Luận văn Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí - Quảng Ninh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ . 7

1.1. Khái quát về nghiên cứu vấn đề . 7

1.2. Một số khái niệm cơ bản . 9

1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục đào tạo . 9

1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề . 19

1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề . 24

1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề . 25

1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề . 25

1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề . 25

1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề . 26

1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề . 26

1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề . 27

1.2.5. Chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề . 28

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề . 34

1.3.1. Những yếu tố khách quan. . 34

1.3.2. Những yếu tố chủ quan. . 36

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO

NGHỀ Ở TRUỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG

BÍ, QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2009. 41

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và truờng

Trung cấp xây dựng Uông Bí . 41

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh . 41

2.1.2. Khái quát về truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh . 44

2.2. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh . 48

2.2.1. Thực trạng duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề . 48

2.2.2. Thực trạng phát triển, đổi mới công tác quản lí đào tạo nghề . 52

2.2.2.1. Về mục tiêu đào tạo . 52

2.2.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo . 54

2.2.2.3. Về số lượng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lí . 55

2.2.2.4. Về kế hoạch hoá đào tạo . 60

2.2.2.5. Về cơ cấu tổ chức . 62

2.2.2.6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề . 65

2.2.2.7. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo . 66

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung

cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh . 66

2.3.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề và quản lí phát triển đội ngũ giáo viên . 66

