MỤC LỤC Trang
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài. .1
2. Mục đích nghiên cứu. .3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học. .3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. .3
6. Phương pháp nghiên cứu. .4
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.4
8. Cấu trúc luận văn. .5
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao
năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài. .6
1.2. Một số khái niệm cơ bản. .7
1.2.1. Khái niệm về quản lý.7
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục.8
1.2.3. Khái niệm về quản lý trường học.8
1.2.4. Khái niệm quản lý trường mầm non.9
1.2.5. Khái niệm năng lực và năng lực sư phạm.9
1.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên trong trường MN. .12
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trong trường MN.13
1.3.1.1. Vai trò của hiệu trưởng trong trườn mầm non. .13
1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng. . 14
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong trường MN . 14
1.3.2.1. Vai trò của giáo viên mầm non . 15
1.3.2.2.Nhiệm vụ của giáo viên MN. 15
1.3.2.3. Quyền hạn của giáo viên MN. 16
1.3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên MN. .16
1.3.3.1. Yêu cầu về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. 16
1.3.3.2. Các yêu cầu thuộc về lĩnh vực kiến thứcông tác công đoàn phối hợp với chuyên môn. 17
1. 3.3.3. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm. .17
1.4. Biện pháp quản lí chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư
phạm cho giáo viên mầm non. 18
1.4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch
nhóm lớp. 20
1.4.2. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trẻ. .21
1.4.3. Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. .24
1.4.4. Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn. 25
1.4.5. Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên. 26
1.4.6. Hiệu trưởng chỉ đạo tạo môi trường, động lực để thúc đẩy giáo viên. 27
Kết luận chương 1. . 28
Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên
2.1. Khái quát chung về thực trạng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm non
Thành phố Thái Nguyên.29
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Thái Nguyên. 29
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý – dân số.29
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.29
2.1.2 Thục trạng giáo dục mầm non thành phố. .30
2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và độ ngũ giáo viên mầm non Thành phốThái Nguyên. .33
2.1.3.1 Về đội ngũ cán bộ quản lú ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.33
2.1.3.2 Về đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường mầm non Thành phốThái Nguyên. .35
2.2. Nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của công
tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên MN .38
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. .39
2.3.1. Thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và kế hoạch của giáo viên. . .40
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc GD trẻ.42
2.3.3. Thực trạng về việc chỉ đạo đổi m ới phương pháp dạy học.46
2.3.4. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.48
2.3.5. Thực trạng việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên.50
2.3.6. Thực trạng việc chỉ đạo tạo môi trường và động lực để thúc đẩy giáo viên
phát huy năng lực sư phạm của bản thân. .52
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉ đạo nhằ m
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên. .54
2.4.1. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầ m non.55
2.4.2 Kết quả khảo sát mức độ thực hiện của một số biện pháp quản lý nhằ m
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầ m non. .56
2.4.3 So sánh kết quả giữa mức độ nhận thức với mức độ thực hiện.58
2.4.5 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công và tồn tại của các biện pháp trên
2.4.5.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công.60
2.4.5.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại.61
2.4.5.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại. 62
Kết luận chương 2. .63
Chương 3. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.1 Các căn cứ xây dựng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường MN. 64
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp . . . 64
3.1.3. Những yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư
phạm cho giáo viên mầm non. . 65
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo
viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.66
3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non. .66
3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. .67
3.2.1.2. Mục đích của biện pháp . .67
3.2.1.3. Nội dung thực hiện. .68
3.2.1.4. Quy trình thực hiện biện pháp.68
3.2.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp. .69
3.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên.69
3.2.2.1: Cơ sở đề xuất biện pháp. .70
3.2.2.2. Mục đích của biện pháp.70
3.2.2.3. Nội dung thực hiện. .70
3.2.2.4. Quy trình thực hiện biện pháp. .71
3.2.2.5. Điều kiện để thực hiện biện pháp.73
3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm
sóc giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên. 73
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.74
3.2.3.2. Mục đích biện pháp . .74
3.2.3.3. Nội dung thực hiện. 74
3.2.3.4. Quy trình thực hiện biện pháp.76
3.2.3.5. Điều kiện thực hiện biện pháp.77
3.2.4. Biện pháp 4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
3.2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .78
3.2.4.2. Mục đích của biện pháp.79
3.2.4.3. Nội dung thực hiện.79
3.2.4.4. Quy trình thực hiện biện pháp.79
3.2.4.5. Điều kiện thực hiện biện pháp. .80
3.2.5. Biện pháp 5. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình.81
3.2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. .81
3.2.5.2. Mục đích của biện pháp. .81
3.2.5.3. Nội dung thực hiện . .81
3.2.5.4. Quy trình thực hiện. .82
3.2.5.5. Điều kiện thực hiện biện pháp. .83
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Kết luận và khuyến nghị . .85
1. Kết luận. .85
2. Khuyến nghị. .86
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tao tỉnh Thái Nguyên.86
2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tao tỉnh Thái Nguyên.86
2.3. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non.86
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13924 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoạt động chuyên môn.
