Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
CẤP XÃ.8
1.1. Khái quát về công chức cấp xã.8
1.1.1. Khái niệm cấp xã và công chức cấp xã.8
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã.10
1.1.3. Chức trách và tiêu chuẩn công chức cấp xã.14
1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã.16
1.2.1. Khái niệm và vai trò của bồi dưỡng công chức cấp xã.16
1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã.20
1.2.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng công chức xã.21
1.2.4. Quy trình của bồi dưỡng công chức cấp xã.25
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã.32
1.3. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã của một số địa phương
và bài học cho huyện Tiên Du.37
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.37
1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Đà Nằng.39
1.3.3. Bài học áp dụng cho bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.40
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an ninh - trật tự: Công tác an ninh, quốc phòng luôn được giữ vững;
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, góp phần quan trọng
47
thúc đẩy KT-XH phát triển. Chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang có
nhiều tiến bộ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội. Các lực lượng quân sự, công an trên địa bàn huyện thường xuyên
nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc liên quan đến
an ninh chính trị ngay từ cơ sở.
2.1.3. Những ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức xã
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ... đã
mang lại cho huyện Tiên Du nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội,
các lĩnh vực trên toàn huyện, nhưng cũng gặp một vài khó khăn trong hoạt
động bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện trong quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế hiện nay.
Về mặt thuận lợi:
Huyện Tiên Du có lợi thế về vị trí địa lý, là một huyện có vị trí trung
tâm, là một huyện của tỉnh Bắc Ninh và được tỉnh xác định là huyện trọng
điểm để phát triển kinh tế - xã hội. Đó là cơ sở rất tốt để tạo nên những cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho công tác bồi dưỡng công chức nói chung và bồi
dưỡng công chức cấp xã của huyện nói riêng.
Đội ngũ công chức của huyện không ngừng nhận thức được việc học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và
năng lực công tác cho bản thân; đó là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao
chất lượng bồi dưỡng công chức của huyện.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của huyện khá cao, tạo thuận lợi
cho huyện một nguồn nhân lực dồi dào; nguồn cán bộ trẻ; là nguồn bổ sung
cho đội ngũ công chức cấp xã.
Đặc điểm, tình hình về văn hóa - xã hội ổn định, góp phần nâng cao
mặt bằng dân trí cho huyện, tạo nguồn công chức cấp xã có đủ năng lực, trình
độ đảm nhận công việc được giao; thuận lợi cho huyện trong việc tuyên
48
truyền, vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước
thông qua hoạt động xây dựng thôn, xóm, gia đình văn hóa.
Công tác lãnh, chỉ đạo của chính quyền các cấp trên địa bàn huyện luôn
được quan tâm, thực hiện dân chủ; tạo thuận lợi cho việc quản lý, nắm tình
hình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức; đảm bảo được các chế độ
chính sách phù hợp, khen thưởng kịp thời những người có thành tích; góp
phần vào việc đánh giá chất lượng công chức trong toàn huyện đạt hiệu quả,
từ đó giúp cho việc xác định được nhu cầu bồi dưỡng, thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng công chức đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Khó khăn:
Mặc dù, vị trí địa lý tuy là thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó
khăn. Việc được tỉnh chọn là một huyện trọng điểm trong quá trình phát triển
KT-XH, đã và đang tạo cho huyện Tiên Du áp lực rất lớn trong quá trình thực
hiện hoạt động bồi dưỡng công chức nói chung, đặc biệt là công tác bồi
đưỡng công chức cấp xã đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã của huyện Tiên
Du nói chung còn thấp so với mặt bằng trình độ công chức cấp xã của các
huyện khác trong tỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bồi
dưỡng công chức cấp xã của huyện.
