3 0 TLỜI CẢM ƠN3 0 T . 3
3 0 TMỤC LỤC3 0 T. 4
3 0 TKÝ HIỆU VIẾT TẮT3 0 T. 9
3 0 TPHẦN MỞ ĐẦU3 0 T . 10
3 0 T1. Lý do chọn đề tài và sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu3 0 T.10
3 0 T1.1. Lý do chọn đề tài3 0 T .10
3 0 T1.2. Sơ lược lịch sử vấn đề3 0 T .11
3 0 T2.Mục đích nghiên cứu3 0 T.13
3 0 T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu3 0 T.13
3 0 T4.Nhiệm vụ nghiên cứu3 0 T .13
3 0 T5.Phạm vi nghiên cứu3 0 T.13
3 0 T6.Phương pháp nghiên cứu3 0 T.13
3 0 T7. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu3 0 T.14
3 0 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BÌNH PHƯỚC3 0 T. 15
3 0 T1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài3 0 T.15
3 0 T1.1.1. Khái niệm chung về quản lý3 0 T.15
3 0 T1.1.2. Quản lý giáo dục3 0 T.20
3 0 T1.1.3.Quản lý Giáo dục Mầm non3 0 T .22
3 0 T1.1.4.Người cán bộ quản lý mầm non3 0 T .22
3 0 T1.1.5. Xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý trường mầm non3 0 T.23
3 0 T1.2.Ý nghĩa việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non3 0 T .23
3 0 T1.3.Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý trường học3 0 T.24
3 0 T1.4. Đặc điểm của bậc học mầm non3 0 T .25
112 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung, chương
trình và nguyên tắc giáo dục mầm non.
- Hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo chuyên môn của cấp trên, đồng thời
biết vận dụng phù hợp vào thực tiễn trường mầm non.
- Có khả năng quản lý chỉ đạo chuyên môn bậc học mầm non và thực hiện thành thạo
các nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhằm thích nghi với yêu cầu
phát triển của xã hội.
1.8. Đặc trưng của người cán bộ quản lý trường mầm non
Lao động quản lý của người Hiệu trưởng trường mầm non rất phức tạp, đa dạng đòi
hỏi người Hiệu trưởng phải huy động trí tuệ, sự mẫn cảm trong công việc của nhà trường.
Đặc trưng công tác quản lý của người CBQL trường mầm non không chỉ là người có học
vấn toàn diện, có phẩm chất tốt mà còn biết tìm ra con đường phát triển của nhà trường, có
năng lực, uy tín thúc đẩy sự phát triển. Những yếu tố đó phải được kết hợp hài hoa bền vững
trong nhân cách người Hiệu trưởng trường mầm non được biểu hiện cụ thể như sau :
Hiệu trưởng là con chim đầu đàn trong tập thể, vì thế phải gương mẫu, phải biết cách
làm việc theo tinh thần đồng đội, biết học hỏi đồng sự, biết nâng đội ngũ cán bộ, giáo viên
theo tầm suy nghĩ, tầm làm việc của mình, phải biết lôi cuốn, thu hút họ vào cuộc, thúc đẩy
họ tự giác, hăng hái tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong công tác quản lý Hiệu trưởng phải hoàn thành được các nhiệm vụ và đạt được
mục tiêu đã đề ra. Vì thế, hơn ai hết Hiệu trưởng phải là người nhận thức đầy đủ, sâu sắc sứ
mệnh và trách nhiệm của nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em nhân dân và thực
hiện đường lối quan điểm giáo dục của Đảng trong phạm vi hoạt động của trường. Biết phân
tích tổng hợp cái mạnh, cái yếu, những khó khăn, thuận lợi về mặt khách quan và chủ quan
để có những tác động đúng đắn đem lại hiệu quả.
37
Hiệu trưởng còn là người có khả năng điều hành công việc như biết dự báo quy hoạch,
kế hoạch phát triển của nhà trường, biết cụ thể hóa các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách của
cấp trên vào tình hình thực tế của trường, đề ra các quyết sách hợp lý cho sự phát triển của
đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Xây dựng cho mọi người có nếp sồng và làm việc
theo pháp luật, theo quy chế tạo ra kỷ cương trong nội bộ, tuân thủ nghiêm túc các quy tắc,
quy trình, quy phạm đối với từng loại công việc mới làm hết bổn phận, trách nhiệm của
mình trên tinh thần phối hợp chặt chẽ thiện chí, tin cậy và thống nhất.
