Luận văn Bước đầu nghiên cứu enzyme xylanolytic, cellulolytic từ một chủng vi khuẩn ưa nhiệt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.6

1.1. Cấu trúc của lignocellulose.6

1.1.1. Cấu trúc thành tế bào thực vật.6

1.1.2. Cellulose.9

1.1.3. Lignin .11

1.1.4. Hemicellulose .15

1.2. Enzyme thủy phân lignocellulose .17

1.2.1. Enzyme cellulolytic .18

1.2.2. Enzyme xylanolytic .20

1.3. Ứng dụng của enzyme lignocellulolytic.22

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .24

2.1. Nguyên liệu.24

2.1.1. Mẫu đất.24

2.1.2. Hóa chất .24

2.1.3. Thiết bị .24

2.2. Phương pháp nghiên cứu .24

2.2.1. Sàng lọc và phân lập vi khuẩn kị khí xylanolytic-cellulolytic ưa nhiệt .24

2.2.2. Nhận dạng chủng vi khuẩn kị khí xylanolytic-cellulolytic ưa nhiệt. .25

2.2.2.1. Kiểm tra hình thái tế bào vi khuẩn.25

2.2.2.2. Tách chiết ADN tổng số.25

2.2.2.3. Định lượng ADN bằng cách đo độ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 260

