Luận văn Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường đại học giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay

Các chương trình HTQT về đào tạo đã cung cấp cho các trường đại học khối kỹ thuật lượng giảng viên khá lớn, nhất là những năm đầu của các dự án. Nhiều người trong số này đạt được trình độ cao về năng lực chuyên môn và có khả năng hội nhập vào giảng dạy đại học ở khu vực hoặc quốc tế. Về khía cạnh chuyên môn, các dự án được tài trợ chủ yếu đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn các ngành khoa học kỹ thuật mang tính đặc thù của ngành GTVT như: cầu-đường, tin học trong xây dựng, kết cấu xây dựng, xây dựng công trình giao thông, Các chuyên ngành trên là chuyên ngành cơ bản của khoa học kỹ thuật GTVT, do đó những người được đào tạo ra là những người có khả năng phân tích, tư duy KHKT, từ đó có thể định hướng cho nền khoa học kỹ thuật GTVT phát triển. Các chuyên ngành này cũng rất phù hợp với đội ngũ những người làm công tác đào tạo ở các trường đại học thuộc khối kỹ thuật.

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường đại học giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta cùng xem xét hai chương trình sau làm ví dụ: Mục tiêu - Đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đang rất cần được phát triển ở Việt nam. - Xây dựng chương trình đào tạo ngành”xây dựng CTGT” vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với thực tế của ngành GTVT ở Việt nam. Đối tượng Các sinh viên thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào trường ĐH GTVT và các sinh viên đang theo học năm thứ hai tại trường ĐH GTVT có nguyện vọng tham gia chương trình và đáp ứng các điều kiện sau: - Có khả năng ngoại ngữ, - Có kết quả học tập tốt ở PTTH hoặc ở năm thứ nhất đại học. Nội dung Đào tạo kỹ sư xây dựng CTGT theo chương trình đào tạo tiên tiến dưới sự hỗ trợ về tài chính của Bộ GD&ĐT Việt nam, Đại học Leeds (Vương quốc Anh) và Hội đồng Anh tại Việt nam. Cách thức Khóa học được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: 02 năm Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản, tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành và chuẩn bị tâm thế cho sinh viên theo học khóa chính thức. - Giai đoạn 2: 03 năm Sinh viên theo học các module chuyên ngành theo chương trình đào tạo đại học ngành xây dựng CTGT của Đại học Leeds-Vương quốc Anh. Đội ngũ giảng viên - Giai đoạn 1:do các giảng viên của trường ĐH GTVT, các giảng viên người Anh đang làm việc tại Hội đồng Anh tại Việt nam giảng dạy. - Giai đoạn 2: Do các giáo sư của Khoa Xây dựng - ĐH Leeds (Vương quốc Anh) và các giảng viên của trường ĐH GTVT trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh . Quản lý đạt mục tiêu Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp chương trình được trang bị kiến thức hiện đại trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông để có thể làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Bảng 2.2. Chương trình ĐT tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông Mục tiêu - Đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tàu điện ngầm đang rất cần được phát triển ở Việt nam. - Từng bước chuyển giao công nghệ đào tạo để hình thành chương trình đào tạo ngành metro tại trường ĐH GTVT. - Thông qua đào tạo để nắm bắt KHKT tiên tiến của Nga. - Rút ngắn thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.Góp phần phát huy hiệu quả kinh tế trong công tác đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của Việt nam được “ hòa nhập quốc tế”, liên kết và trao đổi kinh nghiệm, tài liệu thông tin KHCN với các đồng nghiệp của CHLB Nga. Đối tượng Các sinh viên thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào trường ĐH GTVT có nguyện vọng tham gia chương trình và đáp ứng các điều kiện sau: - Có khả năng ngoại ngữ, - Đạt điểm tuyển sinh đầu vào từ 25 