Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ. 8
1.1. Công chức cấp xã . 8
1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã . 8
1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã: . 10
1.1.3. Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã: . 11
1.1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã . 13
1.1.5. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã. 18
1.2. Những vấn đề chung về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công
chức cấp xã . 21
1.2.1. Những khái niệm có liên quan . 21
1.2.2. Đặc điểm bồi dưỡng năng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức
cấp xã . 26
1.2.3. Vai trò của việc bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 27
1.2.4. Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 28
1.2.5. Yêu cầu của bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 28
1.2.6. Sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công chức cấp xã . 30
1.2.7. Các thành tố cơ bản của quy trình bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ
cho công chức cấp xã . 30
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, ven biển
và đầm phá.
Trong các năm qua, được sự quan tâm của Đảng bộ và các cấp chính
quyền của huyện, công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công chức hành
chính của huyện đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những tồn
tại như: chất lượng công tác bồi dưỡng công chức chưa cao, còn nặng về hình
thức và chồng chéo về nội dung; đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về kiến
thức lẫn thực tiễn sư phạm, chưa có các phương pháp giảng dạy tích cực, có
hoặc có rất ít những nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội.v.v.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc không ngừng nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình thực
hiện cải cách hành chính ở địa phương, Huyện ủy, UBND huyện Phong Điền
luôn có sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát, đề ra mục tiêu và lộ trình thực hiện
công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức của huyện nói chung và cấp xã nói
riêng. Mục tiêu bồi dưỡng nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản
lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính nhằm xây
dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt, đủ năng lực thi
hành công vụ, từng bước trẻ hóa đội ngũ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo
đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ mục tiêu trên, huyện Phong Điền xác định phải thực hiện các nội
dung sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan
trong bồi dưỡng công chức cấp xã. Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng lao động
xem bồi dưỡng là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu
chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của công chức cấp xã.
37
Hai là, xác định đúng, kịp thời nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã.
Đây là cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo trong quá trình bồi dưỡng.
Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng sẽ góp phần giúp cho việc bồi dưỡng thực
hiện trôi chảy, có hiệu quả.
Ba là, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức bồi
dưỡng công chức cấp xã. Bên cạnh việc tập trung đi sâu vào các kiến thức
chuyên môn, cần tăng cường lồng ghép giảng dạy các kỹ năng có liên quan
đến nội dung, chương trình bồi dưỡng để giúp học viên rèn luyện kỹ năng
phục vụ cho thực tiễn công tác.
Bốn là, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc bồi
dưỡng công chức để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh theo Thông tư
06/2012 của Bộ Nội vụ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ bồi dưỡng công chức cấp xã ở các địa
phương áp dụng cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Một là, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch bồi dưỡng
của tỉnh, có tính đến những nhiệm vụ cấp bách và nhu cầu bồi dưỡng của
công chức trong thực thi công vụ như tập trung bồi dưỡng kỹ năng hành
chính, kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng giao tiếp hành chính, kiến thức hội
nhập quốc tế.
Hai là, xây dựng nội dung, giáo trình bồi dưỡng cho phù hợp với tình
hình đội ngũ công chức địa phương. Với bài học này, sau nhiều năm thực hiện
đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, từ đặc điểm, vị trí vai trò, nhiệm vụ,
thực trạng đội ngũ công chức, huyện Phong Điền đẩy mạnh công tác bồi
dưỡng công chức trong đó đề cập đến việc xây dựng nội dung chương trình
cho sát với thực tế đặc thù của chính quyền cơ sở của huyện.
Ba là, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan
trong bồi dưỡng công chức cấp xã. Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng lao động
38
xem bồi dưỡng là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu
chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của công chức cấp xã như huyện
Phong Điền.
Bốn là, cần có sự phối hợp với các cơ sở đào tạo như Trường chính trị
tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện trong việc bố trí giáo viên, cơ
sở, điều kiện giảng dạy. Kết quả bồi dưỡng từ ở huyện Bố Trạch đã cho thấy
đã làm rất tốt việc phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, các
cơ quan ban ngành, các cơ sở trong thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã.
