MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG 6
I.Phát triển bền vững. 6
1.Khái niệm về phát triển bền vững. 6
2.Các chỉ số phát triển bền vững. 7
2.1.Chỉ số về sinh thái . 8
2.2.Chỉ số phát triển con người. 8
2.2.1.Chỉ số phát triển giáo dục 8
2.2.2.Chỉ số tuổi thọ bình quân 9
2.2.3.Chỉ số thu nhập đầu người 9
II.Kinh tế sinh thái 9
1.Hệ kinh tế sinh thái 9
2.Kinh tế sinh thái 9
2.1.Khái niệm 9
2.2.Đối tượng của kinh tế sinh thái 10
3.Mô hình kinh tế sinh thái 10
3.1.Khái niệm 10
3.2.Nguyên tắc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái 10
4.Mô hình làng kinh tế sinh thái 11
5.Các yếu tố tác động tới mô hình làng sinh thái 11
6.Vai trò ý nghĩa của mô hình làng sinh thái 11
III.Mối quan hệ giữa kinh tế sinh thái và phát triển bền vững 12
IV.Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của mô hình làng
sinh thái 12
1.Khái niệm 12
2.Đặc điểm của đánh giá hiệu quả của mô hình 13
3.Mục đích của đánh giá 13
4.Nguyên tắc chung trong đánh giá hiệu quả của mô hình 13
5.Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình 14
6.Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình 14
7.Phương pháp sử dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội
môi trường của mô hình 17
7.1.Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả 14
7.2.Các chỉ tiêu cần tính trong phân tích chi phí hiệu quả 14
V. Lí do chọn thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám làm địa điểm
xây dựng mô hình 16
CHƯƠNG II:MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI TẠI THÔN TÙNG RUỘNG -
XÃ XUÂN ĐÁM -HUYỆN CÁT HẢI- HẢI PHÒNG. 17
I.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thôn 17
1.Điều kiện tự nhiên 17
1.1.Vị trí và địa hình 17
1.2.Đặc điểm khí hậu 18
1.2.1.Nhiệt độ không khí 18
1.2.2.Mưa 18
1.2.3.Độ ẩm không khí 18
1.2.4.Gió 18
1.2.5.Bức xạ mặt trời 18
1.2.6.Thuỷ triều 19
1.3.Hệ sinh thái 19
1.3.1.Hệ sinh thái trên bờ 19
1.3.2.Hệ sinh thái dưới nước và tài nguyên sinh vật nước 19
2.Tình hình kinh tế xã hội. 20
II.Quy hoạch tổng thể thôn Tùng Ruộng 21
1.Khu vực đồi núi và rừng tự nhiên. 22
1.1.Khu rừng tự nhiên núi đá 22
1.2.Khu rừng đã trồng 22
1.3.Khu vực đồi trọc 22
2.Khu vực thổ cư 23
2.1.Về nguồn nước 23
2.2.Hệ thống đường nông thôn 23
2.3.Hệ thống vườn hộ 23
2.3.1.Vườn tạp cần được cải tạo 23
2.3.2.Vườn hộ cần hoàn thiện kĩ thuật 24
2.3.3.Vườn hộ xây dựng mới 24
3.Khu vực dồng ruộng 24
3.1.Khu vực trồng lúa 24
3.2Khu vực trồng màu. 24
3.3.Khu đầm hồ nuôi cá nước ngọt 24
3.4.Khu đất hoang hoá 25
4.Khu vực du lịch 25
4.1.Du lịch bãi biển 25
4.2.Du lịch sinh thái vườn 25
III.Hiện trạng môi trường thôn Tùng Ruộng 26
1.Hệ thống cấp thoát nước 26
2.Các vấn đề vệ sinh chuồng trại 26
3.Rác thải 26
4.Các hoạt động nâng cao nhận thức môi trường 26
IV.Thiết kế mô hình làng sinh thái cho thôn Tùng Ruộng 27
1.Thiết kế mô hình sinh thái vườn hộ 27
1.1.Mô hình sinh thái vườn hộ bền vững ở thôn Tùng Ruộng 27
1.2.Một số mô hình cụ thể 28
1.2.1.Loại vườn sửa đổi bổ sung 28
1.2.2.Loại vườn hộ cần được cải tạo 28
1.2.3.Loại vườn hộ mới xây dựng 29
1.2.4.Mô hình vườn-ao-chuồng 29
2.Thiết kế mô hình cấp nước cho thôn Tùng Ruộng 29
2.1.Cấp nước sinh hoạt 29
2.2.Cấp nước tưới 31
3.Mô hình thoát nước 32
3.1.Mô hình thoát nước mưa 32
3.2.Mô hình thoát nước thải sinh hoạt 32
4.Mô hình xử lí rác 33
5.Vệ sinh môi trường 33
5.1.Xử lí phân gia súc 33
5.2.Cải tạo hố xí 33
6.Các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho thôn 34
7.Mô hình quản lí văn hoá 34
CHƯƠNG III.ĐÁNH GÁI HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
CỦA MÔ HÌNH 35
I.Hiệu quả về kinh tế - xã hội. 35
1.Tăng sản lượng ngành nông nghiệp. 35
