Làm tốt công tác tham mưu việc bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý theo đúng Luật Giáo dục và Điều lệ trường THCS, phân công giáo viên cân đối, hợp lý các phân môn trong các trường học.
Tăng cường tổ chức các chuyên đề Hội thảo về đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy học, đặc biệt là quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chỉ đạo các trường THCS áp dụng một số biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên một cách hợp lý, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trường học.
131 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án thành
Tỷ lệ %
1
Rất quan trọng
48
39
81,25
2
Quan trọng
48
9
18,75
3
Không quan trọng
48
0
0
Nhìn vào bảng 2.10 kết quả điều tra trên cho thấy 81,25 % các ý kiến của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cho rằng đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên là công việc rất quan trọng, một trong những yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các nhà trường hiện nay. Số còn lại 18,75 % cho rằng đây là yếu tố quan trọng, và nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong quá trình dạy học, tất cả các thành tố này đan xen, phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện mục tiêu giáo dục. Không có ý kiến nào cho rằng đây là yếu tố không quan trọng.
Việc thao giảng của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện
Việc thao giảng của giáo viên do tổ trưởng tổ chuyên môn cho giáo viên đăng ký, hoặc gắp thăm thao giảng theo từng tuần của mỗi học kỳ. Sau đó tổ chuyên môn lên kế hoạch và báo cáo ban giám hiệu, vì thế có rất nhiều bất cập xảy ra: Giáo viên có thể tự chọn bài để thao giảng, hoặc họ có thể dạy thử trước rồi mới đăng ký thao giảng, hoặc bài đã thao giảng nhiều năm,...nên kết quả thao giảng và dự giờ của giáo viên là rất khác nhau trong khâu tự đánh giá và đánh giá bên ngoài. Kết quả đó như sau:
- Kết quả tự đánh giá của các trường THCS (đánh giá bên trong)
Qua khảo sát thực tế về quá trình xếp loại các giờ thao giảng diễn ra tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bảo Yên đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, chủ động và khoa học hơn. Bắt đầu từ năm học 2010-2011 trở đi, để tránh hiện tượng giáo viên tự do chọn bài, chọn ngày thao giảng (việc này làm cho BGH và tổ trưởng rất khó khăn và thụ động trong việc bố trí giáo viên dự giờ, có ngày thì thao giảng 4-5 tiết, nhưng có ngày thì lại không có giờ thao giảng nào, có giờ thì có rất đông giáo viên dự giờ, nhưng có giờ thì chỉ có 1-2 giáo viên dự giờ và đánh giá xếp loại giờ dạy) lãnh đạo các nhà trường đã triển khai kế hoạch thao giảng cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, lập danh sách các giáo viên đã gắp thăm các giờ thao giảng, từng tuần, từng ngày và từng môn để BGH và tổ trưởng tổ chuyên môn theo dõi. Khi dự giờ thao giảng xong thì tiến hành đánh giá giờ dạy và rút kinh nghiệm ngay, trừ trường hợp đặc biệt. Vì thế kết quả thao giảng ở các trường THCS đạt kết quả rất cao, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.11. Kết quả thao giảng tại các trường THCS
(Thành phần đánh giá bao gồm BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn
và giáo viên dự giờ)
TT
Tên trường
Tổng số giờ thao giảng
Kết quả thao giảng
Ghi chú
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
1
Số I Phố Ràng
38
24
14
0
0
2
PT DTNT
46
17
29
0
0
3
Số I Bảo Hà
46
19
27
1
0
4
Số I Long Khánh
20
9
11
0
0
5
Long Phúc
18
6
12
1
0
6
Nghĩa Đô
42
20
22
0
0
7
Vĩnh Yên
38
17
21
0
0
8
Cam Cọn
44
15
29
0
0
9
Số I Kim Sơn
34
15
19
0
0
10
Minh Tân
40
15
23
2
0
11
Tân tiến
28
10
17
1
0
12
Số I Xuân Hòa
48
21
25
2
0
13
Xuân Thượng
50
22
28
0
0
14
Yên Sơn
26
11
14
1
0
Cộng
518
221
291
8
0
Tỉ lệ %
42.7
56.2
1.5
0.0
Nhìn vào bảng 2.11 cho thấy kết quả các giờ thao giảng được xếp loại khá, giỏi rất cao. Cụ thể là có 8/14 = 57,1 % trường có các giờ thao giảng chỉ xếp loại khá và giỏi. Chỉ có 6/14 = 42,9 trường có giờ xếp loại trung bình. Không có trường nào có giờ thao giảng xếp loại yếu. Tỉ lệ giờ xếp loại khá, giỏi rất cao (98,5%). Tỉ lệ giờ xếp loại trung bình rất thấp (1,5 %) và không có giờ nào xếp loại yếu. Trường hợp giờ dạy xếp loại trung bình hầu hết rơi vào các trường hợp giáo viên chưa biên chế và giáo viên mới ra trường. Không có trường hợp nào là giáo viên đã có từ 3 năm công tác trở lên, có giờ dạy thao giảng đạt yêu cầu. Đặc biệt là những thầy cô đã có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đều có giờ thao giảng ít nhất là xếp loại khá.
