Luận văn Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 2

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . 3

LỜI MỞ ĐẦU . 4

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

BẮT NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM . 10

1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn và biện biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời

trong tố tụng hình sự Việt Nam. 10

1.2 Những yêu cầu và vai trò của biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời . 16

1.3. Biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời trong tố tụng hình sự Việt Nam từ năm

1945 đến năm 2003. . 21

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG. . 29

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp ngăn

chặn bắt ngƣời. 29

2.2. Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về

biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng . 56

Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ĐÚNG

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM. . 68

3.1. Các yêu cầu bảo đảm thi hành đúng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời

trong tố tụng hình sự Việt Nam. 68

3.2. Các giải pháp bảo đảm thi hành đúng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời

trong tố tụng hình sự . 80

KẾT LUẬN. 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95

pdf37 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y định những căn cứ áp dụng BPNC để bảo đảm cho hoạt động của những cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc thuận lợi trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh nhằm tiến tới loại trừ hiện tƣợng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội. Căn cứ vào mục đích của chúng, có thể chia thành ba nhóm sau: - Nhóm 1: Gồm những biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa ngƣời có hành vi phạm tội bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án nhƣ: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; - Nhóm 2: Gồm những biện pháp bảo đảm cho việc thu thập và ghi nhận chứng cứ nhƣ: Khám xét ngƣời, khám xét chỗ ở, địa điểm nơi làm việc, khám nghiệm hiện trƣờng, xem xét dấu vết trên thân thể...; - Nhóm 3: Gồm những biện pháp bảo đảm thuận lợi cho quá trình tiến hành tố tụng đƣợc diễn ra bình thƣờng và thuận lợi nhƣ: Kê biên tài sản, áp giải bị can, bị cáo, ngƣời bị kết án, dẫn giải ngƣời làm chứng, những biện pháp xử lý do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa [66, tr 193-194]. Trong khoa học luật TTHS Việt Nam cũng có những khái niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn. Theo Từ điển Luật học giải thích biện pháp ngăn chặn là: Biện pháp cƣỡng chế về mặt TTHS áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc ngƣời chƣa bị khởi tố trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để ngăn 12 chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [73, tr.69]. Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội đƣa ra khái niệm: BPNC là biện pháp cƣỡng chế trong TTHS đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo, ngƣời bị truy nã hoặc đối với những ngƣời chƣa bị khởi tố (trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [66, tr193]. Có thể thấy những khái niệm trên đã phản ánh đƣợc những dấu hiệu đặc trƣng của BPNC. Những khái niệm đó đều dựa trên cơ sở phân tích nội dung những quy phạm pháp luật tại Điều 79 BLTTHS năm 2003, cũng nhƣ thực tiễn áp dụng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Nhằm xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh trong đó bao hàm những dấu hiệu đặc trƣng nhƣ: căn cứ áp dụng, mục đích áp dụng, thẩm quyền áp dụng, đối tƣợng áp dụng. Mọi hành vi áp dụng BPNC không đúng đối tƣợng, thẩm quyền, căn cứ, cũng nhƣ thủ tục đều bị coi là vi phạm pháp luật.Tác giả xin đƣa ra khái niệm: BPNC là những biện pháp cưỡng chế TTHS được quy định trong BLTTHS do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người phạm tội quả tang hoặc người bị nghi là phạm tội khi có căn cứ do pháp luật quy định nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. BLTTHS năm 2003 quy định những BPNC gồm: Bắt ngƣời (bốn trƣờng hợp bắt: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt ngƣời trong trƣờng hợp 13 khẩn cấp; bắt ngƣời phạm tội quả tang; Bắt ngƣời có lệnh truy nã); Tạm giữ; Tạm giam; Cấm đi khỏi nơi cƣ trú; Bảo lĩnh; Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Mỗi BPNC có những quy định cụ thể về đối tƣợng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng, do đó tùy từng trƣờng hợp để áp dụng BPNC để đạt hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. 