Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
5. Phương pháp nghiên cứu .5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .6
7. Kết cấu của luận văn.6
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC
CẤP XÃ.7
1.1. Cấp xã và công chức cấp xã 7
1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã .18
1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã .32
Tiểu kết chương 1 .38
Chương 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG .39
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Cư Jút
tỉnh Đắk Nông 39
2.2. Thực trạng công chức cấp xã huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông.40
2.3. Thực trạng về bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kế
toán
16 0 1 15 0
6
Tư pháp - Hộ
tịch
16 0 4 12 0
7
Văn hoá - Xã
hội
16 0 1 6 2 7 0
TỔNG CỘNG 96 0 2 31 3 59 1
Tỷ lệ (%) 100 0.0 2.08 32.29 3.12 61.45 1.04
“Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CCCX theo chức danh tính đến
31/12/2015; Phòng Nội vụ huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông”
47
Trình độ CMNV là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng
lực. Hạn chế về trình độ CMNV thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước cũng như các quy định của
cấp trên khi tổ chức, triển khai, kiểm tra đôn đốc, vận động quần chúng thực
hiện.
Qua thống kê cho thấy tỷ lệ CCCX huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có trình
độ Đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn: 61.45%, CCCX có trình độ Trung cấp là
32.29%, Cao đẳng là 3.12%, Thạc sĩ là 1.04%.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ CCCX có trình độ từ đại học đến sau đại
học của huyện ngày càng cao, không có CCCX nào chưa qua đào tạo về
CMNV. Điều đó thể hiện huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đang nỗ lực trong việc
thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về cơ sở công tác, đồng thời đẩy mạnh việc
ĐTBD đối với đội ngũ CCCX trên địa bàn.
- Về trình độ lý luận chính trị
Bảng 2.7: Trình độ lý luận chính trị
TT
Chức
danh
Năm
Số
lượng
TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Chưa
qua
đào
tạo
Tỷ lệ
(%)
Sơ
cấp
Tỷ lệ
(%)
Trung
cấp
Tỷ lệ
(%)
1
Trưởng
Công an
2015 8 1 12.5 0 0.0 7 87.5
2013 8 6 75 0 0.0 2 25
2
CHT Quân
sự
2015 8 0 0.0 2 25 6 75
2013 8 2 25 1 12.5 5 62.5
3
Văn phòng
- Thống kê
2015 16 0 0.0 5 31.25 11 68.75
2013 16 6 37.5 4 25 6 37.5
4
ĐC-NN-
XD&MT
2015 16 4 25 7 43.75 5 31.25
2013 16 13 81.25 1 6.25 2 12.5
5
Tài chính -
Kế toán
2015 16 4 25 8 50 4 25
2013 16 9 56.25 5 31.25 2 12.5
6
Tư pháp -
Hộ tịch
2015 16 3 18.75 5 31.25 8 50
2013 16 8 50 3 18.75 5 31.25
48
7
Văn hoá -
Xã hội
2015 16 5 31.25 6 37.5 5 31.25
2013 16 10 62.5 4 25 2 12.5
TỔNG CỘNG
2015 96 17 17.7 33 34.37 46 47.91
2013 96 54 56.25 18 18.75 24 25
Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CCCX theo chức danh tính đến
31/12/2015; Phòng Nội vụ huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.
Lý luận chính trị là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với đội
ngũ công chức cấp xã. Trình độ LLCT sẽ giúp công chức có lập trường tư
tưởng chính trị vững vàng, thực hiện công vụ đúng theo đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Hơn nữa, có nhận thức chính trị
đúng đắn thì CCCX mới hết lòng, hết sức tận tuỵ phụng sự đất nước, phục vụ
nhân dân.
