Luận văn Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định

MỤC LỤC Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của đề tài 2

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và khách thể điều tra 3

4. Giả thuyết khoa học 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6. Phạm vi nghiên cứu 5

7. Các phương pháp nghiên cứu 5

8. Cấu trúc của luận văn 6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Khái niệm quản lý 11

1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề 14

1.3 Một số vấn đề lý luận về hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp trongđào tạo 21

1.3.1 Khái niệm về trường nghề và doanh nghiệp 21

1.3.2 Hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp trong đào tạo 22

1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý giáo dục cơ bảntrong đào tạo nghề 22

1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứnggiữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm 25

1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp 26

1.3.2.4 Ảnh hưởng của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệpđến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề 33

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp 38

1.3.4 Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạocủa trường nghề

 

 

doc136 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận hành máy và thiết bị; thợ cơ khí; lắp ráp máy móc...Trong tƣơng lai, nhu cầu nhân lực các nghề trên sẽ tăng mạnh do tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn. - Theo đăng ký nhu cầu sử dụng lao động của các DN, hàng năm cần khoảng 30.000 ngƣời. Trong đó nhóm ngành sản xuất chế tạo 18.000 ngƣời, nhóm ngành xây dựng 6.000 ngƣời, nhóm ngành Nông nghiệp - Thuỷ sản 3.000 ngƣời, nhóm ngành dịch vụ 3.000 ngƣời. 2.2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG DẠY NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO Ở TỈNH NAM ĐỊNH 2.2.1 Tiến hành khảo sát 2.2.1.1 Mục đích khảo sát: - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định; - Tìm hiểu, đánh giá về các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định; - Tìm hiểu đánh giá về HĐ quản lý nhằm tăng cƣờng sự hợp tác với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định. 2.2.1.2 Nội dung khảo sát Để đánh giá đúng thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát số liệu bằng phiếu điều tra kết hợp với quan sát, phỏng vấn trực tiếp CBQL các cấp, lãnh đạo các cơ sở dạy nghề, lãnh đạo các DN. * Lấy số liệu thống kê về đào tạo nghề ở tỉnh Nam Định với các nội dung sau: - Mạng lƣới đào tạo nghề; - Quy mô tuyển sinh; - Cơ cấu và số lƣợng các nghề đào tạo; - Đội ngũ cán bộ, giáo viên; - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; - Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề; - Kết quả đào tạo nghề từ năm 2004 - 2008; - Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và XKLĐ. * Khảo sát bằng phiều hỏi với các nội dung sau: - Nhận thức của CBQL và hiệu trƣởng trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định về ảnh hƣởng của hợp tác giữa trƣờng nghề với DN đến chất lƣợng đào tạo nghề. - Thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN. - Thực trạng sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định. - Thực trạng triển khai HĐ quản lý của hiệu trƣởng trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo. - Đánh giá chung về hiệu quả HĐ quản lý của hiệu trƣởng đang tiến hành nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo 2.2.2 Kết quả khảo sát 2.2.2.1 Nhận thức của CBQL và hiệu trưởng trường nghề ở tỉnh Nam Định về ảnh hưởng của sự hợp tác giữa trường nghề với DN đến chất lượng đào tạo nghề Nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL và hiệu trƣởng trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định về ảnh hƣởng của sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN đến chất lƣợng đào tạo nghề, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Theo Ông (Bà), sự hợp tác giữa trường nghề với DN có ảnh hưởng tích cực tới yếu tố nào dưới đây ? Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.1 Bảng 2.1: Nhận thức của khách thể điều tra về ảnh hưởng của sự hợp tác giữa trường nghề với DN đến chất lượng đào tạo nghề (tính theo tỷ lệ %) Stt Các yếu tố chịu ảnh hƣởng Hiệu trƣởng Cán bộ quản lý Chung CĐ TC SC 1 Mục tiêu và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất 100 100 100 100 100 2 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 66,6 66,6 66,6 100 84,18 3 Tăng cƣờng cơ sở vật chất tài chính cho nhà trƣờng 33,3 66,6 100 100 84,19 4 Đổi mới về quản lý đào tạo 66,6 33,3 100 90 78,93 5 Cải tiến tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lƣợng 33,3 33,3 100 80 68,41 6 Tạo động cơ hứng thú học tập cho học sinh 66,6 66,6 100 100 89,45 7 Giúp học sinh rèn luyện năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng 66,6 100 100 100 94,73 8 Tăng tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp. 100 100 100 100 100 Bảng 2.1 cho thấy: Các yếu tố đƣợc nêu ra trong bảng trên đều là những tiêu chí nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập hiện nay. Đa số các ý kiến đều thống nhất cho rằng sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN có ảnh hƣởng tích cực tới các yếu tố trong bảng trên với một tỷ lệ khá cao. Cụ thể: Giúp "Tăng tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp" đạt tỷ lệ 100%; "Giúp học sinh rèn luyện năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng" đạt tỷ lệ 94,73%; "Mục tiêu và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất" đạt tỷ lệ 100% v.v. Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy đa số các ý kiến đều nhận thức rằng sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN có ảnh hƣởng tích cực tới chất lƣợng đào tạo nghề. Nhằm kiểm chứng kết quả nhận thức của khách thể qua Bảng 2.1, chúng tôi đặt câu hỏi nhƣ sau: Theo Ông (Bà), các yếu tố sau có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề trong cơ chế thị trường và hội nhập hiện nay ở mức độ nào? Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.2 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, hiệu trưởng trường nghề về các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề Stt Các yếu tố ảnh hƣởng Mức điểm đánh giá Hiệu trƣởng CBQL ∑ CĐ TC SC TBC 1 Mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo; 4,67 3,33 3,66 3,89 4 3,95 2 Phƣơng pháp đào tạo 4,33 4 4,33 4,22 4,2 4,21 3 Đội ngũ GV và CBQL 4,67 3,33 3,0 3,67 4,2 3,95 4 Trình độ của học sinh khi nhập học (đầu vào) 3,0 1,67 2,33 2,34 3,5 2,95 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 4,33 4,0 5,0 4,44 3,6 4,00 6 Nguồn tài chính 4,33 4,0 4,66 4,33 3,7 4,00 7 Gắn đào tạo với sử dụng, gắn nhà trƣờng với doanh nghiệp 4,66 4,0 4,66 4,44 4,8 4,63 Bảng 2.2 cho thấy, theo đánh giá của CBQL các cấp và hiệu trƣởng các trƣờng nghề, yếu "gắn đào tạo với sử dụng, gắn nhà trƣờng với doanh nghiệp" có ảnh hƣởng tích cực nhất đến chất lƣợng đào tạo nghề trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập hiện nay ( x= 4,63). Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức điểm đánh giá của hiệu trƣởng so với CBQL. Các hiệu trƣởng đánh giá ( x= 4,44), trong khi đó các CBQL đánh giá ( x= 4,8). Điều này minh chứng, trong nhận thức, các CBQL đánh giá cao hơn các hiệu trƣởng về vai trò của "Gắn đào tạo với sử dụng, gắn nhà trƣờng với doanh nghiệp" đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. 