Người CBQLMN phải là người biết rút kinh nghiệm về những cái đã qua, dự đoán
được cái sẽ tới, đồng thời phải là người dám và biết đổi mới, thúc đẩy, ủng hộ cái mới bằng
việc cải tiến, cải cách các mặt hoạt động trong nhà trường. Ngoài ra người Hiệu trưởng phải
biết khơi dậy và phát huy tiềm năng của mỗi cán bộ, giáo viên trên từng vị trí công việc, biết
tạo lập cho đơn vị tồn tại bằng cách huy động được sự ủng hộ của cấp trên, của các lực
lượng trong cộng đồng xã hội, biết phối hợp nội lực và ngoại lực tạo động lực cho nhà
trường phát triển không ngừng.
Tóm lại : Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học cơ bản trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Trường mầm non có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong
sự nghiệp "trồng người", là đơn vị cơ sở, là nơi tổ chức nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ
3 tháng đến 6 tuổi). Vì vậy, xuất phát từ quan điểm giáo dục của Đảng, của Nhà nước Việt
Nam về việc khẳng định vai trò của đội ngũ CBQLGD, đồng thời xuất phát từ vị trí, tính
chất, nhiệm vụ của bậc học và thực trạng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Bình Phước
trong giai đoạn hiện nay cho thấy: Việc xây dựng đội ngũ CBQLMN là hết sức hợp lý và
cần thiết, cần phải đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng (đạt chuẩn quy định của Bộ
GD&ĐT về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ quản lý, yêu nghề, yêu trẻ, yêu trường, có
tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo) đồng bộ về cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ và
đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục quốc dân.
38
39
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG MẦM NON VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ẤY Ở
TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi, dân tộc và biên giới ở miền Đông Nam Bộ, tái lập
năm 1997 được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ. Phía Tây có đường biên giới với nước bạn
Campuchia dài 240Km, tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh, Nam giáp tỉnh Bình Dương, Đông giáp
tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bắc giáp tỉnh Kôngpôngchàm. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
6.853,93 Km bao gôm 6 huyện, thị là: thị xã Đổng Xoài, Phước Long, Bình Long, Đồng
Phú, Lộc Ninh, Bù Đăng với tổng cộng 87 xã, phường và thị trấn. Thị xã Đồng Xoài là
trung tâm hành chính của tỉnh nằm trên quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh 110Km,
cách thành phố Tây nguyên 250 Km về hướng Đông.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2002 Bình Phước có dân số là: 675.186 người với
cộng đồng dân cư của 41 dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, S'tiêng, Khơme, Mơnông,
Sándìu... nhưng chủ yếu vẫn là người kinh chiếm 80,61%. Cũng như các tỉnh Nam Bộ, khí
hậu Bình Phước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định. Đặc biệt ở Bình Phước hầu như
không có bão mà chỉ chịu ảnh hưởng của những cơn bão gần, đồng thời là nơi đất rộng,
người thưa, dân di cư vào tự do với số lượng lớn. Hầu hết họ sống rải rác ở các huyện vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới... đã phá vỡ kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có
ngành GD&ĐT không đáp ứng kịp cơ sở vật chất và giáo viên cho nhu cầu ra lớp của học
sinh ở những vùng này.
Nền kinh tế tỉnh Bình Phước phát triển khá đa dạng: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nhưng còn rất nhỏ bé, sản xuất hàng hóa yếu kém, nguồn thu vào ngân
sách không đáng kể chủ yếu dựa vào ngân sách điều tiết của Trung ương. Những năm gần
đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những
thành tựu quan trọng, giữ vững tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2002 GDP bình quân đầu người đạt 242 USD/năm.
Mặc dù nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng ngành GD&ĐT vẫn hoàn
thành nhiệm vụ được giao, cụ thể năm 1998 đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, xóa
40
mù chữ trong cả tỉnh, hiện nay ngành đã phổ cập được 19/87 xã về trung học cơ sở, chiếm tỉ
lệ 21,83%.