Qua bảng thống kê về trình độ LLCT của CCCX cho thấy công tác
ĐTBD LLCT cho đội ngũ CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đang được quan
tâm thực hiện; số lượng CCCX trên địa bàn chưa đủ chuẩn về trình độ lý luận
chính trị (chưa qua ĐTBD LLCT) năm 2013 là 56.25% đến năm 2015 còn
17.7%; tỷ lệ CCCX có trình độ sơ cấp LLCT năm 2013 là 18.75%, đến năm
2015 là 34.37%; năm 2013 số lượng công chức cấp xã có trình độ LLCT trung
là 25%, đến năm 2015 tỷ lệ này chiếm 47.91%; đặc biệt đến nay vẫn chưa có
CCCX nào được đào tạo cao cấp LLCT. Điều đó phản ánh trình độ về LLCT
của đội ngũ CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông tuy đã được cải thiện đáng
kể, công tác đào tạo đã được quan tâm tạo điều kiện. Tuy nhiên, mới chỉ tập
trung vào đào tạo hệ sơ cấp và Trung cấp LLCT còn cao cấp hay cử nhân chính
trị từ năm 2013 đến năm 2015 là 0 người, tỷ lệ CCCX chưa qua đào tạo vẫn còn
cao năm 2015 là 17.7%. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đội
ngũ CCCX đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại thì đây là một vấn đề
đáng chú ý trong công tác ĐTBD LLCT cho CBCC chính quyền cấp xã hiện
nay của địa phương.
- Về trình độ quản lý nhà nước
49
Bảng 2.8. Trình độ QLNN
TT
CHỨC
DANH
Năm
Số
lượng
TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chưa
qua
ĐT
Tỷ lệ
(%)
Sơ
cấp
Tỷ lệ
(%)
Trung
cấp
Tỷ lệ
(%)
Đại
học
Tỷ
lệ
(%)
1
Trưởng
Công an
2015 8 3 37.5 3 37.5 2 25 0 0.0
2013 8 8 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
2
CHT
Quân sự
2015 8 7 87.5 0 0.0 1 12.5 0 0.0
2013 8 8 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
3
Văn
phòng -
Thống kê
2015 16 10 62.5 6 37.5 0 0.0 0 0.0
2013 16 14 87.5 0 0.0 2 12.5 0 0.0
4
ĐC-NN-
XD&MT
2015 16 10 62.5 6 37.5 0 0.0 0 0.0
2013 16 16 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
5
Tài chính
- Kế toán
2015 16 11 68.75 2 12.5 3 18.75 0 0.0
2013 16 16 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
6
Tư pháp -
Hộ tịch
2015 16 4 25 10 62.5 2 12.5 0 0.0
2013 16 16 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
7
Văn hoá -
Xã hội
2015 16 12 75 4 25 0 0.0 0 0.0
2013 16 16 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0
TỔNG CỘNG
2015 96 57 59.37 31 32.29 8 8.3 0 0.0
2013 96 94 97.99 96 100 2 2.08 0 0.0
“Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CCCX theo chức danh tính đến
31/12/2015; Phòng Nội vụ huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông”.
Qua bảng trên cho thấy hiện nay tỷ lệ CCCX trên địa bàn có trình độ
QLNN là trung cấp năm 2015 chỉ 8 người, chiếm 8.3%, năm 2013 tỷ lệ này là 2
người chiếm 2.08%. Số có trình độ sơ cấp về QLNN năm 2015 là 31 người
chiếm 32.29% và năm 2013 tỷ lệ này là 96 người, chiếm 100% (như vậy, những
năm gần đây chính quyền các cấp đã quan tâm nhiều hơn trong việc ĐTBD về
QLNN cho CCCX). Tuy nhiên, số CCCX chưa qua ĐTBD về kiến thức QLNN
còn quá cao đến năm 2015 tỷ lệ này chiếm 59.37%; từ năm 2013 đến năm 2015
không có công chức nào có trình độ QLNN ở bậc đại học.
50
Như vậy, với việc tham gia trực tiếp vào các công việc chuyên môn của
chính quyền cấp xã; song trình độ về QLNN của CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk
Nông còn thấp, điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng thực thi nhiệm
vụ và khả năng hoàn thành công việc của công chức.
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 2.9. Trình độ ngoại ngữ, tin học
TT
Chức
danh
Số
lượng
Ngoại ngữ Tin học
Ngoại
ngữ A
trở lên
Tỷ
Lệ
(%)
Chưa
đào
tạo
Tỷ
Lệ
(%)
Tin
học A
văn
phòng
trở
lên
Tỷ
Lệ
(%)
Chưa
đào
tạo
Tỷ
Lệ
(%)
1
Trưởng
Công an
8 8 100 0 0.0 8 100 0 0.0
2
CHT
Quân sự
8 6 75 2 25 8 100 0 0.0
3
Văn
phòng -
Thống kê
16 16 100 0 0.0 16 100 0 0.0
4
ĐC-NN-
XD&MT
16 16 100 0 0.0 16 100 0 0.0
5
Tài chính
- Kế toán
16 16 100 0 0.0 16 100 0 0.0
6
Tư pháp -
Hộ tịch
16 12 75 4 25 12 75 4 25
7
Văn hoá -
Xã hội
16 14 87.5 2 25 14 87.5 2 14
TỔNG CỘNG 96 88 91.6 8 8.33 90 93.75 6 6.25
“Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CCCX theo chức danh tính đến
31/12/2015; Phòng Nội vụ huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông”.