điểm trở lên. Nội dung Với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Việt nam, Bộ Giáo dục Nga, trường ĐH GTVT hợp tác với Đại học Giao thông Đường sắt Matxcova và Trung tâm Văn hóa Nga tại Việt nam tổ chức đào tạo kỹ sư ngành tàu điện ngầm. Cách thức Khóa học được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: 02 năm tại trường Đại học GTVT-Việt nam Năm thứ nhất:sinh viên học tiếng Nga và chương trình dự bị đại học của trường ĐH GTĐS Matxcơva Năm thứ hai: sinh viên theo học năm thứ nhất theo chương trình đào tạo của ĐH GTĐS Matxcơva chủ yếu về cơ bản, cơ sở định hướng đào tạo về tàu điện ngầm Đây cũng chính thời gian chuẩn bị tâm thế cho sinh viên theo học khóa chính thức tại trường ĐH GTĐS Matxcơva - Giai đoạn 2: Giai đoạn chính thức kéo dài 04 năm tại ĐH GTĐS Matxcơva. Giai đoạn này bao gồm các môn học trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành metro của Đại học GT Đường sắt Matxcova. Đội ngũ giảng viên - Giai đoạn 1:do các giảng viên của trường ĐH GTVT, các giảng viên của Trung tâm Văn hóa Nga tại Việt nam và các giảng viên người Nga đang làm việc tại Việt nam giảng dạy. - Giai đoạn 2: Do các giáo sư của Khoa Công trình thuộc ĐH GT Đường sắt Matxcova trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Nga hoặc tiếng Anh. Quản lý đạt mục tiêu Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp chương trình được trang bị kiến thức hiện đại trong lĩnh vực tàu điện ngầm với tấm bằng Kỹ sư do ĐH GTĐS Matxcova cấp. Bằng Kỹ sư này được hai Chính phủ công nhận. Bảng 2.3. Chương trình Phối hợp Đào tạo kỹ sư ngành Metro Việt-Nga Đặc điểm chung của các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo như sau: (i) Về mục tiêu: Trong các chương trình này, đối tác nước ngoài thường theo đuổi mục tiêu chủ yếu là mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thế giới và đôi khi có cả mục tiêu về tài chính. Về phía Việt nam, khi tham gia vào quá trình hợp tác hầu hết không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà quan tâm đến việc học hỏi tiếp nhận các công nghệ giáo dục và nghiên cứu khoa học hiện đại từ phía đối tác, phát triển năng lực cán bộ và cung cấp cho nền kinh tế Việt nam những chương trình có chất lượng cao. (ii) Về đối tượng: Phần lớn các chương trình/ dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Năm 1996, nhà trường có chương trình HTQT đầu tiên và duy nhất đào tạo kỹ sư cầu-đường bằng tiếng Pháp và cho đến tận năm 2005, nhà trường mới xây dựng và thực hiện thêm các chương trình đào tạo kỹ sư khác (chương trình đào tạo kỹ sư ngành Metro hợp tác với Đại học Tổng hợp Giao thông Đường sắt Matxcova, Chương trình Đào tạo tiên tiến ngành Xây dựng công trình hợp tác với Đại học Leeds-Vương quốc Anh, Chương trình đào tạo tiền du học hợp tác với các trường Đại học trong khối Pháp ngữ ). (iii) Về nội dung: Hợp tác đào tạo chủ yếu trên lĩnh vực khoa học công nghệ GTVT. (iv) Về cách thức tổ chức: Ở giai đoạn đầu, phần lớn các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo đều nhận được tài trợ từ phía đối tác nước ngoài hoặc đối tác thứ ba. Đây là một yếu tố quan trọng nâng cao tính cạnh tranh và mang đến thành công cho các chương trình của trường. Tuy nhiên, hiện nay số chương trình có tài trợ hoặc tài trợ một phần ngày càng giảm. Các chương trình đều có sự tham gia phối hợp quản lý và tổ chức giảng dạy của các cán bộ và giảng viên các trường đại học đối tác nước ngoài và các giảng viên của trường Đại học GTVT. Một số chương trình và dự án có sự phối hợp giảng dạy giữa giảng viên của các trường đại học đối tác nước ngoài và các giảng viên của trường ĐH GTVT. Tùy theo đặc điểm của từng chương trình mà sự tham gia của các giảng viên trường ĐH GTVT khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy vai trò của giảng viên trường ĐH GTVT ngày càng được nâng cao trong