+ Luôn được Đảng, chính quyền, ngành quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Có sự đoàn kết, hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong quá trình chăm sóc
giáo dục trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
+ Tạo bầu không khí dân chủ. Tạo các cơ hội cho giáo viên được thể hiện
năng lực, được học tập, được giao lưu.
+ Có đầy đủ những trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ cho các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Cuộc sống của giáo viên được đảm bảo bằng đồng lương hàng tháng,
bằng bảo hiểm xã hội.
+ Một cơ chế quản lý khoa học và có hiệu quả.
Kết luận chƣơng 1
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc nâng
cao năng lực sư phạm cho giáo viên có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ
giáo viên. Giáo viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong
nhà trường.
Chính vì vậy công tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non,
luôn được quan tâm đúng mức, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về
chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác nâng cao
năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non
sẽ có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc
của mình.
Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng, là căn
cứ để nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn; đề xuất các biện
pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên Thành phố Thái
Nguyên. Vấn đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU
TRƢỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về thực trạng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm
non Thành phố Thái Nguyên
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Thái Nguyên
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý - dân số
Thành phố Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 177,07km2. Toàn thành
phố được chia thành 28 đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc (18 phường 10
xã ). Trong đó, đơn vị có diện tích lớn nhất là xã Phúc Xuân (18,53 km2 ), đơn vị
có diện tích nhỏ nhất là phường Trưng Vương 1,03 km2. Sống trên địa bàn
Thành phố Thái Nguyên là đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4
dân tộc chính là kinh (91,85% ), Tày (4,2% ), Nùng (2,07% ) Sán Dìu (1,34% ),
còn lại là đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Sán Chí, Mường, Hoa.... Dân số
toàn Thành phố là 53.343 hộ dân với 294.759 người, trong đó dân số thường trú
là 236.992 người.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế phong
phú, đa dạng. Có ba ngành sản xuất chính: Công nghiệp – Thủ công nghiệp và
xây dựng; Thương mại, Dịch vụ và du lịch; Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Thành phố Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
11,53% GDP gấp 2,09 lần so với năm 2000 và chiếm 51,4% toàn tỉnh. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và
dịch vụ, trong đó tỷ trọng công nghiệp chiếm 49,71%, dịch vụ chiếm 44,02%,
nông lâm nghiệp chiếm 6,72%. GDP bình quân đầu người tăng từ 5,59 triệu
đồng/năm vào năm 2008 lên 11,5 triệu đồng/năm. Toàn bộ các xã phường trên
địa bàn thành phố đã có lưới điện quốc gia, đã có đường ô tô đi đến tận trung
tâm các xã, phường.
Thành phố Thái Nguyên là một đầu mối giao thông rất quan trọng, giữa
vùng trung du, miền núi phía bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tuyến giao
thông quốc lộ chạy qua và các tuyến đường sắt. Đây là một lợi thế để Thành phố
Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu, phát triển kinh tế văn hóa – xã hội và an ninh
quốc phòng với các vùng, miền khác trong cả nước.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của
tỉnh, với hệ thống giáo dục đào tạo khá phát triển. Hiện trên địa bàn có 6
trường Đại học, 20 trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,
có 07 bệnh viện và trung tâm y tế, 100% x· phường, thÞ trÊn cã tr¹m y tÕ ®¹t
chuÈn. ViÖc kh¸m ch÷a bÖnh, ch¨m sãc søc khoÎ cho nh©n d©n vµ c«ng t¸c
kÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh cã nhiÒu tiÕn bé.