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phức tạp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp,
mạng lưới giao thông chưa phát triển đều khắp nên việc giao lưu văn hóa, xã hội nhìn chung
còn gặp khó khăn.
Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Bình Phước trong những phạm vi nhất định đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp của Giáo dục và Đào tạo nói chung và ngành học mầm
non nói riêng.
2.2. Khái quát tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo Bình Phước
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng,
Nhà nước và nhân dân ngày càng quan tâm sâu sắc hơn, thực sự xem "Giáo dục và Đào tạo
là quốc sách hàng đầu "nên đã có nhiều biện pháp thúc đẩy ngành phát triển. Bên cạnh đó,
bản thân ngành GD&ĐT, toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp học, ngành
học ở khắp các địa phương liên tục cố gắng khắc phục mọi khó khăn, yếu kém và bất cập
của chính mình, để xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng đi lên, cụ thể trong những năm
qua, ngành đã có những bước phát triển quan trọng về quy mô, chất lượng và hiệu quả.
Mạng lưới trường, lớp các cấp học, ngành học được củng cố, ổn định, phát triển hợp lý ở
khắp các địa phương trong tỉnh đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng học tập của mọi đối
tượng học sinh.
2.2.1. Quy mô trường lớp, học sinh các cấp học, ngành học của Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Bình Phước
41
Qua bảng 1 cho thấy, trong thời gian qua, hệ thống trường, lớp các cấp học, ngành học
ngày càng phát triển nhanh về số lượng. Mỗi xã, phường đều có ít nhất một trường mẫu
giáo, một trường tiểu học nên đã tạo điều kiện thuận tiện cho tất cả trẻ em đúng độ tuổi đi
học được dễ dàng hơn, nhưng do địa bàn dân cư phân tán nên các cơ sở trường tiểu học,
mẫu giáo cũng bị phân tán theo làm hạn chế đến việc bố trí, sắp xếp hợp lý mạng lưới
trường, lớp cũng như hiệu quả sử dụng các phòng học và tỉ lệ học sinh/lớp.
2.2.2.Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hằng năm, bằng ngân sách và các nguồn đóng góp tỉnh đều chi một phần đáng kể cho
công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.
Toàn tỉnh hiện có 4.689 phòng, tạm thời đáp ứng về phòng ốc, xoa được tình trạng học ca
ba trong toàn tỉnh.
2.2.3.Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên không chỉ tăng mà từng bước đã được nâng cao trình độ và chuẩn
hóa. Hằng năm có từ 85-90% tổng số giáo viên được huy động tham gia bồi dưỡng thường
xuyên. Mặc dù, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo, nhưng vẫn còn thiếu giáo
viên, nhất là giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông. Hiện nay, tỉnh đã có những biện
pháp tích cực trong việc bổ sung giáo viên như: Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thu hút giáo
viên những nơi khác đến Bình Phước công tác, song vẫn còn tình trạng mất cân đối về các
loại hình, thiếu giáo viên các môn tự nhiên nhưng lại thừa giáo viên các môn xã hội (Phổ
thông cơ sở và phổ thông trung học).
2.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bình Phước
2.3.1. Quy mô phát triển trường lốp, trẻ Mầm non
Mạng lưới trường lớp mầm non khá ổn định và hợp lý theo điều kiện kinh tế từng địa
phương trong toàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng: công lập, bán công, tư thục... nhằm thu
hút mọi trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường.
• Quy mô:
- Số trường trên 12 nhóm, lớp : 18 trường.
- Số trường từ 8 đến 12 nhóm, lớp : 18 trường.
- số trường dưới 7 nhóm, lớp : 18 trường.
42
- Số trường (tổ) có 5 nhóm, lớp : 26 trường (trong đó có 10 tổ MG)
• Chia theo địa bàn:
- Trường thị trấn, thị xã : 16 trường.