các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo. Các chương trình HTQT về ĐT hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo giảng viên hướng theo chuẩn mực quốc tế. (v)Về quản lý đạt mục tiêu: Hợp tác quốc tế về đào tạo của trường ĐH GTVT được thực hiện nghiêm túc, đặt lợi ích của người học lên trên, tuân theo đầy đủ các quy định của Chính phủ Việt nam. 2.2.3. Quá trình hình thành và triển khai các dự án HTQT về ĐT Đối với bản thân trường đại học có chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo được bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác, đàm phán và ký kết, triển khai thực hiện và tìm kiếm các hướng phát triển. (i) Quá trình tìm kiếm đối tác và đàm phán ký kết: Trong giai đoạn này, vấn đề quan trọng cần lưu tâm là xem xét đến mục tiêu của các đối tác trong chương trình. Mục tiêu đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng sử dụng giảng viên Việt Nam ngày càng nhiều trong chương trình. Lưu ý các hoạt động bồi dưỡng giảng viên chỉ có thể thực hiện tốt khi đối tác Việt nam đặt vấn đề và đàm phán ngay từ khi ký kết thỏa thuận về chương trình. Các mục tiêu của các đối tác có tính bổ trợ lẫn nhau càng dễ đi đến các thỏa thuận và làm cho chương trình được tiến hành một cách hiệu quả hơn. (ii) Quá trình triển khai chương trình: Cần chú ý quản lý chất lượng đào tạo của chương trình, bao gồm chất lượng sinh viên/học viên, chất lượng đội ngũ giảng viên Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời vấn đề tài chính là một ràng buộc có ảnh hưởng mật thiết đến việc duy trì chất lượng của chương trình. Mối quan hệ giữa chất lượng và tài chính trong triển khai chương trình là mối quan hệ phức tạp, đặc biệt là đối với các chương trình tự trang trải kinh phí. (iii) Tìm kiếm các hướng phát triển: Các chương trình HTQT về đào tạo thường tồn tại ở dạng dự án. Đối với các chương trình được tài trợ, vấn đề duy trì tính bền vững các thành quả của dự án là duy trì được chương trình theo hướng tự trang trải kinh phí, bên cạnh việc duy trì sự phát triển bền vững của các chương trình, làm phong phú thêm môi trường đào tạo trong nước, một trong những mục tiêu của các chương trình HTQT về đào tạo là chuyển giao chương trình và công nghệ đào tạo cho phía Việt nam. Các chương trình HTQT về đào tạo cần luôn mang tính tiên phong để đem vào Việt nam những chương trình mới, mang tính chiến lược cho các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam. 2.2.4. Vai trò của các đối tác trong dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Sự thay đổi vai trò của các đối tác trong dự án/chương trình thường được đánh giá bằng khả năng chuyển giao công nghệ đào tạo của phía đối tác nước ngoài và mức độ tiếp thu công nghệ đào tạo của chủ nhà. Thông thường, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, phòng học, trang thiết bị…do phía Việt Nam cung cấp hoặc được kế thừa từ các dự án khác. Chương trình đào tạo và các tài liệu học tập do phía đối tác cung cấp. Nội dung công việc Bằng/chứng chỉ của đối tác nước ngoài Bằng/chứng chỉ liên kết Xây dựng dự án/ chương trình hợp tác Phối hợp cùng tham gia xây dựng Xây dựng nội dung giảng dạy, kết cấu chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy Không tham gia, đối tác nước ngoài cung cấp hoàn toàn Xây dựng nội dung và kết cấu với sự giúp đỡ của đối tác nước ngoài Công tác giảng dạy - Tham gia trợ giảng; - Tham gia với tư cách đồng hướng dẫn:Dự án Đào tạo Tiến sỹ hai giai đoạn Việt-Đức, Dự án tiền du học tại các nước nói tiếng Pháp,... - Hướng dẫn chuyên đề, luận văn tốt nghiệp - Tham gia trợ giảng; - Tham gia với tư cách đồng hướng dẫn; - Tham gia giảng dạy: Chương trình đào tạo tiên tiến, Đề án Đào tạo Cầu Đường Anh, Đề án Đào tạo Cầu Đường Pháp,... - Hướng dẫn chuyên đề, luận văn tốt nghiệp Quản lý hành chính - Đối với giai đoạn ở Việt nam: cung cấp các dịch vụ quản lý hành