MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 9
1.1. Những khái niệm cơ bản và ý nghĩa của bình đẳng giới trong lao động và việc làm 9
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới trong lao động và việc làm 28
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 46
2.1. Những yếu tố tác động đến bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay 46
2.2. Thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay 56
2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước 82
Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 87
3.1. Những định hướng cơ bản 87
3.2. Những giải pháp chủ yếu 92
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4631 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2004
773.297
392.863
380.434
116.431
656.866
2005
794.838
403.828
391.010
120.787
674.051
2006
814.330
413.835
400.495
123.749
690.591
2007
828.550
420.028
408.522
126.170
702.380
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2007.
Dân số đông, người dân Bình Phước có tính cần cù, chịu khó. Đây là một trong những thế mạnh hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với Bình Phước, dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn cho giải quyết việc làm cho người lao động, tình trạng thất nghiệp hoặc làm những việc theo mùa vụ, thu nhập thấp tồn tại tương đối nhiều và chủ yếu nghiêng về phía lao động nữ, nhất là lực lượng lao động nữ ở nông thôn.
2.1.1.4. Điều kiện văn hóa - xã hội
Thuở xa xưa trên vùng đất Bình Phước đã có con người sinh sống và chủ nhân của vùng đất này thuộc các dân tộc thiểu số S’tiêng, Châu Ro, M’nông, Tà mun… Sang đầu thế kỷ XVII, vùng đất này dần dần thu nạp những cư dân Khơme đã lập làng ở vùng Nha Bích, người Kinh từ các tỉnh phía Bắc vào. Bình Phước hiện nay có đủ cư dân của 64 tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn sinh sống, đã tạo dựng cho Bình Phước một vườn hoa văn hóa muôn màu muôn sắc. Trong đó dân tộc kinh chiếm số đông (80%), tiếp đến là người Stiêng (9,17%), Mnông (1,05%), Tày (2,37&), Khơ me (1,78%) và nhiều dân tộc khác như: Tà mun, K’ho, Mạ, Tày, Nùng, Dao, Mường, Chăm, Hoa… Daân toäc thieåu soá và đa số soáng ñan xen vôùi nhau treân taát caû caùc huyeän, thò cuûa tænh. Song có moät soá daân toäc taäp trung chủ yếu ôû moät soá huyeän nhö: ngöôøi S'tieâng soáng taäp trung ôû Phöôùc Long, Bình Long, Buø Ñaêng (tập trung ở Sóc BomBo), Loäc Ninh; ngöôøi Nuøng taäp trung ôû Ñoàng Phuù, Buø Ñaêng vaø ngöôøi Khơme ôû Loäc Ninh…
Ở Bình Phước do đa phần dân cư từ các nơi đến làm ăn sinh sống, nên thiết chế tổ chức làng xã không chặt chẽ như ở miền Bắc, miền Trung. Dân làng thường ít bị ràng buộc bởi lệ làng đối với người không phải dân tộc bản địa (chiếm đa số). Điều đó làm cho hoạt động giao tiếp của cá nhân với cộng đồng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho họ hướng ra bên ngoài, mang lại cho họ tri thức mới của văn hóa các dân tộc bản địa sống trong tỉnh.
Cư dân Bình Phước đa phần từ các tỉnh khác đến, do vậy, ảnh hưởng đến trình độ học vấn, tay nghề của người dân, theo thống kê, trình độ học vấn, lao động qua đào tạo thấp (25%), số người mù chữ còn cao (1612). Trình độ học vấn, chuyên môn cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn trong tỉnh, ảnh hưởng nhiều hơn đối với lao động nữ, gây cản trở cho việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm.
Ngoài những đặc điểm chung của cư dân Đông Nam bộ, Bình Phước có đặc thù riêng, nơi có đông đồng bào dân tộc Stiêng sinh sống (đông nhất của cả nước). Người Stiêng sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, kết cấu hạ tầng thấp kém, canh tác sản xuất chủ yếu trên nương rẫy, kinh tế thuần nông, sống dựa vào điều kiện tự nhiên là chính, họ rất thạo việc săn bắt, làm rẫy, bắt cá, hái rau. Trước đây, người Stiêng sống du canh, du cư. Ngày nay, do chính sách định canh, định cư của Đảng, Nhà nước nên họ đã sống theo phương thức định canh, định cư, mô hình làm kinh tế ruộng nước kết hợp kinh tế vườn được xem là chiến lược lâu dài. Ngoài làm rẫy, người Stiêng rất chú ý đến chăn nuôi, họ nuôi heo, gà, vịt, chó… còn nuôi trâu chỉ để dành hiến tế trong các dịp lễ, tết lúa mới có thịt trâu để ăn. Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm hái lượm măng rừng, đọt mây, nấm… do phụ nữ kiếm về, vào những khi mùa khô họ lại tranh thủ ra suối xúc cá để cải thiện bữa ăn. Đời sống sản xuất khó khăn, nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào còn rất nhiều khó khăn.