2.Tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân 36
3.Thay đổi cơ cấu giàu nghèo 37
4.Chuyển dịch cơ cấu lao động 37
5.Cải thiện cơ sở hạ tầng 38
6.Nâng cao văn hoá giáo dục, đời sống vật chất tinh thần cho người dân 38
II.Hiệu quả về mặt môi trường 38
1.Tác dụng cải tạo đất 38
2.Tạo cảnh quan sinh thái cho vùng 39
3.Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân 39
III.Tính toán chỉ tiêu đánh giá. 39
1.Tổng hợp các chi phí cho dự án 39
1.1.Các chi phí đầu tư ban đầu. 39
1.2.Các chi phí phát sinh hàng năm 40
2.Tổng hợp các lợi ích hàng năm do mô hình đem lại. 41
2.1.Các lợi ích lượng háo được bằng tiền 41
2.2.Các lợi ích không lượng hoá được bằng tiền 43
3.Các chỉ tiêu đánh giá 43
3.1.Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV 44
3.2.Chỉ tiêu tỷ số lợi ích-chi phí BCR 44
V.Đánh giá chung hiệu quả của mô hình 45
1.Đánh giá chung. 45
2.Khó khăn khi thực hiện mô hình 46
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
I. Kiến nghị 46
1. Chính sách 46
2. Huy động vốn 48
3.Tuyên truyền giáo dục cộng đồng 48
4.Về quản lí 50
KẾT LUẬN 52
Danh mục tài liệu tham khảo 54
Sơ đồ cầu tiêu + Hầm KSV + Hầm ủ phân hữu cơ vi sinh
Sơ đồ quy hoạch thôn Tùng ruộng
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tông nông thôn được 50% khối lượng cần làm.
II. Quy hoạch tổng thể thôn Tùng Ruộng.
Tùng Ruộng còn có tiềm năng về du lịch, bãi tắm, chăn nuôi, thuỷ sản, vườn quả nhưng chưa được khai thác để phục vụ nâng cao đời sống cho cộng đồng. Đặc biệt về xây dựng các vườn sinh thái chưa được quy hoạch cụ thể và chưa có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Một số hộ đã cố gắng học hỏi làm tốt và đã cho kết quả nhưng trái lại đa phần chủ yếu là vườn tạp và vườn chưa đúng kĩ thuật còn lãng phí.
Địa hình thôn Tùng Ruộng bao gồm từ đồi núi đến đồng ruộng, đầm lầy và bờ biển. Việc quy hoạch tổng thể dựa trên những tiến bộ kĩ thuật và thiết kế cụ thể chưa đượch tiến hành cần sớm có sự hỗ trợ của cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên sẵn có nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống.
Hiện tại thôn Tùng Ruộng chưa có qui hoạch tổng thể mang tính định hướng được cấp trên phê duyệt. Đó là một trở ngại cho việc đầu tư xây dựng và phát triển bền vững của thôn.
Dự kiến chi phí xacho xây dựng quy hoạch thôn là: 9.000.000 VNĐ
Trên cơ sở địa hình tự nhiên của thôn chạy từ Bắc xuống Nam, thôn Tùng Ruộng được chia thành 4 khu vực chính:
+ Khu đồi núi và rừng tự nhiên.
+ Khu vực thổ cư.
+ Khu vực đầm lầy và đồng ruộng.
+ Khu vực du lịch.
1. Khu vực đồi núi và rừng tự nhiên .
Với tổng diện tích 191 ha chiếm 83% tổng diện tích tự nhiên của thôn, đây là khu vực có tiềm năng tự nhiên lớn nhưng chưa được khai thác đáng kể để phục vụ cho đời sống kinh tế và môi trường của thôn. Đây là khu vực sinh thuỷ, điều hoà mạch nước ngầm và bảo vệ, chống xói mòn cho khu vực dân cư của thôn . Ngoài ra nếu tận dụng tốt tiềm năng này còn tăng thêm nguồn thu lâm sản phẩm trực tiếp từ rừng tự nhiên và rừng trồng đã có, mở rộng chăn nuôi và làm tăng thêm cảnh quan du lịch cho thôn.
1.1. Khu rừng tự nhiên núi đá.
Cần tiến hành điều tra thống kê các loài thực vật phân bố, khoanh nuôi bảo vệ và có thể trồng bổ sung những loài cây thích hợp, đề xuất hướng kinh doanh cho khu bao gồm chăn nuôi thú hoang dã (hươu, dê,..) và hoạt động du lịch.
1.2. Khu rừng đã trồng.
Cần được báo cáo và làm rõ trách nhiệm quản lí bảo vệ rừng với chủ đầu tư ( Ban quản lí Vườn Quốc Gia, Hạt kiểm lâm huyện..) để tiến hành ký hợp đồng bảo vệ và tiến hành những hoạt động kỹ thuật như tỉa thưa sản phẩm, trồng xen dưới tán rừng các loài cây lâm đặc sản, cây thuốc như gừng, minh tinh..ở những khu vực lập địa tốt.
