PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:. 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:. 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: . 9
7. Kết cấu của luận văn: . 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI DưỠNG CÔNG
CHỨC PHưỜNG . 10
1.1. Tổng quan về công chức. 10
1.1.1. Khái niệm . .10
1.1.1.1. Công chức. 10
1.1.1.2. Công chức phường . 12
1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức phường. 13
1.1.3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức phường. 16
1.1.3.1. Tiêu chuẩn của công chức phường. 16
1.1.3.2 Nhiệm vụ của công chức phường. 19
1.2. Bồi dưỡng công chức phường . 24
1.2.1. Quan niệm về bồi dưỡng công chức phường . 24
1.2.2. Mục tiêu bồi dưỡng . 26
1.2.3. Nguyên tắc bồi dưỡng . 29
1.2.4. Các hình thức bồi dưỡng công chức. 30
1.2.5. Nội dung bồi dưỡng. 32
1.2.6. Phương pháp bồi dưỡng . 35
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nói riêng là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ này. Ngoài ra, để thực hiện được các nội dung về cải cách hành
chính, đòi hỏi đội ngũ công chức phường phải có sự phát triển tương xứng về
trình độ và nhận thức để bắt kịp sự thay đổi với xu hướng phát triển chung
của thế giới.
Có thể thấy, mọi phương thức, cách thức giải quyết công vụ dù tốt đến
đâu nhưng người trực tiếp thực hiện điều đó không đủ tầm, đủ lực thì xem
như việc thực hiện công việc đó đã thất bại. Vì vậy, người đóng vai trò trung
tâm, quyết định đến hiệu quả công việc đó chính là những người công chức
phường đang làm việc tại chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng bồi
dưỡng công chức phường là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có tính
cấp thiết trong công cuộc đổi mới nền hành chính hiện nay của quận 1.
Nói tóm lại, bồi dưỡng công chức phường rất cần thiết và là quá trình
tích lũy chất cũng như góp phần tạo sự phát triển cho mỗi người, mỗi công
chức phường nói riêng.
Vai trò của công tác quản lý cũng như giáo dục, bồi dưỡng đã được
nhận thức từ lâu. Bồi dưỡng là khâu quyết định chất lượng công chức phường.
Mỗi công chức phải luôn tự học hỏi, nâng cao năng lực của mình song song
với lộ trình đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu sử dụng của đơn vị, tổ chức nhằm
phát huy khả năng cũng như trách nhiệm và tinh thần làm việc của công chức.
Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường thì cần xuất
phát từ công tác quản lý hiệu quả, sự chăm lo, quan tâm tới công tác bồi
dưỡng và giáo dục. Thông qua đó, những mặt tích cực sẽ được nuôi dưỡng và
phát huy, những mặt hạn chế, khiếm khuyết sẽ dần dần mất đi và những thiếu
hụt sẽ được bù đắp để ngày càng hoàn thiện hơn.
40
1.3. Cơ sở pháp lý của công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng:
Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về
đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định về chế độ, nội dung, chương trình, tổ
chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Sau đó được thay thế
bởi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức. Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ vào các văn bản
pháp luật điều chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã ban
hành một số văn bản:
- Quyết định số 1692/QĐ-SNV, ngày 28/11/2011 của Sở Nội vụ về
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định 1816-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về chức năng,
nhiệm vụ tổ chức, bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, 24
đơn vị và các Đảng ủy trực thuộc Thành phố;
- Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ IX về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
giai đoạn 2011-2015; (ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX về Chương trình nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 –
2015).
Đồng thời, Ủy ban nhân dân quận 1 đã cụ thể hoá các nội dung, quan
điểm, nguyên tắc, tiêu chuẩn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bằng
Chương trình hành động, Kế hoạch, Quy định cụ thể:
Chương trình số 02/CTr-UBND ngày 01/7/2013 về nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực quận 1 giai đoạn 2011 – 2015.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quận
hàng năm.
41
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của quận 1
ban hành kèm theo Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 14/5/2014 của Ủy ban
nhân dân quận 1.
Quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1 và Ủy ban
nhân dân 10 phường ban hành kèm theo Quyết định 752/QĐ-UBND ngày
01/7/2014 của Ủy ban nhân dân quận 1.
Quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động hàng năm được ban hành kèm theo Quyết định số 854/QĐ-UBND
ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân quận 1.
Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân
quận 1 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần
thứ X về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020.
Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 26/6/2017 của Ủy ban nhân dân
quận 1 về tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của quận 1 giai đoạn 2016 – 2020.
Với chủ trương xây dựng đội ngũ công chức phường thực sự chuyên
nghiệp, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước góp phần vào công
cuộc xây dựng kinh tế – xã hội của quận 1 nói riêng và thành phố cũng như cả
nước nói chung, quận 1 đã lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công
chức phường giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo định hướng chủ động và đạt mục
tiêu đề ra. Theo kế hoạch số 306/KH-UBND của Ủy ban nhân dân quận 1 về
việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ
X về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020 là cơ sở
pháp lý quan trọng cho quận trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng công
chức phường trong những năm tiếp theo.
42
1.4. Chủ thể thực hiện công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng:
Chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn
Quận 1 gồm các chủ thể cụ thể sau:
- Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh;
- Học viện Hành chính Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 1;
- Trường tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp Quận 1.
1.5. Nhân tố ảnh hƣớng đến công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng:
Thứ nhất, chính sách bồi dưỡng:
Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác
xây dựng kế hoạch, triển khai bồi dưỡng đội ngũ công chức phường phù hợp
với đặc thù của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ công chức
phường đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Đồng thời,
dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm soát công tác bồi dưỡng, chất
lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác bồi
dưỡng đội ngũ công chức phường.
Thứ hai, nguồn và chất lượng của đội ngũ công chức phường:
Công tác tuyển dụng công chức phường là yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của đội ngũ công chức phường. Tuyển dụng được người
học đúng chuyên ngành sẽ làm cho việc bố trí, sử dụng công chức sẽ phù hợp
với vị trí việc làm và phát huy hiệu quả công tác. Ngược lại, nếu đội ngũ công
chức phường được tuyển dụng không đảm bảo chất lượng hoặc bố trí không
phù hợp với vị trí việc làm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, điều hành của
phường và phải thực hiện bồi dưỡng lại.
Nguồn và chất lượng của đội ngũ công chức phường sẽ ảnh hưởng đến
chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ công chức phường; ảnh
43
hưởng đến nội dung, chương trình bồi dưỡng; thời gian bồi dưỡng; số lượng
công chức phường cần phải bồi dưỡng và kinh phí bồi dưỡng.
Thứ ba, khung năng lực của vị trí việc làm:
Khung năng lực của vị trí việc làm xác định các yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi và các yêu cầu khác để thực hiện các
nhiệm vụ của vị trí việc làm.
Đồng thời, khung năng lực được sử dụng trong việc tuyển dụng, bố trí,
đánh giá chất lượng đội ngũ công chức phường để có định hướng bồi dưỡng
phù hợp với vị trí việc làm và đảm bảo bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng nội
dung, chương trình, đáp ứng yêu cầu công việc.
Thứ tư, chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng công chức phường:
Các cơ sở bồi dưỡng công chức phường là chủ thể tổ chức thực hiện
các lớp bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt
động công vụ cho công chức phường. Các cơ sở bồi dưỡng cần bảo đảm các
tiêu chuẩn tối thiểu như trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin; đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và đủ năng lực giảng
dạy.
Thứ năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên:
Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên là yếu tố mang tính quyết
định đến hiệu quả công tác bồi dưỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải
có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công
tác. Giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế
đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác bồi dưỡng
đội ngũ công chức phường mới đạt được kết quả.
Thứ sáu, ngân sách đào tạo và bồi dưỡng:
Việc bố trí, quản lý và sử dụng ngân sách dành cho công tác bồi dưỡng
công chức phường tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác bồi dưõng.