Xuất phát từ vị trí địa lí, đặc điểm tình hình hiện nay, Thành phố Thái
Nguyên không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục
của tỉnh Thái Nguyên mà còn là trung tâm giáo dục – đào tạo, khoa học kỹ thuật
và văn hóa – xã hội của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. trong lịch sử (từ
năm 1956 đến năm 1978 Thành phố Thái Nguyên đã từng là Thủ phủ - Trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Khu Tự trị Việt Bắc).
2.1.2.Thực trạng giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước. Đảng bộ
Thành phố Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục
đó là:“ Thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án về giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện
để triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học trong phạm vi rộng”.
Với mục tiêu chung của ngành giáo dục và đào tạo là:
- Tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tiếp tục thực
hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc
học, cấp học, ngành học, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục hướng
nghiệp và dạy nghề phổ thông, củng cố mạng lưới trường học, mở rông quy
mô hợp lý, thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu
học tập của nhân dân.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có
phẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn
hóa về trình độ đào tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn
hóa hiện đại hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
- Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương, ngăn
chặn khắc phục các hiện tượng tượng tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.
- Thực hiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phân đấu vì
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu
cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong thế kỷ XXI. Giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên đã và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
đang tự khẳng định được mình, từng bước đi vào thế ổn định và có những sự
phát triển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất
lượng giáo dục.
Về quy mô mạng lưới trường lớp: Thành phố Thái Nguyên có 38 trường
mầm non đóng trên địa bàn phường xã. Trong đó 38 trường mầm non ngoài
công lập (bán công, tư thục) chiếm 100% tổng số trường mầm non. Có 107
nhón trẻ và 234 lớp mẫu giáo. Nhìn chung số lượng lớp nhà trẻ và mẫu giáo
trong các trường mầm non của Thành phố Thái Nguyên đã phát triển tương
đối nhanh so với các năm trước.
Về học sinh mầm non
Tổng số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo toàn Thành phố năm học 2008- 2009 là
19.417 cháu. Số trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ra lớp là 1776 đạt tỷ lệ huy động
24,23%. Số trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi ra lớp là 7968 đạt tỷ lệ huy động là
86,22%. Số trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ra lớp là 2849 đạt tỷ lệ huy động 100%.
Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Thành phố và báo cáo
tổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non thì mầm non Thành phố
Thái Nguyên đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ốn định về mạng lưới
trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo
dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.
Về chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trường lớp mầm non.
Trong việc thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ mặc dù cơ sở vật chất của
một số trường còn thiếu thốn, trình độ giáo viên chưa đồng đều. Song ngành
giáo dục mầm non thành phố luôn xác định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường mầm non, luôn là hàng đầu cần đặc biệt phải quan tâm.
Chính vì vậy trong những năm qua, ngành học mầm non luôn có những
biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
cơ sở giáo dục mầm non như: Giao chỉ tiêu kế hoạch tổ chức bán trú, đưa chỉ
tiêu chất lượng vào tiêu chí đánh giá thi đua, kiểm tra liên ngành giáo dục y
tế, hướng dẫn tuyên truyền vận động mở các lớp tập huấn .
Năm học 2008 – 2009 số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ được ăn tại lớp là 1776
cháu đạt 100%, số trẻ mẫu giáo được ăn tại lớp là 7968 cháu đạt 100%. Tổ
chức bếp ăn cho trẻ đạt tỷ lệ 100%, số trẻ được khám sức khỏe và theo dõi
bằng biểu đồ tăng trưởng đạt 100% tổng số trẻ đến lớp, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng là 4,55%, giảm so với năm học trước là 3,5%. Số lớp thực hiện dạy
theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là 107 lớp đạt
100%, số lớp thực hiện chương trình đổi mới mẫu giáo 208 đạt 100% và có
26 lớp mẫu giáo đang thực hiện chương trình thí điểm, có 41 trẻ mẫu giáo
khuyết tật được giáo dục hòa nhập.
