Luận văn Bồi dưỡng công chức tại huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU .1

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DưỠNG CÔNG CHỨC HUYỆN.8

1.1. Các khái niệm cơ bản. 8

1.1.1. Khái niệm bồi dưỡng . 8

1.1.2. Khái niệm công chức . 12

1.2. Vai trò và nội dung của công tác bồi dưỡng . 14

1.2.1. Vai trò. 14

1.2.2. Đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức . 15

1.2.3. Nội dung của công tác bồi dưỡng . 17

1.3. Phương pháp và quy trình bồi dưỡng. 19

1.3.1. Phương pháp bồi dưỡng. 19

1.3.2. Quy trình bồi dưỡng. 21

1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh bồi dưỡng công chức . 25

1.4.1. Xuất phát từ các yếu tố khách quan . 25

1.4.2. Xuất phát từ các yếu tố chủ quan. 26

1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi dưỡng công chức. 27

1.5.1. Chính sách bồi dưỡng . 27

1.5.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 28

1.5.3. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên . 29

1.5.4 . Ngân sách bồi dưỡng . 30

Kết luận chương 1 . 31

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức tại huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác. Huyện Viêng Khăm cũng là nơi có dòng song chảy qua, mang lại nguồn phù sa bồi đắp, giúp cho đất tốt, giao thông đƣờng thủy cũng đƣợc dễ dàng, dòng sông chảy từ phía Bắc tới Nam, có chiều dài là 18 kilomet, sông Năm chẹng chảy qua dài 15 kilomet và chứa nguồn nƣớc lớn, với nhiều dòng chảy, hồ nƣớc, phục vụ nhân dân sinh hoạt. Ngƣời dân ở huyện Viêng Khăm đều đƣợc sử dụng điện sinh hoạt bình thƣờng trong tất cả các làng và tới từng nhà dân. 33 Về dân cƣ thì hiện nay (tính đến hết năm 2019), ở huyện Viêng Khăm có 17 làng, với tổng số bao gồm 4324 hộ gia đình. So với 5 năm về trƣớc thời điểm 2014 thì hiện nay tăng lên 211 gia đình chiếm 5,13%, với số dân là 20873 ngƣời, số nữ là 10528 ngƣời, so với năm 2014 tăng lên 1099 ngƣời chiếm 5,55%. Về cơ cấu dân tộc ở huyện Viêng Khăm có 3 dân tộc cùng nhau sinh sống đó là: Dân tôc Lào Lùm, tổng số 20488 ngƣời, trong đó tỷ lệ nữa chiếm 10370 ngƣời; Dân tộc Kum Mụ, tổng số là 139 ngƣời, trong đó tỷ lệ nữ là 61 ngƣời; Dân tộc Mộng, tổng số 201 ngƣời, tỷ lệ nữ chiếm 84 ngƣời; Trong cơ cấu dân số cũng nhƣ với diện tích của huyện thì có thấy rằng mất độ dân số ở huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn là 168 ngƣời/km2, kinh tế của huyện trung bình hàng năm phát triển tăng 8%. Kinh tế huyện phát triển không ngừng, tổng tỷ lệ cung ứng của huyện là 44201 tỷ kíp, thu nhập bình quân 21.176.069 kíp/ngƣời, tƣơng đƣơng với 2406 USD/ngƣời/năm. So với 5 năm trƣớc giai đoạn 2015 thì năm 2020 tăng lên 689 USD. Về các công trình kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 44.89%, công nghiệp chiếm 26.44%. dịch vụ chiếm 28.67%. (Theo số liệu của Sở Nội vụ tỉnh Viêng Chăn 6 tháng đầu năm 2020). 2.2. Công tác bồi dƣỡng công chức ở huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng ở huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn đã có nhiều bƣớc tiến đáng kể, ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của các cấp ủy đảng và chính quyền huyện, bí thƣ kiêm chủ tịch huyện cũng nhƣ toàn thể đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện xác định rất rõ về vai trò và vị trí của công tác bồi dƣỡng cán bộ, nâng cao hơn nữa vai trò của ngƣời công chức trong thực thi công vụ là nhiệm vụ hàng đầu trong công 34 tác cán bộ hiện nay ở địa phƣơng. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay có rất nhiều lƣợt cán bộ công chức đƣợc cử đi tập huấn, bồi dƣỡng cả ở trong và ngoài nƣớc, điều đó cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo về bồi dƣỡng công chức là rất lớn, trong đó phải kể đến các mặt trong công tác bồi dƣỡng công chức nhƣ sau: 2.2.1. Về công tác chỉ đạo, văn bản Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tácđào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, những năm gần đây, huyện ủy và UBND huyện đã chỉ đạo công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức cần đƣợc thực hiện đúng tinh thần là không ngừng bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đội ngũ công chức cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong công tác để bảm đảo thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Về công tác văn bản chú trọng đầu tƣ các nguồn lực cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức bằng hệ thống các văn bản chính thức, cụ thể và rõ ràng về các mặt nhƣ: nguồn lực con ngƣời (giảng viên, cán bộ quản lý), kinh phí. Về nhân lực, huyện có chính sách thu hút ngƣời tài. Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ công chức. Ngoài ra, huyện cũng rất coi trọng đội ngũ làm công tác quản lý, phục vụ việc tổ chức, phối hợp tổ chức và thỉnh giảng của các cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ở trong tỉnh Về kinh phí, tỉnh đầu tƣ một khoản ngân sách đáng kể cho công tác bồi dƣỡng công chức. Đồng thời cũng kêu gọi xã hội hóa các nguồn lực khác để nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua bồi dƣỡng công chức của huyện. Phối hợp với Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang bị các thiết bị, cung cấp phƣơng tiện hiện đại phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của tỉnh chính thức đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản, nghị quyết và các quyết định trong công tác quản lý cán bộ ở huyện. 35 2.2.2. Công tác lập Kế hoạch Để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nói riêng, huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn đã có những chính sách tập trung xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, gắn với kế hoạch chung của tỉnh về bồi dƣỡng công chức và cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, sử dụng lao động, ƣu đãi, phát triển và khuyến khích nhân tài, thu hút chuyên gia đầu ngành, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy có chuyên ngành phù hợpvề công tác lâu dài tại địa phƣơng, sử dụng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với ngƣời đào tạo, có học vấn và có tài năng đóng góp nhiều công sức cho phát triển kinh tế - xã hội của mình. Huyện Viêng Khăm đã có chính sách ƣu đãi tuyển dụng, sửdụng công chức lãnh đạo, quản lý; chính sách đối với công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Mục đích chung của chính sách ƣu đãi, thu hút nhằm động viên, khuyến khích công chức tại các đơn vị trong tỉnh không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và kỹ năng quản lý nhà nƣớc. Nội dung cơ bản của chính sách ƣu đãi, thu hút tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: tuyển dụng. Trong đào tạo, có chính sách hỗ trợ thiết thực bằng lợi ích kinh tế, theo các mức, tùy theo trình độ. Trong tuyển dụng, có chính sách ƣu tiên tuyển dụng, ƣu tiên cộng điểm xét trúng tuyển và ƣu tiên xếp ngạch, bậc lƣơng... - Đãi ngộ trong tuyển dụng: sinh viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ địa phƣơng đƣợc tuyển dụng về các cơ quan của tỉnh không qua thi tuyển và hƣởng 100% lƣơng của ngạch đƣợc bổ nhiệm, đồng thời hỗ trợ 01 lần theo đối tƣợng. - Đãi ngộ trong đàot ạo: công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ đƣợc tạo điều kiện về thời gian mà còn đƣợc hỗ trợ kinh phí tài 36 liệu, sinh hoạt phí hàng tháng và kinh phí sau khi tốt nghiệp, cụ thể: Công chức đƣợc cử đi học tập cử nhân lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị đƣợc hỗ trợ 500.000 kíp tiền tài liệu 01 năm và sinh hoạt phí hàng tháng là 400.000 kíp, đối với công chức là nữ còn đƣợc thêm 20%/ tháng. Công chức đƣợc cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ đƣợc hỗ trợ sinh hoạt phí là 400.000 kíp/tháng, đối với công chức là nữ còn đƣợc thêm 20%/tháng và tiền tài liệu theo các mức: 01 triệu kíp/năm đối với tiến sỹ. Sau khi tốt nghiệp có văn bằng, đƣợc hỗ trợ 10 triệu kíp đối với thạc sỹ, 30 triệu kíp đối với tiến sỹ. Hàng năm, căn cứ các văn bản hƣớng dẫn của trung ƣơng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ có các văn bản hƣớng dẫn các sở, ban ngành, các huyện tiến hành rà soát, đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. Dựa vào đó mà huyện Viêng Khăm sẽ lập kế hoạch và cử cán bộ công chức tham gia, báo cáo tỉnh Viêng Chăn về kế hoạch của mình. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức hàng năm của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện. Sau khi đƣợc phê duyệt, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ động phối hợp với Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh thống nhất kế hoạch mở lớp, giao chỉ tiêu, kinh phí thực hiện, xét duyệt danh sách học viên đăng ký, thông báo triệu tập học viên đủ điều kiện cử đi đào tạo, bồi dƣỡng. Trong quá trình triển khai đào tạo, bồi dƣỡng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thƣờng xuyên phối hợp với Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh để quản lý học viên, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức lớp học. Cử ngƣời giám sát lịch giảng dạy, nắm bắt tình hình học tập và kết quả đào tạo, kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức các lớp học. Kết thúc mỗi lớp học, Ban Tổ chức Tỉnh ủy lập hồ sơ lƣu gồm: Quyết định chiêu sinh kèm theo danh sách học viên; kế hoạch giảng dạy; bảng điểm 37 học tập; báo cáo tổng kết lớp học; Quyết định công nhận kết quả kèm theo danh sách học viên hoàn thành khóa học. Quy trình thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng đã đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng đối tƣợng theo phân cấp hiện hành 2.2.3. Biên soạn chƣơng trình, tài liệu Trong công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức của huyện chỉ mang tính chất phối hợp để đạt đƣợc hiệu quả là nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức của huyện, sự phối hợp này diễn ra giữa cơ quan, đơn vị quản lý công chức với đơn vị tổ chức các chƣơng trình bồi dƣỡng mà đối tƣợng và đóng vai trò trung tâm chính là đội ngũ công chức. Chính vì lẽ đó, các chƣơng trình biên soạn tài liệu, chƣơng trình bồi dƣỡng là do cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng có chức năng xây dựng, trên cơ sở có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực trong việc biên soạn tài liệu. Hiện nay có một số chƣơng trình trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức nhƣ sau: - Chƣơng trình, tài liệu đào tạo lý luận chính trị; - Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng nâng cao, cập nhật kiến thức; - Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức; - Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; - Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; - Chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chƣơng trình, tài liệu đào tạo dành cho công chức dự bị. Những nội dung đào tạo, bồi dƣỡng gồm: lý luận chính trị; kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nƣớc; kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù đã có sự quan tâm, đầu tƣ nhƣng thực tế tình hình tài liệu, giáo trình và các nguồn tham khảo của Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh vừa 38 thiếu, vừa lạc hậu, cũ rách. Ban hành và quản lý các chƣơng trình, biên soạn tài liệu giáo trình và giảng viên đều do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Do vậy, tỉnh không chủ động, không đủ trình độ để nâng cao hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Điều này cần đƣợc điều chỉnh và hoàn thiện khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo chất lƣợng bồi dƣỡng công chức ở huyện đạt hiệu quả cao. 2.2.4. Đội ngũ công chức huyện Viêng Khăm và công tác tổ chức bồi dƣỡng hiện nay Trong cơ cấu dân số đó thì tỷ lệ ngƣời làm cán bộ, công chức của toàn huyện khá đông, theo thống kê số liệu của phòng Nội vụ huyện thì toàn huyện có tất cả 638 ngƣời, số cán bộ nữ là 423 ngƣời, số cán bộ công chức nam giới là 215 ngƣời. Về trình độ học vấn thì có: Số cán bộ, công chức sau đại học, cụ thể là thạc sĩ có 7 ngƣời, gồm 6 ngƣời là nam giới, 01 ngƣời là nữ giới. Trình độ đại học có 253 ngƣời, tỷ lệ nữ là 138 ngƣời, nam giới là 115 ngƣời Trình độ cao đẳng là 296 ngƣời, nữ là 226 ngƣời và nam là 70 ngƣời Trình độ trung cấp 79 ngƣời, nữ là 57 ngƣời và nam là 22 ngƣời. Nhƣ vậy, so với 5 năm trƣớc năm 2014-2019 thì số công chức giảm xuống 2.66%. Có 05 đảng bộ cơ sở, 74 chi bộ so với năm 2014 tăng 19 chi bộ bằng 34.54%. Tổng số đảng viên trong huyện là 963 ngƣời, số đảng viên nữ trong huyện là 419 ngƣời, nam là 544 ngƣời, so với năm 2014 tăng 218 đồng chí, nữ là 133 đồng chí chiếm 29.26%. Công tác bồi dƣỡng công chức ngắn hạn trong và ngoài nƣớc là 20 ngƣời. Tình hình bồi dƣỡng công chức trong năm qua 2019 ở huyện đƣợc cử đi bồi dƣỡng là 20 công chức, nữ là 6 ngƣời, nam là 14 ngƣời, trong đó: Sau đại học trong nƣớc là 01 ngƣời, nƣớc ngoài là 01 ngƣời; Đại học trong nƣớc là 03 ngƣời, nƣớc ngoài