Vì sao kết quả giảng dạy tốt như vậy mà thực tế lại có nhiều bất cập nẩy sinh trong giáo dục, mà dư luận xã hội lại hết sức quan tâm và lo lắng, chất lượng học sinh qua bài thi khảo sát cuối năm theo đề của Phòng GD&ĐT lại rất thấp nhưng kết quả xếp loại học lực của học sinh cuối năm lại khá cao, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu lại rất ít? (205 em, chiếm tỉ lệ 3,8%). Như vậy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm.
* Thực tế Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp
Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp được tổ chức và thực hiện theo thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT. Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần và cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần. Theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT kết quả của Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Tìm hiểu về thực trạng tổ chức công tác Hội giảng các cấp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bảo Yên chúng tôi thu được kết quả sau:
- Cấp trường: Do hiệu trưởng các trường tổ chức, thành phần ban giáo khảo có Hiệu trưởng là trưởng ban tổ chức, phó hiệu trưởng là phó ban, các thành viên là chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn, tổng phụ trách đội và một số giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy; thời gian tổ chức từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2010.
- Cấp huyện: Được tổ chức tại 4 cụm trường theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Giám khảo là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cốt cán các bộ môn, chuyên viên phòng GD&ĐT; thời gian tổ chức từ tháng 1 đến 15 tháng 3 năm 2011.
- Cấp tỉnh: Được tổ chức tập trung tại thành phố Lào Cai do sở GD&ĐT tổ chức, từ ngày 19 đến hết ngày 27 tháng 3 năm 2011.
Qua trao đổi với tổ trưởng chuyên môn Phòng GD&ĐT chúng tôi thu được kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2010-2011 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.12. Kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2010-2011
Hội thi cấp
Tổng số GV
Số GV tham gia
Số GV đạt
Ghi chú
Tham gia
Tỉ lệ
Đạt
Tỉ lệ
Cấp trường
439
415
94.5
332
80.0
Cấp huyện
439
211
48.1
133
63.0
Cấp tỉnh
439
32
7.3
23
71.9
Kết quả đoàn tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi của huyện Bảo Yên được Sở GD&ĐT Lào Cai tặng giải nhì toàn đoàn trong tổng số 8 huyện và 1 thành phố.
Từ kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2010-2011 ở trên cho thấy tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường cao hơn tỉ lệ giáo viên đạt cấp huyện, cấp tỉnh.
Hội giảng cấp trường tuy đã được các hiệu trưởng chọn cử thành phần ban giáo khảo nhưng không thể tránh khỏi tình trạng:
- Có những bộ môn quá ít giáo viên (có một, hai hoặc 3 giáo viên như Môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng anh, Thể dục, Công nghệ) nên không tránh khỏi tình trạng giáo viên này đánh giá giờ dạy của giáo viên kia và ngược lại;
- Có những giáo viên nằm trong ban giám khảo của trường nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế, thậm chí chưa bằng giáo viên tham gia Hội giảng;
- Trong quá trình đánh giá còn nể nang đồng nghiệp vì là giáo viên cùng trường với nhau.
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cho thấy trình độ kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế như:
- Bài thi kiến thức điểm còn thấp, thậm chí một số giáo viên không đủ điểm tối thiểu từ 8 điểm trở lên;
- Sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính hình thức, nội dung chưa phong phú, chưa thực sự có hiệu quả trong giảng dạy;
- Đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế qua thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh chưa khoa học, chưa hiệu quả cao, sử dụng các kỹ thuật dạy học còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn nhiều lúng túng nhất là một số môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử,...
