PHẦN MỞ ĐẦU. 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 11
1.1 Khái lược về biểu tượng . 11
1.1.1 Khái niệm biểu tượng. 11
1.1.2 Một số quan niệm về biểu tượng . 13
1.1.3 Đặc trưng của biểu tượng. 17
1.1.4 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình đặc biệt. 19
1.2 Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du . .
1.2.1 Cuộc đời.
1.2.2 Thời đại.
1.3 Khái quát về Truyện Kiều. .
1.3.1 Nguồn gốc Truyện Kiều .
1.3.2 Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
1.3.3 Đặc trưng thể loại .
1.3.4 Đặc trưng bút pháp trung đại.
Tiểu kết chương 1: . .
Chương 2: CÁC LOẠI BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN
DU . .
2.1 Biểu tượng diễn tả thân phận của con người trong xã hội phong kiến
. .
2.1.1 Biểu tượng “bèo”, “cánh bèo”, “bèo bọt”, “bèo mây”.
2.1.2 Biểu tượng dây cát, sắn bìm, cát đằng , đằng la
2.1.3 Biểu tượng con ong, cái kiến, thân lươn
34 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu tượng trong truyện kiều của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng có thể vận dụng hướng nghiên cứu
này để tìm hiểu các hệ biểu tượng nghệ thuật và biểu tượng thơ ca nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị thực tiễn trong việc giảng dạy, tìm
hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du trên phương diện tích hợp (nội dung, nghệ thuật,
văn hóa, ngôn ngữ, văn học).
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn bao gồm trang và được chia thành 3
chương chính:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Du
10
Chương 2: Các loại biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du
11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái lược về biểu tượng
1.1.1 Khái niệm biểu tượng
Khoa học nghiên cứu về biểu tượng đang ngày càng thu hút được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Theo Đinh Hồng
Hải trong bài viết về Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng từ ký hiệu học đến
nhân học biểu tượng (phần 1): “Khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên
cứu biểu tượng nói riêng đã được du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm qua theo
hướng tiếp cận hàn lâm của phương Tây. Cho đến nay các nhà nghiên cứu khoa
học xã hội trên bình diện văn bản học (như văn học, sử học, triết học, ngôn ngữ
học) đã đạt được khá nhiều thành tựu, trong khi nghiên cứu biểu tượng như (ký
hiệu học, nhân học biểu tượng) dường như vẫn đang là mảnh đất còn bỏ trống
với số lượng các công trình nghiên cứu đếm trên đầu ngón tay” [37, 1]. Để hiểu rõ
hơn về khái niệm biểu tượng chúng tôi xin mượn lời của thạc sĩ Đoàn thị Hồng
Sương :
“Biểu tượng là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần
nhân loại. Ngày nay, nghiên cứu biểu tượng đã và đang trở thành lĩnh vực được
nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau đặc biệt quan tâm. Thế giới biểu
tượng nói chung góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển của
một cộng đồng, một dân tộc. Biểu tượng mang lại những đặc sắc về văn hóa cho
mỗi quốc gia. Mỗi một nền văn hóa trên thế giới này đều là sự tổng hòa của các hệ
thống biểu tượng. Jean Chevalier, tác giả của Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới
từng nhận xét rằng: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn
chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”. Như thế, vai trò
12
của biểu tượng đã được đánh giá khá chính xác với những gì chúng đóng góp trong
đời sống của con người. Việc đi sâu vào thế giới biểu tượng và mối quan hệ của
biểu tượng với đời sống con người là một trong những phương thức giúp con
người nhận ra giá trị của chính mình trong vũ trụ. Thế giới biểu tượng vẫn còn là
một thế giới đầy kì ảo, mê hoặc và luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Tiếp cận và lý giải
nó là mong muốn của nhân loại trên con đường đi đến tương lai” [98, 12]
Vậy Biểu tượng là gì? “Biểu tượng, theo tiếng Hán, biểu là bày ra, trình bày;
tượng là hình ảnh, hình dạng. Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể được bày ra, được
thể hiện để nhằm biểu thị một ý nghĩa trừu tượng. Thuật ngữ chỉ biểu tượng trong
tiếng Anh là symbol có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là symbollon (có nghĩa là kí
hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một).
Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng
với những nội hàm khác nhau. Từ xa xưa, biểu tượng đã được dùng để chỉ một vật
được cắt, tách ra làm đôi (thường là mảnh sứ, gỗ hoặc kim loại). Mỗi mảnh này
được giữ bởi hai người (chủ - tớ, người cho vay - người vay, tình nhân, chồng - vợ,
). Sau này, khi hai mảnh vỡ ấy có cơ hội ráp lại với nhau thì họ sẽ nhận ra mối
quan hệ cũ. Như vậy biểu tượng chia ra và kết lại với nhau chứa đựng hai ý tưởng
phân li và tái hợp. Điều này cũng đồng nghĩa rằng mọi biểu tượng đều chứa đựng
dấu hiệu bị đập vỡ [98, 12]. Như vậy mọi biểu tượng luôn hàm chứa hai ý tưởng
phân ly và tái hợp, chính điều này tạo nên tính biến ảo trong ý nghĩa của biểu
tượng, khiến cho tư duy của ta luôn phải vận động truy tìm, liên tưởng để thấy
được ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong lòng nó. Sau này, khi khoa học về biểu tượng
được hình thành và phát triển hơn thì có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa
ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng, mối quan hệ và vai trò của biểu tượng
trong đời sống của con người. Sau đây, xin dẫn một vài ý kiến, nhận định của các
nhà nghiên cứu:
Theo Từ điển Larousse cho rằng: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng
13
con vật sống động hay bằng đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình
ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. Còn trong Dịch thuyết cương lĩnh
của Chu Hy, nhà triết học đời Tống thì giải thích về khái niệm biểu tượng như sau:
“Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia”, tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói
lên điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái
tĩnh để nói cái động, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình.
Theo phân tâm học Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và
ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết
thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa
tiềm ẩn của chúng
Tóm lại, các ý kiến trên ít nhiều đều có sự khác nhau, song về cơ bản, tất cả
đều chỉ ra rằng, biểu tượng nằm ở lớp bên trong, đằng sau, bên ngoài đối tượng
mà ta nói đến. Hay là cách thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa nọ, hay là
dùng một hình ảnh cụ thể để biểu đạt một ý niệm trừu tượng. Như vậy biểu tượng
phải có một ý nghĩa rộng lớn hơn, ý nghĩa tượng trưng, bên ngoài chính bản thân
nó. Nói cụ thể hơn biểu tượng là sự thống nhất của hai mặt: cái biểu đạt và cái
được biểu đạt. Cái biểu đạt có thể là một sự vật, một hiện tượng, một hình ảnh,
cụ thể trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người. Cái biểu
đạt nhằm mục đích thể hiện cái được biểu đạt, tức là thể hiện những suy nghĩ, tâm
tư, tình cảm của con người về cuộc sống, xã hội, thế giới (có thể đang xảy ra hoặc
đã xảy ra nhưng còn ăn sâu trong đời sống tâm hồn con người).
1.1.2 Một số quan niệm về biểu tượng
1.1.2.1 Biểu tượng dưới góc độ triết học
Theo Từ điển triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan - cảm tính, khái
quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại trong ý
14
thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng
đến giác quan” [113, 98].
Nhà triết học người Đức Friedch Hegel, khi bàn về biểu tượng đã cho rằng:
“Biểu tượng là sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác
chúng ta. Tuy vậy, sự vật này không phải được lựa chọn và chấp nhận như nó tồn
tại trong thực tế, vì bản thân nó. Trái lại, nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng
lớn hơn và khái quát hơn nhiều. Do đó, phải phân biệt trong biểu tượng hai yếu tố:
“ý nghĩa và biểu hiện. Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu tượng hay một số sự vật
cho dù nội dung của biểu hiện này hay sự vật này là cái gì. Còn sự biểu hiện là
một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [43, 46].
Như vậy, nhìn từ góc độ triết học, biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý thức,
nó xuất phát từ hiện thực khách quan và được tái tạo lại trong đầu óc con người.
Với cách hiểu như vậy, tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan sẽ trở
thành biểu tượng khi được con người tiếp nhận theo ý thức chủ quan của mình. Vì
thế, mỗi người sẽ có thế giới biểu tượng của riêng mình. Thế giới biểu tượng ấy có
phong phú hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống, năng lực hoạt động cá
nhân trong việc chiếm lĩnh, thâm nhập vào thế giới xung quanh.