2.2. Thực trạng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu
Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2018, huyện Tiên Du có 01 thị trấn
và 13 xã; số lượng công chức chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã của
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là 160 người, cụ thể như sau:
- Theo chức danh đảm nhiệm:
49
Bảng 2.1: Cơ cấu công chức cấp xã theo chức danh đảm nhiệm ở
huyện Tiên Du năm 2019
Chức danh
Số lƣợng
(người)
Tỉ lệ %
Trưởng công an 14 8,74
Chỉ huy trưởng quân sự 13 8,13
Văn phòng-Thống kê 28 17,5
Tài chính-Kế toán 17 10,63
Tư pháp-Hộ tịch 36 22,5
Địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường 24 15
Văn hoá-xã hội 28 17,5
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính công chức xã huyện Tiên Du năm 2019
Chức danh
Số lƣợng
(người)
Nam Tỉ lệ% Nữ Tỉ lệ%
Trưởng công an 14 14 100 0 0
Chỉ huy trưởng quân sự 13 13 100 0 0
Văn phòng-Thống kê 28 14 50 14 50
Tài chính-Kế toán 17 12 70,59 5 29,41
Tư pháp-Hộ tịch 36 30 83,33 6 16,67
Địa chính-nông nghiệp-
xây dựng và môi trường
24 20 83,33 4 16,67
Văn hoá-xã hội 28 20 71,43 8 28,57
Tổng cộng 160 123 76,87 37 23,13
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Xét về cơ cấu giới tính: Đội ngũ công chức xã của huyện Tiên Du có
kết cấu giới tính không đồng đều. Số lượng công chức là nữ chiếm tỷ lệ thấp
so với số lượng công chức là nam (23,13% so với 76,87%).
50
Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi công chức xã của huyện Tiên Du năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ %
Tổng số 160 100
Dưới 30 11 6,87
Từ 31 đến 40 77 48,13
Từ 41 đến 50 46 28,75
Từ 51 đến 60 26 16,25
Trên 60 0
Tuổi bình quân 32
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Về kết cấu độ tuổi: Huyện Tiên Du là một trong những địa phương
quan tâm đến chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài”. Đặc biệt, trong công tác
bồi dưỡng cán bộ trẻ, Tiên Du luôn tạo điều kiện tốt cho công chức trẻ. Đội
ngũ công chức trẻ cấp xã được cử đi học nâng cao trình độ hằng năm tăng lên
cả về số lượng và chất lượng. Về quy hoạch, nhìn chung các cấp ủy đã quan
tâm xây dựng đội ngũ công chức trẻ. Tuy nhiên, đến nay, đội ngũ công chức
trẻ ở cấp xã còn chiếm tỷ lệ chưa cao (6,87% tổng số công chức xã).
Độ tuổi bình quân của công chức xã ở huyện Tiên Du 32 tuổi. Ở độ
tuổi này công chức phần lớn là những người đã có thâm niên công tác, có vốn
kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ
chuyên môn của đội ngũ này thì cần có các giải pháp bồi dưỡng nhằm cập
nhật bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại
phục vụ cho công tác chuyên môn, đồng thời tập trung bồi dưỡng nhằm hoàn
thiện các tiêu chuẩn chức danh của những công chức chưa đảm bảo theo quy
định. Ngoài ra cũng cần có kế hoạch cho đội ngũ công chức xã đảm bảo bổ
51
sung kịp thời khi lượng công chức lớn tuổi không còn tham gia công tác hoặc
luân chuyển sang đảm nhận vị trí công tác khác.