2.2.1.4. Việc ra đề kiểm tra chất lượng học sinh của giáo viên THCS huyện Bảo Yên
Theo sự chỉ đạo của sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thì các bài kiểm tra một tiết trở lên, theo phân phối chương trình thì được quy định như sau: Trong một bài kiểm tra, phần tự luận chiếm tỉ lệ 70-80%, phần trắc nghiệm khách quan chiếm 20-30 %. Thực tế cho thấy bài kiểm tra có kết cấu như trên sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận phương pháp học mới của các nước có nền giáo dục phát triển. Nhưng vấn đề thực hiện ở các trường học thì còn nhiều vấn đề bất cập xẩy ra như:
- Đề thi trắc nghiệm do giáo viên ra nhiều khi chưa đảm bảo chất lượng, chủ yếu đề ra dưới hai dạng đó là câu hỏi đúng - sai và chọn đáp án đúng. Chưa kết hợp các hình thức thi trắc nghiệm khách quan một cách thống nhất và đa dạng để khai thác trí lực của mọi đối tượng học sinh, có giáo viên dạy chéo ban không thể ra đề trắc nghiệm theo đúng yêu cầu của bộ môn.
- Đề thi đôi khi quá dễ, có khi lại quá khó không khai thác được trí tuệ của mọi đối tượng học sinh. Cách tính điểm cho mỗi bài trắc nghiệm cũng chưa đảm bảo yêu cầu, điểm cho mỗi câu trả lời đúng có thể quá cao hoặc quá thấp. Cả lớp chỉ dùng chung một đề thi, vì thế học sinh có thể nhìn bài nhau để chép mà không cần suy nghĩ.
- Khâu quản lý việc ra đề của BGH còn lỏng lẻo, chưa kiểm tra chính xác được đề thi nào đảm bảo chất lượng, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với đánh giá chất lượng học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Vì những hạn chế trên đã làm cho chất lượng học tập của học sinh chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.1.1.5. Kết quả học tập của học sinh trong 3 năm học 2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011
Theo quan điểm xã hội học thì chất lượng dạy của giáo viên phải gắn liền với chất lượng học của học sinh. Không có tình trạng chất lượng các giờ dạy là giỏi mà chất lượng học tập của học sinh lại thấp. Bởi vì kết quả học tập của học sinh là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, là thước đo chất lượng giảng dạy của giáo viên. Chất lượng học tập của học sinh là vấn đề được rất nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm.
Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn Phòng GD&ĐT chúng tôi thu được kết quả chất lượng học tập của học sinh ở 24 trường THCS trên địa bàn Huyện như sau:
Bảng 2.13. Kết quả xếp loại học lực của học sinh 3 năm học
(năm học 2008-2009, 2009- 2010, 2010- 2011)
STT
Năm học
Tổng số HS
Kết quả học lực
Ghi chú
Giỏi
(%)
khá
(%)
TB
(%)
Yếu (%)
Kém (%)
1
2008-2009
6072
2,9
26,5
62,7
7,9
0,03
2
2009-2010
5689
4,2
31,2
60,3
4,1
0,01
3
2010-2011
5457
4,2
33,3
58,7
3,8
0,0
Qua bảng 2.13 kết quả chất lượng ở trên chúng ta thấy chất lượng giảng dạy của các trường THCS các năm gần đây có tăng lên: Tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi từ 2,9 % tăng lên 4,2 %; học lực khá từ 26,6 tăng lên 33,3 %; tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém đều giảm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả chất lượng như vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra 300 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở 24 trường trong huyện, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14. Điều tra về những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng
học tập của học sinh
TT
Những yếu tố cơ bản
Số người được hỏi
Số người tán thành
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
1
Chất lượng phụ thuộc vào yếu tố người thầy
300
245
81.7
2
Chất lượng phụ thuộc cách thức quản lý của các cấp
300
265
88.3
3
Chất lượng phụ thuộc vào sự quan tâm của gia đình, cộng đồng
300
229
76.3
4
Chất lượng phụ thuộc vào phương pháp, hình thức KT- ĐG của thầy
300
254
84.7
5
Chất lượng phụ thuộc vào nhu cầu người học
300
190
63.3
6
Chất lượng phụ thuộc vào truyền thống nhà trường
300
204
68.0
Từ kết quả của bảng 2.14 cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng: Chất lượng phụ thuộc vào yếu tố quản lý của các cấp là chủ yếu, chiếm 88,3 % các ý kiến; thứ hai là phụ thuộc vào yếu tố phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá của giáo viên, chiếm tỉ lệ 84,7 % và thứ ba mới đến chất lượng phụ thuộc vào yếu tố người thầy, chiếm tỉ lệ 81,7 %.