Cơ sở vật chất của các trường đều có sân chơi và đồ chơi ngoài trời cho
trẻ chơi, có đầy đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo cho trẻ học tập.
Các trường mầm non thực hiện tốt các chuyên đề, hội thi do sở giáo dục
và phòng giáo dục chỉ đạo.
Bước đầu một số trường đã đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong giáo dục trẻ và thực hiện được chương trình Kidsmats và Nutrikis.
Tóm lại: Qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển gia tăng số
trẻ, số lượng giáo viên mầm non, chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, có thể
khẳng định. Ngành học mầm non được xã hội hóa cao, thể hiện sinh động
nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút được ngày càng đông số
trẻ trong độ tuổi ra lớp, tao niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ
cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học.
2.1.3. Tình hình về đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm
non Thành phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên với sự qua tâm của các
cấp, các ngành đã có sự trưởng thành phát triển về cả số lượng, chất lượng
cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Cho đến nay tỷ lệ chuẩn hóa của
giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên đã đạt tương đối cao và khá
đồng đều ở các trường trong Thành phố.
2.1.3.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng mầm non Thành phố
Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên có 38 trường mầm non, với 69 cán bộ quản lý .
Trong số 69 cán bộ quản lý trường mầm non có:
+ Nữ giới 69/69 người chiếm tỷ lệ 100%.
+ Đảng viên 69/69 người chiếm tỷ lệ 100%.
- Về trình độ học vấn của cán bộ quản lý tính đến tính đến tháng 5/2009
được thể hiện ở( Bảng 2.1 ) sau:
Bảng 2.1: Trình độ học vấn của cán bộ quản lý
Số
TT
Chức danh
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
TC CĐ ĐH Sau ĐH
SL % SL % SL % SL %
1 Hiệu trưởng 6 15,79 13 34,21 19 50,0 0 0
2 Phó hiệu trưởng 0 0 6 19,35 25 80,65 0 0
Với kết quả trên ta thấy, trình độ chuyên môn của hiệu trưởng, hiệu phó đạt
100% chuẩn và trên chuẩn. Đa số Cán bộ quản lý trưởng thành từ giáo viên
mầm non giỏi tay nghề, tận tâm say mê với công việc, có phẩm chất đạo đức
tốt và có uy tín trong tập thể sư phạm, là lực lượng trụ cột của giáo dục mầm
non cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Về trình độ chính trị và quản lý.
Bảng 2.2 : Trình độ chính trị và quản lý
Trình độ Bồi dƣỡng
ngắn hạn
Sơ cấp Trung
cấp
Đại học
QL
Chƣa qua
đào tạo
Tổng
Quản lý 41 6 8 7 7 69
Chính trị 8 16 18 0 27 69
( Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT Thành phố cung cấp)
Tổng hợp chung về trình độ chính trị và quản lý của cán bộ quản lý có
42/69 người chiếm 60,87 % đã qua bồi dưỡng chính trị và 62/69 người
chiếm 89,86 % đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.
- Về Thâm niên công tác của cán bộ quản lý: Được thể hiện số liệu(Bảng
2.3) sau
Bảng 2.3: Thâm niên công tác của cán bộ quản lý
Số
TT
Chức danh Số năm thâm niên công tác %
Dƣới 5 năm Từ 5 10 năm Trên 10 năm
SL % SL % SL %
1 Hiệu trưởng 4
10,53 13
34,21 21
55,26
2 Phó hiệu trưởng 10 32,26 12
38,71 9
29,03
(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT Thành phố cung cấp)
Số liệu phản ánh ở bảng 2. 3 cho thấy; Hiệu trưởng có năm thâm niên
công tác quản lý dưới 5 năm chiếm tỷ lệ phần trăm tương đối nhỏ 10,53%.
