MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
4. Giả thuyết khoa học . 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 4
7. Phương pháp nghiên cứu . 4
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRưỜNG TIỂU HỌC . 6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6
1.2. Một số khái niệm cụ baỷn liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 7
1.2.1. Tổ chức . 7
1.2.2. Quản lý . 11
1.2.3. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý . 14
1.2.4. Cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý . 17
1.2.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý . 20
1.2.6. Luân chuyển cán bộ quản lý . 23
1.2.7. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lýự . 24
1.3. Trường tiểu học và cán bộ quản lý trường tiểu học . 26
1.3.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân . 26
1.3.2. Cán bộ quản lý trường tiểu học . 31
1.4. Tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học . 32
1.4.1. Tổ chức thực hiện . 32
1.4.2. Mục đích việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ quản lý trường tiểu học . 33
1.4.3. Những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức thực hiện luân
chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học. . 35
1.4.4. Qui trình luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học . 36
1.5. Ý nghĩa của luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đối với
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học . 38
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN
VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRưỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG . 42
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và dân số . 42
2.1.2. Nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế . 44
2.2. Thực trạng giáo dục - đào tạo huyện Bảo Lâm . 45
2.2.1. Một số chủ trương lớn nhằm đổi mới giáo dục - đào tạo . 46
2.2.2. Kết quả thực hiện các chủ trương lớn của ngành GD-ĐT Bảo Lâm . 49
2.3. Thực trạng về giáo dục tiểu học huyện Bảo Lâm . 51
2.3.1. Mạng lưới trường, lớp tiểu học . 51
2.3.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học . 52
2.3.3. Chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Bảo Lâm . 55
2.4. Thực trạng về việc tổ chức luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản
lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm . 59
2.4.1. Luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học . 59
2.4.2. Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học . 64
2.4.3. Nhận xét chung về việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại Cán
bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm . 69
CHưƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VIỆC LUÂN CHUYỂN, BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRưỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM . 74
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp tổ chức thực
hiện việc luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL các trường tiểu học. . 74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống . 74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán . 75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 76
3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện việc luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL các trường tiểu học huyện Bảo Lâm . 76
3.2.1. Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu học . 76
3.2.2. Quy hoạch và bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường tiểu học . 79
3.2.3. Xây dựng đề án luân chuyển bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở chủ động triển khai . 85
3.2.4. Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học . 88
3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu
học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các vùng miền khác nhau của huyện . 93
3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 101
1. Kết luận . 101
2. Khuyến nghị . 106
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 109
CÁC PHỤ LỤC . 112
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như lập quỹ giáo dục để chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần cho các nhà giáo, giúp tăng cường cơ sở vật
chất trường học, lập quỹ khuyến học trợ giúp học sinh nghèo vượt khó, vận
động những người có tâm huyết trong huyện và ngoài huyện đóng góp tài lực,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
vật lực cho công cuộc phát triển giáo dục ở địa phương. Hội Khuyến học
huyện Bảo Lâm sự ra đời và hoạt động có hiệu quả với phương châm "Đẩy
mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng cả hình thức học tập chính quy
và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã
hội học tập". Sự gắn chặt nhà trường - gia đình - xã hội làm cho công tác giáo
dục đạt hiệu quả hơn. Các tệ nạn xã hội trong trường học giảm đáng kể, một
số trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý, giáo dục kịp thời...
* Dân chủ hoá trường học và cơ sở giáo dục - đào tạo
Mở rộng dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân là mục tiêu đồng thời là động lực mạnh mẽ đảm bảo cho thắng
lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách đổi mới kinh tế, chính trị xã hội, phát huy
một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu
to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong trường học và các cơ sở GD-ĐT,
lãnh đạo phòng và Công đoàn ngành GD-ĐT huyện Bảo Lâm đã xây dựng hệ
thống văn bản chỉ đạo, tổ chức thửùc hieọn và kiểm tra. Tất cả các đơn vị giáo
dục và các cơ quan quản lý giáo dục trong toàn huyện đều triển khai tổ chức
học tập, thảo luận quy chế... làm cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành
phấn khởi, ra sức xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, ổn định và bền
vững. Cuộc vận động này đã huy động được sức mạnh tập thể trong mọi hoạt
động của ngành GD - ĐT.
