ép buộc trẻ
79 79%
7
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và hợp tác với bạn trong nhóm chơi
của trẻ
53 53%
Qua kết quả bảng 2.6, chúng tôi thấy các BGH và GVMN đã nhận thức được việc chuẩn
bị môi trường tâm lý tại góc tạo hình nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ. Trong đó, việc
GVMN luôn tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, bình đẳng và tin tưởng khi tiếp xúc với cô được đại
đa số quan tâm nhất (92%). Tiếp đến là GV động viên khuyến khích trẻ, làm cho trẻ cảm thấy
tin tưởng vào sự ủng hộ và cho phép của cô (86%)
Như vậy về mặt nhận thức, các BGH và GVMN đã nhận ra vai trò của môi trường
tâm lý tại góc tạo hình đối với việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ và sự phát triển toàn diện
nhân cách trẻ, nhận ra được một số biểu hiện tính sáng tạo của trẻ tại góc tạo hình, nhận
biết được vai trò của mình trong việc chuẩn bị môi trường tâm lý tại góc tạo hình nhằm
giáo dục tính sáng tạo cho trẻ
Khi khảo sát thực tế, chúng tôi thấy đôi khi GVMN cho trẻ tự chọn nhóm, đôi khi là cô
chỉ định (những trẻ có kỹ năng tạo hình thành thạo thì mới được tham gia góc tạo hình).
Như vậy, cô chưa đặt niềm tin vào trẻ khác. Trẻ thường chơi theo nhóm quen thuộc, ít khi có
sự thay đổi nhóm chơi. GVMN giảng giải cho trẻ biết cách cư xử với bạn hay ép trẻ vào quy
tắc chơi chưa để trẻ tự trải nghiệm tình huống rồi nhận ra cách cư xử phù hợp. Hầu hết các
tình huống xảy ra chủ yếu xoay quanh vấn đề như: dành NVL, đồ chơi... Nguyên nhân của nó
chính là trẻ không được thường xuyên sử dụng các NVL hàng ngày. Trẻ chỉ được “tự do” khi
có khách đến tham quan, dự giờ hoặc NVL thiếu GVMN chưa tạo cho trẻ sự tự tin khi trẻ
tiếp xúc với các NVL mới lạ nên trẻ thường nhìn chúng một cách tò mò vừa thích, nhưngvừa
sợ
2.2.3. Thực trạng những biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình
52
2.2.3.1. Tiêu chí và thang đánh giá về tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo
hình
a. Tiêu chí đánh giá về tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi:
E.P.Torrance đã đưa ra 4 tiêu chí của sáng tạo đó là: tính nhanh nhạy, tính linh hoạt,
tính chi tiết và tính độc đáo. Dựa vào các tiêu chí ấy, có thể thấy sự sáng tạo của trẻ MG 5
– 6 tuổi tại góc tạo hình được thể hiện như sau:
Tiêu chí 1: Tính nhanh nhạy
- Trẻ nhanh chóng xác định được mục đích và thể hiện tinh thần làm việc với tốc độ
khẩn trương.
- Tập trung chú ý cao độ vào công việc đang làm với một kỹ năng tạo hình thành
thạo.
- Tạo ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Tiêu chí 2: Tính linh hoạt
- Cùng một nội dung, trẻ biết tạo ra nhiều sản phẩm với các NVL khác nhau.
- Trẻ có sáng kiến đưa sản phẩm tạo hình vào phục vụ các trò chơi khác.
Tiêu chí 3: Tính chi tiết
- Trẻ tỉ mỉ, cẩn thận trong việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của NVL.
- Sản phẩm tạo hình đẹp, hài hòa, thể hiện sự cẩn thận, công phu của trẻ.
Tiêu chí 4: Tính độc đáo
- Trẻ biết nêu lên ý tưởng mới lạ và có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau
cho một ý tưởng.
- Biết cách sử dụng nhiều NVL khác nhau để tạo nên sự mới lạ cho sản phẩm.
b. Thang đánh giá về tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình:
Dựa vào 04 tiêu chí đã nêu trên, chúng tôi xây dựng thang đánh giá về tính sáng tạo
của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo 8 nội dung như sau:
Mức độ 3: CAO (3 điểm)
- Trẻ có thể nêu lên ý tưởng và thể hiện sản phẩm theo ý tưởng của mình.