nm và 280 nm. .26

pdf62 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu enzyme xylanolytic, cellulolytic từ một chủng vi khuẩn ưa nhiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Hình 1.10). Tất cả các enzyme này tác động tương hỗ để chuyển đổi xylan thành cấu tử đường của nó. Hệ thống enzyme xylanolytic đa chức năng như vậy khá phổ biến ở những vi khuẩn và nấm. Các xylan khác loại chứa nhóm thể khác nhau trong mạch chuỗi chính và chuỗi bên. Như vậy, sự phân giải polysaccharide phức tạp như vậy có thể gồm hoạt động hỗ trợ giữa các thành phần khác nhau của hệ thống enzyme xylanolytic [7]. Hình 1.10: (A) Enzyme xylanolytic liên quan đến quá trình phân giải xylan. Ac: nhóm acetyl; α-Araf: α-arabinofuranose; α-4-O-Me-GlcA: α-4-O-methylglucuronic acid. (B) Thủy phân các xylooligosaccharide bởi enzyme β-xylosidase [10] 21 β-Xylosidase β-D-xylosidase (β-D-xyloside xylohydrolase; EC 3.2.1.37) là enzyme ngoại bào exoglyosidase thủy phân các oligosaccharide ngắn và xylobiose thành đường xylose. β- xylobiose thật có thể phân tách chất nhân tạo như p-nitrophenyl β-D-xyloside [11]. Trong số các xylooligomer, xylobiose thường là cơ chất tốt nhất. Ái lực của enzyme đối với xylooligosaccharide giảm theo mức độ tăng của phản ứng polymer hóa [4]. Hầu hết các β-xylosidase được nghiên cứu cho đến nay đều bị ức chế bởi xylose sản phẩm thủy phân của chúng. Nhiều β-xylosidase có hoạt tính transferase, đặc biệt là ở các nồng độ cơ chất cao, tạo ra sản phẩm phân tử lượng cao. α-L-Arabinofuranosidase Mặc dù enzyme arabinosidase đóng vai trò quan trọng trong quá trình thủy phân xylan, chỉ có một vài enxyme đã được cô lập và mô tả. Có hai loại enzyme arabinase, các enzyme α-L-arabinofuranosidase ngoại bào (EC 3.2.1.55) hoạt hóa ngược lại với p- nitrophenly-α-L-arabinofuranoside và trên các arabinan phân nhánh, và các enzyme 1,5-alpha-L-arabinase nội bào (EC3.2.1.99), chỉ hoạt hóa các arabinan dạng thẳng. α-L-Arabinofuranosidase có khả năng thủy phân cả hai liên kết 1,3- và 1,5-α-L- arabinofuranosyl trong arabinoxylolan đã được báo cáo trong A. ninger và B. subtilis. Enzyme này đặc hiệu cao đối với arabinoxylan và có thể giải phóng mỗi arabinose từ arabinoxylan. Khi giải phóng arabinose, mạch chính xylan không bị thủy phân và không tạo ra xylooligosaccharide. Enzyme này không tác động đối với α-L-1,3 hoặc α- 1,5 liên kết arabinose từ arabinan, arabinogalactan, hoặc p-nitrophenyl-alpha-L- arabinofuranoside. α-Glucuronidase α-D-Glucuronidase phân giải liên kết α-1,2 giữa axit glucuronic và gốc xylose trong phân tử glucuronoxylan. Tính đặc hiệu của α-glucuronidase là khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của enzyme. 22 Esterase acetylxylan Enzyme esterase acetylxylan là enzyme có thể cắt đứt giữa các nhóm acetyl với 2 hoặc 3 vị trí của gốc xylose và góp phần đóng vai trò thủy phân xylan trong tự nhiên [8]. Trong các nghiên cứu trước đó đã chứng minh được enzyme này được chứng minh là sinh ra từ một số loài vi khuẩn và nấm [20,31]. 1.3. Ứng dụng của enzyme lignocellulolytic Thế hệ nhiên liệu sinh học đầu tiên dựa trên đường, tinh bột và dầu thực vật, không có được những ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, vì các nguyên vật liệu này cũng được sử dụng làm thức ăn. Lignocellulose được xem là thế hệ nhiên liệu sinh học thứ hai. Trong thập kỷ qua, enzyme thủy phân lignocellulose ngày càng được quan tâm. Cellulose và xylan rất phổ biến trong tự nhiên. Hàng năm, lượng lignocellulose do thực vật tổng hợp nên là 1011 tấn. Sự phân hủy lignocellulose chủ yếu là do vi sinh vật. Do đó mà quá trình phân hủy lignocellulose bằng các enzyme từ vi sinh vật có một ý nghĩa lớn về lý thuyết cũng như về thực tế. Bởi lẽ do vi sinh vật phân hủy cellulose mà hàng năm bầu khí quyển của trái đất được bổ sung đầy đủ lượng CO2 cần thiết cho sự sống. Một số ứng dụng chính của cellulase và xylanase như:  Ứng dụng trong quá trình thủy phân gỗ và phế liệu gỗ rẻ tiền thành các đường đơn giản rồi có thể chế biến thành thức ăn cho gia súc.  Các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc thực vật nếu được gia công bằng chế phẩm enzyme cellulase và xylanase sẽ được mềm ra, tăng hệ số đồng hóa và chất lượng. Do đó sẽ rất bổ ích làm thức ăn đặc hiệu cho trẻ em, người ăn kiêng cũng như chế biến thức ăn gia súc.  Ứng dụng trong quá trình thủy phân chất thải chứa cellulose, chuyển hóa các hợp chất kiểu lignocellulose và cellulose trong rác thải tạo nên nguồn năng lượng thông qua các sản phẩm đường, ethanol, khí sinh học hay các sản phẩm 23 giàu năng lượng khác. Thí dụ: từ các chất thải nhà máy giấy như các sản phẩm từ bột giấy và giấy có thể thu nguồn năng lượng như ethanol. 24 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Nguyên liệu 2.1.1. Mẫu đất Mẫu đất nghiên cứu được thu thập ở các tỉnh thành khác nhau ở các vùng miền Phetchaburi, Nakorn Pathorn và Nakorn Ratchasrima tại Thái Lan. Trong nghiên cứu này, các chủng vi khuẩn kỵ khí được phân lập từ 34 mẫu đất ở các vùng nông nghiệp và các mẫu này được thu thập ở độ sâu ít nhất là 1 mét, sau đó được bảo quản ở -4oC trong điều kiện kỵ khí. Trong 34 mẫu đó có 10 mẫu được lấy ở tỉnh Phetchaburi, 10 mẫu ở Nakorn Ratchasrima và 14 mẫu ở Nakorn Pathorn. 