2.2.2. Kết quả thực hiện các chủ trương lớn của ngành GD-ĐT Bảo Lâm
Thực hiện tốt các chủ trương trên, sau 8 năm xây dựng và trưởng thành,
sự nghiệp GD-ĐT huyện Bảo Lâm đã đạt được những bước phát triển vững
chắc, quy mô phát triển ở các cấp học, bậc học đều gia tăng đáng kể. Song song
với sự phát triển về số lượng như bảng kê dưới đây, chất lượng giáo dục và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
hiệu quả đào tạo cũng có những chuyển bieỏn tích cực. Hệ thống trường lớp,
trang thiết bị các trường học được đầu tư xây dựng đáng kể. Trong 8 năm đã
xây mới được 468 phòng học kiên cố trong số 665 phòng học hiện có. Hằng
năm, nhân dân đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường học và hình
thành một phong trào thi đua "kiên cố hoá" trường học. Số học sinh các cấp
học không ngừng tăng lên. Cứ 5 người dân có 1 người đi học. Đặc biệt, toàn
huyện có 10.698 học sinh là dân tộc ít người, bình quân cứ 100 người dân tộc
có 20,0 người đi học. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào
thaựng 12/2001 và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào tháng 12/2008.
Bảng 2.2: Quy mô phát triển giáo viên và học sinh
của ngành giáo dục Bảo Lâm 5 năm (2003 - 2008)
(Báo cáo thống kê của phòng GD-ĐT Bảo Lâm)
Năm học
2003 -
2004
2004 -
2005
2005 -
2006
2006 -
2007
2007 -
2008
Mầm non
Học sinh 319 364 437 663 729
Giáo viên 14 20 23 34 43
GVđạt chuẩn 12 18 21 34 43
%đạt chuẩn 85,7% 90,0% 91,3% 100% 100%
Tiểu học
Học sinh 7.588 7.544 6.849 7.250 6.994
Giáo viên 519 552 555 560 562
GVđạt chuẩn 519 522 555 560 562
%đạt chuẩn 100% 100% 100% 100% 100%
THCS
Học sinh 1.787 2.284 2.529 2.493 2.287
Giáo viên 49 92 130 143 164
GVđạt chuẩn 48 91 130 143 164
%đạt chuẩn 97,9% 98,9% 100% 100% 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
THPT
Học sinh 295 377 486 626 688
Giáo viên 12 16 16 18 25
GVđạt chuẩn 12 16 16 18 25
%đạt chuẩn 100% 100% 100% 100% 100%
Toàn
huyện
Học sinh 9.989 10.569 10.301 11.032 10.698
Giáo viên 594 680 724 755 794
GVđạt chuẩn 591 677 722 755 794
%đạt chuẩn 99,4% 99,5% 99,7% 100% 100%
Nhận xét: Qua quy mô phát triển trên của ngành GD - ĐT Bảo Lâm
chúng ta thấy:
- Giáo viên các cấp học đều tăng, trong đó giáo viên THPT tăng chậm
vì số học sinh đi học ra lớp chưa cao. Điều này cho ta thấy phong tục tập quán
của học sinh dân tộc ít người không muốn học lên cao, xây dựng gia đình
sớm, nhiều vùng phụ huynh không cho con gái đi học...
- Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn cao. Giáo viên phổ thông đạt trên
99% nhất là giáo viên THPT đạt chuẩn 100% và có từ 5 đến 10% giáo viên
đạt trình độ trên chuẩn.
Cho đến nay, toàn ngành giáo dục có 82 cán bộ, giáo viên đã tốt nghiệp
đại học.
2.3. Thực trạng về giáo dục tiểu học huyện Bảo Lâm
2.3.1. Mạng lưới trường, lớp tiểu học
Mạng lưới trường, lớp tiểu học trên địa bàn huyện Bảo Lâm được bố
trí, sắp xếp tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng
địa phương. Cự ly đi lại xa không quá 3 km, hệ thống trường lớp từng bước
được đầu tư và xây dựng khang trang, cảnh quan môi trường đảm bảo tốt cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
caực hoạt động giáo dục tiểu học. Toàn huyện hiện có 27 trường có lớp tiểu
học (19 trường tiểu học, 8 trường PTCS), có 505 phòng học, chủ yếu là phòng
học kiên cố và bán kiên cố, còn 103 phòng học tạm.
