MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1. Vấn đề tự học đã có từ lâu trong lịch sử 5
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả về quản lý tự học 6
1.2. Những vấn đề lý luận về tự học 8
1.2.1. Khái niệm về tự học 8
1.2.2. Các hình thức tự học 9
1.2.3. ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sự hoàn thiện nhân cách 10
1.3 Những vấn đề về quản lý, quản lý hoạt động tự học 11
1.3.1 Một số khái niệm công cụ quản lý tự học của sinh viên 11
1.3.2 Quản lý giáo dục 14
1.3.3. Quản lý nhà trường 15
1.3.4. Quản lý hoạt động tự học 16
1.4.Vai trò của quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên các trường đại học 19
1.4.1. Quản lý tốt hoạt động tự học góp phần nâng cao sự thống nhất hoạt
động giữa thầy và trò
19
1.4.2. Quản lý tự học góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động học
tập rèn luyện của sinh viên
22
1.4.3. Quản lý hoạt động tự học sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực,
xây dựng được môi trường sư phạm tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện nhiệm
vụ đào tạo
22
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học 26
1.5.1 Đặc điểm của sinh viên 26
1.5.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo bậc đại học 29
Kết luận chương 1 31
130 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tự học.
TT Các biện pháp
Mức độ thực hiện Kết quả chung
Thƣờng
xuyên
thỉnh
thoảng
Không
thực
hiện
X
Thứ
bậc
1 Quản lý mục tiêu đào tạo 45 5 0 145 2,90 1
2 Quản lý nội dung chương trình môn học 44 5 1 143 2,86 3
3 Tổ chức biên soạn giáo trình bài giảng theo tinh
thần phát huy tính tích cực học tập của SV
37 9 4 133 2,66 9
4 Chỉ đạo đổi mới PPDH của giáo viên 43 6 1 142 2,84 4
5 Xây dựng kế hoạch nề nếp tự học của SV 38 12 0 138 2,76 5
6 Giáo dục tinh thần, động cơ, thái độ học
tập cho SV
44 6 0 144 2,88 2
7 Chuẩn hoá công tác thi đua khen thưởng 20 25 5 115 2,30 12
8 Xây dựng cơ chế công tác kiểm tra đánh giá 36 14 0 136 2,72 7
9 Tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá 24 26 0 124 2,48 11
10 Quản lý và sử dụng tốt thư viện - trang bị
đầy đủ sách cho người học
37 13 0 137 2,74 6
11 Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động dạy và học
35 15 0 135 2,70 8
12 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong
trường tổ chức cho SV tự học
25 25 0 125 2,50 10
13 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình
quản lý SV tự học
10 24 16 94 1,88 13
Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao kết quả hoạt động tự học của SV ở mức trung bình, với 12/13 biện pháp có
điểm trung bình cộng > 2,0 chiếm 92,3%>. Tuy nhiên chỉ có 1/13 biện pháp có
điểm trung bình cộng < 2,0 (chiếm 7,7% ) . Điểm trung bình cộng của các biện pháp
có sự khác nhau lớn từ 1,88 đến 2,90 điều đó chứng tỏ mức độ thực hiện của các
biện pháp quản lý hoạt động tự học có sự khác nhau.
* Biện pháp tổ chức phổ biến mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu đào tạo của nhà trường là chuẩn mực mà mọi hoạt động của nhà
trường đều phải hướng tới và phấn đấu thực hiện. Vì vậy xây dựng mục tiêu này đã
được Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường xác định.
- SV tốt nghiệp ra trường có phẩm chất đạo đức, chấp hành nghiêm chỉnh
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có lối sống giản dị, văn
minh lịch sự, tiếp thu tốt nền văn minh xã hội, có tinh thần làm chủ, có sức khoẻ
đảm nhận công việc được giao. Có tinh thần yêu người yêu nghề.
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực mình
học. Có kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, tâm huyết với ngành
mà mình đã chọn.
- Có khả năng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
- Quản lý mục tiêu đào tạo được thực hiện thông qua việc quản lý quá trình
giáo dục dạy và học của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy
quản lý mục tiêu đào tạo luôn được nhà trường quan tâm thực hiện. Kết quả điều tra
cho thấy điểm trung bình xếp vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng.