chính trong quá trình đào tạo: quản lý học viên, lưu trữ hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào tạo và học viên, bố trí lịch giảng dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm… - Đối với giai đoạn ở nước ngoài : cùng tham gia các hoạt động quản lý hành chính trong quá trình đào tạo: quản lý học viên, lưu trữ hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào tạo và học viên, nhưng không tham gia vào bố trí lịch giảng dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm… Cung cấp cơ sở vật chất ĐH GTVT cung cấp giảng đường, thư viện, phòng máy tính, và các trang thiết vị khác phục vụ việc học tập Bảng 2.4. Sự tham gia của trường ĐH GTVT trong các dự án/ chương trình HTQT về đào tạo Chúng ta cùng nhìn nhận cụ thể qua ví dụ về một chương trình: Trường ĐH GTVT - Quản lý thời gian học hai năm đầu, liên lạc với đối tác về lịch học, lịch giảng dạy, kết quả học tập …, bố trí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,… - Bố trí giảng viên giảng dạy tiếng Nga và một số môn bổ trợ trong năm thứ nhất và năm thứ hai ; trợ giảng một số môn chuyên ngành năm thứ hai. Trung tâm Văn hóa Việt-Nga - Bố trí chương trình và giảng viên giảng dạy tiếng Nga cho sinh viên. - Cấp chứng chỉ Tiếng Nga dành cho sinh viên theo học tại các trường đại học ở Liên bang Xô viết được Bộ Giáo dục Nga công nhận. Đại học GTĐS Matxcova - Cung cấp chương trình đào tạo lấy bằng kỹ sư của Đại học Giao thông Đường sắt Matxcova cho sinh viên theo học cả 6 năm học (2 năm ở trường ĐH GTVT+ 4 năm ở ĐH GTĐS Matxcova). - Cung cấp giáo trình cho năm thứ 2, 3, 4,5,6 cho chương trình. - Cung cấp một số giảng viên giảng dạy năm thứ hai và toàn bộ giảng viên giảng dạy các năm thứ ba, tư, năm, sáu cho chương trình. Cấp bằng kỹ sư ngành metro của Đại học GTĐS Matxcova. Bảng 2.5. Sự tham gia của các đối tác trong Chương trình phối hợp đào tạo kỹ sư ngành Metro giữa trường ĐH GTVT và ĐH GTĐS Matxcơva – CHLB Nga Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án/chương trình, đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài làm việc cùng nhau và chính trong quá trình tương tác đó, các đối tác học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Quá trình chuyển giao công nghệ đào tạo diễn ra theo hướng dịch chuyển trách nhiệm từ phía đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam. Và đó chính là quá trình vươn lên đạt tới các chuẩn mực quốc tế của các giảng viên và cán bộ quản lý Việt Nam. Ban đầu, các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo chủ yếu ở bậc sau đại học, hướng tới các giảng viên của trường ĐH GTVT. Hình thức này ở bậc trên đại học tỏ ra rất hiệu quả và thu hút được nhiều giảng viên tham gia. Riêng đối với hình thức khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ thì đặc biệt thu hút các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực GTVT. Người học có thể theo học các chương trình quốc tế với mức chi phí tài chính hợp lý mà không phải bỏ công việc hiện tại của mình. Đối với bậc đại học, việc tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo khó khăn hơn do chương trình học đại học đòi hỏi nhiều thời gian hơn, nhiều môn học hơn và một điểm quan trọng là sinh viên không thể học cuốn chiếu như đối với các học viên trong các chương trình cao học. Chính vì vậy mà các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo ở bậc đại học mở ra ít hơn và muộn hơn so với các chương trình cao học. Tuy nhiên nhu cầu về bậc học này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nước ta hiện nay. Một lối thoát cho các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo này là gia tăng số lượng giảng viên trong nước cho chương trình đào tạo quốc tế. Đây cũng là cơ hội lớn cho đội ngũ giảng viên của ta. Nhưng đây cũng là thách thức lớn đối với ngành giáo dục đại học khi mà số lượng các giảng viên của ta