Bảng 2. 3: Mạng lƣới trƣờng lớp tiểu học huyện Bảo Lâm
(Số liệu của phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Bảo Lâm)
TT Địa phƣơng Số trƣờng tiểu học Ghi chú
01 Thị Trấn Pác Miầu 03
02 Xã Quảng Lâm 03
03 Xã Thạch Lâm 03 Trong đó có 01 trường PTCS
04 Xã Thái Học 02
05 Xã Yên Thổ 02 Trong đó có 01 trường PTCS
06 Xã Tân Việt 01 Trường PTCS
07 Xã Nam Quang 02 Trong đó có 01 trường PTCS
08 Xã Mông Ân 02
09 Xã Thái Sơn 02 Trong đó có 01 trường PTCS
10 Xã Lý Bôn 02
11 Xã Đức Hạnh 01 Trong đó có 01 trường PTCS
12 Xã Vĩnh Phong 01 Trong đó có 01 trường PTCS
13 Xã Vĩnh Quang 02
14 Xã Nam Cao 01 Trong đó có 01 trường PTCS
Tổng cộng 27
Từ bảng trên cho thấy hệ thống trường tiểu học được phân bố khắp các
vùng trong huyện. Ngoài ra huyện còn có các lớp ghép ở vùng sâu, vùng xa
đặc biệt khó khăn.
2.3.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học
Sau khi thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc tách trường PTCS
thành trường tiểu học và trường THCS, thực hiện chương trình cải cách giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
dục, đẩy mạnh xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý, cải tiến phương pháp giảng dạy cùng với sự ổn định
đời sống giáo viên, quy mô phát triển số lượng và chất lượng giáo dục tiểu
học ngày càng được nâng cao. Việc triển khai thực hiện chủ trương sách giáo
khoa mới theo đúng kế hoạch, giáo viên được tập huấn trong hè, việc chọn cử
giáo viên dạy lớp 4, lớp 5 theo đúng yêu cầu nên chất lượng giảng dạy tương
đối tốt. Các trường tiểu học đã tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi bậc tiểu
học và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đi vào trọng tâm
đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng củng cố kiến thức sư phạm các lớp
đã thay sách giáo khoa.
Giáo dục tiểu học tiếp tục thực hiện dạy đủ 9 môn theo quy định của Bộ
Giáo dục & Đào tạo bằng chương trình giảm tải cơ học từ lớp 1 đến lớp 5. Đã
có 01 trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với tổng số 198 học sinh góp phần
nâng cao chất lượng học tập. Phong trào rèn luyện viết chữ đẹp trong giáo
viên và vở sạch, chữ đẹp trong học sinh đạt kết quả tốt và đi vào chiều sâu.
Về học sinh: Quy mô học sinh đã tăng lên nhanh chóng. Chất lượng
học lực, hạnh kiểm đều tăng. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ ngày càng tiến
bộ. Hiệu quả giáo dục tiểu học tăng từ 21,51% (năm học 2001 - 2002) lên
62,4% (năm học 2006 - 2007). Năm học 2007 -2008, tổng số học sinh tiểu
học là 10.698 (giảm so với cùng kỳ năm trước 334 học sinh (3,1%), trong đó
học sinh nữ: 4.349, học sinh dân tộc: 10.678.
Mặc dù số học sinh tiểu học hiện nay đang giảm dần nhưng số trường,
lớp tiểu học tiếp tục được tăng lên do lập thêm trường mới, tách ra từ trường
PTCS và số lớp tăng lên để sĩ số mỗi lớp giảm đi, tạo điều kiện cho học sinh
học tập tốt hơn. Số học sinh tiểu học giảm đi do huyện Bảo Lâm làm tốt công
tác dân số và thực hiện tốt việc huy động trẻ đúng độ tuổi đi học tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Về đội ngũ giáo viên: Từ chỗ thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn,
đến nay do được sự quan tâm của huyện, tỉnh và ngành, đội ngũ giáo viên
tiểu học đã được bổ sung hàng năm để phục vụ công tác giảng dạy khắp các
vùng, miền trong toàn huyện, kể cả những vùng sâu, vùng xa, miền núi. Chất
lượng chuyên môn không ngừng được nâng lên. Hiện nay tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn là 100%.
Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp: 870, trong đó nữ 512; dân tộc:
825. Số giáo viên đạt trình độ (Trung học Sư phạm) THSP: 491; CĐSP: 297;
Đại học Sư phạm (ĐHSP): 82. Tỷ lệ giáo viên trên lớp: 1,44.
Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao giúp đội ngũ
giáo viên thêm yêu và gắn bó với nghề. Giáo viên trẻ ngày càng có chất lượng
cao hơn. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Bảo Lâm cũng còn một số
tồn tại như chất lượng chuyên môn không đồng đều (do lịch sử để lại, giáo viên
được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau) nên mặc dù hầu hết giáo viên đã được
chuẩn hoá nhưng một số ít trong đó vẫn bị hạn chế về năng lực giảng dạy, khả
năng tự học chưa cao. Đời sống của cán bộ giáo viên những năm gần đây đã
được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn... nhưng nhìn chung đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Bảo Lâm hiện nay có thể đáp ứng yêu cầu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ của ngành giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
Về cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư cho giáo dục tiểu học:
Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư của ngân sách nhà nước như
chương trình kiên cố hoá trường lớp học, dự án tiểu học cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn, nhân dân huyện Bảo Lâm đã góp phần khá lớn trong xây dựng
cơ sở vật chất trường học. Năm học 2001 - 2002 (năm đầu tiên thành lập
huyện) toàn huyện có 520 phòng học thì đến năm học 2007 - 2008 số phòng
học đã tăng lên là 665 phòng, tăng 145 phòng học mới, trong đó có 17 trường
tiểu học cao tầng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Việc trang bị các phương tiện dạy học cũng từng bước được tăng
cường. Hàng năm chi khoảng 4 đến 5% kinh phí sự nghiệp của ngành đầu tư
cho thư viện, thiết bị và các phương tiện dạy học. Dự án trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn của Bộ GD - ĐT đã giúp cho phòng giáo dục đảm bảo 20% số lượt
giáo viên tiểu học có đủ phương tiện nghe, nhìn hiện đại, tiện nghi phục vụ tốt
công tác bồi dưỡng quản lý chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Ngành đã có
kế hoạch luân phiên, có trọng điểm cho các trường ở các bậc học theo chu kỳ
để từng bước trang bị đồng bộ và hiện đại hoá thiết bị giáo dục đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thông.
2.3.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm
2.3.3.1. Cơ cấu độ tuổi và giới tính
Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi và giới tính
Tổng số
CBQL
Giụựi tính Độ tuổi
Nam Nữ 45
48 22 26 27 13 8
Qua số liệu thống kê về độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu
học huyện Bảo Lâm chuựng ta thấy: Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý đang ở
độ tuổi sung sức: Từ 35 đến 45 tuổi: 40 người, chiếm tỷ lệ 83.3%. Đây là lực
lượng cán bộ quản lý được tin cậy nhiều nhất, lực lượng này vừa hăng say
công tác lại vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Họ cũng saỹn
sàng tiếp thu cái mới, cải tiến phương pháp làm việc ủeồ mang lại hiệu quả
quản lý ngày càng cao hơn, là sức mạnh, nòng cốt của đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục huyện Bảo Lâm.
Lực lượng quản lý trẻ dưới 35 tuổi có 27 người, chiếm tỷ lệ 56.2%. Lực
lượng naứy có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám
làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá. Đội ngũ cán bộ quản
lý trẻ hăng say, nhiệt tình, nhưng cũng dễ có những việc làm bột phát, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
những quyết định không chín chắn nên cũng phải chú ý theo dõi, giúp đỡ ủeồ
họ coự theồ tránh được những sai lầm. Trước yêu cầu trẻ hoá đội ngũ, ngành
giáo dục Bảo Lâm cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những giáo
viên trẻ, có năng lực để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học của huyện.
Số cán bộ quản lý tuổi trên 45 có 8 người, chiếm tỷ lệ 16,6%. Đây là
lực lượng có nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng thường có sức khoẻ yếu, ngại
tiếp thu cái mới, hay bảo thủ và chủ quan. Lực lượng cán bộ quản lý nhiều
tuổi cần được quan tâm, động viên thường xuyên và kịp thời để họ tiếp tục
đem hết khả năng, kinh nghiệm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đồng thời
dìu dắt lớp trẻ ngày càng vững càng hơn trong công tác quản lý.
