MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ. 2
1.1.Công nghệ là gì? 2
1.1.1. Thành phần công nghệ. 3
1.1.2. Mức độ phức tạp của công nghệ. 6
1.1.3 Khoa học công nghệ và công nghệ 7
1.2.Đổi mới công nghệ 8
1.2.1.Đổi mới công nghệ là gì? 8
1.2.2.Phương pháp đổi mới công nghệ 10
1.2.3Quá trình đổi mới công nghệ ở trong doanh nghiệp 11
1.3 Vị trí vai trò của đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp 12
1.3.1.Vị trí vai trò và ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp 12
1.3.2.Tính tất yếu khách quan của đổi mới công nghệ 14
1.3.3.Những yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ 15
1.3.4.Mô hình đổi mới công nghệ 18
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC TIẾN – VĨNH PHÚC. 20
2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần đầu Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. 20
2.1.1.Qúa trình phát triển 21
2.1.2.Phòng ban 22
2.1.3.Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty 26
2.2. Phân tích thưc trạng hoạt động đổi mới công nghệ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến_ Vĩnh Phúc trong những năm gần đây(2003,2004,2005,2006). 29
2.2.1 Tình hình đổi mới công nghệ ở Việt Nam 29
2.2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. 30
2.2.2.1. Các dự án đổi mới công nghệ đã được thực hiện trong thời gian qua. 31
2.3.Những thuận lợi và khó khăn 35
2.3.1. Thuận lợi 35
2.3.2 Khó khăn. 35
CHƯƠNG III:MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 38
PHÚC TIẾN – VĨNH PHÚC. 38
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển sản xuất của công ty trong những năm tới. 38
3.1.1 Phương hướng mục tiêu phát triển của nước ta trong những năm tới 38
3.2 Biện pháp hoàn thiện đổi mới công nghệ đối với công ty 41
3.2.1.Công ty có biện pháp tăng cường các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm thu hút các đơn đặt hàng tăng năng suất, doanh thu và giảm chi phí cho doanh nghiệp 41
3.2.2. Nâng cao vai trò của công ty trong hoạt động đổi mới công nghệ. 42
3.2.3.Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong công ty: 47
3.2.Kiến nghị với các cấp quản lý. 51
3.2.1. Phía nhà nước. 51
3.2.2. Phía công ty 54
KẾT LUẬN 57
TÀI LIÊU THAM KHẢO 59
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ của cuả công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Cổ phần SX&TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc là doanh nghiệp chuyên thiết kế sản xuất, lắp dựng kết cấu thép xây dựng, các loại khung nhà thép tiền chế , các loại tấm lợp kim loại. Công ty đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, buôn bán, cung ứng vật tư. Từ khi đi vào hoạt động đến nay Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn về sản xuất kết cấu thép khung nhà tiền chế và lắp dựng nhà máy và các công trình công nghiệp lớn. Các công trình Công ty thực hiện luôn được các đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như tinh thần phục vụ khách hàng.
Công ty được trang bị đồng bộ các loại máy móc, thiết bị gia công kim loại như : cắt, hàn tự động, làm sạch bằng máy phun bi, sơn trên các thiết bị sơn chân không và các thiết bị thi công ngoài công trường, các công việc từ gia công phôI đến hoàn thiện kết cấu thép đều được thực hiện với trình độ tự động hoá cao, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề đã tham gia thiết kế, chế tạo, lắp dựng nhiều công trình công nghiệp, kho tàng, bến bãi trong nước.
Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của khách hàng và đòi hỏi trước tiến trình hội nhập của nên kinh tế, Công ty cổ phần SX&TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc nỗ lực xây dựng và thực hiện thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 . Đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại và nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để cho ra đời các sản phẩm mới chất lượng cao, giá thành hạ, tạo lập uy tín và hình ảnh tốt , đẹp của công ty trong lòng khách hàng.
2.1.2.Phòng ban
2.1.2.1. Phòng Tổ chức – Hành chính
*Chức năng
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi hoạt động của phòng mà giám đốc giao về công tác quản lý lao động tiền lương, công tác hành chính.
* Nhiệm vụ quyền hạn
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về xây dựng đề án chiến lược quy hoạch tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực của Công ty.
