Trang phu ̣bia
Lờ i cả m ơn
Lờ i cam đoan
Muc l ̣ uc̣
Danh muc c ̣ á c chữ viết tắ t
Danh muc c ̣ á c bả ng
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận văn . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5
3.1. Mục đích nghiên cứu. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu . 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6
5.1. Phương pháp luận. .
5.2. Phương pháp nghiên cứu . .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 6
7. Kết cấu của luận văn. 7
CHƯƠNG 1: GIỚ I THIÊU V ̣ Ề BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ . 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã. 8
1.1.1. Khái niêm công ch ̣ ứ c và công chứ c cấp xã. 8
1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã . 11
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm đáp ứng tiến trình cải cách hành
chính.
Thứ nhất, tỉnh đã phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp mở các lớp trung cấp chuyên môn cho số công chức
cấp xã, phường, thị trấn có trình độ văn hoá trung học phổ thông nhưng chưa
có trình độ trung cấp đã được xếp vào các chức danh quy định. Kết quả, tỉnh
Nam Định đã mở 3 lớp trung cấp địa chính, 4 lớp trung cấp văn hoá, 3 lớp
34
trung cấp luật, 2 lớp trung cấp lao dộng - xã hội, 3 lớp trung cấp kế toán, 1 lớp
trung cấp văn thư lưu trữ, 4 lớp chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, 2
lớp trung cấp công an và mỗi huyện, thành phố mở từ 1 đến 2 lớp trung cấp
chính trị, trung cấp hành chính cho đội ngũ công chức đang giữ các chức danh
chuyên trách, công chức cấp xã và là cán bộ nguồn. Trình độ của công chức
cấp xã bình quân có trên 81,54% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, có
những chức danh đạt cao như địa chính - xây dựng đạt 96,42%, tài chính - kế
toán đạt 94,64%, văn hoá - xã hội đạt 84,54% [Nguồn: Sở Nôị vu ̣ tỉnh Nam
Điṇh năm 2017].
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho CBCC
hành chính và công chức xã, phường, thị trấn. Tỉnh Nam Định xác định đây là
nhiệm vụ thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức quản lý Nhà nước cho
CBCC nói chung cũng như công chức cấp xã nói riêng. Mặt khác, bồi dưỡng
kiến thức quản lý Nhà nước để công chức xã hoàn thiện các tiêu chuẩn của
ngạch, của chức danh đang đảm nhận theo quy định.
Thứ ba, trang bị kỹ năng hành chính, tỉnh đã mở 4 lớp về kỹ năng xử lý
công việc, giao tiếp hành chính cho 457 chức danh văn phòng - thống kê, địa
chính - xây dựng, công chức đang phụ trách hoặc làm ở bộ phận “một cửa” ở
xã, phường, thị trấn.
Nhìn lại nhiệm vụ bồi dưỡng tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã đạt
được cho thấy công tác bồi dưỡng phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ đặt
ra trong kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh, có tính đến những nhiệm vụ cấp bách
và nhu cầu cần được bồi dưỡng của công chức cấp xã trong thực thi công vụ.
Tỉnh đã quan tâm thực hiện chế độ kinh phí bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng CBCC Nhà nước, hỗ trợ
kinh phí cho công chức bồi dưỡng trung cấp chuyên môn, cấp toàn bộ học phí
và kinh phí tổ chức lớp, hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho một số lớp bồi dưỡng. Có sự
phối hợp chỉ đạo, lãnh đạo của UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo các sở,
35
ban, ngành cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng ở đơn
vị mình; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng như Trường Chính trị,
Trung tâm bồi dưỡng tại chức tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện,
thành phố của tỉnh trong việc bố trí giáo viên, cơ sở giảng dạy.
1.3.1.2. Tỉnh Vĩnh Long
Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long, tính đến năm 2010 toàn
tỉnh có 2.243 công chức cấp xã, trong đó, có 1.018 công chức chuyên môn
theo 7 chức danh công chức cấp xã theo quy định. Trong đó, số công chức
cấp xã chưa chuẩn chiếm 75%, gồm: Chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính
trị chiếm trên 51%, về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 39%, về bồi dưỡng quản
lý Nhà nước chiếm 40%. Để khắc phục tình trạng trên, năm 2010, UBND tỉnh
Vĩnh Long đã phê duyệt đề án bồi dưỡng công chức cấp xã với chỉ tiêu đến
2020 sẽ bồi dưỡng cho 32.000 lượt CBCC để đủ đáp ứng cho yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới và bổ sung vào nguồn CBCC đến tuổi nghỉ hưu hoặc
chuyển đổi công việc.