1.1.2.2 Biểu tượng từ góc độ tâm lí học
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biểu tượng là một hiện tượng tâm sinh lí do một số
sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật,
kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [90,
67]. Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lí, biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi có những
sự vật, sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan của con người và nó là hình
thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan: “Biểu tượng là hình
thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại
trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [90, 64] .
Với đặc điểm như vậy, biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng của con người:
15
“Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới, được xây dựng từ những biểu
tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng” [43,12]; và nó có thể chuyển
hóa thành biểu tượng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là ở thể loại thơ ca.
1.1.2.3 Biểu tượng từ góc độ văn hóa
Mỗi một nền văn hóa được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và một trong
những yếu tố đó chính là biểu tượng. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
nhiều tác giả cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ
thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ
kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo... ”. Với cách hiểu như vậy, biểu tượng chính là
một trong những cơ sở để xác định đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan
hệ của các nền văn hóa với nhau.
Ngoài những đặc điểm trên đây, ta thấy mỗi nền văn hóa khác nhau thì hệ
thống biểu tượng cũng khác nhau, do đó biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa còn
mang tính ổn định tương đối. Như ta đã biết, cấp độ đầu tiên của biểu tượng là
“mẫu gốc”. Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh ra những
biểu tượng văn hóa khác nhau như trong thần thoại, truyền thuyết, lễ nghi, phong
tục tập quán. Vì vậy, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa luôn mang đậm hơi thở của
dân tộc, của thời đại.
1.1.2.4 Biểu tượng từ góc độ ngôn ngữ
Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Biểu tượng là một kí hiệu tùy thuộc vào đối
tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung”
(Theo S. X. Pocxo, Dẫn theo Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam). F.
Saussure cho rằng: “Biểu tượng không hoàn toàn võ đoán, nó không phải cái trống
rỗng”, đồng thời ông cũng thừa nhận biểu tượng thuộc vào năng lực cá nhân nhưng
luôn luôn chứa đựng một nội dung nhất định được khái quát và chưng cất từ thực
tiễn. Do vậy, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, biểu tượng là một sự vật có hình ảnh
mang tính chất thông điệp được dùng để gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan
16
hệ ước lệ, quan hệ liên tưởng, tưởng tượng và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt trong biểu tượng là cơ sở để tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng.
1.1.2.5 Biểu tượng từ góc độ văn học
Nhìn từ góc độ văn học, có rất nhiều cách hiểu về biểu tượng, tựu chung lại có
những cách hiểu như sau:
Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ phản ánh
hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của con người thông qua hình tượng
nghệ thuật. Muốn làm được như vậy, nhà văn phải mã hóa ngôn từ, tạo ra một hình
thức “lạ hóa” nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn của chủ thể sáng
tạo và xuất hiện những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật có giá trị. Những hình ảnh,
hình tượng nghệ thuật này ra đời có sức sống sẽ vượt lên ý nghĩa biểu đạt và làm
thành biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa trong văn học. Quan niệm này đề cập đến
vấn đề biểu tượng gắn với những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
văn học. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần chú ý đến tính đa nghĩa của biểu tượng
trong văn học vì đối lập với tư duy suy lý đơn nghĩa là một đặc trưng của tư duy
nghệ thuật, nó còn phản ánh những mối quan hệ phong phú và sinh động của văn
học hiện thực.
Các nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: “Biểu tượng là phương tiện tạo
hình và biểu đạt” có tính đa nghĩa trong tác phẩm văn học. Trong lĩnh vực thơ ca,
biểu tượng chính là một trong những phương tiện biểu đạt có hiệu quả. M. Bakhin
đã coi biểu tượng chính là đặc trưng khu biệt quan trọng nhất của các tác phẩm trữ
tình với tiểu thuyết: “Chính sự vận động của biểu tượng thi ca sẽ giả định phải có
một ngôn ngữ thống nhất, tương hợp trực tiếp với đối tượng của mình” [81, 54].
Như vậy, trong văn học dù được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò, giá trị khái quát và tượng
trưng của biểu tượng, đồng thời nêu bật tính đa nghĩa của biểu tượng trong tác
phẩm văn học.