44
Nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần bồi dưỡng
sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác bồi dưỡng công chức phường.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn tập trung trình bày cơ sở lý luận và pháp lý
về công chức phường và bồi dưỡng công chức phường ; hệ thống làm rõ
khung lý thuyết bao gồm: những vấn đề chung về công chức phường; bồi
dưỡng công chức phường; cơ sở pháp lý việc bồi dưỡng công chức phường
như quan niệm về bồi dưỡng công chức, mục tiêu bồi dưỡng, đối tượng bồi
dưỡng, nguyên tắc bồi dưỡng, các hình thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng,
phương pháp bồi dưỡng, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng.
Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, con người là trung tâm của
các mục tiêu được đặt ra. Do đó, công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức
phường cho nền công vụ là một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý,
phát triển công vụ tại quận 1 và phát triển chung của mỗi quốc gia.
Ngày nay, nền hành chính nước ta đang từng bước được cải tiến ngày
càng chính quy, hiện đại, và hướng tới mục tiêu “phục vụ nhân dân”. Song
hành với nó, công tác bồi dưỡng công chức phường cũng ngày càng được
hoàn thiện và nâng chất nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và xu hướng
hội nhập toàn cầu.
Khung lý thuyết Chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng công chức phường và công tác bồi dưỡng công chức phường trên địa
bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 2.
45
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC PHƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về Quận 1
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN 1
Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm quận
Nhất và quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976. Ủy ban nhân
46
dân quận 1 hiện có 10 phường cùng với việc phân bố lại đất đai và nhân khẩu
cho việc điều tiết mọi mặt dễ dàng và thuận tiện hơn.
Tổng số dân khoảng 204.899 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm
89,3%, dân tộc Hoa chiếm 10,2%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số
26.182 người/km2 đứng thứ 4/24 quận huyện.
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận 1 là quận trung tâm thành phố với tổng diện tích 7,7211 km²,
chiếm 0,35% diện tích thành phố và đứng hàng thứ năm về diện tích trong số
12 quận nội thành. Trong đó diện tích sông rạch chiếm 8,1%, diện tích xây
dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận,
huyện khác.
Quận 1 gồm có 10 phường: Phường Bến Nghé, Bến Thành, Phạm Ngũ
Lão, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cư Trinh, Đa Kao, Tân Định, Cô Giang,
Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho.
2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và tình hình phát triển kinh tế
- xã hội quận 1
Về lịch sử hình thành:
Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa
sáu quận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với quận Bình Thạnh - quận Phú
Nhuận có ranh giới tự nhiên là rạch Thị Nghè và quận 3, lấy đường Hai Bà
Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp quận
2 có ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn. Phía Tây giáp quận 5, lấy đường
Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp quận 4 có ranh giới tự nhiên là
rạch Bến Nghé.
Từ ngày hình thành cho đến nay, quận 1 luôn luôn giữ được vị trí trung
tâm của thành phố. Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày
47
nay quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại,
xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của
thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu dịch vụ - thương mại của quận trong năm
2000 đạt trên 325,7 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu có năm đạt trên 33 triệu USD.
Tình hình phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội:
Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt
các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu.
Cùng với những thế mạnh là việc định hướng phát triển phù hợp và đầu tư
hợp lý của các cấp các ngành. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng
kinh tế của quận là rất đáng kể.
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế là mức thu nhập của người lao động
ngày càng tăng. Ngày nay, quận 1 là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trên các ngành Thương Mại – Dịch Vụ.
Trong sự đa dạng của nền văn hóa của Thành phố Sài Gòn, thì văn hóa
quận 1 đóng một vai trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật
nhất. Đó là những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng
của nhiều cộng đồng dân cư tích hợp lại nơi đây. Địa bàn quận 1 là nơi giao
lưu gặp gỡ, sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư. Nên từ lâu đã hình thành
cho quận 1 một sắc thái văn hóa rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác.
Trình độ chuyên môn và văn hóa của quận được xem là chiếm tỷ lệ cao so với
các quận khác của Thành phố.
Năm 2017, tuyến phố đi bộ Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1
được khánh thành, là tuyến phố đi bộ thứ hai của Thành phố Hồ Chí Minh và
được đầu tư, phát triển để trở thành nơi giới thiệu nét đẹp văn hóa và con
người của Thành phố đến bạn bè quốc tế.