Hiệu trưởng có năm thâm niên công tác quản lý từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ
34,21%. Hiệu trưởng có năm thâm niên công tác quản lý trên 10 năm chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
tỷ lệ 55,26%. Phó hiệu trưởng có năm thâm niên công tác quản lý dưới 5
năm chiếm tỷ lệ 32,26%, thâm niên công tác quản lý từ 5 đến 10 năm chiếm
tỷ lệ 38,71%, năm thâm niên công tác quản lý trên 10 năm chiếm tỷ lệ 29,03%.
Điều đó cho thấy, nhìn chung cán bộ quản lý có thâm niên công tác lâu
năm trong ngành, có thâm niên quản lý. Với kinh nghiệm quản lý lâu năm,
trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có khả năng hoàn
thành tốt nhiệm vụ mà ngành và nhà trường đề ra.
2.1.3.2. Về đội ngũ giáo viên mầm non ở các trƣờng mầm non Thành phố
Thái Nguyên
Giáo viên mầm non các trường thuộc Thành phố Thái Nguyên có nhiều biến
động nhanh chóng, được bổ sung thường niên và kịp thời bồi dưỡng trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Năm học 2008 – 2009 với tổng số giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo (tính đến
ngày 22/4/2009) là 635 người. Trong đó giáo viên trong biên chế là 461
người, giáo viên hợp đồng ngoài biên chế là 174 người. So với năm 2008 tỷ
lệ giáo viên mầm non tăng 16,38% .
- Về trình độ chuyên môn giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của giáo viên MN
Số
TT
Trình độ chuyên môn Giáo viên mần non
Số lƣợng %
1 Trung cấp mầm non 185 29,13
2 Cao đẳng 318 50,08
3 Đại học 132 20,79
Tổng cộng 635 100
Mấy năm gần đây, với sự cố gắng học tập nâng cao trình độ đào tạo chuyên
môn của nhiều giáo viên đã được nâng lên rõ rệt trình độ; Sơ cấp mầm non
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
đã không còn; Trung cấp mầm non chiếm tỷ lệ 29,13%; Cao đẳng mầm non
chiếm tỷ lệ 50,08%; Đại học mầm non chiếm tỷ lệ 20,79% .
- Về cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi
Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi
TT Giáo viên mầm non theo độ tuổi Số lƣợng %
1 Dưới 30 tuổi 174 27,40%
2 Từ 30 đến 45 tuổi 140 22,05 %
3 Trên 45 tuổi 321 50,55%
Tổng cộng 635 100
Nhìn vào cơ cấu đội ngũ giáo viên của Thành phố Thái Nguyên theo
độ tuổi trong năm học 2008 – 2009 ta có nhận xét sau:
Về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: Giáo viên dưới 30 tuổi 174 người
chiếm tỷ lệ 27,40%, đây là lực lượng giáo viên, có sức khỏe tốt, được đào
tạo cơ bản, có kiến thức về chuyên môn tốt, có khả năng nhận thức tiếp thu
cái mới nhanh, năng nổ, nhiệt tình với công việc. Giáo viên từ 30 đến 45 tuổi
có 140 người chiếm tỷ lệ 22,05 %, giáo viên ở độ tuổi này có độ chính chắn
nhất định về nhận thức xã hội và về nghề nghiệp, tự tin, có bản lĩnh nghề
nghiệp, đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giáo
viên trên 45 tuổi có 321 người chiếm tỷ lệ 50,55%, số giáo viên ở độ tuổi
này họ được rèn luyện, phấn đấu với thời gian tương đối dài, có kinh nghiệm
trong công tác, có uy tín.