1.1.2 Khái niệm về biện pháp ngăn chặn bắt người Theo Từ điển Luật học thì: Bắt là một trong những biện pháp ngăn chặn mà CQĐT, Viện kiểm sát (VKS) hoặc Tòa án (TA) áp dụng khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng nhƣ khi thấy cần thiết để đảm bảo thi hành án [73, tr 44]. Bắt ngƣời trong TTHS là giữ ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, không cho ngƣời đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, đề phòng ngƣời đó bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án. Hoạt động bắt ngƣời luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt ngƣời đúng hay không đúng các quy định của pháp luật có liên quan và ảnh hƣởng đến những quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩmcủa công dân, liên quan đến đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bắt ngƣời nhƣ vật nên thời gian trƣớc đây Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật TTHS quy định chi tiết về việc bắt ngƣời nhƣ: Luật số 103-SL/005 ngày 20/5/1957, Sắc luật số 002-SLT ngày 18/6/1957; Sắc luật số 02-SL ngày 15/3/1976; Bộ luật TTHS năm 1988-Bộ luật TTHS đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. BPNC bắt ngƣời một chế định pháp lý quan trọng trong TTHS nƣớc ta. Việc quy định và thi hành đúng đắn BPNC bắt ngƣời là bảo đảm rất quan 14 trọng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của TTHS là phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời và công minh ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, không để lọt ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội, ngăn không cho ngƣời phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc phạm tội mới; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong khoa học luật TTHS bắt ngƣời đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và có những quan niệm, ý kiến khác nhau, cụ thể: Ths Nguyễn Hữu Huân cho rằng: “Bắt ngƣời là BPNC có tính cƣỡng chế nghiêm khắc, vì vậy việc bắt ngƣời nhất thiết phải tuân thủ các căn cứ, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ mà pháp luật quy định” [40, tr5]. Theo quan niệm của Ths.Nguyễn Mai Bộ: Bắt ngƣời là giữ ngƣời phạm pháp lại, không cho tiếp tục tự do hoạt động, chặn đứng hành động phạm tội đề phòng ngƣời đó lẩn trốn, tự sát, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây trở ngại cho việc điều tra. Bắt ngƣời là một trong những biện pháp cƣỡng chế cần thiết nhất của Nhà nƣớc để trấn áp, ngăn chặn những hành động phạm tội Bắt ngƣời là một trong những BPNC do CQĐT, VKS, TA áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với ngƣời chƣa bị khởi tố nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa việc ngƣời phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình sự đƣợc thuận lợi và đúng pháp luật [5, tr31-32]. Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội đƣa ra khái niệm: BPNC bắt ngƣời là BPNC trong TTHS đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo, ngƣời đang bị truy nã và trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, 15 tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. [66, tr200]. Quan điểm nhƣ trên về BPNC bắt ngƣời trong TTHS đã đƣa ra đƣợc những dấu hiệu đặc trƣng của của BPNC bắt ngƣời nhƣng chƣa đƣa ra chủ thể tiến hành BPNC bắt ngƣời và cho rằng một trong những mục đích của bắt ngƣời là tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Còn theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội: Bắt ngƣời là BPNC trong TTHS do CQĐT, VKS, TA áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với ngƣời chƣa bị khởi tố nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa việc ngƣời phạm tội trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đƣợc thuận lợi và đúng pháp luật [65, tr.214]. Quan điểm nhƣ trên về BPNC bắt ngƣời trong TTHS là chƣa đƣa ra đƣợc hết các đối tƣợng áp dụng nhƣ ngƣời bị truy nã. Từ những phân tích trên, tác giả xin đƣa ra khái niệm BPNC bắt ngƣời trong TTHS nhƣ sau: BPNC bắt người là BPNC trong TTHS do cơ quan, người có thẩm quyền theo luật định áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; người đang có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do luật định, nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. BPNC bắt ngƣời không phải là biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với ngƣời phạm tội mà BPNC của TTHS đƣợc áp dụng để tƣớc bỏ điều kiện gây ra tội phạm, chặn đứng hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của ngƣời phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của những cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 16 Xuất phát từ các diễn biến của tình hình phạm tội, từ yêu cầu thực tiễn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, yêu cầu tăng cƣờng pháp chế và vấn đề bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, có chọn lọc các quy định của BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 quy định ba trƣờng hợp bắt ngƣời cụ thể với những nội dung, thẩm quyền và thủ tục khác nhau, ba trƣờng hợp bắt, đó là: - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; - Bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp; - Bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [66, tr201-202]. Căn cứ vào đối tƣợng bị bắt, có thể chia các biện pháp bắt ngƣời thành các loại: “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp; Bắt ngƣời đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bắt một số đối tƣợng đặc biệt” [4, tr.55]. 1.2 Những yêu cầu và vai trò của biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời 1.2.1 Những yêu cầu của biện pháp ngăn chặn bắt người. “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những giá trị cao nhất trong xã hội cần phải đƣợc bảo vệ trƣớc hết và với mức độ cao nhất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nƣớc và đời sống xã hội, trong đó có cả lĩnh vực tƣ pháp hình sự” [71, tr17]. Chính vì vậy, BPNC bắt ngƣời đƣợc quy định rất chặt chẽ trong BLTTHS, là cơ sở cho hoạt động bắt ngƣời trên thực tiễn, tránh vận dụng biện pháp bắt ngƣời một cách tuỳ tiện, dẫn đến bắt oan ngƣời vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt trái thẩm quyền. a, Yêu cầu chính trị Bắt ngƣời luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội, bắt ngƣời đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hƣởng trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Hiện nay, có rất nhiều những 17 thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nƣớc đang tìm mọi cách để chống phá Nhà nƣớc ta. Hoạt động bắt ngƣời phải đảm bảo tốt cho nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc và của địa phƣơng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc áp dụng BPNC bắt ngƣời trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đều nhằm mục đích bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầy này, Đảng, Nhà nƣớc đã có các hƣớng dẫn, chỉ đạo những hoạt động bắt ngƣời liên quan đến các đối tƣợng có ảnh hƣởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Khi tiến hành áp dụng BPNC bắt ngƣời đối với những đối tƣợng này thƣờng tạo ra những luồng dƣ luận, ảnh hƣớng đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, kinh tế dễ bị những thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, tuyên truyền nhằm làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật về các chỉ đạo hƣớng dẫn của Đảng và Nhà nƣớc về BPNC bắt ngƣời với những đối tƣợng đặc biệt. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hạn chế những tiêu cực xảy ra khi tiến hành. Bb,Yêu cầu về pháp luật Điều 6, BLTTHS năm 2003 quy định: “Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của TA, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ ngƣời phải theo đúng quy định của bộ luật này”[48, Điều 6]. Nhƣ vậy, để đảm bảo bắt đúng đối tƣợng, BPNC bắt ngƣời đƣợc quy định rất chặt chẽ trong BLTHS đây là cơ sở cho hoạt động bắt trên thực tiễn, tránh vận dụng biện pháp bắt một cách tuỳ tiện, dẫn đến bắt oan ngƣời vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt trái thẩm quyền. 