Về nhà ở, Người Stiêng thường làm nhà nền đất, mái tranh, vách bằng tre nứa, một số sống bằng nhà sàn, có khi nuôi cả heo, gà ngay dưới sàn nhà, gây ổ nhiểm môi trường, mất vệ sinh, do vậy, phụ nữ dân tộc thiểu số thường hay mắc các bệnh phụ khoa.
Hoân nhaân gia ñình ôû ngöôøi S'tieâng laø hoân nhaân theo cheá ñoä phuï heä vaø maãu heä. Người Stiêng ở Bình Phước gồm hai nhánh: Stiêng Bù Lơ và Stiêng Bù Đek, ở gia đình Stiêng Bù Lơ là gia đình phụ hệ do người đàn ông nắm quyền quản lý, người phụ nữ chỉ là nhân tố phụ chịu trách nhiệm việc dạy dỗ con cái. Người Stiêng Bù Đek là gia đình mẫu hệ, người phụ nữ trong gia đình giữ vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm chính việc quản lý về dòng họ, sinh hoạt gia đình. Dù là người Stiêng thuộc nhánh nào thì cả đàn ông và phụ nữ đều cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau lao động sản xuất trang trải cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, còn tồn tại một thực trạng phụ nữ dân tộc thiểu số trong tỉnh (chủ yếu người Stiêng) chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe sinh sản, do vậy, ảnh hướng lớn đến sức lao động của phụ nữ. Nhìn chung, vấn đề giới trong lao động và việc làm bình đẳng hơn người kinh.
2.1.2. Tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong những năm qua
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông - dịch vụ tiên tiến và hướng đến cơ cấu phát triển của nền sản xuất hiện đại dịch vụ - công - nông. Phát triển nông nghiệp, nông thôn còn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm.
Sau khi tách tỉnh năm 1997, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% với trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Sau hơn 10 năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn sản xuất nông nghiệp Bình Phước phát triển tương đối ổn định, kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ tạo việc làm tại chỗ, từng bước xây dựng mô hình nông thôn mới có kinh tế phát triển, văn hóa xã hội lành mạnh. “Diện tích gieo trồng tăng nhanh, đến năm 2007 tổng diện tích gieo trồng là 308.059ha, bình quân mỗi năm tăng 4,22%, sản lượng lương thực có hạt năm 2007 đạt 63.951 tấn, bình quân tăng mỗi năm 7,19%, đạt bình quân 67kg/người (năm 2000) tăng lên 79kg/người (năm 2007)” [43, tr.7].
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng vì tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh, thành trong khu vực, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa cao, thu nhập của người dân vùng nông thôn còn thấp, vốn tích luỹ để tái đầu tư không nhiều, vấn đề tái đầu tư chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế trang trại. Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế còn nặng về phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó sự phát triển của kinh tế trang trại đã thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở Bình Phước, song chủ yếu lao động được giải quyết việc làm vẫn nghiêng về phía lao động nam. So với lao động nam số lao động nữ được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ chưa tương xứng.
Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá nông thôn, việc quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tác động và ảnh hưởng đến nông nghiệp, diện tích đất sản xuất, trồng trọt bị thu hẹp, người dân chưa chuẩn bị tốt tâm lý, tư thế để sống chung với tốc độ đô thị hoá, tình trạng thất nghiệp trong nông thôn tăng lên. Phần lớn lao động ở nông thôn đang dịch chuyển ra khỏi khu vực sản xuất nông nghiệp, chủ yếu tham gia ở những khu vực không chính thức, không ổn định, lao động thủ công. Một trong những nguyên nhân là do người lao động có trình độ dân trí thấp và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn bất cập, người dân thiếu tích cực, chưa chủ động trong việc học nghề. Năm 2008 số lao động được đào tạo mới đạt 25%.