Về mặt hạn chế của đội ngũ giáo viên: Trước thực tế nhìn vào tuổi đời
của giáo viên ta có thể nhận thấy rằng, giáo viên có tuổi đời trẻ, thâm niên
giảng dạy còn mới, vốn sống thực tiễn chưa nhiều thiếu kinh nghiệm trong
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
trẻ, yếu về kỹ năng quản lý lớp học và cách ứng xử với các đồng nghiệp, phụ
huynh. Còn số giáo viên có tuổi đời ngoài 40 tuổi do thâm niên công tác nên
một số giáo viên hay dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc
tiếp nhận, chọn lọc những tri thức mới, năng lực tự học, tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ. Ở số giáo viên này khi dạy các môn nghệ thuật như: Âm
nhạc, giáo dục thể chất, tạo hình, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ tin
học vào trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Thực tế cho chúng ta thấy, giáo viên mầm non là một người lao động đa
năng, trong nhân cách của người dạy học nó vừa bao gồm những nét nhân
cách của người mẹ, của nhà giáo dục, của người nghệ sĩ, người y tá, người
bảo mẫu...Chính vì vậy người giáo viên khi thực hiện hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ đều phải vận dụng một cách tinh tế, hòa quyện với nhau một
cách toàn diện. Với kinh nghiệm quản lý các hiệu trưởng đã có nhiều cố
gắng thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên
mầm non phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
2.2 Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non
Thành phố Thái Nguyên
2.2.1 Nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của
công tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
Qua điều tra khảo sát thực tế 69 cán bộ quản lý và 635 giáo viên mầm non
cho thấy : Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả điều tra mức độ nhận thức
Các mức độ nhận thức CBQL (69) GV (635) Chung( 704 )
SL % SL % SL %
1. Vai trò của giáo viên MN
Quyết định đảm bảo chất lượng 56 81,16 432 68,03 488 69,32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường.
Là điều kiện cần và đủ để nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
13 18,84 185 29,13 198 28,13
Là nhân tố hỗ trợ cho việc nâng
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
0 0 18 2,84 18 2,56
2. Tầm quan trọng của việc nâng
cao năng lực sư phạm cho GVMN
Rất cần thiết. 65 94,20 478 75,28 543 77,13
Cần thiết. 4 5,80 157 24,72 161 22,87
Không cần thiết. 0 0 0 0 0 0
( Nguồn: Khảo sát thực tế các trường MN, tháng 01/2009 )
Với số liệu ở bảng 2. 6 cho thấy; Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đã
nhận thức đúng vai trò giáo viên mầm non: “Quyết định đảm bảo chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ”, với 488 người chiếm tỷ lệ 69,32%. Bên cạnh đó vẫn
còn khá đông giáo viên nhận thức chưa đúng vai trò của mình trong giáo dục.Có
185 giáo viên chiếm tỷ lệ 29,13%, cho rằng vai trò của giáo viên là điều kiện cần
và đủ, là nhân tố hỗ trợ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong
trường mầm non.
Với nhận thức chưa rõ ràng về vai trò của người giáo viên trong nhà trường
sẽ hạn chế hiệu quả của hoạt động giáo dục. Cũng như nhà quản lý, khi chưa
nhận thức đúng vai trò của giáo viên là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục
trẻ, trách nhiệm nghề nghiệp của họ từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến
sự tăng trưởng và phát triển nhân cách của trẻ thì họ không có được những giải
pháp đầu tư và quan tâm đồng bộ, đúng mức để giúp giáo viên phát huy tối đa
vai trò của mình, khơi dậy ở họ những tiếm năng sáng tạo trong quá trình thực
thi nhiệm vụ giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đối với tầm quan
trọng của việc nâng cao năng lực sư phạm có 94,20% ý kiến của cán bộ quản lý
và 75,28% ý kiến của giáo viên đã khẳng định việc nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên mầm non là rất cần thiết.
Qua việc trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lý về công tác nâng cao năng lực
sư phạm cho giáo viên mầm non, mọi người đều khẳng định rằng : Giáo viên
ngoài trình độ được đào tạo trong các trường sư phạm thì việc nâng cao năng lực
sư phạm và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nghề nghiệp được coi là hết
sức quan trọng, cơ bản để giúp giáo viên hoàn thiện tay nghề và cập nhật kịp thời
những thông tin khoa học, những vấn đề cần đổi mới của ngành học.
2.2.2 Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm nâng cao
năng lực sƣ phạm cho giáo viên
Trong hoạt động quản lý, muốn đẩy mạnh chất lượng của nhà trường ,
người hiệu trưởng phải vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp quản lý
chuyên môn sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường, từ đó
thực hiện mục tiêu của ngành học và ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ và năng lực sư phạm cho giáo viên.