2.2.2. Về trình độ đào tạo
Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ văn hóa công chức xã của huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ%
Tổng số 160 100
THPT 158 98,75
THCS 02 1,25
Tiểu học 0 0
Chưa biết chữ 0 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Về trình độ văn hóa phổ thông: Tuy không phải là yếu tố quyết định
hoàn toàn đến chất lượng công chức xã huyện Tiên Du song đây lại là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của đội ngũ công chức cấp
xã. Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ làm hạn chế khả năng tiếp thu đường lối,
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cũng như các
quy định của cấp trên dẫn đến hạn chế trong tổ chức, triển khai và vận động
nhân dân thực hiện, điều hành mang tính chủ quan, thiếu khoa học trong thực
thi nhiệm vụ.. Chính vì vậy, nhìn vào bảng phân tích cơ cấu trình độ văn hóa
của công chức xã huyện Tiên Du có thể thấy một điểm nổi bật đó là số lượng
công chức có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao (98.75%); không
còn công chức xã có trình độ tiểu học và không biết chữ. Tuy nhiên vẫn còn
02/160 người chiếm 1.25% công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn chức danh
công chức xã về trình độ văn hóa.
52
Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức xã của
huyện Tiên Du năm 2019
Chức danh
Số
lƣợng
(người)
Sơ cấp,
chƣa
qua
đào tạo
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Thạc sĩ
Trưởng công an 14 0 2 12
Chỉ huy trưởng quân sự 13 0 1 2 9 1
Văn phòng-Thống kê 28 0 4 1 21 2
Tài chính-Kế toán 17 0 4 12 1
Tư pháp-Hộ tịch 36 0 5 1 29 1
ĐC-NN-XDvà MT 24 0 5 1 15 3
Văn hoá-xã hội 28 0 5 2 21
Tổng cộng 160 0 26 7 119 8
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã của huyện Tiên
Du được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ đào tạo như: thạc sĩ, đại học, cao
đẳng, trung cấp. Ở mỗi cấp độ là thể hiện bề dày kiến thức, kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức cấp xã. Có thể nói kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ là yếu tố không thể thiếu, mang tính quyết định đến chất
lượng đội ngũ công chức cấp xã. Từ năm 2016 trở lại đây trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức xã của huyện Tiên Du đã được nâng lên rõ rệt
thông qua các tiêu chuẩn thi tuyển dụng đầu vào công chức cấp xã của huyện.
Số công chức cấp xã có trình độ chuyên môn thạc sĩ 8/160 người, đạt 5%; đại
học 119/160 người, đạt 74,38%; cao đẳng 07/160 người, đạt 4,37%; trung cấp
26/160, đạt 16,25%; không có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo.
53
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị công chức xã của huyện
Tiên Du năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ%
Tổng số 160 100
Cao cấp và tương đương 02 1,25
Trung cấp và tương đương 125 78,12
Sơ cấp và chưa qua đào tạo 33 20,63
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Trình độ lý luận chính trị: Là một yêu cầu quan trọng mà công chức cấp
xã phải có. Muốn cho hoạt động của công chức cấp xã đi đúng hướng và hiệu
quả như mục tiêu đưa ra của toàn huyện thì mỗi người công chức phải hiểu
mình đang sống trong giai đoạn nào, chế độ chính trị nào thì mới biết bản thân
phải làm gì và làm như thế nào cho đúng. Theo thống kê của Phòng Nội vụ
huyện Tiên Du năm 2019 thì số công chức xã có trình độ cao cấp lý luận
chính trị 02/160 người, đạt 1,25%; trung cấp 125/160 người, đạt 78,12%; sơ
cấp và chưa qua đào tạo 33/160 người, đạt 20,63%.
Bảng 2.7: Cơ cấu trình độ quản lý nhà nƣớc công chức cấp xã của
huyện Tiên Du năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ%
Tổng số 160 100
Chuyên viên chính và tương đương 0 0
Chuyên viên và tương đương 78 48,75%
Chưa qua đào tạo 82 51,25%
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
54
Kiến thức quản lý nhà nước: là một trong những kiến thức quan trọng và
cần thiết cho đội ngũ công chức cấp xã. Đây chính là cơ sở để công chức hiểu
rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì; kỹ năng và phương pháp điều hành ra
sao, công cụ quản lý như thế nào; giúp họ hiểu được sự vận hành của hệ thống
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung và cơ sở nói riêng từ đó để
thực thi công vụ một cách có hiệu quả và chất lượng. Như vậy theo kết quả
thống kế của Phòng Nội vụ huyện Tiên Du, nhìn vào bảng phân tích trên ta
thấy số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn chức danh về trình độ quản lý nhà
nước chiểm tỷ lệ cao hơn số công chức đã qua bồi dưỡng, chỉ có 48,75% công
chức cấp xã đạt chuẩn chức danh theo yêu cầu.
Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ công chức cấp xã của huyện Tiên
Du năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ%
Tổng số 160 100
Đại học, cao đẳng 0 0
Trung cấp 0 0
Trình độ A, B, C 129 80,63
Chưa qua đào tạo 31 19,37
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
55
Bảng 2.9: Cơ cấu trình độ tin học công chức cấp xã huyện Tiên Du năm 2019
Tổng số
Ngƣời Tỉ lệ%
Tổng số 160 100
Đại học, cao đẳng 0 0
Trung cấp 1 0,63
Chứng chỉ 134 83,75
Chưa qua đào tạo 25 15,62
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Trình độ tin học và ngoại ngữ: Là khả năng đội ngũ công chức cấp xã sử
dụng các phương tiện như máy tính, ngôn ngữ nước ngoài để phục vụ cho
công việc chuyên môn được giao. Những khả năng này có những cấp độ khác
nhau theo yêu cầu công việc. Nhìn chung công chức cấp xã huyện Tiên Du có
trình độ ngoại ngữ và tin học tương đối. Có 80,63% công chức có chứng chỉ
A,B,C về ngoại ngữ và 83,75% công chức có trình độ tin học trở lên.
2.3. Tình hình bồi dƣỡng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2016-2019
2.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
Dựa trên quy định tiêu chuẩn chức danh công chức nói chung và công
chức cấp xã nói riêng, qua thống kê số liệu công chức hằng năm, Phòng Nội
vụ huyện Tiên Du trình Sở Nội vụ tỉnh để mở các lớp bồi dưỡng cho công
chức nói chung và cho công chức cấp xã nói riêng, tùy theo số lượng và nhu
cầu mà tỉnh sẽ quyết định mở các lớp bồi dưỡng tập trung tại tỉnh hay phân bổ
về huyện.
Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu UBND huyện khảo sát nhu cầu bồi
dưỡng công chức cấp xã theo từng năm và giai đoạn 5 năm. Qua đó, làm yêu
cầu, xác định được những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng vị trí công
56
việc và những kiến thức còn thiếu cho đội ngũ công chức cấp xã; qua kết quả
khảo sát để xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, làm rõ những mong muốn
của đội ngũ công chức cấp xã đối với hoạt động bồi dưỡng. Như vậy, cơ bản
việc xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã được UBND huyện quan
tâm và thực hiện.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, Huyện ủy Tiên Du đã xác định nhu cầu bồi
dưỡng công chức cấp xã, đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận
chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học . Như vậy, cần xác định nhu cầu bồi
dưỡng bao nhiêu người? Nên tập trung vào chương trình nào? Những chuyên
môn, kỹ năng nào thích hợp nhất với nhu cầu hiện tại và tương lai của huyện.
Nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã cần căn cứ vào quy hoạch cán bộ của
huyện.