* Biện pháp quản lý, xác định nội dung tự học trong chương trình các môn học:
Quản lý nội dung chương trình bao gồm 2 nội dung cơ bản: Xây dựng
chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo. Trường ĐHSPKT Nam
Định quản lý nội dung chương trình luôn được sự quan tâm, kiểm tra giám sát chặt
chẽ thông qua việc thiết kế chương trình. Việc thiết kế chương trình đào tạo hệ ĐH
và CĐ được xây dựng cho từng chuyên ngành đào tạo, từng môn học, từng khối
kiến thức bao gồm khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ bản, cơ sở, kiến thức
chuyên ngành. Thời gian đào tạo cũng như thời gian học tập của từng môn học
được dựa trên số đơn vị học trình (mỗi đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết
hoặc tương đương 30 tiết thực hành).
Việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo luôn được các khoa, các tổ bộ
môn quan tâm thực hiện. Kết quả điều tra cho thấy công tác quản lý nội dung chương
trình được thực hiện với mức độ cao 2,86 xếp vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.
* Quản lý việc biên soạn giáo trình, bài giảng theo tinh thần phát huy tính
tích cực học tập của SV.
Biên soạn giáo trình, bài giảng là nội dung quan trọng trong công tác quản lý
chuyên môn của nhà trường. Tài liệu giáo trình phục vụ cho hoạt động giảng dạy và
học tập bao gồm 2 loại:
- Giáo trình đã được Bộ GD & ĐT thông qua được đưa vào giảng dạy chung
cho các trường ĐH.
- Giáo trình do nhà trường biên soạn dưới sự chỉ đạo của BGH, các khoa, tổ
môn đã tích cực chọn cử giảng viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
đảm nhận biên soạn giáo trình do khoa mình phụ trách. Tổ chức đóng góp ý kiến và
nghiệm thu các giáo trình và bài giảng đã được hội đồng khoa học của khoa và nhà
trường nghiệm thu để đưa vào giảng dạy. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời
gian, kinh phí để giảng viên nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm thực tế để biên
soạn giáo trình. Tuy nhiên việc biên soạn giáo trình bài giảng vẫn còn một số hạn
chế sau:
+ Trong quá trình biên soạn giảng viên chỉ chú ý tới nội dung kiến thức mà
chưa chú ý tới tính hấp dẫn, tính sư phạm của giáo trình.
+ Một số giáo trình, bài giảng sau khi được hội đồng khoa học nhà trường
nghiệm thu chưa tổ chức in ấn và sử dụng tới tận tay người học.
+ Phòng đào tạo và các khoa chuyên môn có kiểm tra hồ sơ giáo án, lịch
trình lên lớp theo định kỳ và đột xuất và cũng đánh giá thi đua đối với giảng viên
theo từng học kỳ.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên:
Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động
học tập của SV. Để phát huy tính tích cực tự học tập của SV, giảng viên phải tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, luôn được nhà trường quan tâm, coi đây là một
trong những biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của nhà
trường. Để đổi mới phương pháp dạy học nhà trường đã thực hiện một số nội dung sau:
- Tuyên truyền cho giảng viên thấy được tầm quan trọng cuả việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Tổ chức hội giảng cấp trường, tham gia hội giảng cấp toàn quốc nhằm tạo
ra phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong toàn trường.
- Các khoa, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức dự giờ đánh giá chất lượng
giảng dạy của GV trên cơ sở đó giúp GV tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất
với từng môn học.
Mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực trong phong trào đổi mới
PPDH, tuy nhiên trên thực tế việc đổi mới PPDH, ở các khoa, các tổ bộ môn vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự chuyển biến tích cực. Đa số giảng viên lên lớp
vẫn quen sử dụng PPDH truyền thống thầy giảng- trò nghe và ghi chép là chính.
Việc đổi mới PPDH chưa thực sự trở thành một phong trào phát triển mạnh mẽ
trong nhà trường. Kết quả điều tra cho thấy: mức độ thực hiện biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học được đánh giá ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với điểm
trung bình 2,84. Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đổi mới PPDH hiện
nay đa số giảng viên cho rằng:
- Định mức giờ giảng của giảng viên lớn. Trường còn thiếu giảng viên nên
đa số giảng viên đều phải giảng thêm giờ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học của thầy và
trò còn thiếu. Phòng thực tập, phòng thí nghiệm thiếu không đủ với lượng SV lớn
như hiện nay.