Chất lượng học sinh mũi nhọn:
Thi học sinh giỏi năm học 2010-2011:
+ Học sinh giỏi cấp huyện: Trao đổi với tổ chuyên môn Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên về kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010-2011 có kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.15. Kết quả thi học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp huyện
TT
Kỳ thi HSG
Số HS tham gia
Số HS đạt giải
Tỉ lệ %
Nhất
Nhì
Ba
Khuyến khích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Lớp 8 tám môn
245
106
43.3
6
2.4
13
5.3
26
10.6
61
24.9
2
Lớp 9 tám môn
295
128
43.4
8
2.7
18
6.1
33
11.2
69
23.4
3
Giải Toán trên internet lớp 9
21
12
57.1
1
4.8
2
9.5
4
19.0
5
23.8
4
Olympic T.Anh lớp 9
15
7
46.7
1
6.7
2
13
2
13.3
2
13.3
5
Máy tính cầm tay lớp 8, 9
71
30
42.3
2
2.8
3
4.2
10
14.1
15
21.1
Cộng
647
283
43.7
18
2.8
38
5.9
75
11.6
152
23.5
Từ bảng 2.15 cho thấy học sinh chủ yếu tham gia dự thi học sinh giỏi lớp 8, lớp 9 ở 8 môn văn hóa: Ngữ văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa và Tiếng anh. Các môn như: Giải Toán trên internet lớp 9, Olympic Tiếng Anh trên internet lớp 9, máy tính cầm tay lớp 8, 9 số học sinh tham gia còn ít. Chất lượng còn ở mức khiêm tốn là do điều kiện nhiều trường chưa được trang bị phòng máy vi tính, học sinh ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn chưa có tiền mua máy tính cầm tay. Chất lượng học sinh giỏi chưa cao, tỉ lệ học sinh đạt giải nhất nhì còn thấp, học sinh đạt giải khuyến khích còn chiếm tỉ lệ cao.
+ Học sinh giỏi cấp tỉnh:
Theo thông báo của Sở GD&ĐT Lào Cai chúng tôi được biết về kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2010-2011 như sau:
Bảng 2.16. Kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh
TT
Kỳ thi HSG
Số HS tham gia
Số HS đạt giải
Tỉ lệ
%
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải khuyến khích
SL
%
SL
%
SL
%
1
Thi Olympic Tiếng anh lớp 9
7
2
28.6
0
0
0
2
28.6
2
Giải toán bằng máy tính cầm tay lớp 9
5
4
80
0
0
1
20.0
3
60
3
Lớp 9 tám môn
72
34
47.2
2
2.8
6
8.3
9
12.5
17
23.6
Cộng
84
40
47.6
2
2.4
6
7.1
10
11.9
22
26.2
Số học sinh tham gia học sinh giỏi chủ yếu tập chung vào thi 8 môn ở lớp 9, Tỉ lệ học sinh đạt giải nhất, nhì còn thấp chủ yếu đạt nhiều ở giải ba và khuyến khích.
+ Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh 3 năm học : 2008- 2009; 2009- 2010 và 2010- 2011.
Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn Phòng GD&ĐT về kết quả thi học sinh giỏi các cấp chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.17. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh 3 năm học
(năm học 2008- 2009; 2009- 2010 và 2010- 2011)
TT
Năm học
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Tham gia
Đạt
%
Tham gia
Đạt
%
1
2008-2009
263
82
31.2
61
11
18.0
2
2009-2010
487
191
39.2
68
25
36.8
3
2010-2011
647
283
43.7
84
40
47.6
Từ bảng 2.17 cho thấy trong ba năm học trở lại đây, số lượng học sinh tham gia dự thi và đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên, cụ thể:
- Cấp huyện: Năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh đạt giải là 31,2 % thì các năm học 2009-2010, 2010- 2011 tỉ lệ này đạt tương ứng là 39,2 % và 43,7 %.