Công cuộc phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng diễn ra trong xu hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và toàn cầu hoá, trong khi đó lao động có tay nghề ở khu vực nông nghiệp của tỉnh rất thiếu và yếu, lực lao động nữ có trình độ tay nghề yếu hơn.
Hai năm qua vận dụng quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X), tỉnh đã và đang đẩy mạnh thực hiện 5 giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong đó, giải pháp thứ 5 nhấn mạnh:
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần phát triển văn hoá xã hội, giải quyết đồng bộ các vấn đề của nông thôn như: các thiết chế văn hoá, tăng cường giáo dục, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. Đối với người dân bị thu hồi đất để phục vụ phát triển đô thị nông thôn, cần có chính sách đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định và cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhất là tạo điều kiện cho người dân có nghề mới, ổn định thu nhập [39, tr.4].
Theo đó, nhằm đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn, cần triển khai hiệu quả hơn chương trình 135 giai đoạn 2; quan tâm đến vấn đề bảo hiểm nông nghiệp đối với cây trồng, vật nuôi, xây dựng quỹ rủi ro thiên tai, bảo hiểm mất mùa cho nông dân. Thực hiện quyền bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ở khu vực này.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh đang nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược bình đẳng giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã đưa việc lồng ghép giới vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để thực hiện nhằm đạt được bình đẳng giới trên các lĩnh vực nói chung và bình đẳng giới trong lao động và việc làm nói riêng, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn, nhằm tạo ra chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ cao hơn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2005-2010 của tỉnh. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở nông thôn Bình Phước là một vấn đề lớn nổi cộm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
2.2.1. Thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay
2.2.1.1. Thực trạng việc làm của lao động nam, nữ ở nông thôn tỉnh Bình Phước
Thứ nhất: về phân công lao động giữa nam và nữ
Cùng với những biến đổi trong cơ cấu lao động xã hội dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cả lao động nam lẫn nữ. Trước đây, phân công lao động theo giới trong xã hội Việt Nam truyền thống có tính phổ biến, đàn ông làm những công việc “quan trọng”, “nặng nề”, tiêu tốn nhiều sức lực, còn phụ nữ chỉ đảm nhận những công việc “nhỏ”, “lặt vặt”, “nhẹ nhàng” trong nhà. Câu nói “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp” cho thấy vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới khác nhau cả về không gian sống và phân công công việc. Quan niệm lỗi thời này kéo dài suốt cả thời gian đầu của quá trình xây dựng xã hội mới, do vậy người phụ nữ dù đã có cống hiến rất nhiều sức lực để tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng công lao của họ trên thực tế vẫn chưa được nhìn nhận bình đẳng với nam giới.
Trong bối cảnh xã hội mới hiện nay, bên cạnh những chính sách kinh tế xã hội mới, chính sách về giới được lồng ghép vào các chương trình kinh tế xã hội ở địa phương, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã được quan tâm, người phụ nữ không còn bị trói buộc trong công việc bếp núc chật hẹp mà đã vươn ra làm kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình. Cả hai vợ chồng cùng tham gia các hoạt động sản xuất luôn chiếm tỷ lệ đáng kể trong các hộ gia đình ở nông thôn. Nhiều công việc sản xuất và công việc gia đình trước đây vốn được xem là “công việc riêng” của phụ nữ thì hiện nay sự chia sẻ của người chồng là rất đáng kể. Trong nhiều hộ gia đình, nhiều người chồng bước đầu đã tự giác chia sẻ công việc nhà cùng người vợ như nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt đồ… và một số gia đình đã thuê người giúp việc… “So với thế hệ chúng tôi, con gái, phụ nữ bây giờ tiến bộ hơn nhiều, có trình độ, có nhiều hiểu biết. Có đóng góp kinh tế cho gia đình nhiều hơn trước nhưng vẫn lo toan hết các công việc gia đình. Bây giờ nam giới cũng đã có sự chia sẻ công việc gia đình với vợ, con như nấu cơm, rửa bát, trông con” (nữ, 67 tuổi, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng). Đối với gia đình ở thành thị, công việc gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn “Cả hai vợ chồng chúng tôi cùng phải đi làm, thời gian đầu không có người giúp việc, sau khi đi làm về cả hai vợi chồng đều phải tất bật với công việc gia đình, hơn nữa, vì đặc thù công việc, chúng tôi không có thời gian làm việc nhà nên vợ chồng tôi đã thuê người giúp việc” (nam 39 tuổi, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài). Đó là một sự chuyển biến tích cực trong phân công lao động gia đình, song về cơ bản đa số gia đình kể cả ở thành thị và nông thôn vẫn tuân thủ phân công lao động giới truyền thống, người phụ nữ vẫn là người đóng vai trò chính trong công việc gia đình, vẫn tốn nhiều thời gian và công sức cho công việc này.