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá xây dựng nhu cầu bồi dƣỡng công chức
cấp xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
T
Nội dung Kết quả
trả lời
Tỷ lệ%
1 Công chức chủ động đề nghị 23/105 21,10
2 Xã cử đi bồi dưỡng 42/105 38,09
3 Theo yêu cầu của trên đưa xuống 44/105 41,90
4
Nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã có căn
cứ vào việc phân tích kết quả thực hiện công
việc chuyên môn
16/105
15,24
5
Nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã có căn
cứ vào phân tích các mục tiêu, nhiệm vụ của
cấp xã
12/105
11,43
6
Nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã có căn
cứ vào quy hoạch cán bộ
78/105
74,29
7
Nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã có phù
hợp với yêu cầu kiến thức, kỹ năng công việc
đang đảm nhận
79/105
75,24
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
57
Thông tin tại bảng 2.10 cho thấy việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cấp
xã trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã mới dựa trên cơ
sở phân tích công việc chưa dựa trên nhu cầu bản thân công chức cấp xã; kết
quả đánh giá thực hiện công việc hàng năm của công chức nên một số công
chức còn chưa chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng. Bên cạnh đó phân tích
công việc mới chỉ đưa ra kiến thức chung theo chuẩn chức danh, chưa xây
dựng được khung năng lực thực sự cần thiết để xác định nhu cầu bồi dưỡng
công chức cấp xã.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng công chức cấp xã
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
TT Nhu cầu bồi dƣỡng Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Lý luận chính trị 50 58,82
2 Quản lý nhà nước 45 52,94
3 Chuyên môn nghiệp vụ 55 64,70
4 Tin học 35 41,17
5 Ngoại ngữ 25 29,41
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại 13 xã trên địa bàn huyện Tiên Du, với 85
phiếu khảo sát)
2.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
Trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Tiên Du; Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu với UBND huyện xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã với nội dung là bồi dưỡng kiến
thức về quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị, trình độ tin học và ngoại ngữ, thái độ phục vụ nhân dân cho đội ngũ
công chức cấp xã.
58
Trước năm 2016, kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã tập trung vào
mở các lớp: Sơ cấp chính trị, bồi dưỡng nhận thức về Đảng và lớp đảng viên
mới, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; còn các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ thì công chức cấp huyện được cử đi học theo kế
hoạch mở lớp của Sở Nội vụ.
Từ năm 2016 đến 2019, do thực hiện tốt công tác khảo sát nhu cầu bồi
dưỡng trên địa bàn huyện và được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Nội vụ,
UBND huyện đã mở nhiều lớp bồi dưỡng với nội dung bồi dưỡng khác nhau;
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng giải
quyết công việc cho đội ngũ công chức cấp xã.
Phòng Nội vụ huyện căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
trong toàn huyện, đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ và UBND huyện cho mỗi
năm mở một lớp bồi dưỡng với nội dung: bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng soạn
thảo văn bản, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng giao tiếp trong
thực thi công vụ. Mỗi lớp trung bình khoảng 60 học viên. Bên cạnh đó,
UBND huyện giao cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp: bồi
dưỡng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ công chức cấp xã và cho những đối
tượng hoạt động không chuyên trách xã.
Cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Tiên Du trong
năm 2019 được lập cụ thể như sau:
59
TT Nội
dung
Số
lượt
Thời
lượng
(ngày)
Hình
thức
đào tạo
Cơ sở
đào tạo
Chi
phí/ 1
người
(tr.đ)
Đối
tượng
đào tạo
Số
khóa
Tổng
kinh
phí
(tr.đ)
1
1
Bồi
dưỡng
về
chuyên
môn
4
2
60
Tại
chức
Trường
chính trị
tỉnh
3,5
Công
chức
cấp xã
1
258,76
2
2
Bồi
dưỡng lý
luận
chính trị
1
50
30 Chính
quy, tại
chức
Trung
tâm bồi
dưỡng
chính trị
huyện
1,5 Cô
ng chức
trong
quy
hoạch
4 225
3
3
Kỹ năng
tin học
1
00
20
Bồi
dưỡng
tại cơ
sở đào
tạo
Các cơ
sở đào
tạo
1,5
Công
chức
cấp xã
1
150
4
4
Kỹ năng
ngoại
ngữ
8
0
30
Bồi
dưỡng
tại cơ
sở đào
tạo
Các cơ
sở đào
tạo
2
Bồi
dưỡng
tại cơ sở
đào tạo
1
160
5
5
Hội thảo
đào tạo
hướng
tới cải
cách
hành
chính
2
2
Tập
trung
Tại
UBND
huyện
3
Công
chức
cấp xã
1
36
(Nguồn: Kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Tiên Du)
Tuy nhiên, kế hoạch bồi dưỡng cho cả giai đoạn và kế hoạch bồi dưỡng
hằng năm của huyện đều được xây dựng trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết
60
của cấp ủy cấp huyện. Tuy nhiên việc phê duyệt của Thường trực Huyện ủy
có lúc chưa kịp thời, xác định nhu cầu bồi dưỡng, mục tiêu bồi dưỡng chưa
sát thực tế nên một số lớp trong kế hoạch còn bị cắt giảm; do cơ quan tham
mưu xác định nhu cầu chưa thật sát, một phần do thiếu kinh phí.