- Cấp tỉnh: Năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh đạt giải là 18,0 % thì các năm học 2009-2010, 2010- 2011 tỉ lệ này đạt tương ứng là 36,7 % và 47,6 %.
Chất lượng 2 mặt giáo dục và chất lượng mũi nhọn của học sinh được nâng cao hơn. Nguyên nhân là do có sự đổi mới công tác quản lý chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, của cán bộ quản lý các trường học, sự nỗ lực phấn đấu của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy ở các trường học và sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về công tác giáo dục.
2.1.1.6. Thực trạng việc viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở các trường THCS huyện Bảo Yên
Qua trao đổi với giáo viên ở một số trường THCS chúng tôi được biết: Mỗi năm học giáo viên phải viết một sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực thuộc chuyên môn của mình để làm một trong những căn cứ để xét danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, bình xét thi đua cuối năm học. Ngay từ đầu của năm học giáo viên phải đăng ký với tổ chuyên môn và nhà trường về tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhưng phải đến cuối năm học chuẩn bị bình xét danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, bình xét thi đua giáo viên mới viết (thậm chí không có cả đề cương nghiên cứu). Vì thế chất lượng các SKKN rất hạn chế. Một số lãnh đạo nhà trường và giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học. Cấu trúc, trình tự và các bước thực hiện một đề tài SKKN không được thống nhất chung, nên việc xác định tên đề tài, lựa chọn mục đích, nội dung nghiên cứu và giới hạn của một SKKN chất lượng còn ở mức độ thấp.
Việc viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở các trường hiện nay chủ yếu còn mang nặng tính hình thức. Chưa có những sáng kiến hay, những kinh nghiệm giỏi ở các trường để cán bộ quản lý và giáo viên học tập được kinh nghiệm thiết thực, bổ ích trong quá trình quản lý và giảng dạy. Vì thế đề tài SKKN sau khi được Ban giám khảo đánh giá, xếp loại hầu hết chỉ để lưu tại các đơn vị trường học, không được áp dụng và phổ biến rộng rãi trong các nhà trường.
2.1.1.7.Đánh giá chất lượng giảng dạy của giá viên THCS qua công tác thanh tra, kiểm tra của Phòng GD&ĐT và của Sở GD&ĐT
Tìm hiểu thực trạng về công tác thanh, tra kiểm tra của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, qua trao đổi với cán bộ phụ trách thanh tra của Phòng GD&ĐT và qua tìm hiểu thực tế ở một số trường THCS chúng tôi được biết:
Thanh tra, kiểm tra có báo trước của Phòng GD&ĐT
Đoàn thanh tra được thành lập theo Quyết định của Trưởng Phòng GD&ĐT, thành phần của đoàn gồm đồng chí Phó trưởng Phòng GD&ĐT làm trưởng đoàn, cùng với một số chuyên viên của phòng giáo dục và một số cán bộ quản lý, giáo viên nằm trong tổ cốt cán của Phòng GD&ĐT. Nội dung thanh tra, kiểm tra tùy thuộc vào tình hình thực tế đơn vị được thanh tra, kiểm tra gồm:
Thanh tra toàn diện đơn vị
Thanh tra chuyên đề: Thanh tra về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; thanh tra về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính; thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng; thanh tra khiếu nại tố cáo,...
Riêng thanh tra về đội ngũ thì tiến hành ở các bộ môn theo quy định của Sở giáo dục và Đào tạo quy định: Mỗi giáo viên được thanh tra sẽ tiến hành giảng 3 giờ cho đoàn dự và được xếp loại:
Loại giỏi: Có 2 tiết xếp loại giỏi, tiết còn lại xếp loại từ khá trở lên; nếu tiết còn lại xếp loại dưới khá thì bị hạ xuống một bậc thành loại khá.
Loại khá: Có 2 tiết xếp loại khá, tiết còn lại xếp loại từ trung bình trở lên; nếu tiết còn lại xếp loại dưới trung bình thì bị hạ xuống một bậc thành loại trung bình.
Loại trung bình: Có 2 tiết xếp loại trung bình, tiết còn lại xếp loại từ yếu trở lên.
Loại yếu: Các trường hợp còn lại (có 2 giờ xếp loại yếu)
Vào tháng 9 đầu năm học Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các trường THCS trong toàn huyện, gửi kế hoạch thanh ta, kiểm tra tới các trường.