1.3. Khu vực đồi trọc
Cũng như khu rừng tự nhiên cần được kiểm kê diện tích để giao khoán cho các hộ gia đình có điều kiện tiến hành các bước trồng rừng và tiến hành nông lâm kết hợp dần dần tạo ra những khu rừng cùng với khu đã trồng và khu rừng tự nhiên để phát huy tác dụng giữ đất, giữ nước ở phía trên cho thôn.
Dự kiến sẽ trồng 100 ha bạch đàn để phủ xanh đất trống đồi trọc. Mặt khác cây bạch đàn có bộ rễ ăn sâu, lan rộng bám chắc vào đất sẽ có tác dụng chắn sóng, chắn gió rất tốt cho một thôn ở trên đảo như thôn Tùng Ruộng.
Dự kiến sẽ chi phí 70.000.000 VNĐ cho trồng 100 ha rừng.
Vì mục đích của việc trồng rừng bạch đàn không phải để thu lợi nhuận mà mục đích chính là để chắn sóng chắn gió nên dự kiến sau 20 năm mới khai thác 100 ha rừng bạch đàn này.
2. Khu vực thổ cư
Khu vực này có 45 hộ bao gồm diện tích nhà ở, vườn hộ gia đình, đường sá, đất khác với tổng diện tích khoảng 15 ha. Đây là khu vực sinh thái quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của 170 người dân sống trong thôn. Trọng tâm của mô hình cần được tập trung xem xét từng mặt sau:
2.1. Về nguồn nước
Do địa hình dốc nên đời sống sinh hoạt của nhà ở trên dốc đã ảnh hưởng và tác động đến nhà dưới dốc. Mặt khác nguồn nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng đang là nhu cầu bức xúc tại đây. Do vậy nhu cầu cung cấp nước sạch sinh hoạt và hệ thống thoát nước cũng là yêu cầu được đặt ra tại đây.
2.2. Hệ thống đường nông thôn
Với sự cố gắng của bà con cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mạng lưới đường thôn xóm đã hình thành và bước đầu đã ximăng hoá nhưng chưa hoàn thiện.
Dự kiến chi phí xây dựng 300 m đường thôn xóm là 30.000.000 VNĐ
2.3. Hệ thống vườn hộ
Đối với vườn hộ đã được tạo lập tự phát từ trước, tỷ lệ che phủ cây xanh toàn thôn rất cao, nhưng chủng loại và chất lượng cây trồng ở các vườn hộ còn chưa được tuyển chọn, hiệu quả kinh tế chưa cao, cần phải được cải tạo, bổ sung kĩ thuật cho những vườn còn chưa hoàn chỉnh.
2.3.1.Vườn tạp cần được cải tạo
Loại vườn này số lượng cây nhiều nhưng chất lượng và chủng loại rất kém, hiệu quả kinh tế không cao. Theo nguyện vọng của bà con thì muốn cải tạo và từng bước trồng lại bằng những loài giống mới, kỹ thuật mới có chất lượng, sớm cho hiệu quả kinh tế .
2.3.2. Vườn hộ cần hoàn thiện kỹ thuật.
Loại vườn này mới được xây dựng, các loại cây hoa quả có hiệu quả kinh tế cao được lựa chọn để trồng như vải, na.. nhưng kĩ thuật trồng chưa thâm canh hoặc mật độ trồng còn quá cao gây ra lãng phí và hiệu quả kinh tế thấp.
2.3.3.Vườn hộ xây dựng mới.
Đây là những vườn cây mới thành lập cần tập huấn và đưa tiến bộ kĩ thuật vào cho bà con nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên nguyên tắc cân bằng sinh thái và bền vững.
3. Khu vực đồng ruộng.
Với tổng diện tích khoảng 20,8 ha được chia làm 4 khu vực canh tác rõ rệt. Tuy nhiên trên thực tế sản xuất nông nghiệp ở đây cần phải có những bổ sung và đầu tư kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế.
3.1. Khu vực trồng lúa.
Với diện tích khoảng 5,5 ha trong đó 2/3 diện tích lúa là ruộng cấy hai vụ nhưng năng suất lúa ở đây lại quá thấp chỉ đạt hơn 3 tấn/ha. Việc đưa năng suất lúa lên 5-10 tấn như những vùng thâm canh khác là việc làm khả thi, sẽ cải thiện được một bước đời sống của thôn. Đây là nội dung hoạt động thiết thực của mô hình bằng cách chuyển giao tiến bộ kĩ thuật qua con đường phân bón và giống mới.
3.2. Khu vực trồng màu.
Có diện tích canh tác khoảng 4,67 ha cần chọn những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật trồng rau sạch nhằm phục vụ khu du lịch Cát Bà để đem lại lợi nhuận cao. Điều cần thiết là nghiên cứu hỗ trợ bà con nguồn nước tưới bằng cách tu bổ, xây một đoạn mương khoảng 30 m để cung cấp nước và chống thất thoát nước.