2.2.2.2 Thực trạng về sự hợp tác giữa trường nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định * Thực trạng về phương thức và hình thức hợp tác giữa các trường nghề với DN ở tỉnh Nam Định. - Phƣơng thức hợp tác: 100% các trƣờng đƣợc khảo sát đều có phƣơng thức hợp tác là hai đơn vị độc lập, không lệ thuộc nhau. - Hình thức hợp tác: Bảng 2.3: Đánh giá của hiệu trưởng trường nghề và chủ DN về hình thức hợp tác giữa trường nghề với DN (theo tỷ lệ %) Các hình thức hợp tác Hiệu trƣởng DN Chung CĐ TC SC Chung Hợp tác đào tạo song hành 33,3 33,3 0 22,2 0 6,89 Hợp tác đào tạo luân phiên 66,6 0 66,6 44,4 25 31.02 Hợp tác đào tạo tuần tự 100 100 100 100 75 82,76 Nhƣ vậy, sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN chủ yếu đƣợc tiến hành theo hình thức hợp tác tuần tự (82,76%). Điều này cũng minh chứng mức độ hợp tác giữa các bên là còn thấp. * Thực trạng về mức độ hợp tác giữa các trường nghề với DN ở tỉnh Nam Định. Để nắm thực trạng về mức độ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo, chúng tôi đặt câu hỏi: Ông (Bà) đánh giá như thế nào về mức độ hợp tác giữa nhà trường với DN? (Phụ lục 06) Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.4 Bảng 2.4: Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ hợp tác giữa trường nghề với DN (tính theo tỷ lệ %) Stt Các nội dung hợp tác Mức độ hợp tác Chƣa có Chƣa thƣờng xuyên Thƣờng xuyên 1 Doanh nghiệp chỉ cho học sinh thực tập ở giai đoạn cuối 0 33,33 89,74 2 Doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh thực hành, thực tập, tham quan ở mọi thời điểm trong quá trình đào tạo 0 66,66 17,94 3 Doanh nghiệp bổ sung nội dung chƣơng trình đào tạo của trƣờng 5,12 33,33 5,12 4 Hai bên cùng nhau tổ chức tuyển sinh 5,12 74,35 12,82 5 Hai bên cùng nhau biên soạn mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo của trƣờng 20,51 53,83 0 6 Hai bên cùng nhau tổ chức quá trình đào tạo 2,56 66,66 20,51 7 Hai bên cùng nhau tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp 5,12 69,22 7,69 8 Hai bên cam kết cung cấp thông tin cho nhau 0 38,46 58,97 9 Doanh nghiệp hỗ trợ CSVC, phƣơng tiên dạy học 2,56 53,84 15,38 10 Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo 10,25 33,33 0 Stt Các nội dung hợp tác Mức độ hợp tác Chƣa có Chƣa thƣờng xuyên Thƣờng xuyên 11 Hai bên cùng nhau tổ chức hội nghị khách hàng 5,12 79,48 0 12 Trƣờng tổ chức học sinh làm thuê cho doanh nghiệp 2,56 69,22 2,56 13 Trƣờng bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho doanh nghiệp 7,69 64,09 12,82 14 Mở các ngành nghề mới, hoặc bổ sung công nghệ mới theo yêu cầu ngành nghề của doanh nghiệp 28,21 43,58 25,64 15 Thành lập bộ phận thị trƣờng hƣớng nghiệp và tƣ vấn giới thiệu việc làm cho học sinh 5,12 53,84 41,02 16 Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành của phòng đào tạo, ban nghề phù hợp với xu hƣớng thị trƣờng 0 35,89 64,10 17 Chuyên gia doanh nghiệp tham gia bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên của trƣờng 48,71 51,28 0 18 Chuyên gia doanh nghiệp tham gia giảng dạy cho nhà trƣờng (Lý thuyết, thực hành, thực tập) 56,41 38,45 5,12 19 Ký hợp đồng đào tạo 0 74,35 25,63 Chung 10,79 54,38 21,32 Bảng 2.4 cho thấy, có 19 nội dung hoạt động thể hiện sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong quá trình đào tạo đƣợc khảo sát. Các nội dung này đƣợc khách thể điều tra đánh giá qua ba mức độ thực hiện: "thỉnh thoảng", "thƣờng xuyên" và "đôi khi". Tuy nhiên, ở hầu hết các nội dung, sự hợp tác chủ yếu diễn ra ở mức "thỉnh thoảng". Đánh giá chung về mức độ thực hiện của 19 nội dung hợp tác, có đến 54,38% ý kiến đánh giá là "thỉnh thoảng" mới tiến hành. Bên cạnh đó cũng có 21,32% ý kiến đánh giá là "thƣờng xuyên đƣợc thực hiện". Tuy nhiên có hai tiêu chí quan trọng phản ánh quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN có ảnh hƣởng quyết định nhất đến chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay đó là: "DN hỗ trợ CSVC, phƣơng tiên dạy học" thì chỉ 15,38% ý kiến đánh giá và "DN hỗ trợ kinh phí đào tạo" thì có 0% ý kiến đánh giá là "thƣờng xuyên" thực hiện. Điều