2.3.3. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
- Kế hoạch về hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tham gia bồi
dưỡng công chức xã: Trong những năm qua Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện luôn được Huyện ủy quan tâm, tạo điều kiện cấp kinh phí để nâng cấp,
xây dựng, sửa chữa hệ thống cơ cở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động giảng dạy. Hiện nay Trung tâm bồi dưỡng của Huyện có 03 hội trường
với sức chứa khoảng 350 học viên và được trang bị đầy đủ máy chiếu, bảng
viết, hệ thống loa đài, quạt, điều hòa, có đầy đủ khu lưu trú cho học
viên....Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường vẫn còn một số mặt
hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng
công chức. Hiện nay, diện tích đất sử dụng của nhà trường còn tương đối chật
hẹp, thiếu một số hạng mục cần thiết phục vụ cho các hoạt động như phòng
đọc, phòng nghiên cứu, thư viện, nhà công vụ, khu thể thao cho học viên. Đặc
biệt, còn thiếu các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập
như máy chiếu PowerPoint lắp cố định ở các lớp học. Qua khảo sát điều tra
cho thấy: Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho công chức cấp xã thì việc
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học rất quan trọng và rất
cần thiết.
Về đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng công chức xã: nhìn chung
trong những năm qua, Huyện ủy luôn quan tâm, thường xuyên cử đội ngũ
giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nên chất lượng
giảng viên và giảng viên kiêm chức được nâng lên. Về đội ngũ giảng viên
được mời tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp
61
xã đều là giảng viên của Trường chính trị tỉnh, Học viện và các Viện khoa
học.... Qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu khoảng 30
đối tượng công chức cấp xã đã trải qua hầu hết các khóa bồi dưỡng. Kết quả
khảo sát cho thấy: trên 75% đánh giá cao về ý thức, trách nhiệm, kỹ năng của
giảng viên; tuy nhiên, về kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên thì chỉ có
khoảng 55% đồng ý mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực và áp
dụng kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên là rất tốt.
- Kế hoạch về hệ thống chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng
công chức cấp xã:
Về nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã được thực hiện
theo quy định của Trung ương, của tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ.
Qua hoạt động khảo sát có thể thấy: trên 80% cho rằng thời gian thực hiện
chương trình giảng dạy là hợp lý, ở mức vừa phải; nội dung bồi dưỡng phù
hợp với công việc mà đội ngũ công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng; 70,5%
đánh giá thống nhất nội dung tài liệu được sử dụng trong hoạt động bồi
dưỡng; 60,07% đánh giá tính hợp lý giữa nội dung lý thuyết và thực hành của
nội dung các chương trình. Hầu hết đều nhận xét, đánh giá chất lượng của các
chương trình bồi dưỡng là bổ ích.
Về phương pháp bồi dưỡng: Với cách thức lấy phương châm học viên
làm trung tâm, các chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã hiện nay được
áp dụng kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học tích
cực với sự hỗ trợ của các phương tiện, trang thiết bị hiện đại. Giáo viên truyền
tải kiến thức tới các học viên một cách khoa học, tạo điều kiện cho học viên
trao đổi, thảo luận, tiếp cận các vấn đề bồi dưỡng một cách hiệu quả và chất
lượng nhất; phát huy được tính chủ động, tự giác của người học, góp phần
nâng cao kết quả của hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.