39
Tiểu kết chương 1
Bồi dưỡng công chức cấp xã là một nội dung quan trọng trong chương
trình cải cách hành chính hiện nay của nhà nước ta. Điều đó xuất phát từ vị
trí, vai trò của chính quyền cấp xã, công chức cấp xã trong hệ thống các cơ
quan hành chính và đội ngũ công chức hành chính nước ta. Công chức cấp xã
là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người gần dân, sát dân, trực
tiếp nắm tâm tư, nguyện vọng của dân, là người trực tiếp vận động nhân dân
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, là người trực tiếp giải quyết các thắc mắc về lợi ích chính đáng của
nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự quản của công
đồng dân cư. Trong những năm qua, công chức cấp xã lớn mạnh và có nhiều
đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa
phương cơ sở, góp phần vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước.
Song, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; yêu cầu đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, dân là chủ, dân làm
chủ, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì
thực trạng đội ngũ công chức cấp xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Vấn đề
cấp thiết đặt ra hiện nay phải tập trung bồi dưỡng công chức cấp xã cả về lý
luận chính trị, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc, đáp ứng thực thi
nhiệm vụ, xây dựng nền công vụ: chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động,
minh bạch, hiệu quả.
40
Chương 2
THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu
Gio Linh là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị, nằm ở
vị trí 16050’ đến 170 độ vĩ Bắc, 106015’ đến 106042’độ kinh Đông, cách Thủ
đô Hà Nội 560 km về phía nam và Thành phố Hồ Chí Minh 1.170 km về phía
bắc. Phía tây giáp huyện Hướng Hóa và huyện ĐaKrông, phía bắc giáp huyện
Vĩnh Linh, phía nam giáp thành phố Đông Hà, huyện Cam Lộ và huyện Triệu
Phong, phía đông là Biển Đông, với bờ biển dài 15 km từ Cửa Tùng đến Cửa
Việt. Gio Linh diện tích toàn huyện 473 km², dân số trên 80.000 người (số
liệu năm 2016); gồm 2 thị trấn và 19 xã, thị trấn Gio Linh là thị trấn huyện lỵ.
Về dân cư, Gio Linh có hai dân tộc: Dân tộc Kinh và dân tộc Vân Kiều.
Dân tộc Vân Kiều sống ở hai xã Linh Thượng và Vĩnh Trường, dân tộc Kinh
ở các xã, thị trấn còn lại.
Về điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của huyện khá thuận lợi, phía
Đông giáp biển Đông, có bờ biển dài 15 km từ Cửa Tùng đến Cửa Việt, trung
tâm huyện lỵ có đường Quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất chạy theo chiều
dài của huyện. Ngoài ra, còn có hệ thống giao thông tỉnh lộ, huyện lộ được
Nhà nước quan tâm đầu tư khá thuận lợi trong việc thông thương mua, bán,
trao đổi hàng hoá giữa các vùng với nhau, đặc biệt là giao lưu thông thương
với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, thành phố Đông Hà và nhiều
địa phương khác không chỉ trong tỉnh mà trong cả nước và dọc theo Quốc lộ
15 lên với nước bạn Lào. Tuy nhiên, điều kiện để phát triển kinh tế chủ yếu
của huyện là giao thông đường thuỷ, Gio Linh có 02 cửa biển là Cửa Việt và
Cửa Tùng, nhất là Cửa Việt, tàu vận tải 400 tấn ra vào thuận lợi, nếu được
41
đầu tư nâng cấp tàu 2.000 - 4.000 tấn có thể neo đậu, là cửa ngỏ ra biển Đông
của tỉnh Quảng Trị. Trước những thuận lợi về giao thông đó, cùng với tính
cần cù, chịu thương, chịu khó, không quản ngại khó khăn, gian khổ, tự mình
vươn lên làm giàu trên mãnh đất bom cày, đạn xới do chiến tranh để lại. Từ
những hố bom, hố pháo năm xưa, nhân dân của huyện Gio Linh làm thay đổi
thành những công trình mới, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của huyện
ngày càng phát triển, bộ mặt của huyện ngày càng khởi sắc, cơ sở hạ tầng
điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng ngày một khang trang, tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân dân sinh hoạt, học tập và khám chữa bệnh.
Thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị trên địa bàn huyện cũng gặp phải những khó khăn nhất định như tình
hình thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng sự cố môi trường biển Tuy nhiên, bằng
nhiều nỗ lực cố gắng, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện cơ
bản hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đề ra. Tình hình kinh tế - xã hội phát
triển khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống của người
dân không ngừng được nâng lên. Các hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực, công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo được
chăm lo, tỉ lệ hộ nghèo giảm, đến nay, còn 8,85% hộ nghèo. An ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
42
2.2. Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Gio Linh
Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Người
TT XÃ, THỊ TRẤN NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 SO SÁNH
2018/2016
1 Linh Thượng 10 12 12 +2
2 Vĩnh Trường 10 10 10 0
3 Gio An 7 10 10 +3
4 Gio Sơn 9 9 9 0
5 Hải Thái 8 10 9 +1
6 Gio Bình 11 10 10 -1
7 Gio Châu 7 9 9 +2
8 Linh Hải 8 10 9 +1
9 Gio Quang 9 10 10 +1
10 Gio Phong 9 10 10 +1
11 Gio Thành 8 9 9 +1
12 Gio Mỹ 10 11 11 +1
13 Gio Mai 10 11 10 0
14 Gio Hải 9 10 9 0
15 Gio Việt 10 12 12 +2
16 Gio Hòa 8 7 7 -1
17 Trung Hải 8 9 8 0
18 Trung Giang 9 10 10 +1
19 Trung Sơn 9 11 11 +2
20 Thị trấn Gio Linh 10 9 9 -1
21 Thị trấn Cửa Việt 5 11 11 +6
Tổng 184 210 205 +21
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Gio Linh và tính toán của tác giả.)
- Về số lượng:
Năm 2016, số lượng công chức cấp xã huyện Gio Linh là 184 người,
chưa đạt chỉ tiêu biên chế ở một số xã như Thị trấn Cửa Việt, Gio Châu, Gio
An, Linh Thượng... Năm 2017, huyện Gio Linh tổ chức thi tuyển công chức
các xã và 16 công chức đã được tuyển dụng mới. Đến năm 2018, do 02 công
chức nghỉ hưu, 01 công chức mất, 02 công chức chuyển công tác nên còn 205
công chức cấp xã trong toàn huyện. Như vậy, tính từ năm 2018 so với năm
2016, đã tăng thêm 21 công chức cấp xã. Nhìn chung, về số lượng công chức
43
cấp xã được bố trí đảm bảo theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày
21/10/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc bố trí cán bộ, công chức xã,
phường thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đã bố trí 205 công chức cấp xã. Cơ cấu độ
tuổi phù hợp, đảm bảo tính kế thừa trong toàn đội ngũ. Về giới tính, công
chức nam chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công chức cấp xã. Cụ thể:
Thống kê công chức cấp xã thời điểm 31/12/2018:Tổng số công chức
cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị: 205 người, gồm số lượng, chức
danh cụ thể như sau:
Trưởng Công an: 21 người(Nữ 0)
Chỉ huy trưởng quân sự : 17 người(Nữ 0)
Văn phòng – Thống kê: 40 người(Nữ 24)
Địa chính-Xây dựng: 40 người(Nữ 7)
Tài chính-Kế toán: 20 người(Nữ 13)
Tư pháp-Hộ tịch: 27 người(Nữ 12)
Văn hoá - xã hội: 40 người(Nữ 15)
Dân tộc thiểu số 16 người, chủ yếu là dân tộc Vân Kiều tập trung ở hai
xã miền núi Linh Thượng và Vĩnh Trường. (Xem bảng 2.2)
Bảng 2.2. Số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh huyện
Gio Linh năm 2018
STT CHỨC
DANH
TỔNG SỐ NAM NỮ DÂN TỘC
THIỂU SỐ
TÔN
GIÁO
1 TCA 21 21 0 2 0
2 CHT QS 17 17 0 2 0
3 VP - TK 40 16 24 4 0
4 ĐC-XD 40 33 7 2 0
5 TC-KT 20 7 13 2 0
6 TP-HT 27 15 12 2 0
7 VH-XH 40 25 15 2 0
Tổng cộng 205 134 71 16 0
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Gio Linh)
44
- Về cơ cấu: + Cơ cấu theo độ tuổi