Thông qua các số liệu thống kê như bảng trên ta nhận thấy, về cơ bản đội
ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông có trình độ
ngoại ngữ cơ bản tương đối đồng đều, trình độ ngoại ngữ từ A trở lên chiếm
51
91.6%, số công chức chưa được bồi dưỡng hay chưa biết một ngoại ngữ nào
chiếm 8.33%.
Với mặt bằng trình độ ngoại ngữ như bảng thống kê trên, đội ngũ công
chức cấp xã có thể vận dụng kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ vào giao tiếp và giải
quyết công việc được giao liên quan đến yếu tố nước ngoài và giải quyết các
thủ tục hành chính hay doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều trên
địa bàn huyện. Đặc trưng của huyện là giáp danh với Campuchia vì thế việc
tăng cường năng lực ngoại ngữ cũng sẽ là thuận lợi không nhỏ để công chức
chính quyền có thể thực sự đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại cũng như trong
thời gian tới.
Theo bảng thống kê cho thấy, trình độ tin học văn phòng từ A trở lên (ở
mức độ soạn thảo văn bản là chính, số này chiếm tới 93.75% nghĩa là tỷ lệ công
chức sử dụng và có chứng chỉ bồi dưỡng về tin học văn phòng cao, số còn lại
chủ yếu là chưa qua bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 6.25%, điều này thuận lợi cho việc
áp dụng và vận dụng công nghệ thông tin vào xử lý và giải quyết công việc
chính xác, hiệu quả hơn; đặc biệt là là việc khai thác nguồn thông tin, tư liệu từ
Internet và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xu thế thực hiện chính phủ
điện tử.
Như vậy, qua các tiêu chí đánh giá chất lượng CCCX trên địa bàn huyện
Cư Jút, tỉnh Đăk Nông chúng ta thấy: nhìn chung, chất lượng CCCX trên địa
bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông phần nào đã đáp ứng được yêu cầu công việc
đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay qua các bảng thống kê về trình độ và năng lực của
đội ngũ CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, có thể nhận thấy trình độ CCCX
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa
cao, vẫn còn đáng kể số lượng công chức thiếu các kỹ năng tin học, ngoại ngữ,
tiếng DTTS, đặc biệt là tỷ lệ chưa qua ĐTBD về QLNN và LLCT còn cao.
Thực trạng đó chính là những yêu cầu quan trọng đặt ra cho công tác xây dựng
52
các chương trình, kế hoạch, chiến lược và nâng cao chất lượng các hoạt động về
bồi dưỡng đối với CCCX trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.3. Thực trạng về bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Cư Jút, tỉnh Đăk Nông (giai đoạn 2011 -2015)
2.3.1. Về hệ thống các quy định, quan điểm và định hướng bồi dưỡng
CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay
Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước về ĐTBD CBCC trong hệ thống chính trị nói chung và trong
bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng, Huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đã quán triệt
thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng của Trung
ương, của tỉnh như:
- Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD
công chức;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011-2015;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ tài chính Quy
định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
dành cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức;
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành
kế hoạch triển khai ĐTBD cán bộ, công chức xã theo quyết định 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012.
- Quyết định 124/QĐ-TTg, ngày 16/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
đào tạo cán bộ, CCCX;
- Công văn số 633/SNV-CCVC, ngày 16/5/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Đăk
Nông về báo cáo tiến độ giải ngân kinh phí công tác ĐTBD CCCX theo Quyết
định 124 của Chính phủ;
53
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-
2025.
2.3.2. Về hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tham gia bồi
dưỡng CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông
2.3.2.1. Về hệ thống cơ sở vật chất
Những năm gần đây công tác bồi dưỡng CCCX của tỉnh Đăk Nông nói
chung huyện huyện Cư Jút nói riêng, được hỗ trợ bằng nhiều nguồn vốn để từng
bước hiện đại hóa và chuẩn hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học.