Trong số 48 CBQL có 26 cán bộ quản lý nữ, chiếm tỷ lệ 54,1%. Tỷ lệ
trên chứng tỏ sự quan tâm của các cấp đối với công tác cán bộ nữ trong những
năm qua và cũng là điều phấn khởi vì năng lực, trình độ quản lý của cán bộ
nữ được nâng cao, được đồng nghiệp giáo viên tin tưởng và quý mến.
2.3.3.2. Thâm niên công tác
Baỷng 2. 5: Thâm niên công tác
Tổng số
CBQL
Thâm niên quản lý
10 năm
48 21 16 11
Từ thống kê ở bảng trên cho thấy số cán bộ quản lý có thâm niên trên
10 năm là 11 người, chiếm tỷ lệ là 22,9%. Đây là lực lượng quản lý đã có
nhiều năm công tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và là lực lượng nòng cốt
trong công tác quản lý ở các trường tiểu học huyện Bảo Lâm. Đội ngũ này
ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ, còn phải có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt,
động viên lực lượng cán bộ quản lý trẻ và nhiều tuổi cùng hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Lực lượng cán bộ quản lý trẻ có thâm niên quản lý dưới 5 năm có 21
người, chiếm tỷ lệ 43.5%. Số cán bộ này kinh nghiệm quản lý chưa nhiều
nhưng rõ ràng họ là những người có tố chất, mới được đề bạt, rất nhiệt tình,
hăng say trong công việc. Nếu được bồi dưỡng, động viên tốt, họ sẽ phát huy
hết sức mình và sẽ nhanh chóng trưởng thành.
Lực lượng cán bộ quản lý từ 5 năm đến 10 năm có 16 người, tỷ lệ
33.3%. Lực lượng này hết sức năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu, ủng hộ những
đổi mới, cải tiến trong công tác. Hiện nay trong công tác cán bộ chúng ta đang
hết sức chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trẻ nhằm trẻ
hoá đội ngũ cán bộ quản lý. Những đối tượng này cần được quan tâm để chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu naõng cao
chaỏt lửụùng giaựo duùc tieồu hoùc trong thời kỳ mới.
2.3.3.3. Về trình độ chuyên môn
Bảng 2. 6: Về trình độ chuyên môn
Tổng
số
CBQL
Trình độ chuyên môn Đánh giá năng lực chuyên môn
Đại học Cao đẳng Trung học Giỏi Khá TB
48 9 21 18 14 25 9
Từ số liệu bảng trên cho thấy với trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây
là một yêu cầu cơ bản, rất quan trọng đối với lực lượng quản lý. Tuy đạt
chuẩn nhưng số lượng cán bộ quản lý ở trình độ trung học Sư phạm vẫn còn
khá nhiều, họ cần phải tiếp tục học để nâng cao trình độ, bởi giáo viên được
tuyển dụng trong những năm gần đây đều có trình độ cao đẳng hoặc đại học
tiểu học.
Là cán bộ quản lý giáo dục, trước hết, phải có trình độ, năng lực chuyên
môn đạt khá trở lên. Có như vậy, khi chỉ đạo công tác chuyên môn - nhiệm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
cơ bản nhất của người quản lý mới thuận lợi. Theo thống kê đánh giá về năng
lực chuyên môn đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học thuộc phòng giáo
dục thì vẫn còn 18.7% cán bộ có năng lực chuyên môn ở mức trung bình. Đây
là điều rất đáng phải suy nghĩ và cần quan tâm. Người cán bộ quản lý có trình
độ chuyên môn giỏi seừ chỉ đạo tốt công tác chuyên môn, từ việc xây dựng kế
hoạch, thực hiện chương trình, góp ý, đánh giá xếp loại giáo viên trong trường
đến việc cải tiến, tiếp thu các phương pháp dạy học mới...