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động trực tiếp tới phân công lao động trong các hộ gia đình ở nông thôn, nhất là trong nông thôn Bình Phước, đang có hướng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang kinh doanh và các ngành nghề khác hoặc di chuyển ra đô thị kiếm việc làm. Nhiều nam giới di chuyển ra thành phố kiếm sống, cho nên công việc gia đình, công việc sản xuất ở nông thôn chủ yếu đặt lên vai người phụ nữ, lao động nữ ở nhà phải đảm nhận cả công việc gia đình và công việc sản xuất, kể cả công việc nặng nhọc. Mặt khác, sự phân công lao động giữa nam và nữ vẫn chưa có những thay đổi đáng kể, do có sự khác nhau về cấu trúc sinh học, nam giới thường khỏe hơn nên thường đảm nhận những công việc nặng nhọc. Kết quả điều tra ở 3 xã Minh Hưng, Tiến Thành, Tân Xuân cho thấy công việc mà nam giới thường làm là phát rẫy, làm đất, trồng cây (79%), phụ nữ thường đảm nhận việc gieo trồng lúa, hoa màu, làm cỏ vườn, rẫy (54%), chăn nuôi gà, lợn (68%), buôn bán nhỏ (81%) [10, tr.1]. Có thể dễ dàng nhận thấy, người phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm nhiều loại công việc hơn nam giới, hơn nữa những công việc phụ nữ đảm nhận vẫn được xem là những công việc “nhẹ nhàng”.
Trong khu vực nông thôn tỉnh Bình Phước, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, lao động nông nghiệp ngày càng tăng, trong khi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác ngày càng có xu hướng giảm dần do xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng. Quá trình hậu thu hồi đất đền bù, giải tỏa đô thị hóa đã và đang đẩy một bộ phân nông dân vào chỗ khó khăn, thiếu đất sản xuất diễn ra gay gắt. Một bộ phận nông dân sử dụng số tiền đền bù đất đai chủ yếu vào việc xây nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình. Do vậy, nhìn bên ngoài thì cảm nhận thấy sự giàu có, song bên trong thì nghèo thật, vì ruộng đất không còn, trong lúc không có nghề nghiệp gì để kiếm sống.
Sự mất cân đối giữa lao động nông nghiệp ngày càng tăng và đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Các khu công nghiệp ngày càng chuyển dịch về nông thôn, song do phần lớn lực lượng lao động nông thôn, nhất là lực lượng lao động nữ, không có tay nghề hoặc trình độ tay nghề thấp, nên khả năng tìm kiếm việc làm trong các khu công nghiệp bị hạn chế. Tình trạng thiếu việc làm, làm những công việc theo mùa vụ, những công việc có thu nhập thấp tồn tại tương đối phổ biến.
Một số gia đình cả nhà đi làm mướn, nhất là những vùng có nhiều người dân tộc Stiêng, Mnông, Khơ me, đa số các dân tộc này sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn, do phương thức, kỹ thuật canh tác lạc hậu, không có đất sản xuất. Theo thống kê, hiện nay trong toàn tỉnh còn 5.157 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu và không có đất sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo 23,59% [1, tr.2], do vậy đi làm thuê nhiều, khi đi làm họ mang theo con cái, nếu là con nhỏ thì trông coi đồ đạc, nếu con lớn thì cùng lao động với cha mẹ. Tình trạng lao động nữ làm những công việc gần giống lao động nam diễn ra phổ biến, kể cả công việc nặng nhọc như cuốc đất trồng hoa màu. Nhiều phụ nữ người Stiêng, Mnông, Khơme theo thói quen, đi làm ngay sau khi sinh khoảng 2 hoặc 3 ngày, do vậy, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ đó cho thấy, thiếu việc làm ổn định, thu nhập thấp là một thách thức to lớn đối với người phụ nữ, đặt họ vào những điều kiện bất lợi. Để tăng thu nhập cho gia đình, phụ nữ phải lao động với thời gian và cường độ cao, chấp nhận làm mọi việc, kể cả việc không phù hợp với sức khỏe của mình như việc gieo trồng lúa, hoa màu, làm cỏ, chăn nuôi, buôn bán nhỏ đến phụ hồ, phun thuốc trừ sâu, làm công nhân lò gạch…
Nhiều gia đình khó khăn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, các bậc phụ huynh thường cho con cái nghỉ học để phụ giúp gia đình, nhất là con gái thường phải nghỉ học sớm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của một bộ phận cháu gái. Theo báo cáo của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh bỏ học; ở bậc tiểu học, nữ 0,54%, nam 0,33%; bậc trung học cơ sở, nữ 3,08%, nam 1,65%; bật trung học phổ thông, nữ 4,02%, nam 2,28% [41, tr.13 ]. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp như: miễn giảm học phí, hỗ trợ sách vở, có khi giáo viên đến tận nhà nhắc nhở, năn nỉ phụ huynh cho con trở lại trường học, song những giúp đỡ đó vẫn chưa khắc phục được tình trạng nghỉ học của các cháu gái.