Bảng 2.18. Kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng giáo dục và Đào tạo (thanh tra có báo trước)
TT
Tên trường
Tổng số giờ thao giảng
Kết quả thao giảng
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Số I Phố Ràng
15
9
60.0
5
33.3
1
6.7
0
0.0
2
PT DTNT
21
11
52.4
10
47.6
1
4.8
0
0.0
3
Số I Bảo Hà
18
9
50.0
7
38.9
2
11.1
0
0.0
4
Số I Long Khánh
12
4
33.3
6
50.0
2
16.7
0
0.0
5
Long Phúc
12
3
25.0
7
58.3
1
8.3
1
8.3
6
Nghĩa Đô
18
7
38.9
10
55.6
1
5.6
0
0.0
7
Vĩnh Yên
15
6
40.0
7
46.7
2
13.3
0
0.0
8
Cam Cọn
18
6
33.3
8
44.4
4
22.2
0
0.0
9
Số I Kim Sơn
21
9
42.9
11
52.4
1
4.8
0
0.0
10
Minh Tân
18
4
22.2
9
50.0
4
22.2
1
5.6
11
Tân tiến
12
3
25.0
5
41.7
2
16.7
2
16.7
12
Số I Xuân Hòa
21
12
57.1
9
42.9
0
0.0
0
0.0
13
Xuân Thượng
21
7
33.3
11
52.4
2
9.5
1
4.8
14
Yên Sơn
12
4
33.3
6
50.0
2
16.7
0
0.0
Cộng
234
94
40.2
111
47.4
25
10.7
5
2.1
Nhìn vào bảng 2.18 cho thấy: kết quả thanh tra chất lượng giờ dạy của đội ngũ giáo viên vẫn đạt kết quả khá cao, tuy nhiên so với kết quả thao giảng tại các trường THCS (thành phần đánh giá bao gồm BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên dự giờ) thì tỉ lệ giờ xếp loại khá, giỏi đều giảm xuống (giờ giỏi giảm 2,5 %; giờ khá giảm 8,8 %) và tỉ lệ giờ xếp loại trung bình tăng lên (tăng 9,2 %), đặc biệt còn có 5/234 = 2,1 % giờ dạy xếp loại yếu.
Thanh tra, kiểm tra không báo trước của Phòng GD&ĐT
Để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường một cách khách quan, vô tư đồng thời xem xét công tác quản lý của hiệu trưởng về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên ở các trường học có đúng thực chất không, hàng năm Phòng GD&ĐT thường tổ chức các đợt thanh tra không báo trước.
Ưu điểm: Với cách làm này nó đảm bảo được tính khách quan, vô tư trong đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên có thói quen chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, một cách thường xuyên, liên tục trong một năm học.
Nhược điểm: Tạo bầu không khí căng thẳng cho giáo viên và học sinh, làm cho giáo viên có phần mất tự tin trong quá trình thanh tra.
Bảng 2.19. Kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng GD&ĐT
(thanh tra không báo trước)
TT
Tên trường
Tổng số giờ thao giảng
Kết quả thao giảng
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Số I Phố Ràng
12
8
66.7
4
33.3
0
0.0
0
0.0
2
PT DTNT
18
9
50.0
7
38.9
2
11.1
0
0.0
3
Số I Bảo Hà
15
7
46.7
7
46.7
1
6.7
0
0.0
4
Số I Long Khánh
6
2
33.3
2
33.3
1
16.7
1
16.7
5
Long Phúc
12
3
25.0
6
50.0
3
25.0
0
0.0
6
Nghĩa Đô
15
6
40.0
7
46.7
2
13.3
0
0.0
7
Vĩnh Yên
12
4
33.3
6
50.0
1
8.3
1
8.3
8
Cam Cọn
18
6
33.3
10
55.6
2
11.1
0
0.0
9
Số I Kim Sơn
21
8
38.1
11
52.4
1
4.8
1
4.8
10
Minh Tân
15
3
20.0
5
33.3
6
40.0
1
6.7
11
Tân tiến
9
2
22.2
4
44.4
3
33.3
0
0.0
12
Số I Xuân Hòa
18
7
38.9
9
50.0
2
11.1
0
0.0
13
Xuân Thượng
15
5
33.3
7
46.7
2
13.3
1
6.7
14
Yên Sơn
9
3
33.3
5
55.6
1
11.1
0
0.0
Cộng
195
73
37.4
90
46.2
27
13.8
5
2.6
Nhìn vào bảng 2.19 kết quả thanh tra, kiểm tra đột xuất cấp phòng GD&ĐT về chất lượng giờ dạy của giáo viên cho thấy số giờ xếp loại khá, giỏi giảm so với thanh tra, kiểm tra có báo trước (tỉ lệ các giờ xếp loại giỏi là 37,4 % giảm 2,8 %, tỉ lệ giờ xếp loại khá là 46,2 % giảm 1,3 %). Tỉ lệ các giờ xếp loại trung bình là 13,8 % tăng 3,1 %, tỉ lệ giờ xếp loại yếu là 2,6 % tăng 0,5 %.