này phản ánh sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở tỉnh Nam Định có đƣợc diễn ra song còn mang tính hình thức và ở mức độ thấp. Thực tế này có thể phản ánh tính hiệu quả của sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở một chừng mực nào đó. Mức độ của mối quan hệ hợp tác đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí, trong đó tỷ lệ % học sinh của đƣợc hƣởng lợi trong đào tạo, tỷ lệ % học sinh đƣợc DN tiếp nhận ngay khi số tốt nghiệp; số DN hợp tác với trƣờng nghề, số trƣờng nghề hợp tác với DN có thể xem là một trong những tiêu chí để đo kết quả của sự hợp tác. Về số lƣợng DN và trƣờng nghề hợp tác với nhau trong vòng 5 năm qua: ở mức độ hợp tác toàn diên hệ TC có 1 DN, hệ CĐ và SC không có; ở mức độ hợp tác có giới hạn, hệ CĐ có 19 DN, hệ TC có 17 DN, hệ SC có 13 DN; ở mức độ hợp tác rời rạc, hệ CĐ có 197 DN, hệ TC có 35 DN, hệ SC có 40 DN. Đối với DN thì họ cũng cho biết, ở mức độ hợp tác rời rạc họ đã hợp tác với 112 trƣờng nghề; ở mức độ hợp tác có giới hạn họ đã hợp tác với 27 trƣờng nghề. Nhƣ vậy, so sánh sự tƣơng quan giữa 20 DN và 9 trƣờng nghề thì số lƣợng các đơn vị hợp tác giữa hai bên trong vòng 5 năm qua là tƣơng đối nhiều. Tổng cộng của cả 3 mức độ hợp tác là 322 DN hợp tác với 9 trƣờng nghề và có 139 trƣờng nghề hợp tác với 20 DN đƣợc khảo sát. Tuy nhiên mức độ hợp tác thì chủ yếu ở mức độ thấp. Tính theo tỷ lệ % thì ở mức độ rời rạc có 272/322 DN hợp tác với 9 trƣờng nghề đƣợc khảo sát chiếm 84,47%; ở mức độ có giới hạn có 49/322 DN hợp tác với trƣờng nghề chiếm 15,22%; ở mức độ toàn diện chỉ có 1/322 DN chiếm 0,31%, thực chất đây là một đơn vị sản xuất nằm trong Trƣờng Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định. Đối với 20 DN đƣợc khảo sát thì ở mức độ hợp tác rời rạc với các trƣờng nghề có 112/139 trƣờng chiếm 91,37%, ở mức độ có giới hạn là 27/139 trƣờng chiếm 19,42%. Về tỷ lệ % học sinh của đƣợc hƣởng lợi trong đào tạo và tỷ lệ % học sinh đƣợc DN tiếp nhận ngay khi tốt nghiệp đƣợc thể hiện qua Bảng 2.5 Bảng 2.5: Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả hợp tác giữa trường nghề với DN (tính theo tỷ lệ % học sinh hưởng lợi) Stt Mức độ Tỷ lệ % HS của trƣờng đƣợc hƣởng lợi trong đào tạo Tỷ lệ % HS đƣợc doanh nghiệp tiếp nhận ngay khi tốt nghiệp CĐ TC SC Chung CĐ TC SC Chung 1 Rời rạc 81 60 71 70,67 70 70 83,3 74,43 2 Có giới hạn 7,5 12 23 14,17 75 84 79 85,33 3 Toàn diện 0 20 0 6,67 0 95 0 31,67 Nhƣ vậy, tỷ lệ học sinh đƣợc hƣởng lợi từ sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo là khá cao, (91,51%), tuy vậy chủ yếu là ở mức độ rời rạc (chiếm 70,67%), mức độ có giới hạn ít hơn (chiếm 14,17%), và mức độ toàn diện là ít nhất (6,67%). Trên thực tế học sinh chủ yếu đƣợc hƣởng lợi do DN tạo điều kiện cho đƣợc thực hành thực tập, đƣợc chuyên gia của DN hƣớng dẫn thực hành v.v. Với tiêu chí tỷ lệ % học sinh đƣợc DN tiếp nhận trên tổng số tốt nghiệp, ở cả 3 mức độ hợp tác trong đào tạo là rời rạc, có giới hạn và toàn diện, DN đều tiếp nhận trên 74%. Đây là tỷ lệ tiếp nhận học sinh vừa tốt nghiệp vào làm việc tại DN khá cao, tuy nhiên điều này chƣa phải phản ánh chất lƣợng đào tạo của trƣờng nghề đã phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Qua phỏng vấn sâu, chủ các DN cho chúng tôi biết, hiện nay nhiều DN ở tỉnh Nam Định đang rất thiếu nhân lực làm việc. Tất nhiên khi tuyển dụng lao động DN nào cũng vừa cần chất lƣợng vừa cần đủ số lƣợng, thế nhƣng khi mà lực lƣợng lao động đang rất thiếu nhƣ hiện nay (đặc biệt là trong ngành dệt may) thì việc tuyển đủ số lƣợng đang đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Chất lƣợng đào tạo nghề ở tỉnh Nam Định đƣợc thể hiện rõ hơn qua kết quả trả lời của khách thể điều tra với câu hỏi: Đánh giá của Ông (bà) về chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo nghề hiện nay. Bảng 2.6: Đánh giá của