Tỉnh và huyện cũng đã có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang
bị kỹ thuật, phương tiện, dành quỹ đất để xây dựng nhiều hạng mục công trình
phục vụ cho công tác ĐTBD đặc biệt là đối với Trường chính trị tỉnh, Trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục
thường xuyên trên địa bàn huyện.
Bảng 2.10 : Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác bồi dưỡng công
chức cấp xã ở một số cơ sở.
Đơn vị tính: m2
Cơ sở bồi dưỡng
Tổng
diện
tích
Giảng
đường,
phòng
học
Thư
viện
Nhà thi
đấu hoặc
sân vận
động
Phòng
làm
việc
Phòng
thực
hành
1. Trường chính trị
tỉnh
70.000 1.300 200 0 600 0
2. Trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp
huyện
8.000 830 110 0 250 0
3. Trung tâm giáo dục
nghề nghiệp – Giá
dục thường xuyên
7.000 770 150 0 300 0
54
Nguồn: Trường chính trị tỉnh Đắk Nông, Trung tâm bồi dưỡng chính trị,
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh
Đăk Nông.
Đối với hệ thống các cơ sở tham gia ĐTBD CCCX ở huyện Cư Jút tỉnh
Đăk Nông gồm có những cơ sở chủ yếu sau:
- Trường chính trị tỉnh Đăk Nông: ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý của
Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các
đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và
tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương
đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ công chức cấp cơ sở và một
số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, nhà nước và một số lĩnh vực khác [3].
Đối với CCCX, trường đảm nhận bồi dưỡng các lớp cụ thể như:
+ Bồi dưỡng CMNV cho 07 chức danh công chức cấp xã.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận, hòa giải.
+ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên dành cho CCCX.
+ Bồi dưỡng đại biểu HĐND.
+ Tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo vị trí công việc đặc thù cho công chức
tại địa phương[3].
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo
dục thường xuyên huyện
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ
công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống
chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi
dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [1].
55
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có nhiệm vụ cụ thể:
+ Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương
trình LLCT cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách và pháp luật của nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.
+ Bồi dưỡng đại biểu HĐND.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận, hạ giải.
+ Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên dành cho công
chức cấp xã.
+ Bồi dưỡng CMNV cho 07 chức danh CCCX.
+ Tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo vị trí công việc đặc thù cho công chức
tại địa phương
+ Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về CMNV công tác xây dựng Đảng,
QLNN, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực
khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
+ Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; LLCT cho đảng viên
mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở.
+ Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ
đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương [1].
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo duc thường xuyên huyện thực hiện
chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ
năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình ĐTBD nâng cao trńh độ CMNV
bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ
thông tin - truyền thông; chương trình ĐTBD nâng cao trình độ chuyên môn;
chương trình ĐTBD nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng DTTS cho cán
bộ, công chức theo kế hoạch hằng năm của địa phương [10].
56
Bên cạnh các cơ sở nêu trên, CCCX ở huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông còn
tham gia bồi dưỡng tại các cơ sở khác như:
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Học viện Hành chính Quốc gia phân viện Học viện hành chính tại Tây
Nguyên (tỉnh Đăk Lăk).
- Các trường đại học, học viện trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2.3.2.2. Về đội ngũ giảng viên
Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên và cán bộ quản lý
trong lĩnh vực ĐTBD của địa phương thời gian qua đã không ngừng được nâng
cao, củng cố cả về chất lượng và số lượng.
Đến cuối năm 2015, Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông có 25 giảng viên
trình độ đại học, 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 02 giảng viên là nghiên cứu
sinh.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có 03 giảng viên chính, 12 giảng
viên kiêm chức, báo cáo viên cấp huyện tham gia bồi dưỡng với trình độ đạt
chuẩn từ Đại học trở lên.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên có 28 giáo
viên, trong đó có 26 trình độ đại học, 2 thạc sĩ.