- Xây dựng các kế hoach trung hạn, dài hạn về công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ SXKD của toàn Công ty.
- Xây dựng nội quy, quy chế phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
- Tham mưu cho lãnh đạo về phương diện sản xuất và quản lý bố trí đủ, đúng cán bộ cho các phòng, phân xưởng sản xuất thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của Công ty.
- Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp để thống nhất về số liệu, giảI quyết tốt những vấn đề về nghiệpvụ chuyên môn.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo nghiệp vụ của công tác tổ chức.
- Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ ở cấp Công ty, tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý.
- Hướng dẫn, quản lý, đôn đốc công tác xây dựng định mức lao động, côgn tác tiền lương, công tác chế độ chính sách.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giảI quyết khiếu tố, khiếu nại trong toàn công ty, tham mưu đề xuất công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh quốc phòng.
- Thực hiện chức năng tiếp nhận, phân phối, quản lý, lưu trữ văn thư, hồ sơ tài liệu trong và ngoài doanh nghiệp theo chế độ quy định.
- Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu của Công ty theo quy định của nhà nước.
- Giúp việc ban giám đốc trong công tác chuẩn bị các hội nghị, các cuộc họp, tiếp khách…. Của công ty.
- Chịu trách nhiệm tổ chức cho CBCNV tham quan, du lịch, hội thảo, nghỉ mát…theo kế hoạch của Ban giám đốc, BCH công đoàn côg ty đề ra.
2.1.2.2.Phòng kinh doanh
* Chức năng
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi hoạt động của phòng mà giám đốc giao về công tác nghiệp vụ kinh doanh.
*Nhiệm vụ quyền hạn.
- Xây dựng nội quy, quy chế phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
- Tham mưu cho lãnh đạo về phương diện sản xuất và quản lý bố trí đủ, đúng cán bộ cho các phòng, các đội sản xuất thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của công ty.
- Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp để thống nhất về số liệu giảI quyết tốt những vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn.
- Có quyền đề nghị giám đốc, chủ tịch HĐQT hỗ trợ trong việc SXKD.
- Chủ trì soạn thảo các hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết, hợp đồng thầu xây dựng…. Trình lãnh đạo công ty duyệt. Quản lý và theo dõi , đôn đốc thực hiện tất cả các HĐKT.
- Thẩm định, giám đinh ( nội bộ) các hồ sơ trong các giai đoạn đầu tưcủa Công ty. Giúp ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát trong công tác đầu tư của Công ty.
2.1.2.3.Phòng Tài chính – Kế toán
*Chức năng
- Giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuân thủ luật pháp đồng thời tuân thủ quy chế quản lý tài chính.
- Tham mưu theo dõi và quản lý vốn bằng tiền của công ty, tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng.
- Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
*Nhiệm vụ quyền hạn
Thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu : Kiểm tra giám sát tình hình tài chính, vật tư, tài sản ….Cung cấp thông tin, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty.
2.1.2.4.Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch
*Chức năng
- Xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty.
- Đảm bảo công tác kỹ thuật đáp ứng kịp thời cho sản xuất
- Theo dõi, quản lý xuất, nhập vật tư chính, phụ
- Hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ SX, KCS
*Nhiệm vụ, quyền hạn
- Bóc tách số lượng, vẽ kỹ thuật đáp ứng kịp thời cho sản xuất
- Kiểm tra các văn bản, bản vẽ kỹ thuật trước khi trình duyệt giám đốc
- Theo dõi công tác sáng kiến cảI tiến hợp lý hoá sản xuất
- Xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và tổ chức các chuyên đề kỹ thuật
- Trực tiếp chỉ đạo các đề tài lớn về kỹ thuật
- Kiểm soát tình trạng chất lượng sản phẩm
- Kiểm soát trang thiết bị đo
- Tham gia cùng các phòng hức năng lập các luận chứng kinh tế, kỹ thuật và đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
- Báo tổng kết , sơ kết công tác kỹ thuật.
2.1.2.5.Phân xưởng sản xuất
*Chức năng
- Trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất theo kế hoạch, tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
*Nhiệm vụ, quyền hạn
- Nhận kế hoạch sản xuất của giám đốc công ty giao để tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kết cấu khung nhà thép và cán lốc xà gồ U, C, Z và các nhiệm vụ khác ngoài dây chuyền SX.