- Trường nông thôn : 29 trường (trong đó có 5 tổ MG)
- Trường vùng sâu, vùng xa : 29 trường (trong đó có 5 tổ MG)
- Trường vùng dân tộc : 6 trường
Năm học 2001 - 2002 số lượng trường (mẫu giáo + mầm non) có 80 trường với 728
nhóm, lớp và 21.206 trẻ mầm non. Trong đó trường công lập chiếm 75 trường, đạt tỉ lệ
93,75%. về số cháu trong nhà trẻ 2.435 cháu, trong đó có 1.981 cháu học trường công lập
(81,36%), cháu mẫu giáo 18.771 cháu, trong đó có 12.389 cháu học trường công lập
(73,87%)
Qua thống kê trên cho thấy trường mầm non được hình thành từ trường mẫu giáo và
các nhóm trẻ sát nhập hoặc trường mẫu giáo mở rộng thành trường mầm non ngày một tăng,
đồng thời các xã cũng đã xây dựng được những lớp mẫu giáo gắn liền với trường tiểu học,
xóa được xã trắng về mẫu giáo trong tỉnh.
Các số liệu trên đã nói lên sự quan tâm của cộng đồng về bậc học mầm non ngày càng
được nâng cao, nên việc xây dựng trường, lớp ngày càng phù hợp với đặc trưng của ngành
học, đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ.
43
Qua thống kê số liệu ở bảng 2 cho thấy, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp so với trẻ trong độ
tuổi tăng dần theo từng năm do nhiều nguyên nhân:
- Nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao nên việc đưa trẻ ra lớp ngày một
đông hơn.
- Cộng đồng xã hội đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi
mầm non nên đã giảm dần tỉ lệ suy dinh dưỡng.
- Số trẻ 5 tuổi được ưu tiên ra lớp mẫu giáo ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa... đáp
ứng nhu cầu đưa trẻ ra lớp của phụ huynh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học lớp Ì phổ
thông được dễ dàng.
a. Về chất lượng giáo dục
Do xây dựng được mạng lưới trường, lớp phù hợp, cơ sở vật chất ngày càng được
củng cố nên việc chỉ đạo các loại chương trình có nhiều thuận lợi. Phần lớn, các cơ sở
GDMN thực hiện các chương trình đúng đối tượng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong
trường mầm non phát triển khá tốt. Các cháu ngoan ngoãn, hoạt bát, vui tươi, hồn nhiên,
hào hứng tham gia vào các hoạt động và giao lưu, có nhận thức sơ đẳng về thế giới xung
quanh, có thói quen đạo đức, vệ sinh và tự phục vụ, thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi,
khám phá những sự vật hiện tượng đơn giản ở xung quanh.
b. về chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng
Việc chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho các cháu tại các cơ sở mầm non được thực
hiện nghiêm túc. Các huyện đã tích cực chỉ đạo phát triển mô hình trường lớp bán trú ở
những nơi có điều kiện. Chế độ ăn của trẻ tại trường mầm non được tăng dần lên. Đến nay
nơi có mức ăn cao nhất là 5.000đ/ngày/trẻ. Ở những vùng khó khăn, các trường đã vận động
phụ huynh mang khoai, chuối, bánh cho trẻ ăn phụ tại trường, không để trẻ bị đói nên đã
giảm dần tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Vấn đề này đã thể hiện qua
hội thi Bé khỏe Bé ngoan các cấp hằng năm cho thấy số lượng trẻ đạt danh hiệu Bé khỏe Bé
ngoan ngày càng tăng... Chính tính ưu việt của giáo dục mầm non, bậc học mầm non tỉnh
Bình Phước đã thu hút ngày càng đông trẻ đến trường.
2.3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non
Tính đến đầu năm học 2002 - 2003, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường
mầm non tỉnh Bình Phước gồm có :
44
a. Tổng số : 1314 người
b. Trong đó :
+ Cán bộ quản lý 134 người
+ Giáo viên 988 người
+ Nhân viên 192 người
+ Đảng viên 106 người
c. Chia theo trình độ đào tạo:
+ Đại học 10 người
+ Cao đẳng Sư phạm 18 người
+ Trung học Sư phạm 172 người
+ Sơ cấp Sư phạm 978 người
+ Đào tạo khác 24 người
+ Chưa qua đào tạo 103 người
Qua số liệu trên cho thấy :
- Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tăng theo sự phát
triển của ngành học. Hầu hết đội ngũ giáo viên đều nhiệt tình, yêu trẻ, say sưa với nghề
nghiệp, chịu khó khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, cũng như cố gắng trong
phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt và có nhiều tiến bộ.
- Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn hiện nay đạt 16,7%.
Đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bình Phước hiện nay tạm đủ so với yêu cầu về số
lượng. Song chất lượng còn nhiều yếu kém do nhiều nguyên nhân như:
- Số giáo viên chưa được chuẩn hóa vẫn còn nhiều, chiếm tỉ lệ 83,3%
- Một số giáo viên có quá trình công tác lâu năm trong nghề, nay đã lớn tuổi không có
điều kiện đào tạo lại và chưa có cơ chế phù hợp để thay thế.
2.3.3. Cơ sở vật chất
45
Qua thống kê ở bảng 3 cho thấy trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT tỉnh Bình
Phước đã tập trung chỉ đạo việc xóa các phòng học tạm, phòng tranh tre cho các trường
mầm non. Do vậy, tỉ lệ phòng cấp 4 và phòng kiên cố tăng lên đạt 63,2%, giảm dần phòng
học tạm và phòng tranh tre. số liệu trên đã nói lên sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các
ngành đối với bậc học mầm non, nhưng hiện nay số phòng tranh tre vẫn còn 276 phòng,
chiếm tỉ lệ 36,8%. Đây là một con số đang làm các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là
CBQLMN băn khoăn và lo lắng cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của đơn
vị mình.
Về sân chơi, đồ chơi là điều kiện không thể thiếu được ở các cơ sở GDMN. Vì thế, cán
bộ, giáo viên toàn ngành học đã nỗ lực tham mưu, vận động sự ủng hộ, đóng góp của phụ
huynh, của cộng đồng xã hội trong việc xây dựng sân chơi, mua sắm đồ chơi cho trẻ. Theo
số liệu báo cáo cuối năm học 2001 - 2002 của các phòng GD&ĐT huyện, thị có 59,8%
trường mầm non có sân chơi, đồ chơi phục vụ buổi vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, các
quanh, trồng cây xanh bóng mát và đồ chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động. Tuy vậy, số sân
chơi có đồ chơi còn quá ít. Có nhiều trường sân chơi rất chật hẹp, không được láng nền sạch
sẽ để đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đồ chơi, đồ dùng học tập trong lớp ở các trường mầm non
vùng sâu, vùng xa...vẫn thiếu thốn trầm trọng, có những trường chỉ có vài ba cái kể cả hư
hỏng.
Về các công trình vệ sinh, bếp ăn, giếng nước ở các trường mầm non trọng điểm và
trường mẫu giáo có cụm lớp bán trú được xây dựng ngày càng đảm bảo chất lượng hơn
nhưng cũng còn nhiều nơi công trình vệ sinh chưa đảm bảo, bếp ăn, giếng nước cho trẻ vẫn
còn thiếu.
46
Tóm lại, những năm gần đây các địa phương đã có nhiều cố gắng làm mới, tu sửa
trường, lớp, phòng học, mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, các trường còn huy động được sự đóng góp của nhân dân, nhưng chỉ được một
số trường trọng điểm cấp huyện, những trường ở vùng sâu, vùng xa... còn nghèo nàn, thiếu
thốn, phần lớn chưa đảm bảo điều kiện hoạt động của nhà trường, vấn đề này càng làm cho
đội ngũ cán bộ mầm non đã yếu lại gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý của mình.
*Đánh giá chung về giáo dục mầm non của tỉnh:
• Mặt mạnh:
- Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá dần theo từng năm, cơ
sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhiều hơn, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sâu
sát của lãnh đạo ngành. Đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bậc học
mầm non của tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng tương đối đầy đủ cho các trường lớp
mầm non, tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên bước đầu đã được quan tâm và tạo điều kiện chuẩn
hóa. Hiện nay, giáo viên mầm non ngày càng được đào tạo chính quy có năng lực chuyên
môn, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ. Cơ sở vật chất ngày càng được xây
dựng đúng quy cách, đúng chuẩn trường mầm non theo mẫu thiết kế của Giáo dục và Đào
tạo.
• Mặt hạn chế:
- Mạng lưới trường mầm non phát triển chưa đồng đều, những vùng càng sâu, càng
xa... trường lớp lại càng thưa thớt, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp càng thấp. Những xã biên giới,
xã đặc biệt khó khăn chưa thành lập được trường mầm non, chỉ có một số lớp học ghép tại
trường tiểu học hoặc học tạm ở nhà dân. Nguyên nhân do thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật
chất, không đủ phòng học và đồ dùng đồ chơi phục vụ các cháu.