Để xây dựng và phát triển lực lượng giảng viên làm công tác bồi dưỡng
công chức cấp xã, tỉnh Vĩnh Long xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chính
sách, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp dể thu hút những người có năng lực
giảng dạy đang hoạt động trên các lĩnh vực tham gia giảng dạy theo chế độ
kiêm nhiệm. Đồng thời, tính tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế ờ
các cơ sở bồi dưỡng, đặc biệt là trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồi
dưỡng Chính trị của các huyện, thành phố. Các cơ sở bồi dưỡng của tỉnh đang
tập trung nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy
sao cho phù hợp với từng đối tượng.
Quy hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công chức
cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long là một khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển KT - XH giai đoạn 2010 - 2015 và chuẩn bị nguồn cán
bộ cho giai đoạn 2015-2020 [Nguồn: Sở Nôị vu ̣tỉnh Viñh Long 2018].
36
1.3.1.3. Tỉnh Khánh Hòa
Năm 2005, đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Khánh Hòa có trình độ
học vấn phổ thông trung học là 1.697 người, chiếm 79,37%; trung cấp chuyên
môn, nghiệp vụ 694 người, chiếm 12,4%; đại học 166 người, chiếm 7,16%;
sau đại học 02 người, chiếm 0,09%; trung cấp lý luận chính trị 781 người,
chiếm 35,12%. Kết quả thể hiện sự quan tâm của tỉnh Khánh Hòa trong công
tác bồi dưỡng công chức cấp xã cũng như sự cố gắng vươn lên của đội ngũ
công chức cơ sở.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ năm (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng
HTCT, cơ sở xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ thì việc chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh
Khánh Hòa còn nhiều bất cập. Trước thực trạng đó, từ sau Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XV, tỉnh chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ công
chức cơ sở vì xem đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực thi tốt
các nhiệm vụ chinh trị ở cơ sở.
Năm 2010, toàn tỉnh Khánh Hòa có 137 xã, phường, thị trấn với 2.138
công chức cấp xã, trong đó, có 1.367 cán bộ chuyên trách và 771 công chức.
Qua gần 4 năm tổ chức thực hiện Chương trình số 07 - Ctr/TU của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về bồi dưỡng, nâng cao năng lực công chức cấp xã, đã đạt một số
kết quả đáng kể. Trong những năm tới, tỉnh Khánh Hòa chủ trương tiếp tục
đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng, nhất là đội ngũ công chức cấp xã.
Phấn đấu sau nãm 2010, 100% công chức cấp xã trên địa bàn đạt tất cả các
chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong
đó, có 30% đạt trên chuẩn vào năm 2015 và có 50% đạt trên chuẩn vào năm
2020. Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định sẽ ưu tiên bồi dưỡng về kiến thức quản lý
Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, tin học và tiếng đồng bào
dân tộc thiểu số cho đội ngũ công chức ở cơ sở hiện có; bồi dưỡng các kỹ
37
năng và phương pháp xử lý, giải quyết các tình huống trong quản lý, điều
hành cho chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND cấp xã [Nguồn: Sở Nôị vu ̣tỉnh
Khánh Hòa năm 2018].
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác bồi dưỡng công chức
cấp xã ở một số địa phương
Từ nghiên cứu công tác bồi dưỡng công chức nói chung và công chức
cấp xã nói riêng ở một số địa phương nói trên, có thể rút ra được bài học kinh
nghiệm cho bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar, như sau:
Một là, phải nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã,
từ đó, đòi hỏi công chức cấp xã phải được thường xuyên bồi dưỡng những kỹ
năng cần thiết trong quá trình công tác.
Hai là, thường xuyên khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của công chức
cấp xã. Trên cơ sở đó chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp
xã trong từng năm và cả nhiệm kỳ gắn với quy hoạch, bố trí sử dụng công
chức sau bồi dưỡng.
Ba là, có chế độ chính sách đối với công chức cấp xã được cử đi bồi
dưỡng để công chức cấp xã yên tâm tham gia học tập, đồng thời, đối với đội
ngũ giảng viên cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ này chuyên
tâm nghiên cứu đầu tư cho công tác giảng dạy của mình.
Bốn là, thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp
bồi dưỡng công chức cấp xã.
Năm là, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng công chức trong
xây dựng kế hoạch, xác định nội dung và hình thức bồi dưỡng công chức cấp
xã.
Tiểu kết chương 1
Chương này đã trình bày khái quát những lý luận cơ bản về HTCT cấp
xã, về công chức cấp xã, về vị trí, vai trò, đặc điểm và yêu cầu của công chức
38
cấp xã. Đồng thời, đưa ra các khái niệm cơ bản về công tác bồi dưỡng công
chức và làm rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã; xác
định được nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp bồi dưỡng công
chức cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu công
việc. Từ đó, làm nền tảng lý luận khẳng định rằng công tác bồi dưỡng công
chức cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng phát triển.
Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành
nghiên cứu thực tiễn công tác bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar ở
chương 2 và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức cấp xã
trong chương 3.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN CƯ M’GAR
2.1. Điều kiêṇ tư ̣nhiên, kinh tế, xã hôị và đôị ngũ công chức cấp xã
của huyêṇ Cư M’gar
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cư M’gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, được thành lập từ năm 1984,
có vị trí địa lý, chính trị quan trọng của tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện Ea
H’leo, phía Đông giáp huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ, phía Tây giáp
huyện Buôn Đôn và huyện Ea Sup, phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Cư M’gar gồm có 15 xã và 2 thị trấn, với 189 thôn buôn và TDP,
gồm: 16 TDP; 100 thôn và 73 buôn; trong đó có 01 xã vùng III và 04 buôn có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Tổng dân số 171.363 người, trong đó dân
tộc thiểu số 77.744 người chiếm 45,36% (đồng bào dân tộc tại chỗ 63.587
người, chiếm 37,10%) dân số toàn huyện. Tổng diện tích tự nhiên là 82.450
ha và dân số có khoảng 174.693 người bao gồm 25 dân tộc anh em với nhiều
nền văn hóa phong phú, đa dạng (theo số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk). Do
có rất nhiều đồng bào, dân tộc thiểu số sinh sống nên tồn tại sự hạn chế về
trình độ văn hóa, đời sống kinh tế thấp gây khó khăn trong công tác quản lý
nhà nước tại địa phương [Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar năm 2018].
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính
quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Cư M’gar, tình hình kinh tế - xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản trên các lĩnh vực
kinh tế - xa ̃hôị đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thu ngân sách đảm bảo kế hoạch, huy động vốn
40
đầu tư phát triển đạt khá. Tuy nhiên, với địa bàn rộng, dân cư các xã ở rải rác
không tập trung, hơn nữa có nhiều hộ dân đi cư tự do từ những địa phương
khác đến, nhiều hộ dân ở địa bàn khác nhưng lại đến sản xuất canh tác, kinh
doanh trên địa bàn huyện (nhất là trong sản xuất nông nghiệp) và là một
huyện có kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 66,31% giá trị sản
xuất, công nghiệp - xây dựng chiếm 12,64%, thương mại, dịch vụ chiếm
21,05%, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào các sản phẩm nông nghiệp. Từ
những vấn đề trên trong công tác quản lý có nhiều khó khăn phức tạp và hạn
chế; hơn nữa về tình hình xã hội còn nhiều ảnh hưởng và diễn biến phức tạp,
mặt khác thời tiết khí hậu không được thuận lợi gây hạn hán mất mùa trên
diện rộng từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trên địa bàn
huyện.
Về văn hóa - xã hội, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy
đủ. Công tác cải cách hành chính có tiến bộ, hiệu quả quản lý nhà nước các
cấp được nâng cao; an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh - quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng hệ thống chính trị thường
xuyên được củng cố, kiện toàn; dân chủ trong xã hội được phát huy, đời sống
vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn
có nhiều thay đổi. Ngoài ra hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
thông tin đại chúng được tăng cường, hệ thống giao thông, mạng lưới điện,
điện thoại, cáp mạng được mở rộng tới các địa bàn vùng sâu vùng xa.