hiện nay đạt được đẳng cấp quốc tế và khu vực về chuyên môn, cũng như về phương pháp giảng dạy vẫn còn quá ít ỏi . Tuy vậy, hiện nay ở nước ta, việc đào tạo theo phương pháp hợp tác quốc tế về đào tạo ở bậc đại học đang được phát triển mạnh mẽ. 2.2.5. Đánh giá những thành tựu đạt được của các dự án HTQT về ĐT 2.2.5.1. Các chương trình HTQT về ĐT góp phần đào tạo một lực lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao và đặc biệt là góp phần rất quan trọng vào nâng cao năng lực chuyên môn của trường ĐH GTVT và đào tạo giảng viên với trình độ quốc tế cho đội ngũ giảng viên của trường. Trong hơn 10 năm qua, các chương trình HTQT về ĐT tại các trường ĐH khối kỹ thuật của Việt nam nói chung và ĐH GTVT nói riêng đã đào tạo được nhiều thạc sỹ, tiến sỹ KHKT có trình độ quốc tế bao gồm các ngành nghề khác nhau. Số nhân lực này đã tỏa đi phục vụ trong các cơ quan khác nhau của đất nước: - Các cơ quan quản lý nhà nước trong các bộ chuyên ngành, các văn phòng đầu não của Bộ GTVT, của các tỉnh hoặc của Trung ương. Có nhiều cựu học viên của các chương trình đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước, trong Bộ GTVT, các Sở Giao thông. - Làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành GTVT: các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn của nước ngoài. - Trở lại các trường ĐH khối kỹ thuật làm giảng viên với chức năng giảng dạy và tham gia nghiên cứu, tư vấn các vấn đề nóng hổi hiện nay về GTVT và xây dựng công trình của đất nước. Tính đến năm 2007, đã có hơn 377 cán bộ giáo viên của nhà trường được đào tạo và đào tạo nâng cao trong khuôn khổ các chương trình HTQT về ĐT. Sự phát triển về chuyên môn thông qua các chương trình HTQT về ĐT đã mang đến cho đội ngũ cán bộ đào tạo nhiều cơ hội trong công việc và nâng cao đời sống cá nhân. Các chương trình HTQT về đào tạo đã cung cấp cho các trường đại học khối kỹ thuật lượng giảng viên khá lớn, nhất là những năm đầu của các dự án. Nhiều người trong số này đạt được trình độ cao về năng lực chuyên môn và có khả năng hội nhập vào giảng dạy đại học ở khu vực hoặc quốc tế. Về khía cạnh chuyên môn, các dự án được tài trợ chủ yếu đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn các ngành khoa học kỹ thuật mang tính đặc thù của ngành GTVT như: cầu-đường, tin học trong xây dựng, kết cấu xây dựng, xây dựng công trình giao thông, …Các chuyên ngành trên là chuyên ngành cơ bản của khoa học kỹ thuật GTVT, do đó những người được đào tạo ra là những người có khả năng phân tích, tư duy KHKT, từ đó có thể định hướng cho nền khoa học kỹ thuật GTVT phát triển. Các chuyên ngành này cũng rất phù hợp với đội ngũ những người làm công tác đào tạo ở các trường đại học thuộc khối kỹ thuật. Tên chương trình/dự án HTQT về đào tạo Cấp học Năm khởi đầu Năm kết thúc Số lượng học viên đã tốt nghiệp Số lượng học viên đã tốt nghiệp làm giảng viên đại học Mức độ tài trợ kinh phí cho cả khóa học Đào tạo tin học ứng dụng trong xây dựng các công trình giao thông SĐH 1997 2000 07 07 100% Phương pháp luận và các ứng dụng sư phạm trong đánh giá ảnh hưởng môi trường của các dự án xây dựng cầu và đường bộ SĐH 1998 1999 51 100% Đào tạo Kỹ sư cầu –đường bằng tiếng Anh: - Giai đoạn 1: Đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho giảng viên - Giai đoạn gia hạn: Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư cầu-đường cả về chuyên môn và cả tiếng Anh SĐH ĐH 1998 2001 2001 Đang tiếp tục 04 180 10 100% 20% Đào tạo nguồn nhân lực phát triển giao thông nông thôn Việt Nam SĐH 1999 2001 60 100% Đào tạo Kỹ sư Cầu Đường bằng tiếng Pháp ĐH 1996 2010 320 12 100% Phát triển ngành Tin học xây dựng ở Việt Nam ĐH và SĐH 2003 2006 12 7 80% Đào tạo tiến sĩ 2 giai đoạn Việt-Đức SĐH 2004 2010 05 100% Đề án phối hợp đào tạo đại học hai giai đoạn Việt-Nga ĐH 2005 2010 38 100% Đề án du học tự túc nước ngoài ĐH và SĐH 2002 2008 