2.3.3.4. Về nghiệp vụ quản lý
Qua phiếu lấy ý kiến CBQL các phòng giáo dục đánh giá về năng lực
quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7: Về nghiệp vụ quản lý
Tổng số
CBQL
Trình độ quản lý
Đánh giá
về năng lực quản lý
Giáo dục Nhà nƣớc Chƣa qua ĐT Toỏt Khá TB
48 40 40 8 14 25 9
Đa số đội ngũ cán bộ quản lý trường tieồu học đã đựơc đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ. Trong tổng số 48 người đã có 40 người (chiếm tỷ lệ 83,3%)
được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý. Thực tế cho thấy
những cán bộ quản lý đạt hiệu quả cao trong công tác, những trường tiểu học
có thành tích vượt trội thì cán bộ quản lý đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên, để tăng cường và đổi mới công tác quản lý giáo
dục, đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học cần phải thường xuyên được bồi
dưỡng nghiệp vụ chứ không phải chỉ cần qua một lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo
một lần, một khoá là không cần đi học nữa. Một bất cập mà bấy lâu nay
chúng ta chưa giải quyết được là cán bộ thường được đề bạt, bổ nhiệm rồi
mới được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ
quản lý. Nguyên nhân chính là do chưa làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ
cán bộ quản lý trường tiểu học. Bởi nếu có quy hoạch, chúng ta sẽ chuẩn bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
được đội ngũ cán bộ quản lý kế cận, hạn chế tình trạng như hiện nay cán bộ
quản lý vừa làm, vừa học.
Về năng lực quản lý, theo đánh giá vẫn còn 9 người (chiếm tỷ lệ
18,7%) ở mức trung bình. Để đơn vị trường học đạt chất lượng giáo dục theo
yêu cầu thì năng lực quản lý của cán bộ phải từ khá trở lên. Như vậy, số cán
bộ quản lý này cần phải được xem xét kỹ về nhiều mặt: nếu chưa có kinh
nghiệm, chưa qua đào tạo bồi dưỡng thì cần được đưa đi học; nếu vì lý do sức
khoẻ, điều kiện gia đình không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hoặc không
phát huy được năng lực thì cần phải có những biện pháp giải quyết phù hợp.
Những năm gần đây ngành GD & ĐT Bảo Lâm hết sức quan tâm đến
việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các trường tiểu học.
Phòng GD - ĐT chỉ đạo các trường thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý theo kế hoạch đã xây dựng hoặc theo các chuyên đề
(thường trong dịp hè) cho cán bộ quản lý trường tiểu học.
2.4. Thực trạng về việc tổ chức luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý
các trƣờng tiểu học huyện Bảo Lâm
2.4.1. Luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học
2.4.1.1. Tổ chức, chỉ đạo luân chuyển CBQL trường tiểu học
Việc luân chuyển cán bộ là để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Nghị
quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về công tác cán bộ, nhằm các mục đích, yêu
cầu sau đây:
Thứ nhất: Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất
là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện,
vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ
thống chính trị, của các cấp, các ngành.
Thứ hai, từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng
cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho cơ sở, cho
nông thôn, một số địa bàn, đơn vị có nhiều khó khăn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Thứ ba, tạo nên một trong những bước đột phá góp phần đổi mới sâu
sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Làm cho việc luân
chuyển cán bộ dần trở thành việc làm bình thường, thành nền nếp thường
xuyên phá bỏ những quan điểm và thói quen lạc hậu trong công tác cán bộ
hiện nay như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, nhất là trong
từng địa phương; tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi
công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ
lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác; công việc trì trệ,
kém hiệu quả, cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó thay được người phụ trách
bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn; chính sách đãi ngộ còn mang
nặng tính bình quân v.v...
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/11/2002 của Bộ Chính trị về
việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cao Bằng
đã đề ra Kế hoạch số 23-KH/TU ngày 22/07/2002 về việc luân chuyển cán bộ.
Việc luân chuyển cán bộ của tỉnh nói chung đã được triển khai thực
hiện từ trước năm 2002 nhưng từ khi có Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị,
công tác này đã được chú trọng hơn. ẹoỏi vụựi caỏp tổnh, Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ đã xác định cụ thể đối tượng cán bộ lãnh đạo và quản lý trong diện
luân chuyển là một số cán bộ là trưởng, phó các ban Đảng; trưởng, phó các
đoàn thể tỉnh; giám đốc, phó giám đốc Sở và tương đương ở độ tuổi còn trẻ,
chủ yếu dưới 45 tuổi về làm bí thư, phó bí thư huyện, thị uỷ, chủ tịch, phó chủ
tịch UBND huyện, thị xã và điều động, luân chuyển một số cán bộ chủ chốt ở
các huyện, thị lên làm trưởng, phó các ban đảng, đoàn thể tỉnh; giám đốc, phó
giám đốc các sở, ngành tỉnh.