Kinh tế của huyện tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, môṭ bô ̣
phâṇ nhân dân đời sống còn khó khăn, giá cả các măṭ hàng thiết yếu phuc̣ vu ̣
sản xuất tiêu dùng thường xuyên tăng; tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn
nhiều nhân tố phức tạp, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lơị duṇg vấn đề dân
tôc̣, tôn giáo để kích đôṇg, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.1.3. Đội ngũ công chức cấp xã huyện Cư M’gar
2.1.3.1. Về số lượng
41
Huyện Cư M’gar hiện có 2 thị trấn và 15 xã, đội ngũ công chức được bố
trí theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với công
chức cấp xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách
cấp xã. Tính đến năm 2017, số lượng công chức cấp xã huyện Cư M’gar là
206 người, trong đó có 68 người là đồng bào dân tộc thiểu số, 131 Đảng viên.
2.1.3.2. Về cơ cấu
Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ huyện Cư M’gar, ta có bảng số
liệu như sau:
Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Cư M’gar
giai đoạn 2015 – 2018
Cơ cấu
công chức
cấp xã
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lươṇg
Tỷ lê ̣
(%)
Số lượng 203 100 203 100 204 100 206 100
Giới tính
Nam 128 63,1 128 63,1 129 63,2 93 45,1
Nữ 75 36,9 75 36,9 75 36,8 113 54,9
Độ tuổi
Dưới 30 56 27,6 56 27,6 56 27,5 52 24,2
Từ 30 – 45 123 60,6 123 60,6 123 60,3 126 61,2
Từ 46 – 55 24 11,8 24 11,8 24 11,7 28 13,6
Trên 55 0 0 0 0 1 0,5 0 0
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar năm 2018)
42
Theo số liệu bảng 2.1, ta thấy:
- Về số lượng: sự dao động về số lượng công chức là rất ít: chỉ tăng thêm
3 công chức trong vòng 4 năm 2015 - 2018 và có xu hướng ngày một tăng. Sự
thay đổi số lượng này có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do:
+ Thứ nhất: Tuyển thêm công chức cấp xã. Do công việc của cấp cơ sở
ngày càng nhiều, hơn nữa, vai trò của nó ngày càng quan trọng hơn khi là cơ
quan hành chính sâu sát nhất đến đời sống của nhân dân.
+ Thứ hai: Chế độ thi tuyển công chức
+ Thứ ba: Do các công chức cấp xã đã đến tuổi nghỉ hưu
- Về cơ cấu theo giới tính
Nhìn chung, cơ cấu giới tính của công chức cấp xã tương đối ổn định, và
không thay đổi nhiều qua các năm. Công chức giới tính nữ chiếm tỷ trọng
tương đối đồng đều so với công chức giới tính nam và có xu hướng tăng lên.
Thể hiện được tính hợp lý trong cơ cấu cũng như sự bình đẳng về giới tính
của công chức trong cơ quan chính quyền cấp xã.
- Về cơ cấu theo độ tuổi:
Huyện Cư M’gar có cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi lao động. Độ
tuổi của công chức cấp xã trong 4 năm nghiên cứu từ 2015 – 2018 chủ yếu
nằm trong khoảng từ 30– 45 tuổi; chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60%), dưới 30
tuổi chiếm hơn 24 %; từ 46 – 55 tuổi chiếm hơn 11%, không có trên 55 tuổi
Cơ cấu công chức theo độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến trình độ năng lực
và khả năng hoàn thành công việc và huyện Cư M’gar có cơ cấu độ tuổi trẻ,
năng động, có đầy đủ sức khỏe để làm việc và học tập hiệu quả, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của công việc, dễ dàng thích ứng được với những thay
đổi của xã hội, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, do độ tuổi tương đối trẻ nên về
kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm xử lý trong công việc, kỹ năng, mối quan
hệ quần chúng cũng như sự tín nhiệm của người dân còn tương đối hạn chế.