3.3. Khu đầm hồ nuôi cá nước ngọt.
Với diện tích 7 ha mặt nước, hiện tại thu nhập từ nuôi cá chưa cao, cần tiến hành điều tra nghiên cứu nhằm hỗ trợ kĩ thuật cho bà con nhất là chọn những giống nuôi thích hợp với môi trường trong các ao hồ ở đây. Việc nuôi thuỷ sản sẽ là nguồn lợi có hiệu quả cần phải được quan tâm đầu tư cả hai mặt kĩ thuật và kinh phí.
Dự kiến chi phí cho việc xây dựng các hồ đầm để nuôi trồng thuỷ sản là :70.000.000 VNĐ
3.4. Khu đất hoang hoá.
Với diện tích 3,63 ha. Một địa phương vùng đảo như thôn Tùng Ruộng, diện tích canh tác chưa nhiều thì việc sử dụng, khai thác đất hoang hoá cần phải sớm tìm biện pháp thực hiện.
4. Khu vực du lịch.
Thôn Tùng Ruộng nằm cạnh đường xuyên đảo từ Hải Phòng đi Cát Bà nhưng lại cách vũng tắm biển 300 m có địa hình và cảnh quan đẹp.
Mặt khác từ thôn về trung tâm thị trấn du lịch Cát Bà chỉ 7km. Do vậy tiềm năng du lịch sinh thái của thôn Tùng Ruộng là rất lớn nếu biết cách khai thác và kinh doanh một cách hợp lí. Nó sẽ đem lại công ăn việc làm và nguồn thu không nhỏ cho bà con. Gắn du lịch sinh thái, du lịch vườn và du lịch cảnh quan thành một tổng thể hài hoà sẽ thu hút khách đến với Cát Bà. Muốn đạt được mục đích đó cần tiến hành một cách đồng bộ nhiều lĩnh vực chuyên môn để đầu tư cho thôn. Trong khu vực bao gồm các hoạt động như sau:
4.1.Du lịch bãi biển.
Cách 300 m từ trung tâm thôn đến bờ biển, có vũng tắm không lớn nhưng trong và đẹp có thể phát triển dịch vụ du lịch: tắm biển, leo núi và lặn biển kết hợp với du lịch sinh thái vườn.
4.2. Du lịch sinh thái vườn.
Nếu vườn quả được xây dựng theo hướng sinh thái bền vững sẽ tạo ra những điểm tham quan du lịch cho khách khi đến nghỉ tại Cát Bà. Tuy nhiên vườn quả phải đáp ứng sở thích và làm thay đổi không khí của khách du lịch.
III. Hiện trạng môi trường của thôn Tùng Ruộng
1. Hệ thống cấp thoát nước.
Nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khơi và nước mưa. Cả xã Xuân Đám chỉ có 18 giếng khơi/192 hộ/783 khẩu. Trong đó có 4 giếng được đào từ nguồn vốn của dự án SIDA với số vốn là 18.000.000 đồng.
Hiện tại thôn chưa có hệ thống tiêu thoát nước và chưa có quy hoạch khu xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước thải và rác thải tại các hộ gia đình được thải trực tiếp ra vườn và các bãi đất rộng trong thôn.
2. Các vấn đề vệ sinh - chuồng trại.
Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh là 70%, nhà tắm hợp vệ sinh là 100%, vệ sinh chuồng trại: 100% số hộ có nuôi gia súc, gia cầm trong gia đình. Hệ thống chuồng trại được xây dựng riêng một khu vực trong vườn.
Tuy nhiên việc xử lí chất thải vật nuôi vẫn là phương thức ủ thủ công để làm phân bón trong vườn và bón ruộng.
3. Rác thải.
Hiện nay trong thôn chưa có hệ thống xử lí, chôn lấp rác thải. Toàn bộ rác thải trong thôn được các hộ dân tập trung tại các bãi đất rộng trong thôn.
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: bà con trong thôn Tùng Ruộng sử dụng ít các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Đặc biệt họ không sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm, do đó không có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở địa phương.
4. Các hoạt động nâng cao nhận thức môi trường.
Thôn đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. Cụ thể là công tác tuyên truyền phổ biến thông qua các phương tiện truyền thanh trong thôn, xóm.
Trong quy định về thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong hương ước của làng có ghi rõ : giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan di sản văn hoá: nghĩa trang, đài tưởng niệm, các công trình công cộng, đê, cống, mương máng, các công trình phúc lợi..
Quy định về nếp sống văn hoá, trong hưong ước cũng đã đề ra những quy định cụ thể như:
Mỗi gia đình phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và riêng.
Phải có hố xí hai ngăn hay hố xí tự hoại kín đáo không dể mùi hôi thối
Chuồng gia súc xa nhà, súc vật chết phải được chôn chứ không được vứt bừa bãi.
Đường làng ngõ xóm được quét dọn hàng tuần.