48
2.1.3. Thực trạng công chức phường trên địa bàn quận 1
2.1.3.1 Số lƣợng công chức phƣờng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về số lượng, chức danh, một số
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở phường thì số lượng cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn được bố trí theo loại đơn vị hành chính phường, cụ
thể như sau:
1. Xã, phường, thị trấn loại 1 : không quá 25 người;
2. Xã, phường, thị trấn loại 2: không quá 23 người;
3. Xã, phường, thị trấn loại 3: không quá 21 người.
Theo Quyết định 47/2012/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về phân loại đơn vị hành chính phường – xã –
thị trấn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thì 10 phường thuộc quận 1 đều phân
loại 1, tức được bố trí tối đa 25 cán bộ, công chức.
Thực hiện quy định của pháp luật về số lượng các chức danh, chế độ
chính sách đối với công chức ở xã, phường thị trấn, Ủy ban nhân dân quận 1
ban hành Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 về giao
số lượng công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân
phường. Theo đó, Ủy ban nhân dân quận 1 giao số lượng công chức mỗi
phường là 15 người, bao gồm các chức danh sau đây:
1. Chỉ huy trưởng Quân sự;
2. Văn phòng - Thống kê;
3. Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường;
4. Tài chính - Kế toán;
5. Tư pháp - Hộ tịch;
6. Văn hóa - Xã hội.
49
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và trình độ, năng lực của cán
bộ, công chức mà bố trí cán bộ kiêm nhiệm và bố trí những chức danh công
chức tăng thêm người đảm nhiệm, đảm bảo các lĩnh vực công tác và nhiệm vụ
của Ủy ban nhân dân phường đều có người phụ trách và chịu trách nhiệm.
Đối với cán bộ phường bố trí tối đa không quá 10 cán bộ.
Với cách bố trí số lượng công chức như vậy, Ủy ban nhân dân quận 1
đã tạo điều kiện cho chính quyền địa phương giải quyết công việc chuyên
môn thuận lợi.
Quận 1 hiện có 10 phường, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của
Thành Ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ủy
ban nhân dân 10 phường trên địa bàn quận 1 hiện có 117 công chức phường.
2.1.3.2 Cơ cấu công chức phƣờng
Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Nam 66 56,4
Nữ 51 43,6
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Qua bảng 2.1 về cơ cấu công chức phường theo giới tính ta thấy, số
lượng công chức phường trên địa bàn quận 1 được cơ cấu theo một tỷ lệ giới
tính cũng khá hợp lý. Trong tổng số công chức phường, số lượng nữ là 51
người, chiếm tỷ lệ 43,6%; số lượng nam là 66 người, chiếm tỷ lệ 56,4%. Tỷ lệ
nữ giới xấp xỉ tỷ lệ nam cho thấy sự hài hòa trong cơ cấu công chức phường
trên địa bàn quận 1. Thông qua đó góp phần sử dụng và phát huy trình độ của
công chức nữ phường trong quá trình thực thi công vụ.
50
Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Dưới 30 tuổi 19 16
Từ 31-40 tuổi 70 60
Từ 41-50 tuổi 19 16
Trên 50 tuổi 9 8
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Từ bảng 2.2 ta thấy, đội ngũ công chức phường trong độ tuổi từ 31-40
chiếm tỷ lệ cao nhất. Với độ tuổi này công chức phường đã trưởng thành về
mọi mặt, nhất là khả năng nhạy bén trong quá trình thực thi công vụ. Trong
tương lai gần, đội ngũ công chức phường sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lực
lượng công chức phường. Và tỷ lệ công chức phường dưới tuổi 30 cũng
chiếm tỷ lệ khá cao (16%), đây sẽ là lớp kế cận có khả năng thay thế cho đội
ngũ công chức phường sắp nghỉ hưu.