Trên cơ sở Đề án Tổ chức nhân sự của tỉnh, của các huyện, thị xã đã
quy hoạch, từ tháng 01/2002 đến nay tỉnh Cao Bằng đã có 78 cán bộ lãnh đạo
và quản lý các cấp (không tính CBQL trường tiểu học) thực hiện luân chuyển
công tác theo Nghị quyết của Đảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Riêng ngành giáo dục - đào tạo huyện Bảo lâm cũng đã xây dựng Đề
án quy hoạch cán bộ đến năm 2010. Tuy nhiên ngành thực hiện luân chuyển
CBQL giáo dục, bước đầu chỉ có 3 trường tiểu học huyện tổ chức thực hiện
luân chuyển cán bộ QLGD vào năm 2003 và đến năm 2004 trở đi việc luân
chuyển cán bộ đã được thực hiện thường xuyên hơn và ở hầu hết các trường
tiểu học trong toàn huyện.
2.4.1.2. Kết quả tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường tiểu học
Baỷng 2.8: Kết quả tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trƣờng tiểu học
TS
Đơn vị
Kết quả luân chuyển
Tổng cộng Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
24 0 3 4 6 3 16/48
Căn cứ vào thống kê từ phiếu điều tra CBQL trường tiểu học trong
huyện cho thấy: Năm 2002 toàn huyện không thực hiện được việc luân chuyển
CBQL trường tiểu học. Năm 2003 chỉ có 3/14 trường tiểu học thực hiện luân
chuyển được 3 CBQL. Đến năm 2004, việc tổ chức luân chuyển cán bộ được
tiến hành ở một số đơn vị với 4 CBQL được luân chuyển. Năm 2005 có 6 và
năm 2006 có 3 CBQL được luân chuyển. Số CBQL trường tiểu học trong
huyện được luân chuyển là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng. Có một số
trường hợp (3 phó hiệu trưởng) vừa luân chuyển vừa kết hợp đề bạt, bổ nhiệm.
Một số CBQL đã giữ chức vụ 5 năm trở lên bổ nhiệm lại kết hợp với luân
chuyển đến trường khác trong huyện. Tuy số lượng CBQL được luân chuyển
không nhiều và không đều khắp ở các năm, các địa phương nhưng việc tổ chức
thực hiện đã được tiến hành ở tất cả các trường tiểu học trong huyện.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện luân chuyển cán bộ hiện
nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác cán
bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộ không tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
có diện, từng bước, có kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Nhưng qua số liệu này,
chúng ta thấy số lượng CBQL trường tiểu học được luân chuyển là tương đối
nhiều. Trong 5 năm đã thực hiện luân chuyển được 16/48 người, đạt tỷ lệ
33.3%.
Theo số liệu thực tế về cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác quản lý, có
đến 11 CBQL trường tiểu học đã làm công tác quản lý từ 10 năm trở lên. Điều
lệ trường tiểu học nêu rất cụ thể: CBQL đảm nhận trách nhiệm không quá 2
nhiệm kỳ liên tục tại cùng một trường. Như vậy, việc tổ chức luân chuyển
CBQL trường tiểu học trong những năm qua thực hiện tương đối tốt. Theo
tinh thần chỉ đạo thì những CBQL này là đối tượng chính để luân chuyển vì
đó là dịp để họ được rèn luyện, thử thách, khẳng định mình, tránh rơi vào tình
trạng trì trệ, nề nang, chủ quan...
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này ?
Có thể thấy nguyên nhân thứ nhất vẫn là do chưa quán triệt, nhận thức
sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về việc luân chuyển cán bộ quản lý
các trường tiểu học thuộc phòng Giáo dục.
Thứ hai, do tâm lý ngại thay đổi, chủ quan, chưa thấy rõ tác dụng của
việc luân chuyển cán bộ của một số CBQL. Một số ít CBQL nếu được luân
chuyển đến một trường tiểu học còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, chất
lượng giáo dục chưa cao lại coi đó như một hình thức bị kỷ luật hoặc bị cấp
trên "ghét bỏ".
Ngoài ra khi thực hiện luân chuyển CBQL trường tiểu học còn gặp một
trở ngại nữa là do tư tưởng cục bộ địa phương, CBQL được chuyển đến gặp
khó khăn cũng nản chí và lại xin trở lại đơn vị cũ. Một phần nữa là do chưa có
được chính sách thoả đáng dành cho CBQL trong việc thực hiện luân chuyển
cán bộ.
Mặc dù vậy, việc tổ chức thửùc hieọn luân chuyển CBQL trường tiểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc337.pdf