Luận văn Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về ngành in và công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in 3

1.1.Lịch sử ngành in thế giới. 3

1.2.Tổng quan ngành in Việt Nam. 5

1.2.1.Lịch Sử ngành in Việt Nam. 5

1.2.2.Qui mô ngành in Việt Nam. 6

1.2.3. Nhu cầu vật tư ngành in 9 9

1.3.Công ty TNHH XNK vật tư ngành in. 11

1.3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 11

1.3.2. Về tình hình tổ chức lao động 13

1.3.3. Nguồn vốn 13

1.3.4.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK vật tư ngành in. 14

1.3.5.Qui trình công nghệ sản xuất thành phẩm của công ty 17

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in. 18

2.1.Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty TNHH XNK vật tư ngành in. 18

2.1.1.Đặc điểm thị trường kinh doanh theo sản phẩm. 22

2.1.2.Đặc điểm thị trường kinh doanh theo khách hàng. 25

2.1.3.Đặc điểm thị trường kinh doanh theo khu vực địa lý 25

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XNK vật tư ngành in. 27

2.2.1.Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường 27

2.2.2.Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. 28

2.2.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. 29

2.2.3.1.Hoạt động mua hàng 29

2.2.3.2.Hoạt động dự trữ. 31

2.2.3.3.Hoạt động bán hàng. 32

2.2.4. Nguồn nhân lực của công ty. 33

2.2.5.Thực trạng huy động nguồn lực cho kinh doanh. 36

2.2.5.1.Nguồn lực tài chính. 36

2.2.6.kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 40

2.3.Đánh giá kết quả kinh doanh 44

2.3.1. Những kết quả đạt được 44

2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 47

Chương 3 : 48

Một số biện pháp phát triển kinh doanh cảu công ty TNHH XNK vật tư ngành in 48

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty TNHH XNK vật tư ngành in trong thời gian tới 49

3.1.1.Phương hướng 49

3.2. Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH XNK vật tư ngành in. 53