là 02 ngƣời; 39 Cao đẳng đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc 01 ngƣời. Trung cấp đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc là 12 ngƣời. Ngoài ra, còn bồi dƣỡng lý luận chính trị ngắn hạn, các chƣơng trình bồi dƣỡng ngắn ngày khác (dƣới 45 ngày) cho các bí thƣ làng với số lƣợng, trong đó bồi dƣỡng có 16 ngƣời và có tỷ lệ 4 công chức nữ và 12 công chức nam đƣợc cử đi bồi dƣỡng, tập huấn ngắn ngày về chuyên môn nghiệp vụ, về kiến thức quản lý nhà nƣớc, pháp luật và thực thi công vụ ở tỉnh Viêng Chăn cũng nhƣ đƣợc cử đi bồi dƣỡng ở Học viện chính trị - hành chính quốc gia Lào ở thủ đô Viêng Chăn. (Số liệu theo Đại hội đại biểu huyện Viêng Khăm lần thứ IV ngày 26-27/5/2020). Nhƣ vậy, qua số liệu trên, có thể thấy số lƣợng cán bộ, công chức nam và nữ là tƣơng đối đồng đều. Trong đó tỷ lệ cán bộ, công chức nữ nhiều hơn năm một chút. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng của nam giới thì lại cao hơn nữ giới một chú. Điều này là bình thƣờng vì số cán bộ công chức nữ tuy nhiều, nhƣng họ ngại đi đào tạo, bồi dƣỡng do phải chăm sóc gia đình, các con với lại ý chí phấn đấu của nữ giới có phần hàn chế hơn so với nam giới. Chính vì vậy đây có thể là một trở ngại đối với quá trình phấn đấu, phát triển của cán bộ công chức nữ, cần phải đƣợc khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức không ngừng đƣợc nâng cao. Chính vì điều này sẽ ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng, hiệu quả công việc trong bộ máy chính quyền của huyện. Những năm tới và trƣớc mắt, huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức của mình. Đặc biệt giảm dần số cán bộ, công chức có trình độ phổ thông và trung cấp, tăng số lƣợng cán bộ, công chức có trình độ đại học và sau đại học. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, nhất là trong thời kỳ mở cửa và hội 40 nhập, xây dựng nhà nƣớc của nhân dân. Về kiến thức quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ, công chức huyện. Số cán bộ, công chức ở ngạch chuyên viên là cao nhất, ngạch chuyên viên cao cấp là thấp nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ này là phù hợp, bởi nó phản ánh đúng trình độ và thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Viêng Khăm. Nhƣ vậy, xuất phát từ thực tiễn đội ngũ công chức huyện Viêng Khăm trong những năm qua công tác tại các cơ quan, đơn vị ở UBND huyện cũng nhƣ các đơn vị trực thuộc UBND huyện, do số lƣợng khá lớn, lại do nhiều công chức tuổi cũng không còn trẻ, cho nên chất lƣợng công chức không cao, lại một phần nữa do số lƣợng công chức nữ chiếm số lƣợng nhiều, mà cán bộ công chức nữ do bị chi phối bởi nhiều yếu tố, gia đình, con nhỏ, cho nên khả năng tham gia và thực thi công vụ cũng bị hạn chế, do đó trong thời gian tới lãnh đạo huyện chú ý hơn nữa tới những hạn chế này để khắc phục, bồi dƣỡng nâng cao hơn nữa chất lƣợng công chức ở huyện và giải pháp mang tính đột phá vẫn là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dƣỡng công chức ở nơi đây. 2.2.5. Cơ sở bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên a, Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn chính đƣợc tổ chức đƣa về đào tạo, bồi dƣỡng chủ yêu là Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn. Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân tỉnh Viêng Chăn, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp và thƣờng xuyên của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ. Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phƣơng về lý luận chính trị - hành chính; đƣờng lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt 41 trận Xây dựng Tổ quốc Lào và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nƣớc và một số lĩnh vực khác. Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân các huyện, trƣởng bản; trƣởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện; trƣởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tƣợng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin; về đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc và một số lĩnh vực khác. - Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các huyện; cán bộ, công chức ở địa phƣơng. - Bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân các huyện. - Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị; bồi dƣỡng chuyên viên và các chức danh tƣơng đƣơng. - Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phƣơng, cơ sở. - Mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngoài các đối tƣợng đã nêu trên theo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng. Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn có 01 hiệu trƣởng và 03 phó hiệu trƣởng. Trƣờng có 03 khoa và 03 phòng nhƣ sau: - Khoa Lý luận Mác-Lênin. - Khoa Xây dựng Đảng. - Khoa Nhà nƣớc và pháp luật. 42 - Phòng Đào tạo. - Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tƣ liệu. - Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị. b, Đội ngũ giảng viên: Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn là 65 ngƣời, trong đó, cán bộ, giảng viên là 52 ngƣời; nhân viên hợp đồng là 06 ngƣời; hợp đồng không xác định thời hạn 07 ngƣời. Cụ thể: Ban Giám hiệu có 04 ngƣời (01 hiệu trƣởng và 03 phó hiệu trƣởng). Về trình độ chuyên môn, có 52 ngƣời có trình độ đại học trở lên, trong đó có 17 ngƣời là Thạc sỹ; 04 ngƣời đang học Thạc sỹ. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị và tƣơng đƣơng: 03 ngƣời; trung cấp lý luận chính trị và tƣơng đƣơng: 18 ngƣời. Trong tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên thì đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm của trƣờng có 48/65 ngƣời. Về trình độ của đội ngũ giảng viên, 48/48 giảng viên có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 17 thạc sỹ; 04 ngƣời đang học Thạc sỹ. Về nghiệp vụ sƣ phạm, 48/48 giảng viên đã đƣợc tập huấn nghiệp vụ sƣ phạm ngắn hạn hoặc dài hạn (Theo số liệu thống kê của Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn năm 2019). Có thể thấy rằng trình độ của đội ngũ giảng viên của trƣờng khá cao và đồng đều, đây là điều thuận lợi giúp cho Trƣờng tổ chức bồi dƣỡng cán bộ công chức trong toàn tỉnh Viêng Chăn đƣợc tốt hơn và trong đó có cả đội ngũ công chức huyện Viêng Khăm đƣợc đào tạo ở nơi đây. 2.2.6. Đánh giá về những kết quả và hạn chế của công tác bồi dƣỡng 2.2.6.1. Những kết quả đã đạt đƣợc và nguyên nhân Những kết quả đã đạt được - Đào tạo nâng cao trình độvề chuyên môn, nghiệp vụ. 43 Đối với đội ngũ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện hầu hết các chức danh đều đảm bảo trình độ theo tiêu chuẩn, do vậy hàng năm Bí thƣ huyện ủy kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân huyện trên cơ sở yêu cầunhiệm vụ và quy hoạch công chức đã xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng sau đại học nhằm xây dựng một đội ngũ công chức có trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Đến nay 100% đội ngũ công chức trong toàn huyện đƣợc bồi dƣỡng các kiến thức quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành. Từ năm 2014 -2019 các đơn vị đã cử: 20 đồng chí là lãnh đạo các phòng ban và ủy ban nhân dân huyện đi học lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên, chuyên viên chính. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đƣợc triển khai kịp thời, đồng bộ và toàn diện. Điều này thể hiện từ việc xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở huyện cũng nhƣ các huyện khác trong toàn tỉnh thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết chuyên đề; quán triệt việc thực hiện đến các bộ phận chức năng cả từ phía các cơ quan Đảng bộ tỉnh cũng nhƣ cơ quan tham mƣu, giúp việc Ủy ban nhân dân. - Cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong của huyện về bồi dƣỡng cán bộ tại địa phƣơng cũng nhƣ của tỉnh đƣợc quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất (xây dựng phòng học, trang thiết bị giảng dạy và học tập). Trƣờng Chính trị - Hành chính tỉnh đƣợc tổ chức, sắp xếp, giao nhiệm vụ, biên chế, ngân sách rõ ràng, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí. Đồng thời, tỉnh cũng tạo cơ chế mở để cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thực hiện các chƣơng trình liên kết, phối hợp trong đào tạo, bồi dƣỡng. - Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng không ngừng đƣợc nâng cao. Chƣơng trình, nội dung các khóa học đƣợc chỉnh lý, bổ sung theo hƣớng giảm phần lý luận, tăng cƣờng đào tạo kỹ năng thực thi, hƣớng tới đáp ứng yêu cầu xử lý công việc. Chƣơng trình đào tạo từng bƣớc đƣợc thiết kế linh hoạt và phù hợp 44 với từng vị