Để đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng
trong công tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện các nội dung sau:
* Xây dựng câu hỏi xoay quanh các biện pháp quản lý hoạt động chuyên
môn của hiệu trưởng mầm non, các biện pháp đó là:
1 - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và kế hoạch của giáo viên.
2 - Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ .
3 - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
4- Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
5 - Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên.
6- Tạo môi trường dạy học và động lực để thúc đẩy giáo viên.
Hệ thống câu hỏi tương ứng với các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nêu
trên chúng tôi đã xin ý kiến của:
- 38 Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện các biện pháp của đơn vị mình.
- 300 Giáo viên của 18 trường mầm non trong Thành phố, tự đánh giá
thực hiện các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng.
2.3. Đánh giá khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của
hiệu trƣởng nhằm nâng cao năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non
2.3.1. Thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và kế hoạch
của giáo viên.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đúng với sứ mệnh của nhà
trường, người hiệu trưởng cần quan tâm trước tiên tới việc xây dựng kế hoạch
của các tổ, bộ phận, cá nhân. Được đánh giá thực trạng như bảng sau; .
Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt
động chuyên môn của các trƣờng mầm non
ST
T
Các biện pháp Kết quả đánh giá
TX KTX KTH
SL % SL % S
L
%
1 Cung cấp các văn bản, chỉ thị, yêu
cầu của ngành.
292 86,39 46 13,61 0 0
2 Hướng dẫn nắm nội dung chương
trình theo các độ tuổi.
288 85,21 50 14,79 0 0
3 Xác định biện pháp,cách thức thực
hiện, thời gian thực hiện.
229 67,75 109 32,25 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
4 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch
mẫu tổ chuyên môn và cá nhân.
284 84,02 54 15,98 0 0
5 Xây dựng chuẩn phương pháp
đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
233 68,93 105 31,07 0 0
( Nguồn: Khảo sát thực tế các trường mầm non, tháng 01/2009 )
- Kết quả điều tra (Bảng 2.7) cho chúng ta thấy: Việc cung cấp các văn bản,
chỉ thị, yêu cầu của ngành được đánh giá ở mức độ cao nhất, cụ thể 86,39% số
người được hỏi đánh giá ở mức độ thường xuyên và 13,61% đánh giá ở mức độ
không thường xuyên. Việc hướng dẫn nắm nội dung chương trình được đánh giá
ở mức độ thường xuyên là 288 người chiếm tỷ lệ 85,21 % và 14,79% đánh giá ở
mức độ không thường xuyên; Xác định biện pháp thực hiện, cách thức thực hiện
và việc xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá thực hiện kế hoạch chỉ được đánh
giá ở mức độ thường xuyên là 67,75 % và 32,25% đánh giá ở mức độ không
thường xuyên; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu tổ chuyên môn và cá nhân có
thể nhận thấy qua kết quả đánh giá ở mức độ thường xuyên đó là 284 người
chiếm tỷ lệ 84,02% và 15,98% đánh giá ở mức độ không thường xuyên; Thường
xuyên xây dựng chuẩn đánh giá đạt 68,93% và không thường xuyên là 31,07%.
Dựa vào kết quả đánh giá trên ta nhận thấy các biện pháp đề ra trong việc
chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chưa được thường xuyên, biện pháp đưa ra
còn chung chung, chưa cụ thể, chuẩn kiểm tra còn chưa toàn diện.
Trong cán bộ quản lý còn ít người chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, tắc trách trong công việc.
Vẫn còn giáo viên lơ là, chậm tiếp thu khi tiếp nhận công việc.
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chƣơng trình chăm sóc GD trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh Nhà nước do
Bộ giáo dục & đào tạo ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả
nước.
Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu đào
tạo của trường mầm non. Vì thể hiệu trưởng cần có những biện pháp chỉ đạo sâu
sát, thực tế ,việc thực hiện chương trình như sau:
* Chỉ đạo việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên: Soạn bài là việc chuẩn bị
quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp, tuy bài soạn chưa phải đã dự đoán
hết các tình huống có thể xảy ra trong giờ dạy nhưng nó cũng giải quyết được
một phần nào đó về các vấn đề nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ
chức và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc (3).pdf