- Từ 30 tuổi trở xuống: 25 người
- Từ 31 đến 40 tuổi: 85 người
- Từ 41 đến 50 tuổi: 70 người
- Từ 51 đến 60 tuổi: 25 người
+ Cơ cấu theo giới tính
Nữ: 71 người(chiếm 34.6%)
Nam: 134 người(chiếm 65.4%)
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng công chức cấp xã đến 31/12/2017
S
T
T
Chức
danh
Tổng
số
Dân
tộc
thiểu
số
Chuyên môn Chính trị QLNN Ngoại ngữ Tin học
T
hạ
c
sĩ
Đ
ại
h
ọc
C
ao
đ
ẳn
g
T
ru
ng
c
ấp
C
ử
nh
ân
+
c
ao
c
ấp
T
ru
ng
c
ấp
Sơ
c
ấp
C
hư
a
qu
a
đà
o
tạ
o
Đ
ã
qu
a
đà
o
tạ
o
C
hư
a
qu
a
đà
o
tạ
o
C
ao
đ
ẳn
g
tr
ở
lê
n
C
hứ
ng
c
hỉ
(A
,B
,C
)
T
ru
ng
c
ấp
tr
ở
lê
n
C
hứ
ng
c
hỉ
1 TAC 21 2 0 12 0 9 21 0 0 12 9 0 16 0 18
2 CHTQS 17 2 0 7 0 10 0 17 0 0 8 9 0 14 0 15
3 VP-TK 42 4 2 31 1 8 0 12 10 20 12 30 2 34 0 39
4 ĐC-XD 40 2 0 28 3 9 0 10 5 25 7 33 0 32 0 33
5 TC-KT 21 1 0 12 4 5 0 2 1 18 5 16 1 19 2 20
6 TP-HT 28 2 0 23 0 6 0 9 5 14 7 24 1 23 0 24
7 VH-XH 41 2 0 27 3 10 0 10 5 26 8 33 2 32 0 34
Tổng 210 15 2 140 11 57 0 81 26 103 59 154 6 170 2 183
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gio Linh ,tỉnh Quảng Trị, năm 2017)
Bảng 2.4. Thống kê chất lượng công chức cấp xã đến 31/12/2018
Stt
Chức
danh
Tổng
số
Dân
tộc
thiểu
số
Chuyên môn Chính trị QLNN Ngoại ngữ Tin học
Th
ạc
sĩ
Đ
ại
h
ọc
C
ao
đ
ẳn
g
Tr
un
g
cấ
p
C
ử
nh
ân
+
cá
o
cấ
p
Tr
un
g
cấ
p
Sơ
cấ
p
C
hư
a
qu
a
đà
o
tạ
o
Đ
ã
qu
a
bồ
i
dư
ỡn
g
C
hư
a
qu
a
bồ
i
dư
ỡn
g
C
ao
đ
ẳn
g t
rở
lê
n
C
hú
ng
ch
ỉ
(A
,B
,C
)
Tr
un
g
cấ
p
tr
ở
lên
C
hứ
ng
ch
ỉ
1 TCA 21 2 0 11 0 10 0 21 0 0 12 9 0 15 0 18
2 CHT
QS
17 2 0 11 0 6 0 17 0 0 11 6 0 15 0 16
45
3 VP -
TK
40 4 2 29 1 8 0 12 10 19 17 22 1 33 0 36
4 ĐC-
XD
40 2 0 29 3 8 0 15 6 19 16 24 0 33 0 36
5 TC-
KT
20 2 0 12 4 4 0 4 4 13 9 12 0 17 0 20
6 TP-
HT
27 2 0 23 0 4 0 9 4 13 7 20 0 23 0 24
7 VH-
XH
40 2 0 31 2 7 0 11 7 21 12 28 0 33 0 33
Tổng
cộng
205 16 2 146 10 47 89 31 85 84 121 1 169 0 183
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, năm 2018)
2.3. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Các văn bản quy định về bồi dưỡng của Nhà nước
- Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở
xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/3019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về
công chức xã, phường, thị trấn;
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,
phường, thị trấn.
- Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNV-BQP ngày 10/4/2013 của
Bộ Nội vụ-Bộ Quốc phòng Hướng dẫn việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và
bố trị, sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường,
thị trấn.
46
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 2016 – 2025.
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2.3.2. Các văn bản quy định về bồi dưỡng của tỉnh Quảng Trị và
huyện Gio Linh
- Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của HĐND tỉnh
Quảng Trị khoá VI, kỳ họp thứ 8 về Một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2013-2020.
- Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh
Quảng Trị ban hành Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu
hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-
2020.
- Quyết định số 1454/QD-UBND ngay 28/6/2016 cua UBND tỉnh về
việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
- Kết luận số 37-KL/TU, ngày 28 tháng 11 năm 2016 về đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đến năm 2025của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội Đồng
nhân dân tỉnh Quảng Trị về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 – 2025, chiến
lược đến năm 2030.