17
1.1.3 Đặc trưng của biểu tượng
Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu nhiều cách hiểu nhiều khía cạnh khác nhau về
biểu tượng. Trong giới hạn luận văn, chúng tôi tiếp thu cách hiểu của TS. Nguyễn
Thị Ngân Hoa: “Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực
thể gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự
tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại,
tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn những đặc điểm bản thể
của sự tồn tại này (cái được biểu trưng) [48, 15]. Căn cứ vào khái niệm này, chúng
ta có thể xác định được một số đặc trưng cơ bản về biểu tượng như sau:
Thứ nhất, là mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng của biểu
tượng “mang tính lí do, tính tất yếu”. Chẳng hạn “dòng sông” là một biểu tượng
thuộc hệ biểu tượng nước trong văn hóa nhân loại bởi những đặc điểm bản thể mang
tính vật chất của thực thể này như nguồn nước, dòng chảy liên tục... Và các ý nghĩa
mà con người có thể liên tưởng từ thực thể thiên nhiên này như dòng chảy của thời
gian, dòng chảy của cuộc đời, nguồn sống, nguồn chết, sức mạnh thanh tẩy, khả
năng tái sinh... có một mối quan hệ nội tại, tất yếu. Như vậy, ở biểu tượng, giữa cái
biểu đạt và cái được biểu đạt luôn tồn tại mối quan hệ với bản chất. Chính mối quan
hệ mang tính có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng là điểm chú yếu để
phân biệt biểu tượng với các tín hiệu quy ước thuần túy đúng như J. Chevailler đã
chỉ ra rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó
cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một năng lực năng động tổ chức” [62,
420].
Thứ hai là, khác với các dấu hiệu, kí hiệu thông thường luôn mang tính đơn trị
thì biểu tượng lại luôn mang tính đa trị bởi trong mối quan hệ giữa hai mặt của
biểu tượng, cái được biểu trưng “không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể
của sự tồn tại này” [62, 413]. Nếu như các kí hiệu, dấu hiệu thông thường, tỉ lệ
18
giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là 1:1 (một cái biểu đạt, một cái được biểu
đạt) thì dung lượng giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng trong biểu tượng
không phải là tỉ lệ 1:1, “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được
biểu đạt, hoặc giản đơn hơn......cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt” [62,
414], hay nói cách khác, trong biểu tượng có sự “không thích hợp giữa tồn tại và
hình thức... sự ứ tràn của nội dung ra ngoài hình thức biểu đạt của nó” [62, 417].
Thứ ba là, theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa, biểu tượng còn có một đặc trưng
nữa là tính sản sinh: “Biểu tượng khác cơ bản với các dấu hiệu, kí hiệu khác (kể cả
ngôn ngữ tự nhiên) ở chỗ, ngoài chức năng thay thế, chức năng biểu hiện, chức
năng giao tiếp, chức năng quan trọng nhất của biểu tượng là chức năng thẩm mỹ:
sản sinh ra các hình tượng nghệ thuật” [48, 17]. Con đường sản sinh của biểu
tượng ngôn ngữ bắt đầu từ “mẫu gốc” hay còn gọi là “nguyên mẫu”, “nguyên hình
huyền thoại”, “nguyên sơ tượng” hay “siêu mẫu”. Trong thực tế cuộc sống “bản
tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm to lớn của các thế hệ tổ tiên”
có thể đi vào đời sống văn hóa và đời sống nghệ thuật. Khi đi vào đời sống văn
hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng văn hóa khác nhau mà “dấu
vết của nó có thể được tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong
tục” [48, 20]. Còn khi đi vào nghệ thuật, từ một mẫu gốc, một biểu tượng gốc sẽ
sản sinh ra các biến thể loại hình. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Chẳng hạn như biểu tượng “nước” nhưng khi đi vào trong
các tác phẩm thơ nó sẽ sản sinh ra các biến thể loại hình như: dòng sông, biển,
suối, mưa, sương, sóng, thác... Trong các loại hình nghệ thuật ngôn từ, biểu tượng
bắt buộc phải rời xa đời sống, nguyên khởi của nó để khoác lấy cái vỏ âm thanh
ngôn ngữ. Để giải mã một biểu tượng nghệ thuật, hoặc cảm thụ một tác phẩm giàu
tính biểu tượng, chúng ta cần hiểu rõ: tư duy biểu tượng luôn đối nghịch với tư duy
khoa học, không vận hành “theo lối rút gọn từ cái bội đến cái đơn mà bằng lối
bùng nổ từ cái đơn đến cái bội” [48, 19]. Vì vậy, con đường giải mã biểu tượng
19
trong tác phẩm văn học sẽ phải đi từ cái cụ thể như ngôn từ, các thủ pháp nghệ
thuật... để tìm ra những cái hàm ẩn đằng sau những biểu tượng ngôn từ.
Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản của biểu tượng ta thấy giải mã biểu
tượng chính là con đường để tiếp cận những giá trị đích thực của một tác phẩm văn
học.
1.1.4 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình đặc biệt
1.1.4.1 Tính thống nhất giữa các biểu tượng và hình tượng
Văn học là hình thức nghệ thuật bằng ngôn từ, nó phản ánh hiện thực cuộc
sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông qua các hình tượng nghệ
thuật. Bên cạnh đó, sức sống của tác phẩm văn học, tính đa nghĩa của một tác
phẩm văn học một phần là nhờ các biểu tượng nghệ thuật. Vậy hình tượng và biểu
tượng khác nhau và có mối quan hệ với nhau ra sao?
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh
cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể
như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời sống, gắn liền
với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lí tưởng thẩm mỹ của
người nghệ sĩ. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một tế bào làm nên tác phẩm nghệ
thuật, trong đó chứa đựng nội dung cuộc sống, những thông tin về đời sống, những
quan niệm, cảm xúc của tác giả. Còn biểu tượng, theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa:
“Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực thể gồm hai
mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng
của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với
mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của
sự vật tồn tại này (cái được biểu trưng)” [48, 15].
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hình tượng và biểu tượng chúng tôi xin đưa
ra ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hậu trong bài viết về Tính hình tượng và tính
20
biểu tượng trong tác phẩm văn hóa- nghệ thuật: “Biểu tượng và hình tượng là hai
mặt biểu hiện tồn tại trong cùng một tác phẩm thuộc phạm trù nghệ thuật. Chúng
có mối tương quan và gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên một
tác phẩm nghệ thuật. Dưới góc độ nghệ thuật thì biểu tượng được xem là một dạng
chuyển nghĩa trong ngôn từ nghệ thuật và là một phạm trù thẩm mỹ. Nó được xác
lập bởi hai yếu tố cơ bản: một bên là hình tượng nghệ thuật (kí hiệu biểu thị), một
bên thuộc về nghĩa bóng (kí hiệu ẩn dụ). Biểu tượng là hình tượng được hiểu ở
bình diện kí hiệu và phải là một kí hiệu hàm nghĩa (đa nghĩa). Như vậy, mọi biểu
tượng trước hết phải là hình tượng (kí hiệu biểu thị), và mọi hình tượng đều có thể
trở thành biểu tượng (kí hiệu hàm nghĩa). Phạm trù biểu tượng nhằm chỉ cái phần
mà hình tượng vượt khỏi chính bản thân nó (kí hiệu hiển ngôn) và luôn hàm chứa
những ý nghĩa mang giá trị trừu tượng (kí hiệu mật ngôn)” [42, 3]. Trong bài viết
này tác giả đã dẫn giải những ý kiến của các nhà nghiên cứu khác để làm rõ nhận
định của mình. Như C. G. Jung cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng
dụ, cũng chẳng phải là một kí hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích
hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ, nghi hoặc của tâm linh”. Henry
Corbin cũng nhận định như sau: “Biểu tượng báo hiệu một bình diện ý thức khác
nhau với cái hiển nhiên lí tính; nó là “mật mã” của một bí ẩn, là cách duy nhất để
nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác, nó không bao giờ có thể
cắt nghĩa được một lần là xong mà cứ phải “giải mã” lại mãi, cũng giống như một
bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong, mà đòi hỏi mỗi lần biểu diễn đều
phải phát hiện ra cái mới”. Theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa: “Biểu tượng văn
hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật thơ ca trong những tác phẩm
nhất định, phải được tổ chức lại thành các hình tượng với chất liệu đặc trưng cho
từng ngành nghệ thuật” [48, 17]. Và cuối cùng, qua tất cả những phân tích và dẫn
giải trên,TS. Nguyễn Văn Hậu đã đưa ra những kết luận về mối liên hệ giữa tính
hình tượng và tính biểu tượng của một tác phẩm nghệ thuật như sau: “Tóm lại, sự
21
thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật - hình tượng nghệ thuật
và hàm nghĩa của nó - có thể hoặc là đương nhiên, sẽ dẫn đến sự hình thành biểu
tượng (hoặc là ẩn kín, hoặc là bộc lộ). Ở mức giới hạn của quá trình sáng tạo nghệ
thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật như: ẩn dụ, phóng dụ, tỉ dụ, ngụ ngôn,
các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nhân vật, ngôn từ... đều trở thành biểu tượng.