2.1.3.3. Về chất lượng
43
Theo thống kê của phòng Nội vụ huyện Cư M’gar về chất lượng của
công chức cấp xã năm 2015 - 2017, trong đó:
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã huyện
Cư M’ Gar giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ
chuyên
môn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng Tỷ lệ
Tỷ lê ̣
(%)
Trên đại
học
0 0 0 0 0 0 0 0
Đại học 47 23,1 51 25,1 52 25,5 89 43,2
Cao đẳng 40 19,7 36 17,7 36 17,6 24 11,7
Trung cấp 115 56,7 115 56,7 115 56,4 92 44,6
Sơ cấp và
chưa qua
đào tạo
1 0,5 1 0,5 1 0,5 1 0,5
Tổng 203 100 203 100 204 100 206 100
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar năm 2018)
+ Công chức có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
+ Công chức có trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu
trình độ chuyên môn. Từ bảng trên ta có thể thấy các công chức có trình độ
trung cấp có xu hướng giảm dần, chứng tỏ chất lượng công chức ngày càng
được chú trọng và nâng cao hơn. Năm 2015 là 115 người và có xu hướng
giảm dần năm 2018 là 92 người.
+ Công chức có trình độ chuyên môn cao đẳng và có xu hướng giảm dần
và xu hướng nâng cao trình độ lên đại học, năm 2015 là 40 người; đến năm
2018 còn 24 nguời.
44
+ Công chức có trình độ đại học có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ trong
4 năm 2015 đến năm 2018 đã tăng 42 người và có xu hướng ngày càng tăng
lên do nhu cầu đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo vị trí việc làm của công
chức cấp xã
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của công chức cấp xã của huyện Cư
M’gar ở mức trung bình và đang có xu hướng tăng lên về mặt trình độ chuyên
môn về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại nhưng về
lâu dài, nhất là trong thời kỳ phát triển mới, có nhiều thách thức và thay đổi
thì công chức cấp xã cần nâng cao trình độ chuyên môn của mình hơn nữa,
không chỉ để nâng cao khả năng cho bản thân mà còn tích cực đóng góp vào
công việc của tập thể, góp phần xây dựng kinh tế xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
- Về trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã huyện Cư M’gar
giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ
lý luận
chính trị
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lươṇg
Tỷ lê ̣
(%)
Cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0
Trung cấp 38 18,6 45 22,2 45 22,1 54 26,2
Sơ cấp và
chưa qua
đào tạo
166 81,4 158 77,8 159 77,9 152 73,8
Tổng 203 100 203 100 204 100 206 100
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar năm 2018)
Công chức cấp xã của huyện Cư M’gar có trình độ lý luận chính trị thấp,
có tới trên 70% công chức đang ở sơ cấp và chưa qua đào tạo lý luận chính
45
trị, và không có công chức nào có trình độ cao cấp cử nhân. Tuy nhiên, thực
trạng này đã được cải thiện qua các năm, từ năm 2015 đến 2018 tăng thêm 14
người từ sơ cấp và chưa qua đào tạo lên trung cấp, tỷ lệ công chức có trình độ
trung cấp lý luận chính trị tăng dần theo từng năm.
- Về trình độ quản lý Nhà nước: Chưa qua bồi dưỡng.
Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã huyện Cư M’gar chưa
qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước. Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ
huyện Cư M’gar, năm 2015 – 2018, không có công chức cấp xã nào của
huyện được bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước, dự kiến sẽ mở lớp bồi
dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên vào tháng 1/2019.
Đây là hạn chế rất lớn của đội ngũ công chức cấp xã của huyện, vì vậy, cần
tăng cường công tác bồi dưỡng, nhất là về quản lý nhà nước để nâng cao trình
độ của đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học:
Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Cư M’gar
giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Ngoại
ngữ
Cao đẳng trở lên 0 0 0 0
Chứng chỉ 51 51 51 50
Tin học
Cao đẳng trở lên 0 0 0 4
Chứng chỉ 107 107 103 104
Tổng 203 203 204 206
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar năm 2018)
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền hành chính hiện đại, đội ngũ
công chức cấp xã ngoài việc cần trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên môn
còn cần có trình độ ngoại ngữ, tin học. Công chức cấp xã huyện Cư M’gar về
46
trình độ ngoại ngữ, tin học chỉ dừng ở mức chứng chỉ và có tỷ lệ rất thấp,
khoảng 50% công chức có chứng chỉ. Nhìn chung công chức cấp xã huyện Cư
M’Gar phần lớn đều thiếu những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng về tin học văn
phòng, kĩ năng về ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ kĩ thuật hành chính
Trong thời kì đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như hiện đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về cải cách bộ máy Nhà nước,
cải cách nền hành chính quốc gia. Nếu như công chức thiếu những kĩ năng cơ
bản không chỉ ảnh hưởng đến kết quả làm việc của cá nhân công chức mà còn
ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn xã, gây khó khăn trong việc cải cách
hành chính. Với trình độ tin học, ngoại ngữ như trên, đội ngũ công chức cấp
xã huyện Cư M’gar cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của mình để phù hợp
với yêu cầu mới trong thời kỳ mới, thời kỳ của công nghệ thông tin và hội
nhập.