- Đưa ra ý tưởng độc đáo và biết cách sử dụng nhiều NVL khác nhau để tạo nên sự
mới lạ cho sản phẩm.
- Có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau cho một ý tưởng.
- Có tinh thần hứng thú tham gia góc tạo hình.
- Có kỹ năng tạo hình thành thạo.
53
- Trẻ tỉ mỉ, cẩn thận trong việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của NVL,
tập trung chú ý cao trong công việc.
- Sản phẩm tạo hình đẹp, hài hòa, thể hiện sự cẩn thận, công phu của trẻ.
- Có sáng kiến đưa sản phẩm tạo hình vào phục vụ các trò chơi khác.
Mức độ 2: TRUNG BÌNH (2 điểm)
- Trẻ có thể nêu lên ý tưởng nhưng chưa tạo hình theo ý tưởng được.
- Nội dung ý tưởng đưa ra thiếu tính độc đáo, các NVL tạo hình lựa chọn đơn thuần
nên chưa tạo sự mới lạ trong sản phẩm.
- Có ý tưởng nhưng tạo ra ít sản phẩm.
- Còn chậm chạp trong khi chơi.
- Kỹ năng tạo hình còn lúng túng.
- Trẻ chưa tỉ mỉ, cẩn thận trong việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của
NVL, chưa tập trung chú ý vào công việc.
- Các sản phẩm tạo hình chưa đẹp, chưa hài hòa, chưa thể hiện sự cẩn thận, công phu
của trẻ.
- Còn lúng túng khi đưa sản phẩm tạo hình vào phục vụ các trò chơi khác.
Mức độ 1: THẤP (1 điểm)
- Trẻ không nêu lên ý tưởng.
- Không biết lựa chọn các NVL nên chưa tạo sự mới lạ cho sản phẩm.
- Ý tưởng đã được gợi ý nhưng chỉ tạo ra được một sản phẩm.
- Trẻ thờ ơ trong khi tạo hình.
- Kỹ năng tạo hình yếu.
- Cẩu thả trong việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của NVL, không tập
trung chú ý vào công việc.
- Sản phẩm chưa hoàn thiện còn sơ sài.
- Không biết đưa sản phẩm tạo hình vào các trò chơi khác.
2.2.3.2. Thực trạng biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình
Dựa vào tiêu chí (TC) và thang đánh giá trên về tính sáng tạo của trẻ, có thể đánh giá
được thực trạng biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình như sau:
Bảng 2.7: Kết quả mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi
TC ST
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN (Tính theo tỉ lệ %)
CAO TRUNG BÌNH THẤP
54
SL % SL % SL %
1 60 3 5,0 36 60,0 21 35,0 1,70
2 60 3 5,0 36 60,0 21 35,0 1,70
3 60 7 11,7 44 73,3 9 15,0 1,97
4 60 14 23,3 43 71,7 3 5,0 2,18
5 60 26 43,3 31 51,7 3 5,0 2,38
6 60 6 10,0 47 78,3 7 11,7 1,98
7 60 7 11,7 34 56,7 19 31,7 1,80
8 60 1 1,7 18 30,0 41 68,3 1,33
TBC 14,0
60,2
25,8 1,88
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy biểu hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6
tuổi tại góc tạo hình mới chỉ dừng lại ở mức độ rất thấp, điểm 𝑋�= 1,7. Trong đó nội dung
quan trọng thể hiện tính sáng tạo của trẻ đó là việc trẻ tự nêu và thể hiện sản phẩm tạo hình
theo ý tưởng của mình chỉ đạt 5,0% số trẻ thực hiện tốt, hầu hết trẻ chỉ thực hiện được
“một nửa” khả năng này vì có khi trẻ nêu được ý tưởng nhưng không tạo hình được, số này
chiếm 60,0%.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng nữa để làm nên tính sáng tạo cho mỗi sản phẩm
của trẻ đó là tính độc đáo thì trẻ cũng chỉ đạt ở mức độ rất thấp, điểm 𝑋�= 1,7. Hầu như trẻ
không đưa ra được ý tưởng gì mang tính độc đáo. Chính vì thế mà các sản phẩm tạo hình
của trẻ gần giống nhau. Ví dụ: các bé đều tạo ra “Thiệp xuân” để tặng người mình yêu quý
bằng việc trẻ vẽ hoa, quả từ sáp màu hay màu nước. Đồng thời trong quá trình trẻ tạo
hình, cô giáo lại không khuyến khích trẻ tìm tòi và thay đổi hình thức, cách lựa chọnNVL,
cách sắp xếp nên chưa tạo ra sự mới mẻ cho sản phẩm của trẻ. Chỉ có 5,0% số trẻ biết đưa
ra ý tưởng mới lạ và sử dụng nhiều NVL khác nhau để tạo nên sự mới lạ cho sản phẩm. Ví
dụ: trẻ có sự sáng tạo khi dùng keo sữa dán các hạt cúc áo để tạo ra các cánh hoa mà không
cần phải vẽ. Như vậy, có thể nói tính độc đáo là vấn đề hạn chế nhất trong tính sáng tạo
của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình.