khách thể điều tra về về chất lượng đội ngũ Lao động được đào tạo nghề hiện nay (tính theo tỷ lệ %) Nội dung đánh giá Khách thể điều tra Mức độ đánh giá Giỏi Khá TB Yếu Kém 1. Chất lƣợng tay nghề Hiệu trƣởng 88,87 11,1 Cán bộ quản lý 70 30 Chủ D.nghiệp 45 45 10 Chung 0 61,53 33,33 5,13 0 2. Kiến thức chuyên môn Hiệu trƣởng 100 Cán bộ quản lý 60 40 Chủ D.nghiệp 50 50 Chung 0 64,10 35,90 0 0 3. Ý thức, thái độ nghề nghiệp Hiệu trƣởng 22,20 66,6 11,10 Cán bộ quản lý 50 20 10 Chủ D.nghiệp 75 15 5 5 Chung 5,12 66,65 15,38 2,56 2,56 Nhƣ vậy, sự đánh giá về chất lƣợng đào tạo nghề của nhà trƣờng so với DN có sự vênh nhau về khoảng cách. Phía trƣờng nghề, đa số ý kiến đánh giá chất lƣợng đào tạo của mình ở mức khá và giỏi, trong khi đó DN lại đánh giá chất lƣợng đào tạo của trƣờng chủ yếu là ở mức khá và trung bình, thậm chí còn có 10% ý kiến của DN đánh giá chất lƣợng tay nghề của học sinh ở mức yếu. Khách quan hơn là ý kiến của các CBQL, họ có sự đánh giá dung hòa giữa nhà trƣờng và DN. Theo họ chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu ở mức trung bình và khá. Về chất lƣợng tay nghề, 70% ý kiến đánh giá là khá, 30% ý kiến đánh giá là trung bình; về kiến thức chuyên môn, 60% ý kiến đánh giá là khá, 40% ý kiến đánh giá là trung bình; về ý thức, thái độ nghề nghiệp, 20% ý kiến đánh giá là giỏi, 50% ý kiến đánh giá là khá, 20% ý kiến đánh giá là trung bình và đặc biệt có 10% ý kiến đánh giá là yếu. Đây chính là hệ quả của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo còn chƣa cao. Nhà trƣờng vẫn đào tạo theo "cái mà mình có" mà chƣa đào tạo theo "cái mà doanh nghiệp cần". Mặt khác trong sự hợp tác này, DN cũng chƣa thực sự vào cuộc, đợi nhà trƣờng đào tạo xong thì đến liên hệ tuyển dụng mà chƣa thể hiện rõ trách nhiêm trong việc đóng góp kinh phí, hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo cho nhà trƣờng. 2.2.2.3 Thực trạng về HĐ quản lý của các trường nghề ở tỉnh Nam Định nhằm tăng cường sự hợp tác với DN trong đào tạo nghề. Thực tiễn hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định đƣợc diễn ra bởi tác động quản lý của hiệu trƣởng trƣờng nghề. Chƣa có một trƣờng nghề nào ở tỉnh Nam Định thực hiện một cách có ý thức và đầy đủ các biện pháp quản lý mà chỉ tiến hành dƣới dạng các HĐ mang tính tự phát, mặc dù vậy cũng có những nội dung giống với nội dung các biện pháp do chúng tôi nghiên cứu đề xuất. Chúng tôi quan niệm đó là các nội dung HĐ quản lý của các hiệu trƣởng các trƣờng nghề ở Nam Định, đồng thời tiến hành khảo sát về mức độ và hiệu quả cuả nó để làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các biện pháp của đề tài. Để mang tính khách quan trong đánh giá, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của cả 3 loại khách thể điều tra (xem phụ lục 07) Bảng 2.7: Thực trạng về HĐ quản lý của các trường nghề ở tỉnh Nam Định nhằm tăng cường sự hợp tác với DN trong đào tạo nghề (tính theo tỷ lệ %) Stt Các nội dung của hoạt động quản lý Mức độ sử dụng KSD Đôi khi Thƣờng xuyên 1 Thành lập bộ phận chuyên trách để khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của DN 0 25,64 43,56 2 Cử cán bộ đi bồi dƣỡng nghiệp vụ khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của DN 2,56 56,38 2,56 3 Xây dựng Websid quảng bá về nhà trƣờng 7,69 23,08 48,72 4 Tăng cƣờng quảng bá về năng lực đào tạo của trƣờng 43,58 46,15 5 Xây dựng quy chế hoạt động cho bộ phận chuyên trách khai thác và sử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của DN 2,56 53,84 25,61 6 Khảo sát, điều tra các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cựu học sinh đang làm việc tại doanh nghiệp, dự báo sự phát triển nguồn nhân lực của thị trƣờng v.v. 5,12 79,49 5,13 7 Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm với doanh nghiệp 0 76,92 5,12 8 Mời lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, cựu