62
- Kế hoạch về kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã: Hằng năm, UBND
huyện đã chi khoảng hơn 1 tỷ cho hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.
Trong đó chi phí chủ yếu là phục vụ cho công tác mở các lớp bồi dưỡng nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hỗ trợ cho công chức khi được cử
đi bồi dưỡng theo kế hoạch của huyện. Như vậy, nguồn kinh phí cho hoạt
động bồi dưỡng công chức cấp xã chủ yếu là từ nguồn ngân sách của huyện,
ngoài ra còn có nguồn kinh phí từ các học viên đóng góp; các tổ chức tài trợ
cho hoạt động bồi dưỡng công chức cấp huyện.
2.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã
- Về số lượng công chức cấp xã được bồi dưỡng:
Bảng 2.12: Đánh giá kết quả bồi dƣỡng công chức cấp xã của huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2019
Nội dung bồi dƣỡng
2016
(lƣợt
ngƣời)
2017
(lƣợt
ngƣời)
2018
(lƣợt
ngƣời)
2019
(lƣợt
ngƣời)
Tổng
Chuyên môn nghiệp vụ 19 15 25 27 86
Chức danh 7 9 11 16 43
Quốc phòng an ninh 6 11 15 12 44
Học tập kinh nghiệm
nước ngoài
5 4 6 8 23
Lý luận chính trị 8 6 9 11 34
Kỹ năng tin học 35 37 46 55 173
Kỹ năng ngoại ngữ 32 29 35 40 136
Quản lý nhà nước 16 19 22 29 86
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du)
Theo số liệu Bảng 2.12 cho thấy:
+ Về bồi dưỡng lý luận chính trị: Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đã
63
quán triệt, đặc biệt chú trọng đến nội dung bồi dưỡng, đổi mới công tác giáo
dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ công chức cấp xã; nhất quán chủ trương,
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020: đổi mới phương thức bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đảng viên phù hợp với tình hình kinh tế của huyện; tăng
cường bản lĩnh chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã. Được sự quan tâm của
tỉnh, Huyện đã tạo điều kiện để đội ngũ công chức cấp xã được bồi dưỡng với
kết quả 34 lượt người.
+ Về bồi dưỡng quản lý nhà nước: Nhằm cung cấp kỹ năng cơ bản, kiến
thức về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
cho đội ngũ công chức cấp xã trong huyện; huyện đã cử đội ngũ công chức
cấp xã tham gia bồi dưỡng kiến thức QLNN theo quy định. Bồi dưỡng QLNN
giai đoạn 2016-2019 đạt kết quả 86 lượt người.
+ Về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Các chương trình bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm trang bị cho đội ngũ công chức cấp xã
những kiến thức chuyên môn sâu, nâng cao kỹ năng giải quyết công việc ở
những vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị; đây là nội dung quan trọng
bởi hiện nay đội ngũ công chức cấp xã là những người gần dân, hiểu dân nhất;
Do vậy nội dung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức dược
đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiến và công tác xây dựng đội ngũ công
chức. Kết quả đạt 86 lượt người.
+ Về bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Chính phủ nên để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực cấp xã về mọi
mặt, lĩnh vực thì nội dung bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học được Huyện ủy đặt
lên hàng đầu. Do trong thực tế, đội ngũ công chức cấp xã có trình độ, kiến
thức về ngoại ngữ, tin học còn hạn chế; các công chức có độ tuổi dưới 35
cũng còn hạn chế. Do vậy, trong những năm gần đây, Huyện ủy cũng quan
64
tâm và tập trung đầu tư cho nội dung bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học cho đội
ngũ công chức cấp xã, kết quả như sau: bồi dưỡng tin học 173 lượt người, bồi
dưỡng ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_tai_huyen_tien_du_tinh_b.pdf