18 Trong quá trình tiến hành cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần có tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh rằng họ là đối tƣợng bị áp dụng BPNC bắt ngƣời. Nếu bắt ngƣời không đúng sẽ gây tác hại nhiều mặt nhƣ xâm phạm quyền con ngƣời và quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của nhà nƣớc và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dƣ luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nƣớc xuyên tạc để chống lại nhà nƣớc. Vì vậy, những tài liệu chứng cứ để bắt ngƣời cần thu thập qua quá trình điều tra xác minh, cũng có thể thu thập bằng những biện pháp nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện hoạt động bắt cần phải tuân thủ đúng các điều kiện do luật định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền. BPNC bắt ngƣời về bản chất là biện pháp cƣỡng chế, tác động trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân tuy nhiên lại không nhằm xâm phạm đến thân thể họ nhƣ là sự trừng phạt hành vi họ đã thực hiện mà chỉ nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm diễn ra và hạn chế sự nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng không đƣợc xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của ngƣời bị bắt. Không đƣợc dựa vào các tài liệu chƣa đƣợc kiểm tra, xác minh hay dựa trên ý chí chủ quan làm căn cứ để thực hiện hoạt động bắt dẫn đến tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành hoạt động bắt ngƣời, cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải biết vận dụng linh hoạt, đúng pháp luật trong từng trƣờng hợp bắt cụ thể. Để làm đƣợc điều đó cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng cần nắm vững các quy định của pháp luật về BPNC bắt ngƣời và áp dụng chúng một cách chính xác, triệt để và đúng pháp luật. Cc, Yêu cầu về nghiệp vụ Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con ngƣời. Trong hoạt động điều tra, BPNC bắt ngƣời là một trong những biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc để trấn an, ngăn chặn hành vi phạm tội và có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trốn tránh pháp luật cũng nhƣ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. 19 Trong hoạt động bắt ngƣời, cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có nhƣ vậy khi thực hiện việc bắt ngƣời mới không vấp phải những khó khăn vƣớng mắc. Yêu cầu đối với hoạt động bắt phải đảm bảo tính bất ngờ, khách quan và chính xác. Bí mật, bất ngờ là yếu tố quan trọng bảo đảm cho việc bắt ngƣời đƣợc tiến hành một cách hiệu quả nhất, khi tiến hành hoạt động bắt ngƣời không để đối tƣợng biết, bỏ trốn, hoặc gây cản trở cho cuộc bắt, hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Yếu tố bất ngờ đƣợc biểu hiện trong kế hoạch bắt ngƣời nhƣ: bí mật về thời gian, địa điểm sẽ tiến hành bắt đối tƣợng, bí mật về sự chuẩn bị lực lƣợng bắt... Bí mật là yếu tố cần thiết cho sự thành công của hoạt động bắt ngƣời, làm sao để đối tƣợng bắt chỉ biết là chúng bị bắt khi lực lƣợng tiến hành bắt xuất hiện và triển khai lệnh bắt. Muốn đạt đƣợc yêu cầu nhƣ vậy, đòi hỏi công tác chuẩn bị cho việc bắt cần phải tỉ mỉ, cẩn trọng và chu đáo. Trƣớc khi bắt ngƣời cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nhân thân của đối tƣợng và những tài liệu xác minh ban đầu, phải lập kế hoạch của việc bắt ngƣời chi tiết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, công cụ phƣơng tiện hỗ trợ...đặc biệt cần tính toán các phƣơng án có thể xảy ra để chủ động, linh hoạt trong quá trình tiến hành. Việc bắt ngƣời có thành công phải đảm bảo tất cả những mục tiêu trong kế hoạch đã hoạch định trƣớc và linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra, khi triển khai bắt phải tiến hành một cách khẩn trƣơng và nhanh chóng. 1.2.2 Vai trò của biện pháp ngăn chặn bắt người BPNC bắt ngƣời có vai trò quan trọng trong hoạt động ðiều tra giải quyết vụ án cũng nhý phòng chống tội phạm. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội cũng nhƣ ngăn chặn hành vi tội phạm chạy trốn, gây khó khăn cho quá trình điều tra, khám phá và xử lý hành vi phạm tội là cần thiết và cấp bách. Hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm chứa đựng những mầm mống có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, và nhiều khi từ lúc 20 có hành động chuẩn bị đến khi phạm tội là khoảng thời gian rất ngắn, nếu không ngăn chặn kịp thời thì tội phạm sẽ xảy ra. Quy định và thi hành BPNC bắt ngƣời trong TTHS có vai trò lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm: Một là, “BPNC bắt ngƣời thể hiện sự chuyên chính của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm” [66, tr.195]. Khái niệm tội phạm đƣợc quy định rõ ràng trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng đƣợc luật hình sự bảo vệ. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ổn định của chế độ nhà nƣớc, chế độ kinh tế-chính trị và xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân cũng nhƣ những quy tắc của cuộc sống trong xã hội chủ nghĩa. Quy định BPNC bắt ngƣời là thể hiện đƣờng lối, chính sách của nhà nƣớc ta trong việc xử lý những hành vi phạm tội và thể hiện thái độ kiên quyết, triệt để của nhà nƣớc trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Hai là, “bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đƣợc thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm” [66, tr.195]. Hiện nay, nhiều vụ án do tính chất phức tạp, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội cố tình trốn tránh, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó, việc áp dụng BPNC bắt ngƣời nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả ngay từ đầu những hành vi thực hiện tội phạm hoặc hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý ngƣời phạm tội. Cùng với đó, việc bắt các đối tƣợng này góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà ngƣời phạm tội có thể gây ra cho quá trình giải quyết vụ án. Ba là, BPNC bắt ngƣời giúp việc ngăn chặn tội phạm đƣợc kịp thời và hiệu quả: Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm hậu quả của tội 21 phạm. Kịp thời ngăn chặn tội phạm góp phần bảo vệ đƣợc đối tƣợng tội phạm tác động tới, đồng thời ngăn chặn và hạn chế hậu quả do tội phạm gây ra. Bốn là, cơ sở pháp lý để cơ quan, ngƣời có thẩm tiến hành tố tụng áp dụng BPNC bắt ngƣời trong những trƣờng hợp cần thiết, nhằm đạt đƣợc mục đích của TTHS. Việc bắt ngƣời có tác động trực tiếp đến quyền con ngƣời, quyền tự do về thân thể bởi vậy khi áp dụng cần phải tính toán hợp lý. Bắt ngƣời đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm. Ngƣợc lại, bắt ngƣời không đúng pháp luật sẽ gây tác hại to lớn, không những xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân mà còn làm giảm uy tín của Nhà nƣớc và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dƣ luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nƣớc lợi dụng để xuyên tạc nói xấu chế độ, chống phá lại Nhà nƣớc ta. Vì vậy, việc quy định các cơ sở pháp lý cho việc áp dụng BPNC bắt ngƣời là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong TTHS Việt Nam 1.3. Biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời trong tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003. 1.3.1 Từ năm 1945 đến năm 1988 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân ra đời phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ này là đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về những BPNC mà cụ thể là BPNC bắt ngƣời và sử dụng biện pháp này nhƣ phƣơng tiện sắc bén để đấu tranh chống Việt gian, phản động và những tội phạm nguy hiểm khác. Tuy nhiên, thời kỳ này chƣa có các văn bản quy định riêng về BPNC bắt mà mới chỉ đƣợc quy định xen kẽ trong những văn bản pháp luật, một số cơ quan tƣ pháp đƣợc ra đời liên quan đến việc bắt đƣợc quy định: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức TA và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 23/SL ngày 21/02/1946 thành lập Việt Nam Công an vụ. Theo Sắc lệnh này thì lực lƣợng Công an vụ có nhiệm vụ “Điều tra về 22 những hành động trái phép và truy tìm ngƣời can phạm để giúp TA trong sự trừng trị”; Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/07/1946 về tổ chức bộ máy Tƣ pháp Công an tại Điều thứ 2: “Tƣ pháp Công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạm pháp (đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sƣu tập các tang chứng, bắt giao ngƣời phạm pháp cho các TA xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định”[11]; Sắc lệnh số 85/Sl ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tƣ pháp thì: “Tƣ pháp Công an có nhiệm vụ bắt ngƣời phạm pháp và giao cho các TA xét xử”[12]. Nội dung của các văn bản trên thể hiện rõ quan điểm của Chính quyền Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thân thể của nhân dân đối với các phần tử xâm phạm đến lợi ích và sự an toàn của Nhà nƣớc. Sau ngày miền Bắc giải phóng (1954), đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn đƣợc giải phóng và bƣớc vào khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị và xã hội trong thời kỳ mới, Nhà nƣớc ta đã ban hành một số văn bản pháp luật nhƣ: Luật số 103-SL/L005 ngày 20/5/1957 về Đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Tại Điều 4 của Sắc lệnh ghi nhận BPNC bắt ngƣời phạm tội quả tang là một BPNC bắt ngƣời đặc biệt: Đối với những ngƣời phạm pháp quả tang, bất cứ ngƣời nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Ủy ban Hành chính, TA nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất. Trong những trƣờng hợp khẩn cấp, cơ quan Công an có thể bắt giữ trƣớc kho có lệnh viết của các cơ quan định trong Điều 3 và phải báo cho các cơ quan đó biết 23 Những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và trƣờng hợp khẩn cấp là những trƣờng hợp đặc biệt do luật quy định [13,Điều 4]. Sắc lệnh 002/SLT ngày 18/6/1957 quy định về các trƣờng hợp phạm pháp quả tang, khẩn cấp và các trƣờng hợp khám ngƣời phạm pháp quả tang trong đó quy định: Ðể kịp thời giữ kẻ phạm pháp ðã gây thiệt hại ðến an toàn của Nhà nýớc, ðến trật tự xã hội, ðến tài sản của Nhà nýớc, ðến tính mệnh tài sản của nhân dân, nay quy ðịnh những trýờng hợp sau ðây là phạm pháp quả tang mà ngýời công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay ðến Uỷ ban hành chính, TA nhân dân hoặc Ðồn công an nõi gần nhất: 1- Ðang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay. 2- Ðang bị ðuổi bắt sau khi phạm pháp. 3- Ðang bị giam giữ mà lẩn trốn. 4- Ðang có lệnh truy nã. [14, Ðiều 1]. Nghị định số 301/TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 bảo đảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Nghị định ghi nhận trình tự thủ tục bắt giữ đối với các quân nhân trong trƣờng hợp bị bắt phạm pháp quả tang: Trừ những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và những trƣờng hợp khẩn cấp, những quân nhân phạm pháp luật Nhà nƣớc do các cán bộ trong quân đội nói ở Điều 1 đoạn b Nghị định này ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam. Những quân nhân phạm pháp bị bắt trong những trƣờng hợp quả tang hoặc những trƣờng hợp khẩn cấp thì trong hạn hai mƣơi bốn giờ phải giải lên TA nơi gần nhất [16, Điều 24]. 24 Sau khi miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về việc bắt giam giữ. Về cơ bản việc bắt giam giữ quy định trong Sắc luật này giống luật 103/Sl-L005 ngày 20/5/1957, tuy vậy thẩm quyền bắt đƣợc mở rộng đến cấp huyện. Điều 3 Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về việc bắt ngƣời, khám ngƣời, khám nhà ở, khám đồ vật trong trƣờng hợp khẩn cấp: Đội trƣởng đội tuần tra của cơ quan an ninh hoặc của quân đội, trƣởng hoặc phó đồn an ninh, trƣởng hoặc phó cơ quan an ninh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trƣởng hoặc phó ban của cơ quan an ninh từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở lên, trong khi làm nhiệm vụ, có quyền ra lệnh hoặc tự mình bắt, khám ngƣời, khám nhà ở, khám đồ vật trong những trƣờng hợp khẩn cấp [37, Điều 3]. Tại kỳ họp thứ thứ nhất, khóa VI ngày 02/7/1976, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nƣớc và giao cho Hội đồng Chính phủ hƣớng dẫn việc áp dụng. Những thủ tục, trình tự, thẩm quyền của bắt ngƣời phạm tội đƣợc quy định ở nhiều văn bản trƣớc khi Bộ luật TTHS năm 1988 ra đời. Những quy định này có nhiều tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thì việc bắt ngƣời vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiến pháp năm 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008256_4024_2002947.pdf
Tài liệu liên quan