Trong những năm gần đây, đa số giảng viên, giáo viên và báo cáo viên,
cán bộ quản lý trong đơn vị ĐTBD đều đáp ứng được yêu cầu chuẩn về trình độ
CMNV. Đội ngũ giảng viên, giáo viên, báo cáo viên có năng lực nhiệt tình, tích
cực trong công tác giảng dạy, tự tìm hiểu nghiên cứu học tập nâng cao trình độ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số giảng viên, giáo viên của các đơn vị
ĐTBD tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm công tác còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên,
giáo viên ở một số trường còn thiếu, nên nhiều giảng viên phải ðảm nhiệm
giảng dạy nhiều môn, khối lýợng týõng ðối lớn, phần nào ảnh hýởng tới chất
lýợng giảng dạy.
57
Bảng 2.11: Đội ngũ giảng viên tại các cơ sở ĐTBD CCCX huyện Cư Jút
tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị tính: Người
Cơ sở bồi dưỡng
Giáo viên, quản lý
Tổng số Đại học
Thạc
sỹ
Nghiên
cứu sinh
1. Trường chính trị tỉnh 47 25 20 2
2. Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện
15 15 0 0
3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
-thường xuyên huyện
28 26 2 0
Nguồn: Trường chính trị tỉnh Đăk Nông, Phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ
chức Huyện ủy Cư Jút tỉnh Đăk Nông năm 2015
2.3.3. Về hệ thống chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng
CCCX ở huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
Những năm qua, huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông đã tổ chức triển khai các
quy định của Trung ương, của tỉnh tại huyện khá đầy đủ và đồng bộ. Đào tạo,
bồi dưỡng CBCC nói chung hiện nay bao gồm: Bồi dưỡng LLCT, CMNV; kiến
thức, kỹ năng QLNN và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng DTTS.
Việc áp dụng các chương trình bồi dưỡng đối với CCCX theo quy định Nghị
định số 18/2010/NĐ-CP và theo các đề án do chính phủ phê duyệt.
Về khung nội dung chương trình được các cơ sở đào tạo thống nhất trên
cơ sở khung quy định cho các loại hình bồi dưỡng và việc sử dụng chương
trình, nội dung giảng dạy được áp dụng theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP,
cũng như các đề án về ĐTBD dưỡng CCCX.
Việc bổ sung, chỉnh sửa, biên soạn nội dung giảng dạy được các cơ sở
đào tạo (chủ yếu là Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện,
Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục nghề nghiệp huyện) thực hiện trên
cơ sở quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP.
58
Cùng với nội dung, các hình thức bồi dưỡng cũng được quan tâm, ngoài
các hình thức bồi dưỡng chung, cũng đã quan tâm đến các khóa bồi dưỡng
mang tính đặc thù như các lớp bồi dưỡng dành cho công chức người DTTS; các
lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng ứng phó với thay đổi; các lớp bồi dưỡng kiến
thức sử dụng máy tính, internet cho cán bộ, CCCX vùng sâu, vùng xa, kiến thức
tôn giáo hay tiếng DTTS trên địa bàn.
- Về hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã.
Bảng 2.12: Phương pháp, hình thức bồi dưỡng CCCX
Phương pháp bồi dưỡng
Các loại hình
Không phù
hợp
Phù
hợp
Rất phù hợp
1. Vấn đáp, xêmina, thảo luận 30 20 0
2. Thuyết trình 10 40 0
3. Kết hợp giữa thuyết trình và
thảo luận, xêmina.
5 45 0
4. Tự nghiên cứu 5 45 0
Hình thức tổ chức bồi dưỡng
1. Khóa học tập trung có thời
lượng 1 - 2 ngày
0 20 30
2. Khóa học tập trung có thời
lượng 3 - 5 ngày
0 50 0
3. Khóa học ngắn hạn từ 1- 2 tuần 45 5 0
4. Khóa học dài hơn 2-4 tuần 30 20 0
5. Khóa học dài hạn 6 trở lên 45 5 0
6. Tự học 0 28 22
“Nguồn: Kết quả khảo sát đối với CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông,
năm 2017”.
Trong những năm gần đây, đối với hoạt động bồi dưỡng CCCX đã có
những chuyến biến tích cực, với việc đổi mới cập nhật kiến thức và chương
trình bồi dưỡng nên phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng cũng được chú
trọng nhiều hơn, sát với nhu cầu công việc của người học. Qua kết quả khảo sát
có thể nhận thấy có khoảng 60% CCCX được khảo sát cho rằng phương pháp
59
vấn đáp, xêmina, thảo luận là không phù hợp, có 90% công chức cho rằng nếu
kết hợp giữa thuyết trình và thảo luận, xêmina thì sẽ rất phù hợp đến phù hợp.