Hiện nay ở Bình Phước, có 43 nông trường, 9 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng số công nhân là 23.441, trong đó nam là 10.783 chiếm 46%, nữ là 12.658 chiếm 54% [19, tr.1]. Trong lĩnh vực khai thác mủ cao su, tỷ lệ lao động giữa nam và nữ về số lượng hầu như không có nhiều khác biệt, song đây là một ngành độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ và chức năng sinh sản của họ. Trong các nông trường cao su, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ tương đối bằng nhau, song vấn đề giới chủ yếu đặt ra ở chỗ: đa số lao động nữ không có đủ sức khỏe để lao động đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước (55 tuổi), vì đây là lĩnh vực độc hại, nặng nhọc, lao động với cường độ cao (trung bình 12 giờ mỗi ngày), cộng với thời gian họ phải thực hiện chính công việc gia đình. Do vậy, để đảm bảo chế độ hưu trí, đa số phụ nữ phải thuê lao động làm việc cho họ trong các nông trường khoảng 5 đến 10 năm cuối và phải trả với mức lương nhất định cho lao động họ thuê. Đây là khó khăn rất lớn cho lao động nữ. Tình trạng này công nhân nam cũng gặp phải, song do họ ít phải làm công việc gia đình, sức khỏe tốt hơn nên đa số công nhân nam vẫn lao động tới tuổi về hưu.
Thứ hai: về tiếp cận các nguồn lực để sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, ở nông thôn Bình Phước khoảng cách giới về tiếp cận các nguồn lực để sản xuất kinh doanh (thông tin, kiến thức canh tác, chăn nuôi, vốn, sức khỏe, đào tạo) còn khá lớn, cụ thể như:
Một trong những nguồn lực rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là thông tin, kiến thức canh tác, chăn nuôi. Ở Bình Phước, việc chuyển giao kiến thức này đến nông dân bằng nhiều kênh khác nhau, trước hết thông qua hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, nhiều năm qua, những người tham gia các hình thức chuyển giao kiến thức sản xuất (tập huấn, hội thảo, trình diễn, mô hình, tham quan…) chủ yếu là nam giới. Từ năm 2005 đến 2008 có 2.068 đợt tập huấn khuyến nông, với tổng số người tham dự 83.405 người, trong đó nam giới tham gia 54.091, chiếm tỷ lệ 64,85%, nữ tham gia 29.314, chiếm tỷ lệ 35,15 % [39, tr.8]. Tiếp cận được dịch vụ khuyến nông sẽ có một ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống, phụ nữ và nam giới có cơ hội tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong việc tham gia dịch vụ khuyến nông giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ ít có cơ hội và điều kiện để tham dự các lớp tập huấn khuyến nông sẽ là một thiệt thòi lớn cho họ trong việc nâng cao trình độ nghề nghiệp trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
Vốn sản xuất đồng nghĩa với cơ hội việc làm, thu nhập của người nông dân, một trong những khó khăn nhất của lao động nông thôn tỉnh là thiếu vốn đầu tư sản xuất, phần lớn nghiêng về phía phụ nữ, bởi đất đai và các tài sản lớn khác họ ít được tiếp cận và kiểm soát, theo kết quả khảo sát về bình đẳng giới trong lao động và việc làm, có đến 62% phụ nữ được hỏi trả lời họ không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [10, tr.1], do vậy cản trở phụ nữ vay vốn làm ăn. Thực tế hiện nay, phụ nữ nông thôn của tỉnh thường chỉ được vay vốn ở ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ xóa đói giảm nghèo (thường do Hội phụ nữ, Hội nông dân liên kết với các tổ chức Phi chính phủ cho vay bằng tín chấp) có 69% phụ nữ được vay [9, tr.1].