- Nhận thức của SV có nhiều hạn chế. Đa số học sinh vào trường là do sợ thi
trượt đại học, hoặc do hoàn cảnh gia đình thiếu thốn không đủ điều kiện để đi học
đại học ở Hà nội, việc học tập cũng bị hạn chế nhiều ở một số môn. Một phần nữa
là các em còn quá lười chưa chủ động tích cực trong học tập.
- Đa số giảng viên dạy theo phương pháp dạy truyền thống ít thay đổi vì sợ
không đảm bảo thời gian, khối lượng kiến thức truyền đạt.
- Công tác tổ chức quản lý của nhà trường mới dừng lại ở mức độ tuyên
truyền, vận động mà chưa có biện pháp tổ chức hữu hiệu, chưa tạo được phong trào
sâu rộng nhằm đưa hoạt động đổi mới PPDH đi vào nề nếp.
* Xây dựng kế hoạch, kỷ cương, nề nếp tự học cho SV:
Việc thực hiện kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy và học tập có vai trò hết
sức quan trọng nhằm tạo ra một bầu không khí làm việc nghiêm túc góp phần nâng
cao năng suất và chất lượng công việc. Đối với nhà trường việc xây dựng kỷ cương
nề nếp trong giảng dạy và học tập chính là việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của Bộ và nội
quy, quy chế của nhà trường trong giảng dạy và học tập.
Qua kết quả điều tra, điểm trung bình của biện pháp này là: 2,76 xếp ở vị trí
thứ 5 trong bảng xếp hạng. Điều này cho thấy nhà trường đã quan tâm tổ chức các
hoạt động nhằm xây dựng kỷ cương nề nếp trong nhà trường thông qua các hoạt
động chủ yếu dưới đây:
Đối với giảng viên:
Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn: Giờ giấc lên lớp, đề cương bài
giảng, lịch trình giảng dạy, hồ sơ giáo án, thông qua bài giảng, tổ chức dự giờ đánh
giá chất lượng giờ giảng của GV. Duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt tổ bộ môn
theo quy định của khoa và của nhà trường.
Đối với SV:
- Tăng cường công tác quản lý SV ngay từ đầu năm học, khoá học. Bố trí sắp
xếp các lớp theo từng chuyên ngành đào tạo, kiện toàn cơ cấu tổ chức của từng lớp,
phân công giáo viên chủ nhiệm, bầu ban cán sự, BCH chi đoàn các lớp.
- Thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho SV. Tổ
chức “Tuần giáo dục công dân đầu năm, đầu khoá học”, giáo dục truyền thống của
Đảng, của cách mạng và truyền thống dân tộc.
- Cụ thể hoá các quy định, quy chế của Bộ GD & ĐT phù hợp với đặc điểm
nhà trường. Xây dựng một số quy định nội bộ về công tác quản lý SV. Tăng cường
công tác kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế học tập ở các lớp, xử lý
kịp thời những SV vi phạm. Việc cụ thể hoá quy chế 42 của Bộ GD & ĐT về đánh
giá kết quả học tập và rèn luyện.
Thành lập ban quản lý khu nội trú, đối với SV tự quản trực thuộc phòng
công tác SV nhằm duy trì an ninh trật tự, quản lý chặt chẽ giờ tự học, mở thư viện
buổi tối để SV nội trú có điều kiện học tập.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường, giữa nhà trường
với chính quyền địa phương và gia đình SV nhằm quản lý tốt SV nội trú, ngoại trú,
giáo dục SV phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh.
- Đoàn thanh niên thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập và rèn
luyện nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức tốt chương trình phòng
chống tệ nạn xã hội, chương trình hiến máu nhân đạo, tháng vì người nghèo, và
nhiều hoạt động bề nổi mang tính tập thể như văn hoá, văn nghệ. TDTT, giao lưu
tham quan, cắm trại... nhằm tập hợp SV tham gia vào các hoạt động bổ ích hỗ trợ
cho sự phát triển nhân cách.
Tuy nhiên công tác xây dựng kỷ cương nề nếp còn một số hạn chế:
+ Quản lý giờ tự học của SV nội trú còn mang tính hình thức, như không
được đi chơi về quá 22h, không tiếp khách trong phòng, không chơi bài, hò hét
uống rượu trong phòng... chưa tạo ra một phong trào tự học trong SV.