3.2.1.Về công tác nghiên cứu thị trường. 53

3.2.2.Về hoạt động tạo nguồn mua hàng. 56

3.2.3. Hoạt động quảng cáo 58

3.2.4. Nâng cao hiệu quả dự trữ 59

3.2.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động 59

3.2.6. Huy động và sử dụng vốn 63

3.2.7. Công tác kiểm tra, kiểm soát. 64

3.3.Một số kiến nghị 65

KẾT LUẬN 68

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển kinh doanh ở công ty TNHH xuất nhập khẩu vật tư ngành in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian, giá cả, chất lượng. Hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu do cán bộ thuộc phòng kinh doanh đảm nhận và chịu trách nhiệm xử lí, phân tích thông tin sau đó gửi cho ban lãnh đạo làm cơ sở ra quyết định. Bên cạnh những điều đã làm được hoạt động nghiên cứu thị trường ở cũng chưa thật sự có hiệu quả : - Công ty chưa có sự chú ý đúng mức tới hoạt động nghiên cứu thị trường, mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, chưa cụ thể chỉ nắm được thông tin mang tính chung chung mà chưa có thông tin chi tiết, cụ thể về khách hàng, về nguồn hàng, về đối thủ. - Công ty chưa có bộ phận chuyên trách trong công tác nghiên cứu thị trường mà chủ yếu là do cán bộ phòng kinh doanh phụ trách, nguồn khai thác phần lớn là nguồn thứ cấp do đó thông tin thiếu tính chính xác, không kịp thời, để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, dẫn đến tình trạng có thời điểm hàng bị tồn đọng không bán được, nhưng cũng có thời điểm hàng không đáp ứng đủ nhu cầu. - Chi phí bỏ ra để nghiên cứu thị trường chưa được đưa thành khoản mục cụ thể trong chi phí hoạt động kinh doanh, đó là các chi phí cho giao dịch với khách hàng, chi phí công tác và các chi phí khác. Tất cả những vấn đề tồn tại đó đã phản ánh một thực tế đó là công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa thực sự được chú trọng. 2.2.2.Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào. Chiến lược kinh doanh định hướng cho toàn bộ hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thống nhất, hợp lý và có hiệu quả hơn. Từ hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty tiến hành đưa ra các chiến lược kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ, và tuỳ theo mục tiêu của công ty. Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh là sự kết hợp của tất cả các phòng ban và các cán bộ công nhân trong công ty. Nhưng đưa ra quyết định cuối cùng là ban lãnh đạo công ty, ban lãnh đạo sẽ xem xét đưa ra chiến lược phù hợp nhất, có tính khả thi nhất cho mọi hoạt động của công ty. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm bất cập công ty sẽ lập tức phân tích, đánh giá và đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời. Do công tác nghiên cứu thị trường ở công ty thực hiện chưa hiệu quả nên dẫn đến công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. 2.2.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. 2.2.3.1.Hoạt động mua hàng Nguồn cung ứng hàng hoá có một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty, nguồn hàng tốt phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Qua nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty ta thấy nguồn cung cấp chính của công ty vẫn là từ nước ngoài. Nguồn trong nước có nhưng vẫn chiếm thỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, thì xu hướng tỷ trọng của nguồn cung trong nước lại có xu hướng tăng . Bảng 6: lượng nhập hàng năm 2009 Đơn vị : - lượng nhập : Tấn - Tỉ lệ : % năm Indonesia Tân Mai Lượng nhập Tỉ lệ Lượng nhập Tỉ lệ Năm 2007 1.575,6 81,8 350 18,2 Năm 2008 1.576,5 79,8 400 20,2 Năm 2009 1.395.3 60,8 900 392 Nguồn : Phòng kinh doanh Nguyên nhân của sự thay đổi này là do hiện nay các công ty giấy trong nước đã bắt đầu đổi mới công nghệ và cho ra đời được những sản phẩm có chất lượng. Hơn nữa,thị trường giấy trên thế giới thay đổi không ngừng, giá giấy lên xuống thất thường nên đã gây không ít khó khăn cho công ty khi quan hệ với các đối tác nước ngoài. Việc dần chủ động nguồn cung trong nước đã giúp công ty giảm bớt được nhiều khó khăn trong kinh doanh. Các nhà cung cấp chính của công ty: + Công ty April Fine Paper Trading Sdn Bhd, thành viên của tập đoàn April Group, Indonesia + Công ty giấy SCG Paper, Thái Lan. + Công ty giấy Tân Mai, Việt Nam + Công ty giấy Bãi Bằng Các nhà cung cấp chính trong nước này của công ty có vai trò rất quan trong cho hoạt động mua hàng của công ty vì nhờ đó nguồn hàng của công ty được đảm bảo, hoạt động của công ty được thuận lợi. Vì có quan hệ lâu dài nên nhiều khi công ty được hưởng nhiều ưu đãi khi mua hàng như : hàng hoá luôn đảm bảo, được giảm giá, được khuyến mãi, được thanh toán chậm... Để phát triển, mở rộng kinh doanh, công ty không chỉ cần giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp quen thuộc mà còn cần mở rộng quan hệ với nhiều nhà cung cấp khác trên thị trường. 