- Việc đa dạng hóa các loại trường, lớp, nhất là các loại hình trường tư thục còn chậm
phát triển. Tỉ lệ vào nhóm cộng đồng thấp.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các nhóm trẻ gia đình chưa cao. Các trường
lớp thực hiện chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ còn nhiều lúng túng về phương
pháp.
47
- Cơ sở vật chất phục vụ các chuyên đề còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng thực hiện chương trình.
2.4. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Bình Phước
2.4.1. Quy mô về số lượng và cơ cấu
a. Về số lượng:
Tổng số cán bộ quản lý mầm non cấp trường năm học 2001- 2002 có 134 người. Riêng
số Hiệu trưởng 70 người, Phó hiệu trưởng 54 người, Tổ trưởng tổ mẫu giáo là 10 người.
Qua số liệu này cho thấy lực lượng CBQL đáp ứng đủ cho số trường mầm non trong toàn
tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay còn lo tổ mẫu giáo gắn liền với trường tiểu học đã đủ lớp, đủ điều
kiện thành lập trường, nhưng các địa phương chưa có kế hoạch tuyển chọn cán bộ để bổ
nhiệm kịp thời. số này không bao nhiêu, nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không ít đến hiệu
quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Về cơ cấu:
Hiện nay, ngành học mầm non tỉnh Bình Phước có 134 ban giám hiệu trên tổng số 80
đơn vị cơ sở mầm non, có thể xem là đủ. Tuy nhiên, còn một số trường tổ chức bán trú (trên
10 nhóm, lớp) có số lượng trẻ đông như: mầm non Sao Mai (huyện Bình Long), mầm non
Hoa sen (Thị xã Đồng Xoài), vườn trẻ Sơn Ca (huyện Đồng Phú)... theo cơ cấu đội ngũ
CBQL phải bổ sung thêm 1 Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú trong Ban giám hiệu (mới chỉ
có 2 người). Đủ về cơ cấu sẽ giúp tăng cường hiệu lực quản lý.
2.4.2. Về trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ quản lý mầm non
a.Về trình độ chuyên môn
48
Qua bảng 4 cho thấy, những năm gần đây sở GD&ĐT đã có sự tập trung đầu tư chỉ
đạo các phòng GD&ĐT huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội
ngũ CBQL trường mầm non như: đã gửi 11 CBQL (8,2%) đang công tác tại các trường
trọng điểm của huyện có trình độ Trung học Sư phạm về học lớp Đại học và Cao đẳng hệ
chuyên tu tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương số 3-thành phố Hồ Chí Minh và theo
học lớp chuẩn hóa Trung cấp Sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương là 24
người, tỉ lệ 18,0%. Do vậy, số Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non có trình độ
đạt chuẩn và trên chuẩn tăng tương đối nhanh. Vì thế, chất lượng chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn của đội ngũ CBQL các trường mầm non ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù vậy, nhưng thực tế cho thấy rằng không phải tất cả CBQL đều đáp ứng được
yêu cầu của công tác chỉ đạo chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Phần lớn, trước
đây họ chỉ có trình độ Sơ cấp Sư phạm Mẫu giáo hoặc nuôi dạy trẻ, nay tuổi đời đã lớn, mới
được đào tạo theo chương trình chuẩn hóa với hình thức tại chức, chắp vá, vừa làm, vừa học
gián đoạn... nên ít nhiều cũng còn hạn chế. Để nâng cao được chất lượng chuyên môn cho
số cán bộ này là một vấn đề còn nhiều phức tạp.
b. Về trình độ quản lý:
49
Qua tổng hợp số liệu ở bảng 5 cho thấy việc đào tạo nghiệp vụ quản lý hiện nay mới
chỉ mở được một lớp đào tạo quản lý cho CBQL các trường mầm non là 60 người, chiếm tỉ
lệ 44,8% còn ở cấp huyện thì chưa mở được một lớp bồi dưỡng quản lý nào.
Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ quản lý ở trường cấp Bộ, trường cấp tỉnh là 62
người, chiếm tỉ lệ 46,3%. Đối tượng Hiệu trưởng thường được chú ý bồi dưỡng nhiều hơn
so với Phó hiệu trưởng nhưng tính đến nay vẫn còn 44 người chưa được đào tạo chiếm tỉ lệ
55%. Tổng số CBQL trường mầm non trong toàn tỉnh chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý
là 72 người, chiếm tỉ lệ 55,7%.
Nguyên nhân của việc đào tạo nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ Ban giám hiệu còn chậm
là do ngành chưa có quy hoạch đào tạo, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho
đội ngũ này nên đã dẫn đến tình trạng số cán bộ được đề bạt trước khi học quản lý là 126
người, chiếm tỉ lệ 94%, số được đề bạt sau khi học quản lý chỉ có 8 người, chiếm tỉ lệ 10%.
Tuy nhiên, có thể nói rằng: số cán bộ mầm non một khi đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ
quản lý thì nhận thức có được nâng lên về mọi mặt. Qua đánh giá của phòng GD&ĐT
huyện, thị đều cho rằng những người được đào tạo nghiệp vụ quản lý công tác tốt hơn người
chưa được đào tạo. Tuy vậy, vẫn còn một số người dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, nhưng
trong thực tế còn tỏ ra lúng túng, bị động trên cương vị công tác của mình. Cụ thể, biểu hiện
yếu kém trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường, việc tham mưu, chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ...
c. Về trình độ lý luận chính trị:
50
Qua thống kê số liệu bảng 6 cho thấy, số cán bộ mầm non đã qua lớp đào tạo trung cấp
chính trị hiện nay là 20 người với tỉ lệ 14,9%. số cán bộ quản lý chưa đào tạo và kết nạp
Đảng vẫn còn 84 người chiếm tỉ lệ 62,7%. Phần lớn, số cán bộ có trình độ sơ cấp chính trị là
những người có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyến môn. Đây là một thực tế, thể
hiện chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc nâng cao trình độ
chính trị cho Ban giám hiệu. vấn đề này đã ảnh hưởng không ít đến việc chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
2.4.3. Về chế độ, chính sách của cán bộ quản lý trường mầm non
Hầu hết đội ngũ Ban giám hiệu các trường mầm non đều được vào biên chế, được
hưởng lương và các phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước. Đó cũng là một vấn đề
thuận lợi lớn làm cho chị em rất yên tâm công tác. Năm học 2001 - 2002 có 107 Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng được vào biên chế, chiếm tỉ lệ 79,8%. Qua số liệu này đã nói lên
được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với ngành học mầm non ngày một tốt hơn. Số
CBQL còn lại được hợp đồng theo hệ số, được hưởng lương và các chế độ phụ cấp khác
như cán bộ quản lý trong biên chế. Từ những thuận lợi trên thực sự đã làm cho đội ngũ
CBQLMN phấn khởi, hăng say với công việc nên hoạt động của các trường mầm non đến
nay đã có nhiều khởi sắc.
51
2.4.4. Về tuổi đời và thâm niên công tác
Qua bảng 8 cho thấy :
Về độ tuổi: Ban giám hiệu từ 31 - 40 là 48 người (35,8% ). Độ tuổi từ 41 - 50 là 44
người (32,8%), trên 50 tuổi là 18 người, tỉ lệ 13,5%.
Về thâm niên công tác: số CBQL có thâm niên công tác từ 5 đến lo năm là 36 người,
chiếm tỉ lệ 26,8%, trên 10 năm có 77 người, tỉ lệ 57,5%.
Qua số liệu trên cho thấy, đây là độ tuổi chín chắn và từng trải trong đời sống và công
tác, nhưng phần lớn số CBQL này công tác ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa... do hạn
chế về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn quy định. Bên cạnh công việc
quản lý của nhà trường, họ còn phải đảm đương nhiều việc trong gia đình, việc đồng áng,
vườn tược nên cũng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và khó hoàn thành nhiệm vụ. Ngược
52
lại, trong số CBQLMN còn trẻ dưới 30 tuổi là 24 người (17,9%) có thâm niên công tác chưa
nhiều (15,7%) cũng còn những người chưa đủ kinh nghiệm công tác để quản lý trườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_27_5542736612_4476_1871449.pdf