- Thực hiện quản lý lao động, quản lý vật tư bảo đảm tiết kiệm trong sản xuất
- Quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị, máy móc hoạt động có hiệu quả, giữ tốt, ding bền nhằm mục đích hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng tổ chức biên chế bộ máy quản lý, điều hành của phân xưởng phù hợp với nhiệm vụ sản xuất được giao.
- Tổ chức, ứng dụng công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng công nhân trong phân xưởng.
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, môi trường công nghiệp trong sạch, cảnh quan phân xưởng xanh – sạch - đẹp.
2.1.3.Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty
Công ty CFSX&TMPT-VP từ khi tách ra và trở thành công ty cổ phần,cùng với những điều kiện thuận lợi mà cơ chế thị trường đem lại đã tạo điều kiện cho công ty vươn lên,không ngường tự khẳng định mình,sản xuất liên tục phát triển thì thị trường ngày càng được mở rộng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng phát triển và có mặt ở các khu công nghiệp miền Trung đổ về. Đặc điểm của ngành nghề sản xuất, sản phẩm của công ty đều sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó.
2.1.3.1. Về doanh thu, chi phí, năng suất.
Chỉ tiêu
Năm
Năng suất
Chi phí
Doanh thu
Sản lượng ( tấn)
Tỷ lệ tăng, giảm hàng năm(%)
Số tiền ( tỷ)
Tỷ lệ tăng giảm (%)
Số tiền ( tỷ)
Tỷ lệ tăng giảm (%)
2003
5725
50.28
51.52
2004
6554
114.48
60.84
121
62.26
120.84
2005
7091
108.19
78.53
129.08
80.13
128.70
2006
8753
123.44
100.32
127.75
102.42
127.82
Do năng suất 2004 tăng 14.48 % tương ứng là tăng 829 tấn so với năm 2003 nên doanh thu năm 2003 cũng tăng 20.84% tương ứng là tăng 10.74 tỷ đồng. Do giá cả thị trường đầu vào tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng 21% năm 2004 so với năm 2003 tương ứng là tăng 10,56 tỷ đồng. cùng với tiến độ phát triển như vậy thì từ năm 2004 đến 2006 cả doanh thu, chi phí, năng suất của doanh nghiệp đều tăng nhưng với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước là rất chậm.
Năm 2006, với năng suất là 8753 tấn tức làđã tăng 23.44 % so với năm 2005. kéo theo đó là sự phát triển về chi phí ( tăng 27.75% so với 2005) và doanh thu tăng 27.82% so với 2005. Tốc độ tăng năng suất và chi phí ngang hàng nhau. Điều chứng tỏ doanh nghiệp càng sản xuất ra nhiều sản phẩm, càng tốn nhiều chi phí trong khi đó doanh thu thu được không có sự tăng trưởng vượt bậc.
2.1.3.2. Về lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Lợi nhuận của công ty trong các năm
1.24
1.42
1.59
2.1
Tỷ lệ tăng, giảm qua các năm (%)
114.52
111.97
132.07
Năm 2003 công ty chỉ thu được 1.24 tỷ đồng lợi nhuận. Đến năm 2004, lợi nhuận của công ty đã tăng 14.52% tương ứng với tốc độ tăng là 0.18 tỷ. Năm 2005 lợi nhuận của công ty đã tăng 11.97% tương ứng với tốc độ tăng là 0.17 tỷ. Năm 2006 lợi nhuận của công ty đã tăng 32.07% tương ứng với tốc độ tăng là 0.51 tỷ. Đến năm 2006 tuy có sự tăng cao hơn về lợi nhuận so với các năm nhưng sự tăng này vẫn còn là rất thấp đối với doanh nghiệp.
Về vốn kinh doanh của công ty ( đơn vị tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Vốn kinh doanh của công ty qua các năm
31.24
35.73
38.92
44.86
Tỷ lệ tăng giảm qua các năm
114.4
108.93
115.26
Hàng năm công ty không ngừng đổi mới công nghệ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tiêu thụ nên vốn kinh doanh năm 2004 tăng 24.4% tương ứng tăng 4.4 tỷ so với năm 2003.
Vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng. Đến năm 2006 công ty đầu tư thêm một đây chuyền là pha tôn công nghệ CNN nên vốn kinh doang tăng lên 15.26% tương ứng là tăng 5.92 tỷ đồng so với năm 2005.
2.2. Phân tích thưc trạng hoạt động đổi mới công nghệ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến_ Vĩnh Phúc trong những năm gần đây(2003,2004,2005,2006).
2.2.1 Tình hình đổi mới công nghệ ở Việt Nam
- Như chúng ta đã biết công nghệ mới được sinh ra và triển khai là do kết quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu và triển khai(R&D) đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì mới liên kết R& D với các khu vưc sản xuất rất lỏng lẻo, các cơ quan R&D không nhận thức được nhu cầu thực sự của quốc gia đó do đó vai trò của R&D trong đổi mới công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế của quốc gia nói chung là chưa được phát huy. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong thời gian gần đây nhờ vào các chính sách khuyến khích ứng dụng các đề tài khoa học vào thực tiễn sản xuất của kinh doanh của chính phủ thì mối quan hệ đó đang dần được cải thiện và trở nên hữu cơ hơn. Việc nghiên cứu triển khai nhằm tạo ra những công nghệ và đổi mới công nghệ cũ hiện nay, cũng đã trở thành hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành đều có những chương trình và đề án đổi mới công nghệ xong các kế hoạch đổi mới cụ thể lại do các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện. Các doanh nghiệp không chỉ bảo đảm vốn ( tự tích luỹ hoặc đi vay). Tự tạo điều kiện để xây dựng công nghệ mới, tự tổ chức công nghệ mới mà còn tự chủ động tìm tòi lựa chọn đổi mới công nghệ. Như vậy các doanh nghiệp buộc phải tính toán lựa chọn công nghệ, chú ý sự hoàn vốn từ quá trình này. Việc đổi mới công nghệ được thực hiện trong hàng loạt các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Tuy vậy sự hiểu biết những vấn đề này lại thiếu thống nhất và toàn diện nên chỉ những vấn đề trước mắt là được chú ý và có lúc lại được chú ý một cách thái quá. Trong thời gian vừa qua, vấn đề được đề cập đều là mối quan hệ giữa việc làm của người lao động với việc tiếp nhận công nghệ thiết bị hiện đại.
- Vì vậy không ít những doanh nghiệp không chọn và không dám chọn những công nghệ mới toàn bộ. Trong khi đó có những vấn đề khác đặc biệt là tác động của công nghệ tới môi trường sống, tới nền văn hoá dân tộc, theo thói quen cách sống có ảnh hưởng lớn, lâu dài hơn thì lại được chú trọng đúng mức chỉ vì nhận thức về chúng chưa đủ.
Các bí quyết công nghệ có được chủ yếu là nhờ cán bộ công nhân học tập, R&D thông quan lớp đào tạo hay thông qua sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc qua quá trình làm việc mà có. Xuất hiện tình trạng chỉ cần nhập máy móc thiết bị vận hành làm ra sản phẩm thiết kế là coi như đã chấp nhận một công nghệ mới.
2.2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc.
Kể từ khi trở thành công ty riêng biệc, với nhiệm vụ chính buôn bán vật tư thiết bị máy móc, sửa chữa, lắp đặt bảo hành sản phẩm sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng như tấm lợp kim loại, sản xuất cấu kiện khung hình và khung nhà tiền chế.
Với yêu câu thị trường ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã công ty cổ phần sản xuất thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc đã không ngừng đổi mới, cải tiến trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Bằng việc đầu tư mua sắm thiết bị, đào tạo, tuyển chọn những công nhân có trình độ và kỹ thuật tay nghề cao.. ngoài ra để đáp ứng được xu hướng phát triển của công ty trong tương lai, công ty còn có một số dự án đầu tư, phát triển công nghệ từ nước ngoài và liên doanh với một số công ty nước ngoài đang được ban giám đốc xét duyệt.