47
2.4. Thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ công
chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị những năm qua
2.4.1. Quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ công
chức cấp xã
- Về xác định nhu cầu bồi dưỡng
Như đã phân tích ở chương 1, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị căn cứ
kết quả phân loại chính quyền cơ sở hàng năm; căn cứ kết quả phân tích chất
lượng công chức cấp xã (Kết quả thống kê số lượng, chất lượng, cơ cấu độ
tuổi, giới tính đội ngũ công chức cấp xã huyện Gio Linh ) hàng năm; căn cứ
quy hoạch nguồn cán bộ cơ sở; căn cứ kế hoạch hoạt động của chính quyền
cơ sở, đối chiếu các tiêu chuẩn chức danh công chức theo quy định tại nghị
định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã,
phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công
chức xã, phường, thị trấn để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã của cả giai đoạn và hàng năm. Trên cơ sở xác định đúng nhu cầu,
hướng dẫn UBND cấp xã lập báo cáo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức
của đơn vị; phòng Nội vụ huyện tham mưu cho UBND huyện Gio Linh lập kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong cả giai đoạn và hàng năm trình Sở Nội vụ tỉnh
Quảng Trị xem xét mở lớp. Đồng thời các nội dung nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng được giao nhiệm vụ cho huyện Gio Linh hoặc thực hiện trên nhu cầu
của công chức, và chính quyền cơ sở xã, thị trấn, Ban Thường vụ Huyện ủy
giao Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Gio Linh thực hiện.
- Về chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng
+ Chương trình bồi dưỡng theo ngạch công chức và bồi dưỡng theo vị
trí việc làm được triển khai rất tích cực trong 02 năm 2017 và 2018, cho thấy
chương trình phù hợp với công chức, họ vững tâm hơn khi thực thi công vụ.
48
Cần bổ sung thêm đào tạo các kỹ năng cần thiết, gắn với công việc hàng ngày
của công chức cấp xã. Kết quả khảo sát các nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng cần thiết đối với công chức cấp xã ở huyện Gio Linh, có thể được sử
dụng khi lập nhu cầu đào tạo.
+ Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo ngạch và theo vị trí việc
làm là khá phù hợp với khả năng nhận thức cũng như thực hành công việc của
công chức cấp xã. Tuy nhiên hiện nay cần có bồi dưỡng thêm một số kỹ năng
chuyên môn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành chính, kỹ năng sử dụng
máy vi tính và internet, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng viết báo cáo, kiến thức
cải cách hành chính.
+ Các lớp bồi dưỡng theo ngạch và theo vị trí việc làm đã có đổi mới
phương pháp bồi dưỡng truyền thụ. Học viên cảm thấy nhẹ nhàng khi tham
gia các lớp này. Họ thấy chủ động hơn khi học ở lớp. Đa số công chức được
khảo sát đồng ý với việc sử dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong
giảng dạy nhằm làm cho người học thêm hứng thú khi tham gia các khoá học.
- Về đánh giá sau bồi dưỡng
Theo quan sát của tác giả, các công chức cấp xã, khi tham gia các khoá
bồi dưỡng đều được các cơ sở bồi dưỡng lấy ý kiến đánh giá về hình thức tổ
chức khoá học, giảng viên, nội dung, chương trình học, phương pháp giảng
dạy, thời gian học, không khí lớp học...
UBND các xã, thị trấn trong huyện Gio Linh tổ chức đánh giá chất
lượng đội ngũ công chức hàng năm theo hướng dẫn của phòng Nội vụ huyện
Gio Linh. 100% công chức cấp xã được đánh giá về mức độ hoàn thành công
việc trong năm và phân xếp loại cụ thể.. Trong số công chức cấp xã được
đánh giá tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ 80%, khá 20%, không có công chức
trung bình, yếu kém. Nhờ làm tốt hoạt động bồi dưỡng nên chất lượng đội
ngũ qua phân xếp loại hàng năm được nâng lên, số vi phạm kỷ luật ngày một
49
ít đi. Công chức đã chuyên tâm với công việc, có ý thức trách nhiệm đối với
công việc được giao.