Nếu như lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…đã được quan tâm, chăm sóc sức khỏe ở những mức độ nhất định (chế độ bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, chế độc độc hại…) thì ở nông nghiệp, nông thôn, vấn đề sức khỏe của người lao động vẫn còn bỏ ngỏ. Rất ít hoặc chưa có chương trình chăm sóc sức khỏe riêng cho phụ nữ nông thôn, mặc dù có đội ngũ nữ hộ sinh dân tộc (số lượng ít, không đủ đáp ứng nhu cầu). Đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn tồn tại không ít những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu, phụ nữ dân tộc thường sinh đẻ nhiều hơn số lượng cho phép, sau sinh chỉ vài ngày lại tiếp tục đi làm, do vậy, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của phụ nữ.
Thực tế đời sống đã chứng minh vai trò của yếu tố học vấn là hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế gia đình nói riêng, đối với phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung. Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng chênh lệch học vấn, đào tạo giữa phụ nữ và nam giới ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt đối với những người trên 45 tuổi. Có 72% nam giới có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên, trong khi đó, tỷ lệ này ở phụ nữ chỉ chiếm 51% [10, tr.1]. Trong tổng số 25% lao động nông thôn được đào tạo nghề năm 2008, chỉ có khoảng gần 11% là lao động nữ [38, tr.6]. Với hoạt động cạnh tranh trong phát triển kinh tế thị trường như hiện nay thì những người có học vấn cao sẽ có nhiều lợi thế trong tìm kiếm việc làm ổn định, có thu nhập cao.
Thứ ba: về tỷ lệ thất nghiệp giữa lao động nam và lao động nữ
Theo bảng 2.2, qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ cao hơn so với nam giới. Chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ ngày càng tăng lên từ 0,36% năm 2000 lên đến 0,75% năm 2006 và 1,14% năm 2007. Nguyên nhân là do, lao động nữ của tỉnh ngày càng tụt hậu, không đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, vì “đất lành chim đậu”, Bình Phước là mảnh đất dễ làm ăn sinh sống nên hàng năm làn sóng di dân từ các tỉnh khác đến Bình Phước khá nhiều, họ thường là những người có đời sống khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, trình độ tay nghề thấp, thiếu đất sản xuất…những điều đó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh nói chung và ở nông thôn trong tỉnh nói riêng.
Bảng 2.2: Thất nghiệp của lực lượng lao động Bình Phước chia theo thành thị, nông thôn và chia theo giới tính
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000-2005
2006
2007
Dân số
người
675.186
814.330
828.550
Lực lượng lao động
người
435.000
475.981
482.958
LLLĐ có việc làm
người
378.062
390.187
425.801
Thất nghiệp so với LLLĐ
%
3,2
3,23
3,2
Lao động nam thất nghiệp
%
1.42
1.24
1.03
Lao động nữ thất nghiệp
%
1.78
1.99
2.17
Thất nghiệp thành thị
%
4.36
3.37
3.52
Thất nghiệp nông thôn
%
1.81
1.25
1.03
Thời gian lao động
%
89,76
93,02
90,01
Nguồn: Thống kê tình hình lao động, việc làm của Sở Lao động TB & XH tỉnh Bình Phước, từ năm 2000-2007.
Thực hiện chương trình số 32/CT-UB của UBND tỉnh về chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2005-2010 và chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Phước, đến năm 2008 công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Toàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động; khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; thúc đẩy các dự án đầu tư vào tỉnh như các chương trình nuôi trồng thủy sản, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình xuất khẩu lao động, phân công mỗi doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ cho một xã nghèo… đã góp phần đắc lực giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh, nhất là lao động ở khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm đã sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả tốt. Các trung tâm giới thiệu việc làm đã phát huy chức năng cung ứng, giới thiệu lao động, đa dạng hóa các hình thức giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Riêng năm 2008 tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.025 người lao động, trung bình mỗi năm giải quyết cho khoảng 26.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 3,5%, ở nông thôn xuống còn 1.06%.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong đào tạo và g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn.doc
- bia LV.doc