trí, chức danh trên cơ sở yêu cầu của từng vị trí công việc. - Phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng có nhiều điểm mới, đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tƣợng. Tăng khả năng lựa chọn chƣơng trình học cho đối tƣợng học ở nhiều trình độ, tăng mức độ tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học, đẩy mạnh thực hiện phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng phát huy tính chủ động, buộc ngƣời học trực tiếp tham gia vào quá trình học. - Đội ngũ giảng viên đƣợc quan tâm bổ sung về số lƣợng, tạo điều kiện nâng cao trình độ (cử đi đào tạo sau đại học); bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ (hành chính và quản lý nhà nƣớc, tin học, ngoại ngữ, các lớp về phƣơng pháp sƣ phạm hiện đại). Lãnh đạo huyện Viêng Kham cũng ban hành các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ ngƣời đi học. - Công tác quy hoạch, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quán triệt đến các cấp cơ sở, các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn, hƣởng lƣơng từ ngân sách và chịu sự quản lý của huyện, thực hiện việc cung ứng các dịch vụ công, ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị theo đúng các quy định, chính sách về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nƣớc. Nhờ vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc thực hiện toàn diện, ở tất cả các nội dung nhƣ: nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện công vụ, kiến thức bổ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền; đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh và trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức trƣớc khi bổ nhiệm. Số lƣợng cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm tăng dần. Tỷ lệ cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo sau đại học ngày càng tăng; các lớp bồi dƣỡng nâng cao năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đƣợc quan tâm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện. Một số chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của những kết quả đạt được 45 Đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên là nhiều nguyên nhân, trƣớc hết là do có đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc nhất là các chính sách đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã mang lại hiệu quả, định hƣớng đúng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phát triển. Các bƣớc chuẩn bị cho việc triển khai các Nghị quyết của Đảng ở địa phƣơng chu đáo, đảm bảo đúng quy trình. Việc quán triệt Nghị quyết của huyện ủy, của tỉnh ủy và các quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức đƣợc tổ chức thực hiện ở các cấp chặt chẽ đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động. Bên cạnh đó, những thành quả của công cuộc đổi mới, nhất là những thành tựu về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, văn hóa, xã hội... trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phát triển. Chất lƣợng của đội ngũ giảng viên đã đƣợc nâng lên về chuyên môn. Chính sách đối với đội ngũ giảng viên đƣợc quan tâm cả về vật chất và tinh thần. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc các cấp ủy và chính quyền, thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện cho công chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nƣớc. Các đơn vị đã có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và trình độ của đội ngũ cho cán bộ, công chức của mình. Huyện Viêng Kham cũng tỉnh Viêng Chăn đã ban hành các chủ trƣơng, chính sách đối với cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng áp dụng thống nhất trong các đơn vị góp phần động viên, khuyến khích cho cán bộ, công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Viêng Kham cũng nhƣ các cấp trong tỉnh đã dành một khoản kinh phí đáng kể cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. 46 2.2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế - Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức chƣa thực sự chủ động, chƣa gắn chặt với nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị. Cách làm chủ yếu vẫn căn cứ vào công văn từ cấp trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_boi_duong_cong_chuc_tai_huyen_vieng_kham_tinh_vieng.pdf
Tài liệu liên quan