2.3.2. Về chất lượng đào tạo nghề hiện nay của nhà trường . 77

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO

NGHỀ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LưỢNG ĐÀO TẠO

NGHỀ Ở TRưỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG BÍ,

QUẢNG NINH . 84

3.1. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất . 84

3.2. Một số biện pháp quản lí đề xuất . 87

3.2.1. Biện pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí . 87

3.2.2. Biện pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở

vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo . 92

3.2.3. Biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề . 96

3.2.4. Biện pháp quản lí đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất . 98

3.2.5. Biện pháp quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề . 101

3.2.6. Biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của học sinh . 104

3.2.7. Biện pháp quản lí việc liên kết đào tạo nghề . 107

3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 113

I. Kết luận . 113

II. Khuyến nghị . 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf142 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh đạt khá, giỏi tăng lên 71,55%, trung bình khá là 17%, trung bình là 11,45%, không có học sinh yếu kém. Nhiều học sinh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp ngành, cáp toàn quốc. Tính riêng từ năm 2006 đến năm 2009 đã có gần 90 lượt học sinh đạt giỏi các cấp. Trong đó: cấp ngành xây dựng là: 26 em, cấp tỉnh là 52 em, cấp toàn quốc là 3 em. - Về đội ngũ giáo viên Hiện nay tổng số cán bộ giáo viên toàn trường có 95 đồng chí. Hệ thống điều hành là 1 Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã Uông Bí, có 3 chi bộ với tổng số gần 50 đảng viên, một công đoàn cơ sở gồm 95 đoàn viên công đoàn và hơn 1.000 đoàn viên thanh niên. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên thường xuyên được bổ sung. Đến nay đã có 48 giáo viên. Trong đó trình độ đại học, cao đẳng là 43 đồng chí, trình độ trung cấp và công nhân bậc cao 5 đồng chí. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ sư phạm bậc II, 80% cán bộ, giáo viên có trình độ ngoại ngữ ở chương trình B. Nhiều đồng chí đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh và cấp ngành. - Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến nội dung chương trình đào tạo. Đã được nhà trường quan tâm và thực hiện có kết quả tốt. Nhiều đề tài sáng kiến đã được áp dụng và chương trình giảng dạy. Đặc biệt từ năm 2006– 2009, các đề tài của trường đã tập trung làm 31 đề tài biên soạn chương trình chi tiết trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên - Về cơ sở vật chất Những năm gần đây trường được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ xây dựng, Tổng công ty cho trang bị các thiết bị máy móc và đồ dùng dạy học theo chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng như: xây mới nhà đa năng với giá trị hơn 3 tỷ đồng, mua sắm chương trình mục tiêu từ năm 2006 - 2009 với giá trị gần 10 tỷ đồng. Riêng năm 2009 đầu tư cho chương trình mục tiêu một phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng với trị giá 1,96 tỷ đồng. - Công tác tổ chức ứng dụng nghiệm tổ chức sản xuất Nhà trường đã luôn nghiên cứu và tạo ra môi trường sử dụng mối quan hệ giữa học lí‎ thuyết đi đôi với thực hành sản xuất. Trường hiện có một xí nghiệp thi công xây dựng tạo điều kiện có công ăn việc làm cho lực lượng công nhân trực tiếp đồng thời tạo mặt bằng thực tập sản xuất thực tế cho học sinh. Từ đó có điều kiện rèn luyện tay nghề, được làm quen với thực tế và quy trình tổ chức quản lí sản xuất, thông qua việc tổ chức sản xuất học sinh được tiếp cận với công nghệ và thiết bị hiện đại. Tóm lại: trường trung cấp xây dựng đã không ngừng phát triển đi lên, liên tục hoàn thành nhiệm vụ đào tạo mà Bộ xây dựng, Tổng công ty giao cho với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước và chất lượng mỗi ngày một tốt hơn. CB, GV, CNV của nhà trường luôn giữ được tác phong của đội ngũ kỹ sư tâm hồn, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để truyền đạt kiến thức nghề nghiệp cho học sinh để các em trở thành người công nhân có bàn tay vàng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. 