Qua quan sát trên thực tế chúng tôi cũng nhận thấy, trẻ kém linh hoạt trong việc sử
dụng các NVL khác nhau để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau cho một ý tưởng, số trẻ biết
dùng 3 NVL trở lên để tạo hình cho sản phẩm của mình chỉ chiếm 11,7%, còn lại trẻ chỉ
biết dùng từ 1 - 2 loại NVL để tạo hình cho sản phẩm của mình. Điều này phù hợp với
thực tế đó là các NVL cô giáo cung cấp cho trẻ quá quen thuộc với chúng, nếu có NVL
mới trẻ cũng không được sử dụng khi chưa có sự đồng ý của cô. Do đó, các sản phẩm của
55
trẻ thực hiện cũng chỉ xoay quanh những NVL quen thuộc đó. Trẻ không có cơ hội để tạo
ra nhiều sản phẩm cho một ý tưởng. Ví dụ: trẻ tạo ra thiệp xuân bằng cách vẽ, in, cắt, xé,
dán từ nhiều NVL khác nhau Mặc dù vậy thì cũng còn rất nhiều trẻ dừng lại ở mức độ
trung bình (chiếm 73,3%) và những trẻ này chỉ tạo ra được từ 1 – 2 sản phẩm cho một ý
tưởng.
Hầu hết trẻ còn chậm chạp khi tham gia góc tạo hình (71,7%). Nguyên nhân một phần
là do không gian góc tạo hình của trẻ chỉ giới hạn trong lớp học. Trong khi đó không gian
góc tạo hình không giới hạn chỉ ở trong lớp học mà có thể được tổ chức ngoài sân nhưng
trên thực tế hầu hết các HĐTH nói riêng và các hoạt động chơi của trẻ đều được tổ chức
trong lớp học. Trẻ chỉ ra sân để thực hiện các hoạt động ngoài trời hoặc chơi các trò chơi tự
do. Không gian ngoài trời ở một số trường MN hiện nay được thiết kế sinh động, hài hòa cả
mặt thiên nhiên, cả mặt xã hội, cả văn hóa truyền thống và hiện đại nhưng các GVMN chưa
tận dụng hết các giá trị của không gian ngoài trời để tổ chức cho trẻ tạo hình, kể cả việc tổ
chức hoạt động góc ngoài trời cho trẻ trong đó có cả góc tạo hình. Hoặc những trẻ này tham
gia góc tạo hình theo sự sắp đặt của cô, góc tạo hình chưa thu hút sự chú ý của trẻ Mức
độ hứng thú của trẻ khi tham gia góc tạo hình ở mức cao (chiếm 23,3%), thông thường
những trẻ này rất thích HĐTH mặc dù NVL rất đơn điệu.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều có kỹ năng tạo hình thành thạo, các NVL trẻ sử dụng tại
góc tạo hình khá quen thuộc đối với trẻ, có tới 43,3% trẻ có kỹ năng thành thạo. Tuy nhiên,
nếu quan sát kỹ một số buổi chơi của trẻ thì thấy rằng mặc dù trẻ có kỹ năng tạo hình
thành thạo nhưng sản phẩm lại không đa dạng, chỉ tập trung vào một số sản phẩm thông
thường như: dùng bút sáp màu để vẽ và tô màu hay sử dụng số màu nước còn dư sau giờ
học tạo hình trên lớp. Cô giáo ít khi cho trẻ tạo hình dưới hình thức như đan, xếp, cắt
dán trừ những buổi chơi có khách tham quan, dự giờ. Qua đây có thể thấy rằng việc trẻ
có kỹ năng tạo hình thành thạo là do trẻ quá quen thuộc với những NVL mà cô giáo cho
phép.