Song, quá trình biểu tượng hóa có được thực hiện hay không là còn tùy thuộc vào
các điều kiện sau như: độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ
thuật; ý đồ của tác giả có muốn hướng tới sự biểu tượng hóa trong tác phẩm hay
không; văn cảnh tác phẩm, khí nghĩa hàm của các hình tượng tự bộc lộ, không theo
ý định của tác giả mà điều này còn bị quy định bởi logic tâm lí của tuyến nhân vật
và sự phát triển về mặt tình huống trong tác phẩm; văn cảnh văn học - nghệ thuật
được quy định bởi thời đại và văn hóa, tức là lịch sử và tính nghệ thuật trong tác
phẩm.
Có thể nói, biểu tượng là hình ảnh tượng trưng mang tính chất thông điệp
được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ ra một ý nghĩa nào đó, theo một
quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ngoài nó. Biểu tượng có hai
mặt: “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Hai mặt này được kết hợp theo sự liên
tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào đó. Biểu tượng bao giờ cũng có: tính chất
biểu hiện một cái gì bằng sự vật có hình ảnh; đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi
lên một cái gì theo liên tưởng; tính ước lệ; mã (kí hiệu) và biểu hiện những giá trị
mang tính nhân văn.
Về mặt chức năng, biểu tượng còn mang tính thay thế (vật môi giới). Biểu
tượng không những thay thế cho các đối tượng hiện thực, mà còn thay thế tất cả
quá trình, cả hình tượng, ý niệm của con người. Chức năng thay thế là một trong
những đặc điểm của biểu tượng. Bên cạnh đó, nó còn có những thuộc tính và chức
năng khác như: chức năng giáo dục, liên kết, dự báo, giao tiếp, thông tin... Quá
trình thay thế trong lĩnh vực nghệ thuật thường diễn ra một cách ước lệ và ẩn dụ,
22
để nói lên một giá trị, một tư tưởng nào đó của con người. Cũng như hình tượng
nghệ thuật, biểu tượng cũng mang tính khái quát cao về các hiện tượng của đời
sống. Điều đó đã dẫn đến sự gần gũi với hình tượng nghệ thuật” [42, 3] . Dựa trên
tất cả những phân tích rất sâu sắc của TS. Nguyễn Văn Hậu ta đưa ra kết luận:
“Biểu tượng và hình tượng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá
trình hình thành một tác phẩm nghệ thuật. mọi biểu tượng trước hết phải là hình
tượng (kí hiệu biểu thị), và mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng (kí hiệu
hàm nghĩa). Biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu và phải là một
kí hiệu hàm nghĩa (đa nghĩa)” [42, 3]
1.1.4.2 Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng
Ở trên ta đã xem xét tính hình tượng và tính biểu tượng trên phương diện có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì sau đây ta sẽ đi xem xét tính hình tượng và biểu
ở những yếu tố khác biệt. TS. Nguyễn Văn Hậu trong bài viết như ta đã đề cập ở
phần trên cũng đã có những phân tích rất sâu sắc và rõ nét về sự khác biệt giữa
hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật : “Xét bên ngoài hình tượng
và biểu tượng ít có sự khác biệt. Biểu tượng tuy có sự tác động tương tác với hình
tượng nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng và không phải mọi hình
tượng đều trở thành biểu tượng. Có thể nói hình tượng là một kí hiệu thông thường,
còn biểu tượng lại là một loại siêu kí hiệu. Nhìn chung, hình tượng và “nghĩa hàm”
(đa nghĩa) là hai cực không tách rời nhau của một biểu tượng. Bởi lẽ, tách khỏi
hình tượng thì ý nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi ý nghĩa thì hình tượng sẽ
bị phân rã trở thành hình tượng thông thường, không còn là biểu tượng” [42, 5].
Do vậy, một hình tượng nghệ thuật chỉ dừng lại ở tính đơn nghĩa, chưa có sự
hàm nghĩa để trở thành một biểu tượng, thì đó chỉ là một hình tượng đơn thuần
nghèo nàn về nội dung, kém về tính thẩm mỹ. Nó có thể gây xúc động trong lòng
người cảm thụ và sẽ mai một, không tồn tại lâu dài mãi với thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004669_4193_2003225.pdf