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Thạc sỹ 3 2,6
Đại học 93 79,5
Cao đẳng 4 3,4
51
Trung cấp 17 14,5
Chưa qua đào tạo 0 0
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Qua bảng 2.3 ta thấy, đội ngũ công chức phường trên địa bàn quận 1 có
trình độ chuyên môn rất đồng đều. Trong đó, tỷ lệ công chức phường có trình
độ thạc sỹ, đại học chiếm tỷ lệ cao (82,1%), đây là một lợi thế về chất lượng
chuyên môn của đội ngũ công chức phường quận 1 đạt chuẩn (Theo quy định
của Bộ Nội vụ, công chức phường phải có trình độ chuyên môn đạt từ trung
cấp trở lên) đối với chính quyền phường đây là nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn cao, góp phần tham gia giải quyết công việc một cách nhanh
chóng, chính xác phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước. Lợi thế rất lớn của quận 1 là không có công chức
phường chưa chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ công chức
phường hầu hết có trình độ chuyên môn, trình độ thấp nhất là trung cấp chiếm
(14,5%). Nhằm hướng tới mục tiêu 100% công chức phường có trình độ
chuyên môn từ đại học trở lên, hiện nay quận 1 đang thực hiện chính sách hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn
trung cấp học tập, bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao trình độ.
Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Cử nhân 0 0
Cao cấp 0 0
Trung cấp 62 53
52
Sơ cấp 41 35
Chưa có bằng cấp,
chứng nhận
14 12
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Theo quy định của Bộ Nội vụ, trình độ lý luận chính trị của công chức
phường đạt chuẩn phải trình độ từ trung cấp trở lên. Qua bảng 2.4, số lượng
công chức phường là 62 người đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp chiếm
tỷ lệ 53%, trong khi đó, số lượng công chức phường chưa đạt chuẩn từ sơ cấp
trở xuống là 55 người vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 47%, chiếm gần phân nửa tổng
số công chức phường, đây là con số khá lớn, có thể làm ảnh hưởng đến hoạt
động của chính quyền phường. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới,
chính quyền phường chú trọng công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện nâng cao
trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức phường phù hợp với yêu cầu
của Nhà nước cũng như đủ khả năng thực hiện công việc chuyên môn hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.5: Trình độ Quản lý nhà nước
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Đại học 2 1,7
Trung cấp 38 32,5
Chuyên viên cao cấp 0 0
Chuyên viên chính 0 0
Chuyên viên 12 10,3
Cán sự 11 9,4
53
Chưa có bằng cấp 54 46,1
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Số lượng công chức phường chưa qua đào tạo trình độ quản lý nhà
nước chiếm tỷ lệ lớn 46,1% (theo bảng 2.5) - con số này là một báo động về
trình độ quản lý nhà nước cho công chức phường trên địa bàn quận 1 trong
thời gian tới. Đây là một trong những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của
công chức phường. Quận 1 cần có nhiều chính sách hơn nữa để bồi dưỡng
trình độ quản lý nhà nước cho công chức phường đảm bảo thực thi hiệu quả
công vụ. Trình độ cán sự trở lên chiếm tỷ lệ là 35,2%. Hiện nay quận 1 đang
liên kết với Trường Học viện Cán bộ để nâng cao trình độ quản lý nhà nước
cho đội ngũ công chức phường của quận 1 có thể đáp ứng yêu cầu chung do
Bộ Nội vụ đặt ra.
Bảng 2.6: Trình độ ngoại ngữ
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Đại học trở lên 4 3,4
Chứng chỉ (A,B,C) 96 82
Chưa có bằng cấp 17 14,6
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
54
Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, số lượng công chức phường có trình độ
ngoại ngữ đại học trở lên chiếm tỷ lệ (3,4%). Số công chức phường có trình
độ ngoại ngữ chủ yếu là chứng chỉ (A,B,C) chiếm tỷ lệ cao là 82%. Số công
chức phường chưa có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ là 14,6%. Do đó, hiện
nay quận 1 đang đẩy mạnh tổ chức các bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ nâng cao
kỹ năng giao tiếp cho công chức phường để đáp ứng nhu cầu mới của công
việc, hội nhập quốc tế, giao tiếp với du khách nước ngoài sinh sống và làm
việc trên địa bàn quận 1, đồng thời việc bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ giúp
đội ngũ công chức phường dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu các văn bản nước
ngoài nhằm mở mang thêm kiến thức phục vụ cho công việc chuyên môn
được tốt hơn.