Bảng 2.5. Số lượng và tỷ lệ công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Gio Linh,tỉnh Quảng Trị được bồi dưỡng
Đơn vị hành chính
Tổng số
công chức
cấp xã
Kiến thức được bồi
dưỡng phù hợp với
công việc
Kiến thức được bồi
dưỡng chưa phù hợp
với công việc
SỐ
LƯỢNG
TỶ LỆ
(%)
SỐ
LƯỢNG
TỶ LỆ
(%)
Linh Thượng 12 9 75.0 3 25
Vĩnh Trường 10 8 80 2 20
Gio An 10 7 70 3 30
Gio Sơn 9 7 77.8 2 22.2
Hải Thái 9 6 66.7 3 33.3
Gio Bình 10 6 60 4 40
Gio Châu 9 5 55.6 4 44.4
Linh Hải 9 8 88.9 1 11.1
Gio Quang 10 9 90 1 10
Gio Phong 10 7 70 3 30
Gio Thành 9 6 66.7 3 33.3
Gio Mỹ 11 9 81.8 2 18.1
Gio Mai 10 8 80 2 20
Gio Hải 9 9 100 0 0
Gio Việt 12 11 91.7 1 8.3
Gio Hòa 7 6 85.7 1 14.3
Trung Hải 8 6 75 2 25
Trung Giang 10 9 90 1 10
Trung Sơn 11 8 72.7 3 27.3
Thị trấn Gio Linh 9 9 100 0 0
Thị trấn Cửa Việt 11 10 90.9 1 9.1
Tổng số 205 160 78.1 45 21.9
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Gio Linh và số liệu tác giả tự khảo sát đến
cuối tháng 12/2018).
Qua khảo sát cho thấy, 78.1% cho rằng kiến thức bồi dưỡng phù hợp
với công việc; 21.9% đánh giá kiến thức bồi dưỡng chưa phù hợp với công
việc.
50
- Về chế độ bồi dưỡng đối với công chức cấp xã
Thông tư 01/2018/TT-BNV về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công viên
chức theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP, những chương trình, khoá bồi dưỡng,
tập huấn sau đây được tính vào việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối
thiểu 01 tuần/01 năm đối với công chức cấp xã:
Các chương trình bồi dưỡng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Các khóa tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;
- Các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài.
- Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn quy định tại khoản 1
Điều3 được cộng dồn để tính thời gian thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
Ví dụ: Năm 2017, công chức A tham gia 01 khóa bồi dưỡng cập nhật
kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 03 ngày; tham gia 01
khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành với thời gian 02 ngày. Tổng
cộng công chức A đã tham gia 02 khóa bồi dưỡng, tập huấn với thời gian là
05 ngày. Như vậy, công chức A đã hoàn thành bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
chuyên ngành bắt buộc tối thiểu năm 2017.
- Trường hợp khóa bồi dưỡng, tập huấn tổ chức kéo dài sang năm sau
thì được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành
bắt buộc hàng năm của năm mà khóa bồi dưỡng, tập huấn bắt đầu.
Ví dụ: Công chức B tham gia khóa bồi dưỡng chương trình ngạch
chuyên viên được tổ chức từ ngày 02 tháng 12 năm 2017 đến ngày 02 tháng
02 năm 2018, công chức B được xác nhận là đã thực hiện bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu năm 2017.
51
Trên cơ sở phải thực hiện đúng, đủ chế độ bồi dưỡng công chức nhằm
xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ở huyện Gio
Linh, theo kế hoạch của UBND tỉnh và thông báo của Sở Nội vụ, huyện đã cử
công chức cấp xã tham gia các khoá bồi dưỡng bắt buộc theo vị trí việc làm,
đạt 72,27%. Công chức tham gia nhiều lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp
vụ được phòng Nội vụ huyện tính để xác nhận việc công chức đã tham gia bồi
dưỡng theo vị trí việc làm. Công chức tham gia các chương trình bồi dưỡng
được cấp chứng chỉ để xác nhận hoàn thành khoá học và thực hiện các chế độ
đối với người đi học.
- Về kinh phí đối với người đi học
Qua khảo sát, một phần công chức ngại đi bồi dưỡng là do kinh phí bố
trí quá ít. Mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội không mấy thuận lợi nhưng mấy
năm gần đây huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị rất quan tâm thực hiện các chế
độ của nhà nước đối với người đi học.
Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách của trên, hàng năm huyện bố trí
400 triệu đồng từ ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức. Xây
dựng quy chế tạm thời về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức bồi dưỡng
để làm căn cứ hỗ trợ cho cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã đi
học. Ngoài ra, các xã, thị trấn tích cực tạo nguồn để động viên công chức cấp
xã đi bồi dưỡng để đạt chuẩn và nâng cao năng lực làm việc.
2.4.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công
chức cấp xã ở huyện Gio Linh
Để đáp ứng yêu cầu công việc, công chức cấp xã, cần bồi dưỡng các kỹ
năng: Kỹ năng giao tiếp hành chính, Kỹ năng sử dụng máy vi tính và internet,
Kỹ năng quản lý công việc, Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng viết báo cáo, Kỹ
năng xử lý tình huống hành chính và bồi dưỡng kiến thức cải cách hành
chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cho_cong_chuc_c.pdf