Chúng tôi còn nhận thấy trong khi trẻ thực hiện sản phẩm tạo hình, chỉ có một số ít trẻ
tỉ mỉ, cẩn thận trong việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của NVL, tập trung chú
ý cao trong công việc tạo hình (10%). Ví dụ: dùng con dấu bitis hình bông hoa nhúng vào
đĩa màu nước màu đỏ, in lên khổ giấy trắng phù hợp, trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần vì trẻ muốn
các cánh hoa có màu đều nhau, sau đó rắc hạt kim tuyến màu vàng lên nhụy và những cánh
hoa rồi cẩn thận cầm bức tranh lên cho các hạt kim tuyết còn dư rơi xuống khay Có
56
11,7% số trẻ không quan tâm đến việc tạo sản phẩm và không tập trung vào thực hiện sản
phẩm của mình mà còn bị phân tán, có lúc trẻ quay sang làm công việc khác không liên
quan gì tới sản phẩm của mình. Ví dụ: M. Anh chạy vào góc thư viện, lấy vài quyển truyện
đưa cho bạn B. Lâm đọc (vì Lâm biết đọc chữ). Điều này thể hiện rõ trong các sản phẩm
của trẻ, các sản phẩm còn bỏ dở hay sản phẩm chỉ sử dụng một màu sắc từ đầu đến cuối
Khi tạo hình xong, phần lớn trẻ ít có ý tưởng đưa sản phẩm của mình vào phục vụ
các trò chơi khác (68,3%) vì phần lớn sản phẩm của trẻ là tranh vẽ. Chỉ có một trẻ (1,7%)
biết đem tranh của mình để phục vụ trò chơi khác như: M. Thư đem tranh của mình đến
góc bán hàng lưu niệm để giao hàng, tặng cho góc gia đình nhân dịp sinh nhật búp bê
còn lại trẻ rất lúng túng khi đưa sản phẩm của mình để phục vụ trò chơi khác (30%). Trên
thực tế chúng tôi quan sát thấy GVMN ít quan tâm đến sản phẩm của trẻ, có khi giáo viên
sử dụng sản phẩm của trẻ chưa hoàn thiện (tranh vẽ) để làm “giấy nháp” hoặc vứt vào sọt
rác sau mỗi buổi chơi. Tuy nhiên, có một số ít giáo viên sử dụng sản phẩm của trẻ đem
trưng bày nhưng đó cũng chỉ là sự trưng bày tạm thời “cho có lệ”.
Nhìn chung, mức độ thể hiện tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình qua
kết quả khảo sát ở trên là chưa cao. Kết quả này chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
mà trong đó nguyên nhân cơ bản là do NVL quá quen thuộc và ít về thể loại nên trẻ không
có cơ hội để thể hiện. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm và động viên,
khuyến khích trẻ, cho nên trong khi tạo trẻ tham gia góc tạo hình, trẻ không mấy hứng thú,
đôi khi thờ ơ với việc thực hiện tạo ra sản phẩm của mình. Cách tổ chức như vậy đã có
những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia góc tạo hình.
Như những phân tích ở trên, kết quả khảo sát thực trạng tính sáng tạo của trẻ MG 5 –
6 tuổi tại góc tạo hình được biểu hiện như sau:
Biểu hiện tính sáng tạo của trẻ còn thấp.