Qua khảo sát về hình thức bồi dưỡng CCCX xã ở huyện Cư Jút tỉnh Đăk
Nông cũng cho thấy đa số CCCX nghĩ rằng khóa bồi dưỡng hằng năm hay bồi
dưỡng chuyên ngành chỉ nên kéo dài từ khoảng 3 đến 5 ngày, 90% công chức
cho rằng khóa bồi dưỡng trên địa bàn không nên kéo dài từ 6 tháng trở lên. Lý
do các CCCX đưa ra là do thời gian tham gia giải quyết công việc nhiều nên
thường gặp khó khăn nếu tham gia các khóa bồi dưỡng dài hạn, có tới 56%
công chức đồng ý với phương pháp tự học, đây cũng là một biểu hiện tích cực
trong tinh thần tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Qua khảo sát nhận thấy công tác bồi dưỡng CCCX trên địa bàn huyện Cư
Jút tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã được quan tâm đổi mới, đa dạng hóa các
hình thức, nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng. Trong đó chú trọng
đổi mới, bồi dưỡng cho công chức theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản
vừa coi trọng trang bị kỹ năng thực hành để họ thuần thục công việc được giao;
việc bồi dưỡng công chức được thực hiện căn cứ theo quy hoạch cán bộ, gắn lý
luận với thực tiễn, với yêu cầu sử dụng. Nội dung, chương trình đào tạo gắn liền
với nhiệm vụ chính trị, vừa tạo ra người công chức chuyên sâu, vừa hiểu biết
rộng, qua đó giúp cải thiện năng lực về chuyên môn nghiệp vụ trong thực hiện
chức trách được giao.
Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành các quy định riêng, cụ thể
cho công tác này nhưng nhìn chung việc tổ chức thực thi công tác bồi dưỡng
CCCX đã được quan tâm tạo điều kiện triển khai khá đầy đủ, góp phần quan
trọng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
2.3.4. Về kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư Jút tỉnh
Đăk Nông
Đối với công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút
tỉnh Đăk Nông được Huyện ủy, UBND huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm,
60
có tính chất quan trọng, quyết định trực tiếp đến nâng cao hiệu quả hoạt động
của chính quyền cơ sở. Vì vậy, hàng năm, huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông đã phân
bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phục vụ cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC, viên chức nói chung và CCCX nói riêng; kinh phí đối với đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được sử dụng từ nguồn hỗ trợ của
Ngân sách Trung ương (khoảng 70%), đồng thời lồng ghép từ nguồn kinh phí
thực hiện bồi dưỡng đối với CCCX theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn kinh phí của địa phương và kết
hợp với các nguồn kinh phí từ các Chương trình, Đề án, Dự án quốc gia liên
quan đảm bảo thực hiện quy hoạch tạo nguồn công chức ở cấp xă hằng năm;
việc chi trả được áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010
của Bộ tài chính Quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ
ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức.
Bảng 2.13: Kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Bồi
dưỡng
SL
CÔNG
CHỨC
Năm Giai
đoạn
2015-
2020
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Sơ cấp lý luận
chính trị
10 15 15 15 15 15 15 90
Tiếng dân tộc 20 30 30 30 30 30 30 180
Quản lý hành
chính; an ninh
quốc phòng;
tin học; ngoại
ngữ
96 144 144 144 144 144 144 864
Tổng 126 189 189 189 189 189 189 1.134
“Nguồn: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai
đoạn 2015-2020;UBND huyện Cư Jút, 2016”.
2.3.5. Về kết quả thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư
Jút tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 -2015
61
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; cùng với sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền trong những năm qua, đội ngũ CCCX trên địa bàn đã có sự
phát triển cả về số lượng và chất lượng, bước đầu bố trí các chức danh công
chức phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng
công chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ
nhiệm, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công
tác được giao, từng bước thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, vì vậy đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đặc biệt là từ khi có
Luật cán bộ công chức năm 2008; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Quyết định
số 04/2004/QĐ-BNV; Nghị định số 112/2012/NĐ-CP; Nghị định số
92/2009/NĐ-CP thì đội ngũ CCCX không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần
lớn được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy
hoạch, ĐTBD, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý
thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_huyen_cu_jut_tinh_dak_no.pdf