IV.Thiết kế mô hình làng sinh thái cho thôn Tùng Ruộng-xã Xuân Đám-huyện Cát Hải-thành phố Hải Phòng.
1. Thiết kế mô hình sinh thái vườn hộ.
1.1. Mô hình sinh thái vườn hộ bền vững ở thôn Tùng Ruộng.
Mô hình sinh thái vườn hộ bền vững ở thôn Tùng Ruộng được mô phỏng như sau:
- Diện tích dành cho nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh:
Diện tích này có quy mô phù hợp với số người trong hộ và đời sống của mỗi gia đình.
- Diện tích dành cho cây trồng ngắn ngày, cây rau xanh:
Diện tích này rộng hẹp tuỳ thuộc vào tổng diện tích của vườn hộ cũng như mục tiêu kinh doanh của hộ gia đình. Trồng cây ngắn ngày có thể trồng dưới tán cây lớn hoặc ở nơi diện tích tận dụng.
- Diện tích dành cho trồng cây ăn quả lâu năm:
Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thích hợp được bà con tuyển chọn là: nhãn, vải, xoài, me, mít, hồng, na,.. chiếm tán cây ở tầng trên. Nơi có độ ẩm cao đất sâu. Dưới tán có thể trồng dứa, gừng, rong, giềng..
- Hệ thống hàng rào là những cây gỗ lâu năm kết hợp với cây dây leo khác như: song mây.
- Hệ thống cung cấp nước sạch và nước tưới cho cây trồng.
Mô hình vườn hộ bền vững
Nhà ở
Bếp và vệ sinh
Rau Nhà ở
Chuồng CN
Khu
Rau + Hoa HHoa
Cây
ăn
quả
Khu cây ăn quả Cổng
Dự kiến sẽ đầu tư cho 45 hộ gia đình của thôn Tùng Ruộng mỗi hộ 3.500.000 VNĐ để cải tạo, xây dựng vườn hộ bền vững.
Như vậy chi phí cho xây dựng vườn hộ bền vững của thôn là:
45 vườn x 3.500.000 VNĐ/vườn =157.500.000 VNĐ
1.2.Một số loại vườn sinh thái cụ thể.
1.2.1.Loại vườn sửa đổi bổ sung.
Loại vườn này chiếm khoảng 60% số hộ, nội dung chủ yếu là bổ sung kỹ thuật gây trồng, phân bón và chuyển đổi một số loại cây trồng không hợp lí. Để giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế cho vườn hộ cần phải chuyển giao các tiến bộ về khoa học công nghệ sinh học như chiết, ghép và giống mới.
1.2.2.Loại vườn hộ cần được cải tạo.
Loại vườn này chiếm khoảng 30% số hộ có vườn. Thực tế những vườn giá trị kinh tế rất thấp, cấu trúc sinh thái không hợp lí, loài cây trồng chất lượng kém. Vì lẽ đó cần phải tiến hành cải tạo lại loại vườn này.
1.2.3.Loại vườn hộ mới xây dựng.
Loại vườn này không nhiều chỉ khoảng 10% thường được mở ra ở các đồi rừng mới giao đất của xã mà không nằm trong phạm vi làng sinh thái Tùng Ruộng. Có thể được thì gắn thêm yếu tố ao giữ nước nhằm cung cấp nước cho cây trồng trong mùa khô hoặc kết hợp với nuôi thuỷ sản.
Đa dạng hoá cây trồng cũng như đa dạng hoá về cấu trúc vườn, cần kết hợp cây dài ngày với cây ngắn ngày, cây che phủ đất, cải tạo đất và giữ nước chống xói mòn, chống sâu bệnh nhằm tạo ra vườn sinh thái bền vững.
Vườn hộ xây dựng ngay cạnh biển với việc kết hợp kinh tế vườn với du lịch sinh thái vườn - biển. Đây là hướng mới của quá trình phát triển kinh tế vườn của thôn Tùng Ruộng.
1.2.4. Mô hình vườn- ao - chuồng.
Kết hợp giữa vật nuôi, cây trồng, các sản phẩm được chế biến từ nông sản, khí sinh học được tạo ra tạo ra được một loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Khí sinh học gồm 60-75% khí mêtan còn lại chủ yếu là khí CO2 ngoài ra có các khí khác như: CO, NO, H2 được dùng để đun nấu và thắp sáng. Phân đã phân huỷ từ bể khí sinh học hay bể tự hoại sẽ được dùng để bón cho cây trồng ngoài vườn.
Cây trồng là nguồn thức ăn cho người và gia súc, gia cầm, những nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.
Nước thải sau khi làm sạch vẫn còn những nguồn dinh dưỡng chứa Nitơ, Phôtpho phục cho việc nuôi bèo, nuôi tôm, cá.
2.Thiết kế mô hình cấp nước cho thôn Tùng Ruộng.
2.1. Cấp nước sinh hoạt.
Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của dân cư trong thôn là khoảng 30-60 lít/người/ngày. Trong tương lai nhu cầu dùng nước sẽ cao hơn khoảng 80 lít/người/ngày.