Qua phân tích kết quả khảo sát tính sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi (Tính theo tỉ lệ
%), chủ yếu trẻ biểu hiện tính sáng tạo tại góc tạo hình ở mức độ trung bình (60, 2%) và
mức độ thấp (25,8%). Tỉ lệ trẻ đạt ở mức độ cao chỉ có 14%. Có thể thấy mức độ biểu hiện
tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục
đề ra.
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình
thì mức độ các biểu hiện trong 8 nội dung trên có sự chênh lệch.
57
Trong đó việc trẻ có kỹ năng tạo hình thành thạo có điểm trung bình chung cao nhất
(𝑋�= 2,38), thấp nhất là việc đưa sản phẩm vào phục vụ các trò chơi khác (𝑋� = 1,33). Sự
chênh lệch này là do một số nguyên nhân như cách hướng dẫn của giáo viên, điều kiện vật
chất,
Tính sáng tạo thể hiện không đồng đều ở mỗi trẻ.
Bên cạnh những trẻ rất tích cực và sáng tạo trong khi tham gia góc tạo hình (14,0%)
thì cũng còn có nhiều trẻ rất thụ động và ít thể hiện ý kiến, khả năng của mình (25,8%).
2.2.4. Thực trạng biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc
tạo hình ở một số trường MN, Tp.HCM
Bảng 2.8: Nhận thức của BGH, GVMN về biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ MG 5
– 6 tuổi tại góc tạo hình ở một số trường MN, Tp.HCM
T
T
Biện pháp
Số phiếu
trả lời
Tỷ lệ
%
1 Trang bị, sắp xếp các NVL phù hợp, hấp dẫn 87 87%
2 Đảm bảo không gian phù hợp với số lượng trẻ tham gia 53 53%
3 Trao dồi vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ 80 80%
4 Cung cấp các kỹ năng tạo hình cần thiết trên giờ học tạo hình 57 57%
5 Cung cấp các kỹ năng tạo hình cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. 71 71%
6
Tạo tình huống giúp trẻ tự lựa chọn NVL và làm những gì
mình thích
79 79%
7
Quan sát và hỗ trợ cho trẻ nếu cần trong quá trình trẻ tạo ra
sản phẩm
75 75%
8 Gợi ý để trẻ liên kết các góc chơi 61 61%
9 Động viên, khuyến khích trẻ 82 82%
10 Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia đánh giá và tự đánh giá 32 32%
Theo kết quả điều tra ở bảng 2.8, các BGH và GVMN đã quan tâm nhiều nhất đến
việc trang bị, sắp xếp các NVL phù hợp, hấp dẫn (87%); động viên, khuyến khích trẻ
(82%) và mở rộng vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ (80%). Bên cạnh đó, học cũng quan
tâm đến việc tạo tình huống giúp trẻ tự lựa chọn NVL và làm những gì mình thích (79%);
quan sát và hỗ trợ cho trẻ (75%); cung cấp các kỹ năng tạo hình cần thiết ở mọi lúc mọi
nơi (71%)
Thực tế quan sát cho thấy, trong quá trình GVMN tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ,
đa số GVMN đã sử dụng biện pháp: trang bị, sắp xếp các NVL phù hợp, hấp dẫn; nhưng
58
họ vẫn chưa thực sự chú ý đến nhu cầu của trẻ mà chỉ mới bằng khả năng của mình tạo ra
một môi trường có sẵn, làm sao cho phù hợp với chủ điểm kinh nghiệm hoạt động của trẻ,
làm trẻ thích mắt, thích chơi. Do đó, trẻ chưa chủ động tham gia vào các HĐTH tại góc tạo
hình theo ý thích của riêng mình.
GVMN rất quan tâm đến việc hỗ trợ trẻ tạo ra đồ dùng, đồ chơi tự tạo và sản phẩm
của họ làm ra khá đẹp và đầy sáng tạo. Tuy vậy, hiệu quả sử dụng các đồ dùng, đồ chơi
chưa được các GVMN khai thác triệt để hết ý nghĩa của nó nên sau khi trẻ được làm quen,
các đồ chơi này được trẻ sử dụng rất ít, điều này chứng tỏ GVMN chưa cung cấp nhiều
kinh nghiệm hoạt động với trò chơi, chưa tạo ra mối liên kết chủ điểm tốt để trẻ có thể sử
dụng một đồ chơi cho nhiều trò chơi khác nhau mà không thấy nhàm chán. Đồ dùng, đồ
chơi chưa có tác dụng thu hút trẻ vào các hoạt động khác nhau mà trẻ chơi theo kinh
nghiệm, chơi theo thói quen, thiếu hẳn sự hợp tác, liên kết các góc chơi.