Bảng 2.20. So sánh kết quả xếp loại giờ dạy giáo viên của trường với của Phòng GD&ĐT
TT
Đơn vị kiểm tra
Tỉ lệ % giờ xếp loại giỏi
Tỉ lệ % giờ xếp loại khá
Tỉ lệ % giờ xếp loại trung bình
Tỉ lệ % giờ xếp loại yếu
1
Trường
42,7
56,2
1,5
0
2
Phòng GD&ĐT (có báo trước)
40,2
47,4
10,7
2,1
3
Phòng GD&ĐT (không báo trước)
37,4
46,1
13,8
2,6
Từ bảng 2.20 cho thấy tỉ lệ giờ xếp loại khá, giỏi của phòng GD&ĐT thấp hơn trường còn tỉ lệ giờ xếp loại trung bình, yếu cao hơn của trường.
Thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT
Kết quả thanh tra của Sở GD&ĐT đối với 3 trường THCS: Việt Tiến, Phố Ràng II, Vĩnh Yên năm học 2010- 2011 như sau: Tổng số giáo viên được thanh tra là 10, số giờ được dự là 30 giờ gồm các bộ môn: Toán, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý và Công nghệ.
Kết quả: Tỉ lệ giờ xếp loại giỏi 11/30 = 36,6 %; tỉ lệ giờ xếp loại khá 14/30 = 46,6 %; tỉ lệ giờ xếp loại trung bình 4/30 = 13,3 % và tỉ lệ giờ xếp loại yếu 1/30 = 3,3 %
Như vậy kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở, Phòng GD&ĐT phản ánh chất lượng khá giống nhau, chỉ sai lệch tỉ lệ phần trăm rất nhỏ.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả khác nhau giữa các khâu đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài, do cơ quan cấp trên kiểm tra đánh giá? tìm hiểu vấn đề này qua việc tham khảo các ý kiến của 48 đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 300 giáo viên (lấy ngẫu nhiên 1GV/môn/trường) trực tiếp tham gia giảng dạy ở 24 trường được khảo sát, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.21. Nguyên nhân làm hạn chế khả năng và kết quả thực hiện công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS
T
T
Nội dung
Cán bộ quản lý
Giáo viên
Chung
∑
Thứ bậc
∑
Thứ bậc
∑
Thứ bậc
1
Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu
48
2.90
1
300
2.97
1
348
2.93
1
2
Bản thân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá một cách thường xuyên liên tục.
48
2.83
2
300
2.70
3
348
2.77
2
3
Đánh giá có liên quan đến tình cảm đồng nghiệp
48
2.21
5
300
2.67
4
348
2.44
5
4
Đánh giá còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục
48
2.69
4
300
2.64
5
348
2.66
4
5
Do hạn chế về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
48
2.73
3
300
2.77
2
348
2.75
3
6
Thời gian và công việc quản lý vất vả, làm hạn chế việc tự học tập và cập nhật thông tin mới về giáo dục.
48
1.98
6
300
2.44
7
348
2.21
7
7
Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong tình hình mới
48
1.94
7
300
2.53
6
348
2.23
6
Cộng
336
2.47
2100
2.67
2436
2.57
Từ số liệu phân tích tại bảng 2.21 cho thấy: Công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS của CBQL và giáo viên là thực hiện đầy đủ nhưng ở mức độ chưa tốt, thể hiện qua điểm chung bình chung (min = 1; max = 3)
Trong quá trình thực hiện, mức độ các nguyên nhân làm hạn chế khả năng và kết quả thực hiện công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS không đồng đều nhau: Điều kiện thực thi nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bien_phap_quan_ly_danh_gia_chat_luong_giang_day_cua.doc