2.2. Thực tiễn bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar
2.2.1. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar
Căn cứ vào hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”, công tác bồi dưỡng công
chức cấp xã huyện Cư M’gar đã được quan tâm và triển khai thực hiện
thường xuyên và liên tục. Hiện nay, công tác bồi dưỡng công chức cấp xã tại
huyện Cư M’Gar được triển khai thực hiện theo các văn bản sau:
- Luật CBCC được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, chế độ, chính sách, đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/20210 của Chính phủ về đào
47
tạo, bồi dưỡng công chức;
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ ban
hành về công chức xã, phường, thị trấn;
- Quyết định số 249/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ ban hành
Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã theo quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-
2015;
- Thông tư số 03/20110/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010
của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
2.2.2. Chủ thể bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar
Hiện nay, công tác bồi dưỡng của huyện Cư M’gar được tổ chức thực
hiện tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện và Trường Chính trị tỉnh, đây là
các cơ sở chính thực hiện chức năng bồi dưỡng. Đội ngũ giảng viên của các
cơ sở bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp xã. Hiện nay đội ngũ
giảng viên kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Cư M’gar
gồm 15 đồng chí là Trưởng, Phó các ban, ngành của huyện, MTTQ và các
đoàn thể của huyện có phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ lý luận chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, truyền đạt ở trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện.
Theo báo cáo của Huyện ủy năm 2018, 100% các đồng chí có trình độ
đại học và trên đại học, có 18/29 đồng chí trình độ cao cấp LLCT, 11 đồng
chí trình độ Trung cấp LLCT. Với những lợi thế về kinh nghiệm, cương vị
công tác trong quá trình giảng dạy đội ngũ giảng viên đã kết hợp kiến thức lý
luận gắn với thực tiễn ở địa phương, đơn vị làm cho người học dễ hiểu, dễ
nhớ. Chất lượng giảng dạy vì thế cũng được từng bước được nâng lên, góp
phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tại trung tâm.
48
2.2.3. Các thành tố của bồi dưỡng công chức cấp xã
Có nhiều nhân tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng, tổng
quát lại có 3 nhân tố quan trọng nhất, đó là: nội dung, chương trình bồi
dưỡng; đội ngũ giảng viên và cơ sở vâṭ chất
Cụ thể:
Nội dung chương trình và tài liệu bồi dưỡng:
- Việc xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng là
nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và trao dồi những kỹ năng cần
thiết để hình thành những năng lực (khung năng lực) theo một tiêu chuẩn xác
định để người học có thể áp dụng vào thực tiễn đáp ứng yêu cầu vị trí công
việc được giao.
- Như vậy, phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí việc
làm cụ thể để xác định khung năng lực cần thiết đối với người thực thi công
vụ, từ đó đặt ra mục tiêu, yêu cầu và nội dung cụ thể đối với chương trình, tài
liệu trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Trường hợp một vị trí việc làm cụ thể
nào đó mới xuất hiện, hoặc thay đổi hoặc hoặc đòi hỏi chất lượng hơn cũng
đặt ra việc tái cấu trúc lại chương trình và tài liệu cho phù hợp.
Đội ngũ giảng viên:
- Nếu đội ngũ giảng viên có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng bồi
dưỡng. Chất lượng đội ngũ giảng viên lĩnh vực bồi dưỡng cũng có tính đặc
thù và phải hội đủ 3 yếu tố: kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn.
Ba yếu tố này phải được hòa quyện để có được n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_huyen_cu_mgar_tinh_dak_l.pdf