Lượng nước sinh hoạt cần thiết hàng ngày của thôn Tùng Ruộng là
Q = q x N x k/1000 (m3/ngđ)
Trong đó:
q là tiêu chuẩn dùng nước ( q = 80 lít/người/ngđ)
N là số dân trong thôn, N =200 người.
K là hệ số không điều hoà ngày lấy k = 1,5.
Q = 80 x 200 x 1,5/1000 = 24 m3 /người/ngđ.
Phương án cấp nước là khoan giếng khai thác nước ngầm mạch sâu. Phương án này có ưu điểm là nguồn nước có trữ lượng và chất lượng ổn định, ít khả năng bị ô nhiễm do chất thải từ trên bề mặt. Nước sau khi khai thác được bơm lên bể lọc chậm để làm trong và loại sạch các vi sinh vật, sau đó được trữ ở bể chứa nước sạch. Bể lọc chậm và bể chứa nước sạch được bố trí ở trên sườn đồi. Nước sẽ được dẫn về các hộ gia đình bằng đường ống cấp nước tự chảy bằng HDPE. Tuy nhiên cần phải khoan thăm dò một số mũi khoan để xác định tầng chứa nước, chất lượng và trữ lượng nước
Kinh phí cho phương án là:
- Khoan thăm dò : 30.000.000 đ
Khoan giếng khai thác+thiết bị : 25.000.000 đ
Xây bể lọc chậm và bể chứa trên đồi : 10.000.000 đ
Đường ống và thiết bị đưa nước về các hộ : 50.000.000
Tổng chi phí cho phương án cấp
nước sinh hoạt là : 115.000.000 đ
Sơ đồ giếng khoan khai thác nước ngầm mạch sâu
2.2. Cấp nước tưới.
Chủ yếu tưới cho lúa và hoa màu. Hiện tại hệ thống cung cấp nước tưới cho nông nghiệp gồm mương chính dẫn nước từ khe suối trên núi qua khu vực xóm Đình về cánh đồng trước thôn Tùng Ruộng dài 3,5 km, cung cấp đủ tưới cho cây trồng lúa,màu ngoài cánh đồng. Ngoài ra còn có một mương tiêu dẫn nước từ cống Tung Thơn qua cống Hai Cửa rồi đổ ra biển. Để tiêu úng cho cánh đồng về mùa mưa có cống Lò Vôi tiêu thoát nước ra biển.
Để tăng cường lượng nước tưới, cần thiết phải xây dựng một đập dâng nước, có kè đá phía thượng lưu. Đập cao 5m, rộng 10m, dài 20 m tại vị trí khe núi gần cống Tùng Thơn.
Còn phải tu bổ, nạo vét con mương dẫn nước hiện có và mở rộng hệ thống kênh dẫn nước dài 10 km.
Kinh phí cho hệ thống tiêu nước bao gồm:
- Công trình đập đất có kè đá mái thượng lưu và đập tràn + khu vực lòng mương chứa nước thượng lưu đập : 90.000.000 đ
- Tu bổ các cống, nạo vét mương dẫn nước : 10.000.000 đ
Tổng cộng : 100.000.000 đ
3. Mô hình thoát nước.
3.1.Mô hình thoát nước mưa.
Nước mưa chảy vào hệ thống tiêu thoát nước mưa của thôn, chảy vào cánh đồng, rồi chảy ra các hồ, ao trũng trước khi chảy ra biển.
Hiện nay các mương đang bị cát sỏi lấp cạn làm giảm khả năng thoát nước mưa trong thôn. Vì vậy cần phải đào thêm hoặc cải tạo các đoạn mương bao, đón nước mưa chảy từ trên sườn núi xuống, để tránh làm xói mòn, hư hại nhà cửa.
Kinh phí dự toán : 15.000.000 đ
3.2. Thoát nước thải sinh hoạt.
Các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt để tưới cây, lượng nước dư được xử lí trong điều kiện tự nhiên trong hố thấm.
Đối với mỗi hộ gia đình cần phải xây rãnh thoát nước, hố thu gom để điều hoà, tách rác, cát trước khi dẫn nước ra vườn tưới cây hay đưa ra hố thấm để xử lí.
Nước tắm, giặt, rửa chuồng trại, nước từ các hố xí được chảy vào hố tập trung, V=1 m, có lưới tách rác, đáy hố có độ dốc về rốn tách cát, cặn lắng sau đó chảy theo máng dẫn hở hay ống nhựa vào hố thấm. Phần nước còn lại trong hố thu ( thấp hơn ống dẫn) dùng để tưới vườn, rửa chuồng trại.
Hố thấm được đào sâu 1,5 m – 2 m, tường xếp đá hay xây gạch có chừa lỗ, trong có vật liệu lọc tự nhiên như sỏi, đá dăm hay gạch vụn, xỉ than.Nạo vét hố thu nước theo định kì.