592 03 0% Dự án Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ngành Kết cấu xây dựng cho giảng viên SĐH 2006 2010 03 03 100% Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng CTGT ĐH 2007 2015 45 90% Bảng 2.6. Lực lượng học viên được đào tạo trong khuôn khổ các chương trình HTQT về ĐT từ năm 1998 đến năm 2008 (Nguồn: Số liệu của P.TCCB-ĐH GTVT 2008) Tóm lại, các dự án HTQT về đào tạo trong những năm qua không chỉ cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao mà còn đào tạo ra cho các trường đại học khối kỹ thuật một đội ngũ giảng viên với bằng cấp quốc tế trong những lĩnh vực học thuật thuộc khối khoa học kỹ thuật, nhằm bồi dưỡng và xây dựng một đội ngũ giảng viên có kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật. Các dự án HTQT về ĐT là nguồn động lực cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học kỹ thuật nói chung và trường ĐH GTVT nói riêng có các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo. Thông qua các chương trình này, giảng viên của các trường đã tham gia vào các công việc như giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn chuyên đề/ luận văn tốt nghiệp. Đây thực sự là những công việc mang tính chuyên môn cao, tham gia vào những công việc này, buộc đội ngũ giảng viên phải tự nâng cao chất lượng chuyên môn của mình bằng những công việc cụ thể như: - Nâng cao khả năng ngoại ngữ về giao tiếp, viết bài và trình bày một vấn đề bằng ngoại ngữ. - Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức mới, do chương trình HTQT về đào tạo luôn đòi hỏi. - Rèn luyện phương pháp giảng dạy, thay đổi cách lên lớp từ độc thoại thuyết minh sang phương pháp giảng dạy tích cực lấy học sinh làm trung tâm. - Học tập và rèn luyện cách sử dụng các phương tiện phục vụ cho quá trình giảng dạy: sử dụng máy vi tính, sử dụng các loại đèn chiếu và sử dụng các phương tiện thiết bị học tập khác. - Nâng cao, mở rộng lĩnh vực chuyên môn giảng dạy của mình để có thể hội nhập. - Tham gia các chương trình nghiên cứu, tư vấn do chương trình phân công hoặc tự tìm hiểu thông qua các hợp đồng tư vấn với các doanh nghiệp. Ngoài các vấn đề về chuyên môn học thuật, công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học, khi tham gia vào các chương trình-các giảng viên còn phải tự rèn luyện mình về phẩm chất, ý chí và sự tự tin trong công việc nhằm đem lại cho mình phẩm chất, ý chí của người giảng viên có tầm vóc khu vực và quốc tế. 2.2.5.2. Các chương trình HTQT về ĐT góp phần nâng cao năng lực các cán bộ quản lý. Có thể nhận thấy, các chương trình hợp tác quốc tế về ĐT đòi hỏi sự nỗ lực rất cao không những của học viên, đội ngũ giáo viên mà còn cả các cán bộ quản lý. Việc tham gia vào điều hành tổ chức các dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý thể hiện qua một số mặt như: (i) Nâng cao trình độ chuyên môn Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế về ĐT, các cán bộ quản lý có điều kiện tham gia vào các khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn do các chuyên gia hàng đầu của các trường đại học trên thế giới giảng dạy; trao đổi với các chuyên gia nước ngoài thông qua các hội thảo quốc tế; hoặc tự nâng cao kiến thức của mình để đáp ứng được đòi hỏi của công việc…nhờ đó mà trình độ chuyên môn của họ được nâng lên. (ii) Nâng cao năng lực quản lý Các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo phải đưa được ra những chương trình đào tạo chất lượng cao phù hợp với nguyện vọng của người học. Người quản lý chương trình phải tổ chức hàng loạt các khâu như: tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá các hoạt động hỗ trợ giảng dạy…Nhờ đó mà các cán bộ quản lý tham gia vào các chương trình này cũng được nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo chất lượng của các chương trình. Cũng thông qua đó họ biết cách quản lý thời gian, lập kế hoạch, những yếu tố