2.2.2. Thực trạng phát triển, đổi mới công tác quản lí đào tạo nghề 2.2.2.1. Về mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. - Về giáo dục chính trị và đạo đức nghề nghiệp: mục tiêu giáo dục cho học sinh tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên định xây dựng đường lối kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Giữ vững độc lập dân tộc. Trung thành với lí luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Hăng hái tham gia hội nhập nắm vững pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế. Có ý thức tổ chức kỷ kuật trong lao động và nghề nghiệp, làm chủ bản thân và gia đình. - Về kiến thức văn hoá: có trình độ văn hoá phù hợp với nghề đào tạo đủ khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp. Chuẩn bị cho cá nhân những yêu cầu cần thiết để có thể dự học đào tạo liên thông. - Về kỹ năng tay nghề: có đủ kiến thức cần thiết và kỹ năng trong nghề được đào tạo, thực hiện thành thạo các thao tác để làm chủ trang bị kỹ thuật khi ra trường, ở các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Có tư duy kỹ thuật trong từng giai đoạn và thị trường lao động. - Về thái độ nghề nghiệp: biết vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề để sử dụng vật tư, vật liệu tiết kiệm. Đảm bảo làm việc đúng giờ. Đảm bảo đúng số lượng, quy cách chất lượng. Có tinh thần đồng đội, có tính cộng đồng trách nhiệm cao. - Về thể chất và ý thức an ninh, quốc phòng: có sức khoẻ tốt để sẵn sàng hoàn thành công việc. Nhận thức đầy đủ về tình hình quốc tế, quốc gia và khu vực. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh. Mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo theo quan điểm đi tắt đón đầu, mà vẫn đạt được hiệu quả lâu dài, ổn định. Điểm mạnh: là trong quá trình phát triển từ khi thành lập đến nay nhà trường đã xác định rõ mục tiêu của trường trong từng giai đoạn. 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Mặt còn hạn chế: trường chưa xây dựng được những mục tiêu cụ thể, mục tiêu ưu tiên trong Đề án nâng cấp trường thành trường Cao đẳng chuyên nghiệp vào năm 2012. Trong đề án, lộ trình thực hiện về công tác chuẩn bị đội ngũ, xây dựng chương trình đào tạo, lập dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa khả thi. Số ngành nghề dự kiến phát triển không được xây dựng kịp thời. Đây là tình trang chung của các trường trung cấp có ít kinh phí. 2.2.2.2. Về nội dung chƣơng trình đào tạo Các khoá đào tạo của nhà trường được tổ chức đào tạo hệ chính qui là: Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp THCS: hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề đào tạo: 36 tháng. Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp THPT: hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề đào tạo: 24 tháng. Hệ Sơ cấp nghề đào tạo: từ 3 tháng đến dưới một năm. Điểm mạnh: về cơ bản, chương trình đào tạo nghề của trường được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trường và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định, được cơ quan quản lí dạy nghề cấp tỉnh phê duyệt và cấp phép hoạt động. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu: - Bảo đảm được mục tiêu dạy nghề. - Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động. - Phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả. - Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên - Tiếp cận trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với hệ đào tạo TCN, SCN các ngành nghề. Cụ thể các nội dung như: - Khối kiến thức chung: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Khối kiến thức văn hoá cơ bản, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở. Học sinh phải nắm vững làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức ở bậc cao hơn khi tham gia vào thị trường lao động. Khối kiến thức chuyên môn phải làm chủ các ngành nghề, nắm vững lí thuyết thành thạo tay nghề. Phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề được quy định như sau: + Thời gian dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75%-85 %, dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15%-25%; - Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15%-35%, thực hành chiếm 65%-85%. Mặt hạn chế, tồn tại: Công tác soạn thảo điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nghề của trường ít được đầu tư kinh phí. Giáo trình được xây dựng tự phát nên chất lượng chưa cao. Sự tham gia, huy động các nhà khoa hoc, cán bộ kỹ thuật để xây dựng chương trình còn chưa nhiều, còn phụ thuộc vào mối quan hệ của nhà trường. 