Để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập, thì công nghệ đóng vai trò quyết định, hiểu được tầm quan trọng đó, công ty đã tiến hành đổi mới công nghệ. Tối đa hoá điều khiển tự động và xử lý chương trình vi tính để có được năng suất lao động tối ưu và sản phẩm hoàn thiện với độ chính xác và chất lượng cao.
Máy móc thiểt bị cho sản xuất gồm dây chuyền đồng bộ sản xuất, kết cấu thép, tấm lợp trị giá 7 tỷ đồng và các máy móc thiết bị phụ trợ như xe nâng hàng, cẩu trục.. trị giá 1 tỷ đồng. Đây là dây chuyền sản xuất tối ưu điều khiển bằng CNC. Máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm nhựa gồm dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm nhựa trị giá khoảng 2 tỷ đồng và các thiết bị phụ trợ khác như thiết bị gia công, thiết bị lắp ráp trị giă 500 triệu đồng.
2.2.2.1. Các dự án đổi mới công nghệ đã được thực hiện trong thời gian qua.
Kể từ năm 2003 cho đến nay tổng giá trị đầu tư cho việc đổi mới công nghệ của công ty l à 12530 tỷ.
Năm
Tên công nghệ
Giá trị hợp đồng ( tr.đ)
Ngày ký
Ngày hoạt động
2004
- dây chuyền đồng bộ sản xuất kết cấu thép
- dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm
7000
2000
8/1/2004
2/4/2004
8/2/2004
5/5/2004
2005
- dây chuyền máy phục vụ kết cấu thép
1000
2/6/2005
7/5/2005
2006
- thiết bị phục vụ sản phẩm
500
10/9/2005
15/10/2005
Tổng giá trị
- thiết bị văn phòng
- thiết bị vận tải
30
2000
1/5/2006
30/9/2006
7/6/2006
1/10/2006
+ Năm 2004 là năm khởi đầu cho quá trình đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nhựa. Trong đó, dây chuyền đồng bộ sản xuất kết cầu thép là 7000 triệu chiếm 78% và dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm nhựa chiếm 22%.Đây là phần đổi mới công nghệ mang tính chất sơ đẳng nhất vì nó chỉ mang nặng yếu tố vật chất, chứ ít mang tính chất đổi mới kiến thức. Kể từ khi đi vào hoạt động xưởng sản xuất đã tỏ rõ được lợi ích của việc đổi mới công nghệ đem lại. sản lượng sản xuất trung bình hàng năm đã tăng lên.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Doanh thu
39600
61050
81928
Tỷ lệ tăng, giảm (%)
154.17
134.19
Khi bắt đầu đổi mới công nghệ, doanh thu của doanh nghiệp đã tăng 51.17%, tương ứng là tăng 21.450 tỷ và doanh thu còn tiếp tục tăng lên trong năm 2006 ( với tỷ lệ tăng so với 2005 là 34.19%) đây là dấu hiệu tốt và đánh dấu một bước tiến trong quá trình đầu tư tiếp tục đổi mới công nghệ trong những năm tiếp theo nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất và đưa công nghệ tiên tiến hiện đại nhất cho doanh nghiệp.
+ Năm 2005 công ty đã đầu tư 1500 triệu vào công nghệ mới nhằm bổ trợ cho công nghệ mới trong năm 2004 đã đầu tư với dự án này, công ty đã tiếp tục nhận được những đơn hàng có giá trị, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau khi đã được đổi mới công nghệ một cách toàn diện, trang thiết bị tiến tiến hiện đại, công ty đã dần thay đổi bộ mặt công nghệ của mình. Máy móc không còn cồng kềnh, cũ kỹ. Toàn bộ dây chuyền sản xuất mới của công ty đã được thay thế hoàn toàn bằng một công nghệ mới. Quy trình sản xuất mới đựơc thiết lập, dây chuyền sản xuất thu hút được số lượng 150 công nhân, hoạt động tích cực và có hiệu quả.
Bảng lưu đồ quy trình kiểm soát quá trình
sản xuất khung nhà thép tiền chế.