học sinh ở doanh nghiệp nói chuyện chuyên đề 5,12 53,84 0 9 Liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm 33,33 66,66 10 Hoàn thiện phƣơng thức, hình thức, mức độ hợp tác 23,08 69,22 7,68 11 Xây dƣng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo bám sát yêu cầu của doanh nghiệp 0 66,66 28,20 12 Mời đại diện doanh nghiệp cùng xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình 2,56 65,40 2,56 13 Cử giáo viên ban nghề đi tham quan, tập huấn thƣờng xuyên tại doanh nghiệp 0 74,35 7,66 14 Cử giáo viên đi đào tạo chuyên sâu về công nghệ mới theo yêu cầu của doanh nghiệp 7,69 51,28 2,56 Stt Các nội dung của hoạt động quản lý Mức độ sử dụng KSD Đôi khi Thƣờng xuyên 15 Mời chuyên gia doanh nghiệp hoặc giáo viên có kiến thức công nghệ mới tham gia bồi dƣỡng cho giáo viên giáo viên 5,12 48,71 2,56 16 Nghiên cứu khoa học để tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp 7,69 30,76 2,56 17 Bổ sung tài liệu học tập có nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 71,79 28,20 18 Tranh thủ tài liệu phụ vụ học tập của DN 5,12 79,48 2,56 19 Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập có nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 5,12 46,15 15,38 20 Tranh thủ tài chính cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của doanh nghiệp 0 76,91 20,48 21 Xây dựng quy chế nội bộ về sự hợp tác với DN 30,76 64,09 5,13 22 Đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để đƣợc tạo cơ chế hợp tác với doanh nghiệp 25,64 58,97 15,35 Chung 6,17 56,81 17,47 Nhận xét Bảng 2.7: Theo đánh giá của khách thể điều tra, các nội dung của HĐ quản lý đƣợc thực hiện chủ yếu ở mức độ "đôi khi" (chiếm 56,81%), tiếp theo là mức độ "thƣờng xuyên" (chiếm 17,47%), mức độ "chƣa có" (chiếm 6, 17%). Nhƣ vậy, có thể khẳng định hầu hết các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định đã có những nội dung hoạt động quản lý cụ thể nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện những nội dung này còn mang tính tự phát, mức độ chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu, hiệu trƣởng các trƣờng nghề cho biết, tính trung bình ở hệ CĐ nghề dành 30% nội dung chƣơng trình đào tạo để giảng dạy theo yêu cầu của DN, hệ TC nghề dành 20%, đây là tỷ lệ trong khung giới hạn cho phép của Bộ LĐTB&XH. Hệ CĐ đã sử dụng tối đa tỷ lệ % chƣơng trình khung cho phép để giảng dạy theo yêu cầu của DN, trong khi đó hệ TC chỉ dành 20%. Theo ý kiến của các đồng chí hiều trƣởng TC thì chƣơng trình khung quy định hiện nay đã tƣơng đối phù hợp với thực tiễn sản xuất, do vậy để đáp ứng các yêu cầu của DN chỉ cần dành 20% nội dung chƣơng trình là đủ. Riêng hệ sơ cấp nghề dành 85%, không phải là vƣợt khung giới hạn cho phép mà hệ sơ cấp chủ yếu dạy nghề ngắn hạn nông thôn nên các trung tâm dạy nghề đƣợc phép điều chỉnh chƣơng trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất ở từng địa phƣơng. Tiêu chí này vừa phản ánh ý thức và nhu cầu muốn hợp tác của các trƣờng nghề với DN trong đào tạo, vừa phản ánh sự tác động quản lý của hiệu trƣởng nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo. 2.2.2.4 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa trường nghề với DN Trong quá trình hợp tác giữa nhà trƣờng với DN, trƣờng nghề và doanh nghiệp đều là các chủ thể của quan hệ hợp tác, do vậy họ là những ngƣời hiểu hơn ai hết các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo; còn CBQL các cấp là những ngƣời có liên quan trực tiếp nên họ cũng nắm đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng này. Nhằm tìm hiểu nhận thức của các khách thể điều tra này về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Các yếu tố dưới đây đã và sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa nhà trường với DN như thế nào? (phụ lục 08) Bảng 2.8: Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa trường nghề với DN (tính theo tỷ lệ %) Stt Các yếu tố ảnh hƣởng Mức độ đã ảnh hƣởng Xu hƣớng sẽ ảnh hƣởng Dƣới TB Trung bình Tốt Kém đi Nhƣ trƣớc Tốt hơn 1 Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc 15,38 76,92 7,69 0 20,51 79,48 2 Môi trƣờng hợp tác 10,25 74,35 15,38 0 33,33 66,66 3 Nhu cầu và năng lực mỗi bên 17,95 66,66 15,38 2,59 20,51 74,35 4 Thông tin về nhau 5,13 82,04 12,82 0 38,45 58,97 5 Năng lực cá nhân thủ trƣởng 0 87,71 7,74 0 23,07 76,91 6 Nội dung, chƣơng trình đào tạo 10,26 69,22 20,51 0 12,82 87,18 7 Tính chất sản xuất ở doanh nghiệp 15,38 69,22 17,94 2,56 20,51 76,92 Chung 10,60 75,16 13,92 0,74 24,17 74,35 Nhận xét Bảng 2.8: Nhìn một cách tổng thể thì đa số ý kiến đánh giá cho rằng các yếu tố đã ảnh hƣởng tới sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở mức độ trung bình và tốt (89,08%), chỉ một số ít ý kiến cho là ảnh hƣởng chƣa tốt (10,60%). Đánh giá về xu thế sẽ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN, đa số ý kiến đã thể hiện đƣợc cái nhìn tích cực, cho rằng có tác động tốt hơn so với trƣớc (74,35%). Số ít hơn cho rằng các yếu tố ảnh hƣởng sẽ tác động tích cực đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN ở mức độ nhƣ trƣớc (24,17%). Có rất ít ý kiến cho rằng các yếu tố ảnh hƣởng sẽ tác động đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN ở mức độ xấu đi so với trƣớc (0,74%). Có lẽ đây là ý kiến của những ngƣời hơi khắt khe trong nhìn nhận, đánh giá. Nhƣ vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN có thể đƣợc diễn ra trong những điều kiện thuận lợi nhất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng cƣờng sự hợp tác này lên ở mức độ cao nhất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và cuối cùng là đem lại lợi ích cho cả hai phía nhà trƣờng và DN. 2.2.2.5 Đánh giá chung về hiệu quả của HĐ quản lý ở các trường nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo. Để tìm hiểu tính hiệu quả của HĐ quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo đã đƣợc các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định thực hiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các hiệu trƣởng trƣờng nghề, cán CBQL các cấp và chủ các DN có liên quan với câu hỏi mở Ông (Bà), đánh giá như thế nào về hiệu quả của HĐ quản lý ở các trường nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo Kết quả thể hiện qua Bảng 2.9 Bảng 2.9: Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trường nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo của các khách thể Stt Các nội dung của hoạt động quản lý HT CBQL DN ∑ 1 Thành lập bộ phận chuyên trách khai thác và xử lý thông tin về thị trƣờng lao động và nhu cầu của doanh nghiệp 2,66 2,4 2,05 2,28 2 Bổ sung phƣơng thức, hình thức và mức độ hợp tác với doanh nghiệp 2,56 2,3 1,75 2,08 3 Cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 3,44 2,4 2,3 2,59 4 Bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng sƣ phạm cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 3,0 2,3 2,1 2,36 5 Đầu tƣ, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 3 2,2 2,15 2,35 6 Liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm 2,78 2,4 2,25 2,41 7 Xây dựng quy chế nội bộ về sự hợp tác với doanh nghiệp; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để đƣợc tạo cơ chế hợp tác với doanh nghiệp 2,66 2,0 1,6 1,95 Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung của HĐ quản lý nhằm tăng cƣờng sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN của các khách thể đƣợc biểu thị qua Biểu đồ 2.1 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0  ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 Hiệu trƣởng Cán bộ quản lý Doanh nghiệp Biểu đồ 2.1: Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trường nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định.doc
Tài liệu liên quan