2.2.2.3. Về số lƣợng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lí Đội ngũ giáo viên ở các phòng, khoa từ năm 2006 đến năm 2009 được thể hiện ở bảng 2.1. 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bảng 2.1: Thống kê về số lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên TT Năm học Phòng, Khoa 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 1 Hiệu trưởng 1 1 1 2 Phó Hiệu trưởng 2 2 1 3 Phòng Đào tạo 6 8 8 4 Phòng Tổ chức hành chính 14 19 15 5 Phòng kế toán tài chính 5 4 4 6 Phòng công tác học sinh 4 4 4 7 Khoa xây dựng 7 7 10 8 Khoa đào tạo nghề xây dựng 8 7 8 9 Khoa đào tạo nghề cơ khí xây dựng 11 9 12 10 Khoa Công nghệ Thông tin 4 5 8 11 Xí nghiệp xây dựng và cơ khí điện nước 12 15 20 12 Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình xây dựng 2 3 4 Tổng cộng: 76 84 95 Nhận xét: qua Bảng 2.1 cho ta thấy, trong những năm gần đây do số học sinh, tăng nhanh, số lượng giáo viên chưa đủ nên hầu hết giáo viên đều vượt giờ định mức giảng dạy. Do đó hàng năm nhà trường cần phải mời giáo viên thỉnh giảng từ 5-7 người. - Về trình độ đội ngũ giáo viên thể hiện ở bảng 2.2. Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn CB, GV, CNV T T Năm học Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Thợ bậc cao Trình độ khác Ghi chú 1 2006-2007 76 0 46 14 6 6 4 2 2007-2008 84 3 57 12 6 5 4 3 2008-2009 95 3 79 8 5 5 3 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh đã được thành lập hơn 37 năm nhưng do chỉ hoạt động bó hẹp trong việc giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng nên lâu nay chưa thực sự chú ý đào tạo cho nhu cầu xã hội nên trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có trình độ đạt chuẩn đại học, sau đại học còn thấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn 01GV/15HS. Tính đến nay có mới có 83,15% giáo viên có trình độ Đại học và mới có 3,15% trên đại học. Bảng 2.3: Thống kê số lƣợng giáo viên và cán bộ quản lí năm 2009 TT Loại hình Tổng số Nam Nữ Ghi chú 1 Giáo viên 55 41 14 2 Cán bộ quản lí 12 10 2 - Về độ tuổi giáo viên và cán bộ quản lí, số liệu được thể hiện trong bảng 2.4 sau: Bảng 2.4: Thống kê về độ tuổi giáo viên và cán bộ quản lí năm 2009 TT Loại hình Tổng số  30  30 3140 4150 5160 Ghi chú 1 Giáo viên 55 26 8 8 10 3 2 Cán bộ quản lí 12 1 1 4 4 2 Nhận xét: qua bảng 2.4 trên ta thấy giáo viên của trường đa số còn trẻ mới ra trường giảng dạy từ 1 đến 5 năm chiếm 61,8%. Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ chiếm 16,7%. Như vậy, sức bật của đội ngũ trẻ rất tốt, ham hiểu biết, có chí tiến thủ. Đó chính là cơ sở để trường phát triển đội ngũ trẻ có trình độ trong những năm gần đây. - Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Hầu hết giáo viên của trường đều có phẩm chất chính trị tốt, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên luật của Nhà nước. Đảng bộ nhà trường có 46 Đảng viên, trong đó có 32 Đảng viên là giáo viên, hiện đang bồi dưỡng để kết nạp 06 giáo viên vào Đảng trong thời gian tới đây. Mặc dù tình hình tài chính nhà trường còn khó khăn, song đội ngũ giáo viên đều yên tâm công tác, một số đồng chí rất say mê với nghề nghiệp, có thái độ làm việc tích cực, sáng tạo; không có giáo viên nào vi phạm về đạo đức nghề nghiệp - Về chất lượng của đội ngũ giáo viên được thể hiện trong bảng 2.5. Bảng 2.5: Thống kê kết quả giáo viên dạy giỏi các cấp ba năm gần đây TT Năm Cấp trƣờng Cấp tỉnh, cấp ngành Toàn quốc Tổng cộng Ghi chú 1 2006-2007 26 13 2 41 2 2007-2008 29 15 0 44 3 2008-2009 32 21 3 56 Nhận xét: qua số liệu ở bảng 2.5 ta thấy chất lượng giáo viên trường trung cấp xây dựng trong ba năm qua đã duy trì và ổn định. Số giáo viên đạt giải giáo viên giỏi cấp trường hàng năm đạt từ 94% đến 95%; cấp tỉnh, cấp ngành đạt từ 31% đến 38%. Tỷ lệ đạt giỏi cấp toàn quốc còn thấp mới chiếm từ 4,8% đến 5,5%. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp thể hiện trong biểu đồ 2.1 sau CÊp tr•êng CÊp tØnh Toµn quèc 2006-2007 2007-2008 2008-2009 0 10 20 30 40 50 60 2006-2007 2007-2008 2008-2009 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên - Về nghiệp vụ giảng dạy. + Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh từ ngày thành lập 28/6/1973 đến nay chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ cho ngành xây dựng đã có một số thay đổi. Qui mô đào tạo, ngành nghề đào tạo đã mở rộng hơn nhiều. Từ 9 ngành nghề năm 2006, đến nay đã phát triển lên đến 19 ngành nghề. Điều này đỏi hỏi đội ngũ giáo viên phải phấn đấu, nâng cao nghiệp vụ đào tạo nghề. + Số cán bộ, giáo viên về trường trước đây chủ yếu là cán bộ kỹ thuật chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy. Năm 2006 đến nay với 41 giáo viên thì đã có 03 thạc sỹ kỹ thuật, thạc sĩ quản lý giáo dục, 8 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật được đào tạo liên thông lên bậc đại học kỹ thuật, 100% giáo viên đã được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2. 92,5% có chứng chỉ giáo viên dạy nghề. Như vậy, có thể nói 100% số giáo viên hiện tại đáp ứng quy định về nghiệp vụ giảng dạy. - Về nghiệp vụ quản lí. + Cán bộ lãnh đạo: 02 đồng chí: đ/c Hiệu Trưởng tốt nghiệp 2 bằng đại học trong đó có 01 bằng đại học ngành xây dựng và 01 bằng tốt nghiệp cử nhân lí luận chính trị. Đồng chí Phó Hiệu trưởng trình độ cử nhân SPKT. Cán bộ lãnh đạo nhà trường hiện tại đủ năng lực hoàn thành nhiện vụ được giao. Hồ sơ của Hiệu trưởng, Hiệu phó đáp ứng được theo tiêu chuẩn của Điều lệ trường TCCN. Hàng năm nhà trường đều đánh giá, xếp loại cán bộ để chỉ ra mặt mạnh và khắc phục những mặt còn tồn tại. Cuối năm Đảng bộ nhà trường đều đánh giá xếp loại đảng viên, ba năm qua không có đảng viên nào không hoàn thành nhiệm vụ. Khen thưởng của các cấp về thành tích của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng như: Huân chương lao động hạng ba, Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua cấp ngành, bằng khen của Bộ Xây dựng.... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên + Cán bộ quản lí các Khoa, Phòng 13 đồng chí: 100% tốt nghiệp đại học và sau đại học. Được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí đào tạo hàng năm, khả năng tiếp nhận thông tin và chuyển giao công nghệ tốt. Điểm mạnh: Số cán bộ quản lí và giáo viên hầu hết còn trẻ, nên rất nhiệt tình tham gia mọi hoạt động, đa số GV đã đạt chuẩn về trình độ. Cán bộ quản lí đã có nhiều năm kinh nghiệm. Nhà trường cũng đạt được nhiều thành tích. Hàng năm đều được tặng thưởng Bằng khen các cấp. Đặc biệt, năm 2008 Nhà trường được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao động hạng Nhất. Đảng bộ nhiều năm liền đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường cũng được Tổng Liên đoàn và BCH Trung ương Đoàn tặng Bằng khen nhiều năm. Trường có đội ngũ nhân viên đủ về số lượng, có chuyên môn nghiệp vụ và được định kỳ bồi dưỡng. Cuối mỗi năm đều có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, để đánh giá mặt mạnh và mặt còn tồn tại của mỗi nhân viên Mặt tồn tại: số giáo viên còn trẻ chiếm phần lớn nên kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều. Số giáo viên có tay nghề vững có thể dạy lý thuyết và thực hành thành thạo còn ở mức chưa cao khoảng 42%. Trường chưa có chiến lược cụ thể quy hoạch đội ngũ giáo viên đến năm 2020. Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên ở các Khoa cũng đã tiến hành song chưa thường xuyên, chưa bài bản. Số giáo viên của trường có các bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí, tập san khoa học chưa có nhiều. Việc biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng còn ít, chủ yếu là lưu hành nội bộ. Chưa có nhiều mô hình, thiết bị tự làm để hướng dẫn học sinh học thực hành có hiệu quả. 2.2.2.4. Về kế hoạch hoá đào tạo Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được Bộ xây dựng, Tổng công ty giao; căn cứ mục tiêu và khả năng tuyển sinh của từng ngành nghề đào tạo, số 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên lượng học sinh hiện có, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,...Hội đồng trường đã tổ chức họp chỉ đạo các Phòng, Khoa lập kế hoạch dự kiến. Lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi bổ sung và phổ biến kế hoạch đạo tạo chung trong toàn trường để mọi CB, GV, CNV đều nắm được từ đó xác định nhiệm vụ của từng bộ phận nhà trường. - Các bước gồm: + Lập kế hoạch đào tạo chung của toàn trường. + Lập tiến độ giảng dạy + Lập kế hoạch giáo viên các khoa + Lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường + Lập kế hoạch giáo dục chung cho học sinh + Lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá + Lập kế hoạch thực tập tay nghề của các lớp học sinh, thực tập tại xưởng, tại xí nghiệp, thực tập tốt nghiệp, tại các công ty, doanh nghiệp. + Lập kế hoạch mua sắm và bổ sung vật tư, trang thiết bị. Căn cứ các kế hoạch trên các phòng, khoa lập dự toán kinh phí hoạ động. Xây dựng kế hoạch thu tài chính để thông qua Hội đồng trường. Quá trình tiến hành thực hiện kế hoạch các bước được tổ chức như sau: - Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao và chủ trương kế hoạch chung của trường tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên - Phân phối nguồn lực tới các bộ phận chức năng trong nhà trường. - Chỉ đạo các Phòng, Khoa hoạt động theo quy chế, các bộ phận luôn quan hệ ngang với nhau. - Cử cán bộ theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, thông tin báo cáo kịp thời cho cấp trên để xử lý. Nội dung công tác kế hoạch hoá thể hiện ở sơ đồ 2.2. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Sơ đồ 2.2. Nội dung kế hoạch hoá đào tạo 2.2.2.5. Về cơ cấu tổ chức Bộ máy trường tổ chức theo mô hình của trường TCCN công lập trong cả nước trên cơ sở QuyÕt ®Þnh sè 43/2008/BGD&§T ngµy 21/7/2008 cña Bé tr•ëng Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o vÒ viÖc ban hµnh ®iÒu lÖ tr•êng TCCN của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng. - Bộ máy gồm: + Ban giám hiệu có: Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng. + Các phòng chức năng có: phòng Đào tạo, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán tài chính, phòng Thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Lập kế hoạch năm học Tổ chức chỉ đạo Thực hiện kế hoạch đào tạo đã duyệt Kiểm tra, đánh giá kết quả Phân công thực hiện - Hiệu trƣởng - Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo - Cán bộ phòng đào tạo - Các trƣởng khoa - Tổ trƣởng tổ môn - Thanh tra nội bộ Chuẩn bị lập kế hoạch 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên + Các khoa đào tạo: khoa xây dựng, khoa ĐTN xây dựng, khoa ĐTN Cơ khí xây dựng, khoa Cơ sở, khoa Công nghệ thông tin và 12 tổ bộ môn trực thuộc các khoa. + 01 Xí nghiệp xây dựng và cơ khí điện nước. - Về biên chế nhân sự: Nhà trường hiện có 95 cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đó: + Giáo viên: 48 người + Cán bộ, công nhân viên: 35 người, trong đó cán bộ quản lí: 12 người. Bên cạnh đó, để bổ sung lực lượng CB, GV giảng dạy, nhà trường còn hợp đồng thỉnh giảng dài hạn 07 người, hợp đồng ngắn hạn 04 người - Về chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể quản lí trong trường. + Hiệu trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường. + Phó Hiệu trưởng: là người giúp Hiệu trưởng quản lí, điều hành một số mặt công tác do Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng về các mặt công tác đó. + Các Hội đồng tư vấn, Hội đồng đào tạo: có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường về giáo dục và đào tạo do Hiệu trưởng quyết định thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. + Các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ: Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng trường có các Phòng chức năng, Phòng nghiệp vụ (gọi chung là Phòng). Phòng có nhiệm vụ quản lí, tổng hợp, đề xuất ý kiến. Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng theo chức năng được giao. Chủ thể quản lí có các nhiệm vụ đó là: + Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, chương trình giáo dục. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên + Xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức việc biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học. + Tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp + Chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, thi đua khen thưởng và xử lí học sinh vi phạm trong hoạt động đào tạo + Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn trực thuộc Các khoa được tổ chức theo nghề hoặc nhóm nghề đào tạo. Tổ bộ môn trực thuộc trường được tổ chức theo nhóm, các môn học chung. + Khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của trường. Tổ chức thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công. Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo + Lớp học sinh trường dạy nghề Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khoá học tuỳ theo đặc điểm của từng nghề ở mỗi lớp không quá 35 học sinh. Lớp học sinh có 01 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có kinh nghiệm tổ chức và quản lí công tác học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống sinh hoạt của học sinh. + Các bộ phận phục vụ dạy nghề Trong trường dạy nghề có các bộ phận tham gia, hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động dạy nghề như: thư viện trường, xí nhiệp sản xuất, nhà ăn dịch vụ, cơ sở thể thao văn hoá, ký túc xá... việc tổ chức và quản lí hoạt động của các bộ phận này do Hiệu trưởng quy định phù hợp với pháp luật. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2.2.2.6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh có tổng diện tích mặt bằng sử dụng là 26.608m2. Trong đó: Khu làm việc các khoa, phòng chức năng: Nơi làm việc: 831 m2 Nơi vui chơi giải trí: 6.000 m2 gồm khu tập thể thao, sân bóng đá,... Tổng diện tích phòng học: 2.362 m2. Trong đó: phòng học lý thuyết là 831 m 2, xưởng thực hành: 1.531 m2. Tỷ số diện tích phòng học/01 học sinh chính quy: 1,77. Bình quân diện tích phòng học/01 học sinh chính quy: 4m2 Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường hơn 400 đầu sách. Số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường là: 320 cuốn. Tổng số máy tính của trường: 50. Trong đó: số máy dùng cho hệ thống văn phòng: 18 chiếc; dùng cho học sinh học tập: 32 chiếc. Bình quân số máy tính dùng cho học sinh trên 1 học sinh chính quy: 0,1 Tổng diện tích ký túc xá là 2.688 m2 với 56 phòng đáp ứng được 100% nhu cầu nội trú của học sinh, các dịch vụ sinh hoạt phục vụ học sinh ngày càng phù hợp với quy mô, đảm bảo chất lượng. Bình quân diện tích ký túc xá trên 1 học sinh chính quy: 4m2/HS. Tỷ lệ học sinh được ở trong ký túc xá/ tổng số học sinh có tỷ lệ thấp đạt 36% do ký túc xá xây dựng từ lâu(1976). Nhà trường đã có dự án xây dựng ký túc xá mới 7 tầng. Phương tiện hỗ trợ dạy học, máy móc thiết bị nhà trường đã xây dựng các phòng học lý thuyết và thực hành hiện đại có phòng học đa năng. Các thiết bị dạy nghề ược thay thế, bổ sung hàng năm. Nguồn kinh phí đầu tư hàng năm bao gồm nguồn thu từ hợp đồng liên kết đào tạo TCN, SCN, đại học VLVH với trường ĐH Kiến trúc Hà Nội,.. nguồn từ chương trình mục tiêu cho dạy nghề, nguồn thu từ hợp đồng đào tạo nghề cho đối tượng lao động nông thôn, đào tạo cho người nghèo, nguồn thu từ dịch vụ sản xất của xí nghiệp. Tổng mức kinh phí hàng năm thấp, đạt từ 3 đến 5 tỷ đồng. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 3 năm gần đây: 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Năm 2007: 2.369.702.614 đồng Năm 2008: 3.237.872.920 đồng Năm 2009: 4.738.493.000 đồng. Trong đó, Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm gần đây đạt mức: Năm 2006-2007: 1.080.858.000 đồng Năm 2007-2008: 778.329.500 đồng Năm 2008-2009: 985.306.700 đồng Các thiết bị máy móc phục vụ thực tập và giảng dạy thực hành, hiện còn giá trị khoảng: 3,5 tỷ đồng. 2.2.2.7. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo Nhà trường duy trì và giữ vững nề nếp kiểm tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NguyeNgocHieu.pdf
Tài liệu liên quan