mà các đối tác thường coi trọng. (iii) Nâng cao các kỹ năng bổ trợ cho công việc - Kỹ năng giao tiếp đàm phán: Khi tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, các cán bộ có cơ hội để rèn luyện kỹ năng giao tiếp đàm phán với các đối tác nước ngoài, nâng cao khả năng đạt mục tiêu trong quá trình đàm phán công việc và có thể phát triển mở rộng các quan hệ hợp tác. - Kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, tiếp cận với các công nghệ mới: thường xuyên giao tiếp với chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài là cơ hội có được môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ ngoại ngữ và có điều kiện tiếp xúc sử dụng các phương tiện, công cụ hiện đại trong quá trình thực hiện công tác quản lý của mình. - Kỹ năng làm việc nhóm: Người Việt nam thường yếu trong kỹ năng này, trong khi ở các nước làm việc theo nhóm được đánh giá cao. Vì vậy, quá trình làm việc với các đối tác sẽ rèn luyện cho các cán bộ quản lý chương trình, phương pháp, cách thức làm việc theo nhóm một cách hiệu quả. (iv) Thay đổi theo chiều hướng tích cực thái độ, tác phong làm việc Từ lâu người Việt nam quen với tác phong làm việc nông nghiệp, suy nghĩ cục bộ, cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự linh hoạt và cũng như thiếu chủ động sáng tạo trong công việc. Thông qua làm việc với các đối tác sẽ học hỏi được tác phong công nghiệp, sự chính xác trong công việc đặc biệt là về thời gian và cách làm việc nhóm có hiệu quả cũng như phát huy được tư duy logic, tính sáng tạo của cá nhân trong công việc. 2.2.5.3. Các chương trình HTQT về ĐT góp phần tạo một môi trường học tập hiện đại. Thông qua các chương trình HTQT về ĐT, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cũng được nâng cấp, hiện đại hóa, từng bước đáp ứng cách thức dạy và học hiện đại. Từng bước chuyển giao công nghệ dạy và học hiện đại cho nhà trường. 2.2.5.4. Các chương trình HTQT về ĐT góp phần cải tiến chương trình đào tạo hay mở thêm các chuyên ngành đào tạo mới. Trong những năm qua, các chương trình HTQT về ĐT cũng là tác nhân chính thúc đẩy chuyển giao công nghệ đào tạo. Một số chuyên ngành đào tạo mới được mở ra tại trường như chuyên ngành tin học ứng dụng trong xây dựng, đường ô tô và sân bay…..như hiện nay là những ví dụ tiêu biểu cho kết quả chuyển giao công nghệ đào tạo. Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, các chương trình, dự án đào tạo quốc tế của trường Đại học GTVT đã mang lại những thành quả đáng khích lệ. Nhà trường luôn chủ động tạo dựng, duy trì phát triển quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, trường đại học có uy tín trên khắp thế giới. Hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng phát triển hơn cả về qui mô và đa dạng trên nhiều lĩnh vực, thu hút sự chú ý của bạn bè quốc tế. Đặc biệt nhiều dự án đào tạo quốc tế, chương trình hợp tác song phương được thực hiện đã góp phần tích cực trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, trình độ quản lý cho cán bộ, cải tiến chương trình đào tạo, mở thêm chuyên ngành đào tạo mới và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Qua đó năng lực của nhà trường không ngừng được cải thiện, uy tín của nhà trường trong khu vực và quốc tế ngày càng được nâng cao. Thông qua các dự án HTQT về đào tạo, trường ĐH GTVT đã và đang cung cấp cho nền kinh tế một nguồn nhân lực chất lượng cao ( gần 200 người đã được nhận bằng thạc sỹ và tiến sỹ từ các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo trong đó có 90 người đi học theo các chương trình hợp tác quốc tế của nhà trường, số còn lại của các chương trình học bổng của Chính phủ), mang lại cho nhà trường đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có năng lực cao, cơ sở vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung LV 27.3.doc
  • docBia 2.doc
  • docTom tat.doc
Tài liệu liên quan