2.2.3.2.Hoạt động dự trữ. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại như công ty TNHH XNK vật tư ngành in thì hoạt động dự trữ là không thể thiếu. Vì nhu cầu trên thị trường luôn biến động nên dự trữ hàng hoá sẽ bảo đảm cho hoạt động của công ty diễn ra đều đặn, đối phó được với những trường hợp bất ngờ. Dự trữ quá ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Còn dự trữ quá mức cần thiết sẽ làm ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và khả năng tiêu thụ hàng hoá đó.Giấy là một mặt hàng cần có điều kiện bảo quản, dự trữ khá cao. Nếu không bảo quản cẩn thận, đúng qui trình sẽ dẫn đến hư hỏng, không đảm bảo chất lượng. Công ty đã đầu tư một số trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản dự trữ hàng hoá như máy hút ẩm, thông gió...tuy chưa thật đầy đủ nhưng đã phần nào giải quyết được khả năng dự trữ hàng hoá tại kho, xưởng. Nhưng việc xác định đúng mức dự trữ cần thiết là quan trọng nhất. Công ty đã xây dựng kế hoạch dự trữ dựa vào các thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường và tình hình kinh doanh trước đó của công ty. Nhưng chủ yếu là dựa vào các kết quả bán hàng trước, để từ đó ước lượng và xác định lượng dự trữ cần thiết. Đây là cách tiến hành hoạt động dự trữ ở khá nhiều các doanh nghiệp không riêng gì công ty, điều đó giải thích tại sao hoạt động dự trữ lại không có hiệu quả. Vì chỉ xác định một cách phiến diện nên trong kế hoạch dự trữ của công ty không tính đến các biến động có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và cho thấy hoạt động này ở công ty tiến hành không hiệu quả và nó ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động khác. Bảng 7 : Lượng hàng xuất - nhập - tồn 3 năm 2007, 2008, 2009. Đơn vị : Tấn năm Lượng hàng nhập Lượng hàng xuất Lượng hàng tồn 2007 1.925,6 1.776,4 149,2 2008 1.976.5 1.500,5 476 2009 2.775,6 2.545 230,6 Nguồn : Phòng kinh doanh 2.2.3.3.Hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng của công ty bao gồm các hình thức: bán buôn, bán lẻ. Đây là hai hình thức đem lại doanh thu chính cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty hoạt động như một đại lý cấp một của nhà cung cấp nên dù là khách hàng lẻ mua về tiêu dùng trực tiêp thì số lượng mua cũng rất lớn. Một số khách hàng lẻ của công ty như : Nhà in dáo Nhân Dân, nhà in Tiến Bộ,Nhà in Quân Đội,…Chỉ riêng một số khách hàng lẻ này thôi đã tạo ra 47% doanh thu(năm 2009)cho công ty. Các khách hàng lẻ còn lại hầu hết là các công ty, văn phòng hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Đối với bán buôn hàng hoá, công ty đã tăng cường tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ bằng việc thực hiên chuyên chở đến tận nơi, do đó doanh thu từ bán buôn đều tăng.Bán buôn vẫn là hình thức kinh doanh mang lại doanh mang lại doanh thu lớn cho công ty. Năm 2009 doanh thu từ bán buôn chiếm 57 % tổng doanh thu từ công ty. Bảng 8: tỉ lệ doanh thu bán buôn Đơn vị : nghìn đồng Năm Doanh thu bán buôn Tỉ lệ (%) 2007 25.299.238,64 52 2008 30.065.321,79 59 2009 35.324.510,83 57 Nguồn : Phòng kinh doanh 2.2.4. Nguồn nhân lực của công ty. Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ đẻ đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức. Thị trường lao động mở ra, song cũng như các doanh nghiệp khác công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi đội ngũ quản lý và nhân viên kinh doanh của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó công ty cũng chú ý đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên, có các hình thức khuyến khích họ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên. Bảng 9: Cơ cấu lao động của công ty TNHH XNK vật tư ngành in Năm Tổng số nhân viên Trong đó Đại học và cao đẳng % so với tổng NV Công nhân % so với tổng NV 2007 50 10 20 40 80 2008 52 11 21,15 41 78,85 2009 52 12 23,07 40 76,93 Nguồn : Phòng kế toán Quỹ lương Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian làm việc cho doanh nghiệp theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Với khái niệm đó có thể hiểu rằng: đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn đối với người lao động tiền lương là một bộ phận của thu nhập mà họ được hưởng. Trong quản lý, tiền lương còn có ý nghĩa là đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó mà nâng cao năng suất lao động của họ. Vì vậy không thể đặt vấn đề tiết kiệm tiền lương một cách đơn giản như các khoản chi phí khác. Muốn hạch toán tiền lương tốt thì một vấn đề không thể thiếu được là phải hạch toán lao động về số lượng và chất lượng, thời gian lao động và kết quả lao động vì đó