Nếu không dùng hố thấm có thể dẫn nước thải theo mương dẫn hở xây bằng gạch, ống sành, PVC hay fibro-ximăng ra vườn, phân tán theo các tuyến nhánh để tưới cây, hoặc dẫn theo các rãnh thấm dọc theo các luống cây trong vườn, bằng hệ thống ống PVC hay ống sành đục lỗ cho nước tự thấm vào đất.
Dự toán kinh phí cho hệ thống xử lí nước thải là:
2.000.000 đ/hộ x 45 hộ = 90.000.000 đ
4. Mô hình xử lí rác thải.
Mỗi gia đình cần quy hoạch nơi để rác riêng để ủ làm phân bón, hoặc đốt. Hố ủ cần đặt xa nguồn cấp nước, nhà ở.
Thu gom và xử lí tập trung tại vị trí được quy hoạch: thu gom, phân loại. Rác có nguồn gốc động vật, thực vật thì ủ mục làm phân bón hoặc đem chôn, các loại rác không tiêu thụ được, cần phải phân loại, tận dụng để tái chế, không tận dụng được thì đem đốt.
Phân loại xử lí rác thải hữu cơ ngay tại hộ gia đình, bằng bể Biogas hay ủ làm phân compost trong vườn.
Để thực hiện việc thu gom xử lí rác thải cần tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lí đảm bảo vệ sinh môi trường thôn xóm. Kinh phí lấy từ việc thu phí ở các hộ gia đình.
5. Vệ sinh môi trường .
5.1. Xử lý phân gia súc.
Chuồng trại chăn nuôi gia gia súc, gia cầm cần dời xa nhà và khu vực có nguồn cấp nước. Phân gia súc chứa trong các hố xí xây đúng cách để ủ làm phân bón ruộng. Một số hộ chăn nuỗi nhiều gia súc, gia cầm có thể sử dụng bể Biogas để xử lí phân chuồng, phân bắc và rác hữu cơ.
Xử lí phân gia súc kết hợp với phân người có thể dùng các loại bể tự hoại, bể khí sinh học hay ủ hiếu khí để chế biến phân compost. Việc xử lí này có tác dụng diệt trị các loại mầm bệnh, vừa tạo điều kiện phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ chứa các nguyên tố N, P, K cho cây trồng dễ hấp thụ.
Cần lưu ý không để nước phân trôi ra ngoài tuỳ tiện, gây ô nhiễm đất, nước ngầm cũng như nước mặt.
5.2. Cải tạo hố xí.
Sử dụng mô hình hố xí hai ngăn ủ khô. Nước tiểu và phân được tách riêng. Nước tiểu đem pha loãng để tưới cây. Đối với gai đình có vườn rộng có thể xây dựng hố xí hai ngăn ủ khô có tấm thu nhiệt từ năng lượng mặt trời để tăng hiệu suất quá trình ủ phân, diệt khuẩn.
- Chi phí cải tạo các hố xí hai ngăn là:
14 hộ x 1.500.000 đ = 46.500.000 đ.
- Chi phí thay 14 hố xí thùng hiện có thành hố xí hai ngăn ủ khô hợp vệ sinh:
14 hộ x 2.000.000 đ = 28.000.000 đ
Tổng chi phí cho hoạt động cải tạo vệ sinh môi trường là: 74.500.000 đ
6. Các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho thôn.
Từng hộ gia đình tự thu gom rác thải sinh hoạt để trước cổng nhà sau 16h00 hàng ngày để tổ vệ sinh thu gom. Có thể phân loại, xử lí rác thải hữu cơ ngay tại hộ gia đình, bằng bể Biogas hay ủ làm phân compost trong vườn,
UBND xã đã ký kết hợp đồng thu dọn vệ sinh với các công ty môi trường bên ngoài để thu gom, tập trung số rác thải của thôn vào nơi quy định.
7. Mô hình quản lý văn hoá.
Thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và trên cơ sở nét đẹp truyền thống về lối sống, mọi thành viên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia đong góp ý kiến xây dựng làng văn hoá.Cụ thể:
Xây dựng thư, nhà văn hoá toạ cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng.
Tổ chức các buổi truyền thanh, tuyên truyền mang nội dung thông báo chính sách của Đảng cũng như công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá cộng đồng.
Mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng và tự nguyện tham gia ủng hộ các hoạt động văn hoá như: các dịch vụ văn hoá, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, các hoạt động thể dục thể thao, hội khuyến học, hội ngành nghề truyền thống, hội người cao tuổi, hội làm vườn, hội sinh vật cảnh.
Tham gia xây dựng hội khuyến học nhằm khuyến khích, hỗ trợ, khen thưởng những người học giỏi
Mọi người trong cộng đồng làng phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, trưòng học, hệ thống truyền thanh, giải trí.
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của dự án
I. Hiệu quả về kinh tế xã hội
1.Tăng sản lượng ngành nông nghiệp.