2.kiểm tra (OD824-11)
2.kiểm tra (OD824-11)
2.kiểm tra (OD824-11)
1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư
1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư
1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư
23.Lốc tôn/chấn vòm
(OĐ 751-12)
3.Tạo phôi/cơ khí
(OĐ751-01)
15.Tạo hình
(OĐ751-11)
4.Kiểm tra (OĐ824-01)
5.Giá bán tự động (OĐ751-02)
6.Kiểm tra (OĐ82402)
7.hàn tự dộng(OĐ751-03)
8.Kiểm tra (OĐ824-03)
9.nắn(OĐ751-03)
18.Kiểm tra
(OĐ824-07)
17. làm sạch
(OĐ751-07)
10.Kiểm tra (OĐ82- 04)
11.cắt, gá hoàn thiện(OĐ751-04)
12.Kiểm tra (OĐ82- 05)
13. hàn tay(OĐ751-05)
14.Kiểm tra (OĐ82- 06)
17. làm sạch(OD 751-09)
18.Kiểm tra (OĐ82-07)
19. Sơn (OD 751-08)
20.Kiểmtra(OĐ824-08)
21.lắp thử(OD 751-09)
22.Kiểm tra (OĐ82-06)
25.lắp tổng thành - Đ.chỉnh
(OD 751-09)
26..Kiểm tra (OĐ824-10)
Mô tả:
Xưởng SX nhận lệnh SX kèm bản vẽ kỹ thuật / bản thống kê chi tiết.
(4,6,8,10,12,14,16,18,20,22,24,26) kiểm tra: căn cứ theo qui định kiểm tra, tiến hành kiểm tra các hạng mục theo yêu cầu của từng công đoạn.
Căn cứ trên tài liệu kỹ thuật tổ tạo phôi tiến hành cắt phôi trên máy cắt 9 mỏ, máy cắt rùa hoặc trên các máy gia công cơ khí ( đột, cắt…).
5. Tiến hành gá đính trên máy gá tự động. Sử dụng máy hàn CO2, sau đó chuyển sang công đoạn hàn tự động.
7. Tiến hành hàn tự động trên máy hàn tự động. Nếu đạt yêu cầu chuyển sang công đoạn nắn.
9. Dùng máy nắn nắn lại các biến dạng trong quá trình hàn tự động.
11. Trên bản vẽ kỹ thuật bộ phận gá hoàn thiện tiến hành hàn gá các chi tiết đảm bảo các kích thước và kết cấu đề ra.
13. Bộ phận hàn hoàn thiện sử dụng các máy hàn que điện tiến hành hàn chính thức các mối liên kết hàn theo yêu cầu của bản vẽ.
15. Song song với công đoạn trên xà gồ mái, xà gồ tường cũng được chế tạo tại công đoạn tạo hình ( U,C,S).
17. Các cấu kiện sau đó được làm sạch bằng phương pháp phun bi để đảm bảo sạch bề mặt khỏi các vết bẩn hoặc rỉ.
19. Sau đó sẽ được sơn chống rỉ và sơn bề mặt.
21. Lắp thử : sau khi chế các cấu kiện sẽ được lắp thử để đảm bảo phát hiện các sai sót trong quá trình chế tạo trước khi chuyển đi lắp đặt tại khách hàng.
23. Đồng thời với các công đoạn trên tổ tạo hình sẽ triển khai lốc tôn tường và tôn mái ( bao gồm cả vòm mái).
25. Lắp tổng thành: sau khi hoàn thành giai đoạn chế tạo các sản phẩm được vận chuyển đến khách hàng và tiến hành lắp dựng, nghiệm thu bàn giao công trình.
2.2.2.2 . Những kết quả đạt đựơc
Sau 1 quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị mới công nghệ và đào tạo kiến thức cho cán bộ công nhân viên. Chất lượng sản phẩm do công ty sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương với những sản phẩm có mặt trên thị trường phù hợp với yêu cầu của từng loại khách hàng.Tuy nhiên , công nghệ đổi mới còn chậm với số vốn đầu tư ít ,do là công ty gia đình nên đổi mới công nghệ còn thụ động không chủ động đầu tư ngay khi cần thiết.