là căn cứ đề tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác là muốn hạch toán tiền lương thì phải hạch toán lao động trước. Hiện nay ở công ty có các hình thức trả lương sau: Đối với nhân viên ở các phòng ban chủ yếu trả lương dựa vào số ngày làm việc và mức độ hoàn thành công việc được giao để phân chia Đối với công nhân thì lương được trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng và chất lượng công tác giao khoán mà công nhân hoàn thành trong kỳ. Khi phân tích đánh giá chung về tiền lương có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá trị tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói được ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi cũng không phản ánh hiệu quả lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương. Hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu. Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm, có nghĩa là doanh nghiệp được lợi. Nếu mức tăng lương bình quân không vượt quá mức tăng năng suất lao động, có nghĩa lao động đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn và ngược lại. + So sánh năm 2008 với năm 2009: Năm 2008 doanh thu tăng 2.305.790,520nghìn đồng (tăng 4,7%) so với năm 2007, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 9.400 nghìn đồng (tăng 14,24%). Như vậy doanh thu tăng chậm hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương chưa hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 130 nghìn đồng (tăng 9,8%) còn năng suất lao động tăng 3.029 nghìn đồng (tăng 7,8%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả. + So sánh 2009 với 2008 Năm 2009 doanh thu tăng 11.014.689,490 nghìn đồng (tăng 21,6%) so với năm 2008, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 3.848 nghìn đồng (tăng 5,1%). Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 74 nghìn đồng (tăng 5,1%) còn năng suất lao động tăng 2.854 nghìn đồng (tăng 6,8%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả. + Trong ba năm 2007-2009 với số lao động có tăng nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng chính tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm. 2.2.5.Thực trạng huy động nguồn lực cho kinh doanh. 2.2.5.1.Nguồn lực tài chính. Vốn kinh doanh được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà chúng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, do đó giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà được dịch chuyển dần dần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất khác nhau. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, tham gia hoàn toàn một lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng có thể trở lại hình thái ban đầu là tiền sau mỗi vòng chu chuyển hàng hoá Công ty từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhièu khó khăn thử thách, với số vốn ban đầu ít ỏi trong suốt những năm hoạt động bằng sự năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong Công ty mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những bước phát triển lớn. Về mắt cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm Công ty đã không ngừng đầu tư cải tạo xây dựng lại, xây dựng mới văn phòng, các kho xưởng sản xuất kinh doanh , đầu tư trang thiết bị sản xuất. Để đầu tư thêm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngoài số vốn ban đầu công ty còn huy động thêm bằng việc đi vay để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 10: Tình hình biến động vốn của Công ty giai đoạn 2007- 2009 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính(triêu đồng) 2007 2008 2009 Tổng vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động - - 10.770.015 3.144.585 7.625.430 10.975.510 3.172.790 7.802.720 11.215.125 3.194.905 8.020.220 Nguồn : Phòng kinh doanh Qua bảng 5 ta thấy: tổng số vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng, năm 2008 tăng 1,9 % so với năm 2007 tương đương với 205,495 triệu đồng, năm 2009 tăng 2,18% so với năm 2008 tương đương với 239,615 triệu đồng, bình quân trong 3 năm tổng số vốn của công ty tăng 2,18%. Nếu chia theo tính chất sử dụng: nguồn vốn cố định năm 2007 có 3.144.585 nghìn đồng chiếm 29,2% trong tổng số vốn, năm 2009 có 3.172.790 nghìn đồng chiếm 28,91% trong tổng số vốn, năm 2009 có 3.194.905 nghìn đồng chiếm 28,49% trong tổng số vốn của Công ty, như vậy năm 2008 tăng 0,9% so với năm 2007 tương đương 28.205 nghìn đồng, năm 2009 tăng 0,7% so với năm 2008 tương đương với 22.115 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự tăng là do Công ty đầu tư sửa chữa, nâng cấp các cửa văn phòng, nhà xưởng… Nguồn vốn lưu động: năm 2007 có 7.625.430 nghìn đồng chiếm 70,8% trong tổng số vốn, năm 2008 có 7.802.720 nghìn đồng chiếm 71,09% trong tổng số