Bảng 2.7: Trình độ tin học
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Trung cấp trở lên 4 3,4
Chứng chỉ (A,B,C) 102 87,2
Chưa có bằng cấp 11 9,4
Tổng 117 100
(Số liệu tính đến tháng 31/12/2017)
Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1
Hiện nay, việc sử dụng tin học vào trong hoạt động quản lý nhà nước
rất phổ biến, do đó nhà nước cần phải tạo điều kiện cho công chức nâng cao
trình độ, tất cả đều phải sử dụng vi tính một cách thành thạo. Qua bảng 2.7 về
cơ cấu công chức phường trên địa bàn quận 1 theo trình độ tin học ta thấy,
trình độ tin học của công chức phường chiếm tỷ lệ cao, đa số có chứng chỉ
55
(A,B,C) là 102 người chiếm tỷ lệ (87,2%). Số lượng công chức phường chưa
qua đào tạo về trình độ tin học chiếm tỷ lệ 9,4%, số lượng này là những
trường hợp chưa có chứng chỉ tin học nhưng trên thực tế đều đã qua đào tạo
và có khả năng sử dụng tin học thành thạo. Trong thời gian tới, quận 1 cần có
kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học theo chuẩn mới của Bộ Thông
tin truyền thông và cấp chứng chỉ tin học cho đội ngũ công chức phường để
đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch công chức và yêu cầu trong thực thi công vụ.
2.1.3.3. Nhận xét chung về thực trạng đội ngũ công chức phƣờng
Thực trạng đội ngũ công chức phường quận 1 nổi lên một số đặc điểm
sau:
Về số lượng: Số lượng công chức phường trên địa bàn quận 1 có mặt
tính tới tháng 12/2017 là 117 người. Trong khi đó, số lượng biên chế giao
năm 2017 là 150 công chức. Với tình hình thực tế của quận, số lượng này
chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Hiện nay, quận đang triển khai các
chính sách thu hút và biện pháp nhằm thu hút thêm đội ngũ công chức trên địa
bàn quận 1 vào làm việc tại cơ quan để đáp ứng nhu cầu công việc, yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhằm xây dựng quận 1 “Văn minh –
Hiện đại – Nghĩa tình”.
Về giới tính: Số lượng nam, nữ công chức phường quận 1 được cơ cấu
với một tỷ lệ cân đối, khá hợp lý (số lượng nữ chiếm tỷ lệ 43,6%; số lượng
nam chiếm tỷ lệ 56,4%). Tỷ lệ nữ giới xấp xỉ tỷ lệ nam cho thấy sự hài hòa
trong cơ cấu công chức phường trên địa bàn quận 1. Điều này là một lợi thế
trong giải quyết các công việc của chính quyền phường vì tận dụng được tối
đa lợi thế của phụ nữ trong việc giải quyết công việc đòi hỏi phải có sự kiên
nhẫn, nhẹ nhàng hoặc những vấn đề tế nhị liên quan đến giới tính, gia đình,
56
Về độ tuổi: Hầu hết công chức phường trên địa bàn quận 1 ở độ tuổi 31
– 40 tuổi (chiếm tỷ lệ 60%), đây là độ tuổi đã được bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ, tích lũy được kinh nghiệm công tác và đáp ứng tốt yêu cầu công
việc. Bên cạnh đó, số lượng công chức phường dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá
cao (chiếm tỷ lệ 16%), đây là đội ngũ công chức năng động, sáng tạo, nhiệt
huyết trong công tác và cũng là một trong những lợi thế của quận trong việc
bồi dưỡng đội ngũ này để trở thành đội ngũ kế cận cho những năm tiếp theo.
Về trình độ:
- Trình độ chuyên môn của công chức phường quận 1 tương đối cao,
phần lớn có trình độ từ Đại học trở lên. Trong đó, tỷ lệ công chức phường có
trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một lợi thế về chất lượng chuyên
môn của công chức phường quận 1.
- Trình độ lý luận chính trị của công chức phường cơ bản đáp ứng được
yêu cầu công việc. Tuy nhiên, công chức phường có trình độ Trung cấp chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_phuong_tren_dia_ban_quan_1_than.pdf