Dự kiến mô hình làng sinh thái sẽ đem đến kết quả bước đầu, tăng giá trị sản lượng nông nghiệp do áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi được cải thiện: sản lượng lúa, ngô tăng, số lợn xuất chuồng, đàn gà vịt sẽ tăng ngoài ra việc các hộ bắt đầu thử nghiệm nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng nuôi cá nước ngọt sẽ đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
Về trồng trọt: trước khi có mô hình thì năng suất lương thực của thôn chỉ có 3,7 T/ ha, sau khi có mô hình thì năng suất đã đạt mức 4,7 T/ha tăng 28% . Các loại cây ăn quả chất lượng cao như: nhãn, vải, xoài, na, mít.. dự tính sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao sau 3 năm thực hiện mô hình nhờ việc sử dụng những giống mới cho năng suất cao.
Ngoài ra các hộ trồng thêm xen kẽ là các cây chuối, dứa, giong..Tuy những loại cây này không đóng góp nhiều cho tăng thu nhập của bà con nhưng nó đáp ứng được nhu cầu về hoq màu cho chính từng hộ gia đình.
Các loại rau, hoa màu được trồng ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho chính bà con trong thôn, nó còn cung cấp cho khu du lịch Cát Bà.
Về chăn nuôi: trung bình mỗi hộ nuôi từ 2- 3 con lợn tăng so với trước từ 1- 2 con, đàn gà tăng đến 10 con trong một đàn. Nuôi trồng thuỷ hải sản dự kiến thu nhập từ công việc này sẽ tăng 40% thu nhập của người dân.
2. Tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân.
Bên cạnh những hiệu quả mà nông nghiệp đem lại thì các hoạt động du lịch cũng sẽ đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
Hiện tại thu nhập của người dân là 250.000 VNĐ/người/tháng. Trong đó thu nhập từ trồng trọt các cây lương thực, hoa màu chiếm 27% , từ chăn nuôi chiếm 28 %, từ kinh tế vườn là 10% thu nhập của người dân. Và do khi chưa có mô hình trong thôn thiếu việc làm đòi hỏi người dân đi lao động ở nơi khác theo thời vụ để kiếm thêm thu nhập, nguồn thu này chiếm 35 % thu nhập hiện tại của họ.
Mô hình làng sinh thái được thực hiện sẽ làm cho cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, làm tăng thu nhập của người dân. Dự tính trong tương lai thu nhập của người dân là 600.000 VNĐ/người/ tháng
Bảng2 : Dự kiến cơ cấu thu nhập của bà con thôn Tùng Ruộng sau
khi thực hiện mô hình
TT
Các nguồn thu
Hiện tại
Tương lai
Thu nhập hiện tại (VNĐ/người/tháng)
Tỷ lệ % so với thu nhập hiện tại(%)
Thu nhập tương lai (VNĐ/người/tháng)
Tỷ lệ % so với thu nhập hiện tại(%)
1
Lương thực quy ra thóc
76.500
27
135.000
54
2
Chăn nuôi
70.000
28
140.000
56
3
Kinh tế vườn
25.000
10
125.000
50
4
Các thu nhập
*Nuôi thuỷ sản
*Hoạt động du lịch
*Đi nơi khác làm thuê
0
0
87.500
0
0
35
100.000
10.000
0
40
40
0
5
Tổng
250.000
100
600.000
240
3.Thay đổi cơ cấu giàu nghèo.
Việc thực hiện mô hình sẽ thu hút được lực lượng lao động, tạo công ăn việc, đem lại thu nhập cho bà con trong thôn. Từ đó sẽ góp phần giảm số hộ nghèo (hiện tại thôn không có hộ đói) dự kiến số hộ có mức sống trung bình và nghèo sẽ giảm từ 50% xuống còn 10%.
4. Chuyển dịch cơ cấu lao động.
làm thuê nữa.
5. Cải thiện cơ sở hạ tầng.
Mô hình sẽ đem lại “bộ mặt mới” cho thôn: 100% hố xí, nhà tắm hợp vệ sinh; đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt và đảm bảo hệ thống tưới tiêu cho sản xuất; hệ thống đường giao thông được bê tông hoá toàn bộ; 100% số hộ được sử dụng điện;hình thành đội thu gom vận chuyển rác, xử lí chất thải.
Mô hình được triển khai sẽ thu hút một lượng lớn lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản số lao động sang ngành dịch vụ (sẽ chiếm khoảng 40%) đồng thời đảm bảo cho 100% lao động có việc làm, người dân trong thônkhông phải đi các nơi khác
Bảng 3: Dự kiến những chỉ tiêu sẽ đạt được khi thực hiện mô hình.
Chỉ tiêu
Trước khi có mô hình
Sau khi thực hiện mô hình
Nhà tắm hợp vệ sinh
100%
100%
Hệ thống cấp nước
Nước phục vụ cho sản xuất thiếu.
*Nhu cầu sử dụng nước: 20 lít/người/ngày
*Đảm bảo 100% nước phục vụ sản xuất
*Đáp ứng nhu cầu: 60 lít/người/ngày.
Hố xí hợp vệ sinh
75%
100%
Giao thông
Bê tông hoá được 250 m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1240.Doc