vốn và tăng 2,32% so với năm 2007 tương đương với 172.290 triệu đồng. Năm 2009 có 8.020.220 nghìn đồng chiếm 71,51% trong tổng số vốn và tăng 2,79% so với năm 2008 tương đương với 217.500 nghìn đồng. Bình quân trong 3 năm tổng số vốn lưu động của Công ty tăng 2,56%, sự tăng lên của vốn lưu động sẽ giúp cho Công ty chủ động trong hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Doanh thu 48.652.382 50.958.172 61.972.862 2. Lợi nhuận 557.269 122.437 800.420 3. Tổng vốn 10.770.015 10.975.510 11.215.126 4. Vốn lưu động bình quân 7.625.430 7.802.720 8.020.220 5. Vốn cố định bình quân 3.144.585 3.172.790 3.194.905 6. Hiệu quả sử dụng VCĐ (2/5) 0,177 0,04 0,250 7. Sức sản xuất của VLĐ (1/4) 6,34 6,53 7,72 8. Sức sinh lời của VLĐ (2/4) 0.073 0,015 0.099 9. Tổng số nhân viên 40 34 44 10. Mức trang bị vốn cho 1 LĐ 269.250 287.324 254.886 Nguồn : Phòng kinh doanh Đối với vốn lưu động: Cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động năm 2007 thu được 6,345 đồng, năm 2008 thu được 6,53 đồng, năm 2009 thu được 7,72 đồng doanh thu. Lãi thu được trên 1 đồng vốn lưu động trong các năm như sau: năm 2007 là 0,073 đồng, năm 2008 là 0,015 đồng, năm 2009 là 0,099 đồng. Ta thấy sức sinh lời của vốn lưu động trong năm 2009 là cao nhất và doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt: quay vòng vốn nhanh, không để ứ đọng tăng hiệu quả sử dụng vốn. Đối với vốn cố định: Vốn cố định bỏ ra 1 đồng thu được lãi trong năm 2007 là 0,177đồng, năm 2008 là 0,04 đồng, năm 2009 là 0,25 đồng. Ta thấy hàng năm doanh nghiệp ngày càng sử dụng có hiệu quả đồng vón bỏ ra. Dù là vốn cố định hay vốn lưu động hay vốn bỏ ra để đầu tư máy móc thiết bị đều mang lại lợi nhụân khá cao cho doanh nghiệp Số vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2008 nhưng lại bắt đầu tăng trong năm 2009. Nguyên nhân chính là do trong năm 2008 công ty gặp khó khăn về vốn lưu động cụ thể là trong công tác thu hồi nợ dẫn đến giảm doanh lợi vốn sản xuất. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ nên số vòng quay của vốn lưu động năm 2008 ít hơn năm 2007. Năm 2009 công ty đã cố gắng tìm nhiều biện pháp quay vòng vốn nhanh như chấp nhận bán giá rẻ nhưng với điều kiện thanh toán ngay, giảm thiểu chi phí vốn, giải quyết tốt công tác thu hồi nợ do đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2.6.kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Qua gần 10 năm hoạt động đến nay công ty TNHH XNK vật tư ngành in đã thực sự lớn mạnh và trở thành một công ty kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực vật tư ngành in. Trở lại thời kỳ đầu, khi mới tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, công ty đã không khỏi bỡ ngỡ trước sự rối ren của ngành giấy và thị trường kinh doanh của Việt Nam. Công ty phải tiến từng bước vững vàng để phù hợp, vừa phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: Biến động giá cả, cơ sở vật chất lạc hậu, đối thủ cạnh tranh, trốn thuế tràn lan, tài chính hạn hẹp. Công ty khắc phục những khó khăn, kết quả kinh doanh được thể hiện những chỉ tiêu cơ bản: doanh số, chi phí, lợi nhuận,lao động, tiền lương... Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận. qua bảng 12 ta thấy: Bảng 12 : kết quả kinh doanh Đơn vị : triệu đồng năm Năm 2007 Năm 2008 Năm2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 48.652.382 50.958.172 61.972.862 2.305.790 4,74 11.014.689 21.6 Giá vốn hàng bán 46.125.840 48.904.690 58.853.040 2.778.849 6.02 9.948.350 20.3 Lãi gộp 2.526.541 2.053.482 3.119.821 -473.059 -18.7 1.066.338 51.2 Chi phí 1.783.515 1.890.177 2.052.593 106.662 5.9 162.415 8.6 Thuế TNDN 185.756 40.812 266.806 -144.943 -7.8 225.994 553.4 Lợi nhuận thuần 557.269 122.437 800.420 -434.831 -7.8 677.982 553.4 Nguồn : phòng kinh doanh Doanh thu của công ty qua năm 2007, 2008, 2009 có xu hướng tăng mặc dù không ổn định vì năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến tình hình kinh daonh của công ty. Trong 3 năm 2007- 2009 thì năm 2009 công ty có doanh thu cao nhất đạt 61.972.862 nghìn đồng. Năm 2008 có tổng doanh thu thấp nhất 50.958.172 nghìn đồng. Tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.305.790 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 4,74%, tổng doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng 21.6% tương ứng với số tiền là 11.014.689 nghìn đồng. Như vậy năm 2009 công ty đã đạt được kết quả nhất định và vượt ra khỏi tác động của khủng hoảng kinh tế rất sớm. Năm 2009, công ty hoạt động có hiệu quả do kết quả của việc không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng đa dạng hoá hình thức kinh doanh. Do công ty đã tìm được những đối tác kinh doanh mới, hơn thế nữa do tác động của của kinh tế thế giới