Về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi, GVMN chỉ mới quan tâm lập kế hoạch
tổ chức hoạt động chơi theo góc. Việc lập kế hoạch ít chi tiết mà chỉ làm một cách sơ lược,
đưa ra ý tưởng và phác thảo một vài nét chính. GVMN chưa lên được một kế hoạch tổ chức
hoạt động vui chơi một cách chi tiết gắn liền với ý tưởng của GVMN với mục đích phát triển
các phẩm chất tâm lý như tính sáng tạo, tính tự lập.
Trong khi hướng dẫn trẻ chơi, đôi khi cách tác động của cô cũng chưa hợp lý.Ví dụ
như: tại góc tạo hình có nhiều trẻ rất thích nặn. Khi trẻ lấy đất nặn ra, GVMN đã to tiếng:
“Ai cho các con lấy đất nặn ra. Đất nặn này chỉ dùng để học trong giờ tạo hình thôi!”
Trẻ tiu nghỉu cất đất nặn và lấy sáp màu ra vẽ tiếp. Nếu như trong trường hợp này, GVMN
động viên, khuyến khích trẻ nặn ra nhiều đồ chơi để trẻ vẫn được chơi với NVL mà chúng
thích.
Thực tế GVMN đã quan tâm tới cung cấp kinh nghiệm HĐTH cho trẻ nhưng chưa tạo
nhiều cơ hội cho trẻ được tự do và thoải mái để rèn luyện, cũng cố các kinh nghiệm đó.
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các GVMN trong việc giáo dục tính sáng
tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
2.2.5.1. Nhận thức của BGH, GVMN về những thuận lợi của việc giáo dục tính sáng
tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
- Đa số trẻ đều thích thú với hoạt động ở góc tạo hình
- NVL phong phú, dễ tìm.
59
- Trẻ tự do phát huy ý tưởng của mình, kỹ năng tạo hình được rèn luyện nhiều hơn,
nuôi dưỡng ý tưởng nghệ thuật của trẻ.
2.2.5.2. Nhận thức của BGH, GVMN về những khó khăn của việc giáo dục tính sáng
tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
Bảng 2.9: Nhận thức của BGH, GVMN về những khó khăn của việc giáo dục tính
sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
TT Khó khăn Số phiếu trả lời Tỷ lệ%
1 Cơ sở vật chất thiếu thốn 34 34%
2 Không gian các góc chơi chật chội 44 44%
3 Số lượng trẻ quá đông 81 81%
4 Không có thời gian vì GV có quá nhiều công việc 50 50%
5 Trẻ không hứng thú, thụ động 2 2%
6 Trẻ không có kỹ năng để thực hiện. 9 9%
7 Vốn kinh nghiệm của trẻ quá nghèo nàn 30 30%
Một trong những khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến việc giáo dục tính sáng tạo
cho trẻ mà BGH và GVMN đề ra đó là do số lượng trẻ quá đông (81%), khó khăn thứ hai
là do giáo viên có quá nhiều công việc nên không có thời gian để giáo dục tính sáng tạo
cho trẻ (50%).
Bên cạnh đó, một số BGH và GVMN còn đưa ra một số khó khăn khác làm ảnh
hưởng đến việc giáo dục tính sáng tạo cho trẻ. Cụ thể như:
- GVMN còn hạn chế trong việc nảy sinh ý tưởng mới. Còn chú trọng nhiều đến kết
quả, chưa tạo cơ hội cho trẻ được thử nghiệm.
- Số lượng trẻ tập trung góc tạo hình đông.
- GVMN chưa chú ý đến khả năng của từng trẻ.
- Không gian quá chật hẹp.
- GVMN p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_05_2156883776_7725_1871526.pdf