+ Chưa tổ chức được các hoạt động nhằm quản lý tự học của SV ngoại trú,
còn phó mặc cho gia đình và bản thân SV.
+ Giáo viên chủ nhiệm còn kiêm nhiệm, bận nhiều nhiều công tác chuyên
môn do đó chưa thường xuyên quan tâm tới công tác quản lý SV.
+ Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với công
tác quản lý, giáo dục SV đôi lúc còn chưa đồng bộ.
* Chuẩn hoá công tác thi đua khen thưởng:
Công tác thi đua khen thưởng có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy SV tích
cực tự giác học tập. Việc tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng nhằm động
viên khuyến khích SV hăng say trong học tập được nhà trường chú ý triển khai
thông qua các hình thức dưới đây:
- Tổ chức phát động các hoạt động thi đua trong học tập giữa các lớp, các chi
đoàn trong toàn trường nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
- Tổ chức tổng kết năm học, biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân
có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.
- Trích quỹ khen thưởng đối với các khoá học, lớp học, động viên phong trào
thi đua học tập rèn luyện cho các tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc, kể
cả các em đỗ thủ khoa vào trường.
Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy công tác thi đua khen thưởng còn nhiều
hạn chế, điểm trung bình 2,30 đứng ở vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng. Việc tổ
chức các hoạt động thi đua khen thưởng còn một số hạn chế sau đây:
- Chỉ tổ chức được các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn
trong năm (20/11, 26/3, 19/5). Chưa duy trì được các phong trào thi đua thường
xuyên, đều đặn trong năm.
- Việc bổ xung, sửa đổi các quy định về công tác thi đua khen thưởng cũng
chưa kịp thời, tổng kết thi đua khen thưởng còn chậm. Kinh phí cho các hoạt động
giao lưu văn hoá văn nghệ, tìm tòi hiểu biết về khoa học còn ít.
- Các phong trào thi đua trong các dịp lễ lớn còn nặng về hình thức, chưa
thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào tự học phát triển.
- Công tác tuyên truyền động viên SV tham gia còn hạn chế, chưa tập hợp
được đông đủ các lực lượng giáo dục trong nhà trường cùng tham gia. Một số ít
giảng viên chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động thi đua của SV. Việc tổ chức
các phong trào thi đua thường giao cho tổ chức Đoàn thanh niên thực hiện.
- Nội dung phát động các phong trào thi đua còn đơn điệu, chưa có sự đổi
mới về hình thức và nội dung tổ chức các hoạt động, chủ yếu làm theo hướng dẫn
của Đoàn, hoặc các cấp lãnh đạo quản lý mình.
* Thực trạng tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá:
Việc tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá nhằm bồi dưỡng kỹ năng và
năng lực tự học cho SV là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Tuy nhiên,
kết quả điều tra cho thấy việc tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá còn nhiều
hạn chế cần khắc phục và cần phải được quan tâm hơn nữa của các lực lượng giáo
dục trong toàn trường. 100% cán bộ quản lý và giảng viên cho rằng trường không
duy trì thường xuyên các họat động ngoại khoá cho SV. Điểm trung bình 2,48 đứng
ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng. Vấn đề này nó biểu hiện ở một số mặt hạn chế
sau:
- Chưa tổ chức cho SV tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất ở ngoài
trường nhằm nâng cao khả năng so sánh, đối chiếu và ứng dụng thực tế cho SV.
Chưa thành lập được các loại hình câu lạc bộ môn học, các hình thức học
tập ngoại khoá để tập hợp SV vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Việc bồi dưỡng kỹ năng tự học cho SV thông qua các hình thức tập thể
như: Xêmina, hội thảo, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm học tập, diễn đàn thanh niên,
gặp mặt biểu dương chưa được tổ chức thường xuyên.
- Việc tổ chức các buổi phụ đạo cho SV yếu kém chưa được duy trì thường
xuyên, chủ yếu là các buổi hệ thống phụ đạo, giải đáp trước kỳ thi. Khi tìm hiểu
nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho SV đa số các
giảng viên cho biết:
+ Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường về vai trò và tầm
quan trọng của biện pháp tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá cho SV còn
chưa cao.
+ Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các lực lượng
giáo dục cho nhà trường, đối với vấn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_tu_hoc_cua_sinh_vien_tr.pdf