khủng hoảng nên giá giấy trên thị trường thế giới giảm mạnh trong khi đó giá giấy trên thị trường trong nước hầu như không giảm. Đồng thời mở rộng tìm kiếm các nguồn cung ứng hàng hoá và tiến hành mua hàng tận nguồn. Năm 2008, công ty gặp nhiều khó khăn về chủ quan lẫn khách quan như tình hình tình hình kinh tế thế giới khó khăn, chi phí kinh doanh của công ty tăng cao trong khi doanh thu cảu công ty hầu như không thay đổi so với năm 2007. Lãi gộp của công ty năm 2007 là 2.526.541 nghìn đồng, năm 2008 là 2.053.482 nghìn đồng tăng 473.059 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 18,7% so với năm 2007. Năm 2009, lãi gộp là 3.119.821 nghìn đồng tăng 1.066.338 nghìn đồng so với năm 2008 tương ứng với tỉ lệ 51,2%. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt kết quả rất tốt. Doanh thu của năm 2009 tăng đáng kể, và lãi gộp của công ty cũng tăng khá, như vậy thấy rõ hiệu quả của sự cố gắng của toàn thể công ty trong việc tìm ra giải pháp kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Lợi nhuận thuần của công ty là khoản lợi nhuận mà công ty có được sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Nhìn vào bảng, ta thấy năm 2009 lợi nhuận thuần của công ty đạt cao nhất là 800.420 nghìn đồng, năm 2008 đạt thấp nhất là 122.437 nghìn đồng. Năm 2007 lợi nhuận thuần là 557.269 nghìn đồng. Năm 2009, lợi nhuận thuần tăng 553,4% tương ứng với số tiền là 677.982 nghìn đồng so với 2008. Năm 2009 lợi nhuận của công ty tăng mạnh đã chứng tỏ rằng công ty đã kinh doanh rất tốt trong năm qua. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Dù tình hình kinh doanh có nhiều biến động khác nhau nhưng công ty luôn thực hiện nộp ngân sách cho nhà nước đúng và đủ theo quy định, giữ vững thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp Nhà nước. Nộp ngân sách cho nhà nước của công ty bao gồm các khoản thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản phí, lệ phí... Thuế thu nhập hàng năm của công ty nộp cho Nhà nước tăng nhưng tăng ít. Phản ánh kết quả kinh doanh của công ty chưa tốt mà có phần chững lại. Năm 2007, tổng số tiền nộp ngân sách là 185.756 nghìn đồng. Năm 2008, tổng số tiền nộp ngân sách là 40.812 nghìn đồng giảm 144.943 nghìn đồng tương ứng với 7,8% so với năm 2007. Như vậy do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 đã gặp nhiều khó khăn hơn năm 2007 nhưng công ty vẫn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ. Năm 2009, tổng số tiền nộp ngân sách là 266.806 nghìn đồng, tăng 553.4% so với năm 2008 tương ứng với 225.994 nghìn đồng. Năm 2009 tổng số tiền nộp ngân sách của công ty tăng với mức tăng rất ấn tượng. 2.3.Đánh giá kết quả kinh doanh 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2008 là một năm đầy thử thách đối với công ty TNHH XNK vật tư ngành in, tình hình kinh tế cả nước nói chung và thủ đô nói riêng phát triển không thuận lợi, tình hình kinh doanh khó khăn trong cạnh tranh, riêng lĩnh vực kinh doanh ngành hàng giấy thì chi phí kinh doanh tăng cao đã gây cho công ty rất nhiều khó khăn. Lãnh đạo công ty đã luôn bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, chủ động đề ra những định hướng có tính lâu dài, vừa là giải pháp cụ thể trước mắt trong các khâu kinh doanh quản lý, tổ chức bộ máy và nhân viên để cùng các đơn vị tháo gỡ vướng mắc, hạn chế khó khăn, ổn định và phát triển nhịp độ kinh doanh nhằm thực hiện đồng thời bốn mục tiêu của công ty là: tăng doanh số, nộp ngân sách, thu nhập của nhân viên, công nhân viên được ổn định nâng cao, xây dựng và phất triển công ty. Công ty không ngừng mở rộng qui mô kinh doanh, qui mô ngành hàng theo hướng đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá nhãn hiệu. Hiện nay công ty có khoảng hơn 20 nhãn hiệu giấy được đua vào kinh doanh. Công ty đã xây dựng được mặt hàng kinh doanh chủ lực cho từng giai đoạn từng thời kì. Đặc biệt công ty đã chú trọng đến việc tìm nguồn hàng có hiệu quả. Chủ trương của công ty là khai thác tất cả các nguồn hàng có thể. Nguồn cung ứng hàng hoá của công ty tương đối ổn định, công ty chủ động tìm kiếm và kí những hợp đồng hàng tận nguồn của những đơn vị sản xuất của các nhà sản xuất có uy tín do đó mua hàng với chất lượng cao nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, tạo được uy tín trên thị trường, chủ động trong tiêu thụ hàng hoá. Việc khai thác các nguồn hàng này đã làm cho hàng hoá của công ty luôn luôn đầy đủ, phong phú nhiều nhãn hiệu từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng làm cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã chủ trương xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên cả hai phươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110645.doc
Tài liệu liên quan