2.3.Những thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Thuận lợi
*Từ phía nhà nước:
Hiện nay với chính sách đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu hàng hoá. Đã kích thích sự đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.
nhà nước luôn khuyến khích và có nhiều chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu công nghệ mới nhằm mục đích sản xuất
* Từ phía công ty:
Với đội ngũ cán bộ luôn tìm tòi và nhiệt tình với công việc, tạo điều kiện cho việc đầu tư mở rộng sản xuất và thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ.
có các mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thông tin chính xác về thị trường về các đối tác đổi mới công nghệ.
2.3.2 Khó khăn.
* Trong công tác lập dự án:
Lập dự án là khó khăn khởi đầu cho việc đổi mới công nghệ ở bất kỳ một doanh nghiệp nào.
- Việc lập dự án có hợp lý và hiệu quả thì công nghệ sẽ được may mắn và lợi ích kinh tế cao.
- hiện nay tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc, việc lập các dự án nói chung và các dự án đầu tư cho công nghệ được giao cho phòng dự án đảm nhận.
Trên thực tế việc lập dự án còn gặp các khó khăn chủ yếu sau:
- việc lập dự án bị hạn chế bởi số vốn hạn hẹp của công ty:
tuy ban giám đốc công ty luôn luôn đề cao tới việc cải tiến công nghệ và đặt nhiều ưu tiên cho vấn đề này, nhưng những dự án đựơc phê duyệt phải đạt đựoc những yêu cầu khắt khe như: giá thành rẻ, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế vấn đề giá cả luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, những công nghệ được đổi mới thường là những công nghệ đơn giản, được sản xuất từ lâu năm.
- yếu tố kỹ thuật không được nắm bắt chặt chẽ: phần đông các cán bộ của công ty là cán bộ kinh doanh, số cán bộ kỹ thuật của công ty chỉ là số ít. Do đó, với lực lượng kỹ thuật mảng việc nghiên cứu tình năng thích hợp của công nghệ rất hạn chế. Những công nghệ kỹ thuật cao thường làm cho phía công ty gặp nhiều lúng túng vì không nắm chắc tính năng và chất lượng công nghệ.
- công ty chưa thực sự có định hướng rõ ràng về việc sử dụng công nghệ ở trình độ nào: mỗi sản phẩm có nhiều công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó, nhưng mỗi công nghệ đều có một trình độ nhất định và khác nhau. có công nghệ sử dụng nhiều lao động, có công nghệ sử dụng nhiều tri thức và công nghệ sử dụng nhiều vồn.
Việc không xác định và định hướng rõ trình độ công nghệ ưu tiên. Khiến việc lập dự án gặp nhiều khó khăn, bởi mỗi trình độ công nghệ có ưu điểm và nhược điểm riêng.
* Trong công tác vận hành công nghệ.
- Trình độ của cán bộ cũng như công nhân trực tiếp sản xuất chưa thực sự cao và phù hợp. Tuy những công nghệ được đổi mới đều mang tính đơn giản nhưng việc vận hành và sản xuất vẫn gặp khó khăn như công nhân trực tiếp sản xuất chưa nắm bắt đựơc kỹ năng công nghệ dẫn tới năng xuất chưa cao.
-Yếu tố thị trường không ổn định và có phần suy giảm như hiện nay khiến các công nghệ phải hoạt động một cách cầm chừng không đạt hết công suất của công nghệ.
Chương III:
Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại
Phúc Tiến – Vĩnh Phúc.
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển sản xuất của công ty trong những năm tới.
3.1.1 Phương hướng mục tiêu phát triển của nước ta trong những năm tới
Trên thế giới hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố bất định khó lường. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những bước đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.
Trong nước, những thành tựu 5 năm qua ( 2001 – 2005) và 20 năm đổi mới ( 1986 – 2006) làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trứơc. việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau , tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. KInh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy cơ tụt hậu xa hơn so vơi một số nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Khoa học công nghệ còn ở trình độ thấp. tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch âm mưu diễn biến hoà bình gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. An ninh, trật tự và an toàn xã hội ở một số vùng và địa phương chưa đảm bảo vững chắc.
Những năm tới là cơ hội lớn để đất nước ta tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi bức bách của toàn dân lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua mọi thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.
Mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
5 năm 2006 – 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do đại hội IX của Đảng đề ra.
Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 là : nâng cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7114.DOC