2.1.2. Hóa chất Tris-base, ethanol, chloroform, phenol, SDS, APS, acryamide, NaCl, cao nấm men, trypton, agarose, kanamycin, SDS – PAGE, CMC, dNTP... được mua từ hãng Sigma (Mỹ), vector pGEM-T và các oligonucleotide được đặt mua từ hãng Invitrogen. Các hóa chất còn lại đều đạt độ tinh khiết dành cho phân tích. 2.1.3. Thiết bị Các thiết bị chính sử dụng trong thí nghiệm bao gồm: bể ổn nhiệt, buồng cấy kỵ khí, buồng cấy vi sinh, hệ thống điện di SDS-PAGE, hệ thống điện di gel agarose, máy phân tích ảnh điện di gel doc, máy ly tâm lạnh Sigma 3K30, máy ly tâm, máy đọc trình tự CEQ 8000, máy quang phổ Nano drop, máy PCR 9700, máy lắc nuôi cấy, nồi hấp khử trùng, tủ ổn nhiệt, máy trộn vortex. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sàng lọc và phân lập vi khuẩn kị khí xylanolytic-cellulolytic ưa nhiệt Vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường cơ bản gồm K2HPO4 0,15g/l, KH2PO4 0,29g/l, urea 0,21g/l, cao nấm men 0,45g/l, muối khoáng 0,02%, resazurin 0,0025%, 25 cystein 0,004% và giấy lọc 1% làm cơ chất. Môi trường được xử lý bằng dòng khí nitơ để loại bỏ khí oxi tạo môi trường kị khí, sau đó khử trùng và ủ ở 60oC, pH 7. Quá trình sinh trưởng của vi khuẩn được quan sát hàng ngày và các bước sàng lọc được tiến hành vài lần cho đến khi thu được kết quả tốt. Sau đó 1 ml mỗi mẫu được dàn đều lên đĩa thạch 2,5% với môi trường tương tự như trên có chứa bã giấy 1% rồi ủ ở 60oC từ 2-3 ngày trong buồng cấy kị khí. Các khuẩn lạc được sàng lọc vài lần đến khi được tinh sạch. 2.2.2. Nhận dạng chủng vi khuẩn kị khí xylanolytic-cellulolytic ưa nhiệt. 2.2.2.1. Kiểm tra hình thái tế bào vi khuẩn Phương pháp nhuộm Gram cải tiến như sau [1]: - Chuẩn bị chủng vi khuẩn sạch: các chủng được nuôi cấy trên môi trường thạch đã nêu ở trên. - Tím kết tinh được nhỏ để làm vết bôi và để trong 1 phút. - 1-2 giọt dung dịch (lugol) được bổ sung và giữ 30 giây đến 1 phút. Tiêu bản được tẩy màu bằng cồn 95% có chứa iot trong khoảng 30 giây. - Tiêu bản được nhuộm bổ sung safranin từ 30 giây đến 1 phút, sau đó được rửa bằng nước, thấm, hong khô và được quan sát dưới vật kính dầu. Kết quả: vi khuẩn Gram dương bắt màu xanh tím, vi khuẩn Gram âm có màu hồng. 2.2.2.2. Tách chiết ADN tổng số - Việc tách chiết ADN tổng số được thực hiện theo các bước sau [26]:  Vi khuẩn được nuôi cấy lắc ở 50oC trong môi trường BM.  Dịch nuôi cấy được ly tâm ở 5000 vòng/phút trong 10 phút để thu tế bào. 26  1 ml dung dịch P1 được bổ sung để hòa tan tủa tế bào (Tris HCl 25 mM pH 8, EDTA 10 mM pH 9, glucose 50 mM). Sau đó 50 μl lysozyme 20 mg/ml được thêm vào, trộn đều và ủ ở 37oC trong 30 phút.  50 μl SDS 20% được bổ sung, trộn đều và để ở nhiệt độ thường khoảng 10 phút, thỉnh thoảng lại được trộn đều.  Khoảng 3-4 μl Rnase được bổ sung, để ở nhiệt độ thường khoảng 10 phút.  1 thể tích tương đương hỗn hợp phenol:chloroform:isoamylalcohol tỉ lệ 25:24:1 được bổ sung, lắc mạnh bằng vortex trong 30 giây. Sau đó được ly tâm ở 8000 vòng/phút trong 15 phút, phần dịch lỏng ở phía trên được hút ra và chuyển vào ống khác.  Khoảng 1/10 thể tích dung dịch CH3COOK 3M pH 5,2 được thêm vào, trộn đều, sau đó 2,5 thể tích ethanol tuyệt đối để lạnh được bổ sung, lắc đảo ống khoảng 10 lần và giữ ở -20oC trong 15-20 phút. Sau đó ly tâm ở 13000 vòng/phút trong 25 phút để thu kết tủa ADN.  Kết tủa được rửa bằng ethanol lạnh 70% và được ly tâm ở 13000 vòng/phút trong 7 phút.  Mẫu được làm khô tự nhiên trong khoảng 30 phút, được hòa tan trở lại bằng H2O khử ion đã khử trùng.  Sản phẩm được kiểm tra bằng phương pháp điện trên gel agarose 1%. 2.2.2.3. Định lượng ADN bằng cách đo độ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 260 nm và 280 nm. Phương pháp này cho phép xác định một cách tương đối nồng độ ADN đồng thời kiểm tra độ tinh sạch của mẫu ADN tách chiết. Hàm lượng ADN trong chế phẩm được tính dựa vào hệ số A260=1 tương ứng với 50 µg/ml. Bên cạnh đó, tỉ số A260/A280 được sử dụng để đánh giá độ sạch của chế 27 phẩm. Hệ số nằm trong khoảng 1,8-2,0 chứng tỏ chế phẩm ADN có độ sạch cần thiết cho các nghiên cứu phân tích sau đó. 2.2.2.4. PCR nhân bản đoạn gen mã hóa cho ARN ribosome 16S Đoạn gen mã hóa cho ARN ribosome 16S ở các chủng vi khuẩn có kích thước khoảng 1,5 kb được nhân bản bằng phản ứng PCR với cặp mồi được thiết kế như sau [35]: 8UA: 5’ – AGA GTT TGA TCC TGG CTC AG – 3’ 1492R: 5’ – TAC GGG TAC CTT GTT ACG ACT T – 3’ Thành phần phản ứng PCR:  Đệm Taq Tenoto 2,5 μl  dNTPs 2,5 μl  Mồi xuôi 8UA 1 μl  Mồi ngược 1492R 1 μl  Enzyme Taq Tenoto 0,1 μl  ADN khuôn 1 μl  Nước cất khử ion khử trùng 16,9 μl Tổng thể tích phản ứng PCR là 25 μl Hỗn hợp được trộn đều, chuyển vào máy PCR và tiến hành chạy với chế độ nhiệt: 94oC trong 3 phút để làm biến tính hoàn toàn ADN khuôn, tiếp theo là 35 chu kỳ phản ứng lặp lại gồm 3 bước: 94oC trong 1 phút để biến tính ADN, 60oC trong 1 phút để gắn mồi và 72oC trong 1,5 phút để kéo dài chuỗi, sau đó đến thời gian ủ ở 72oC trong 7 phút và giữ mẫu ở 4oC đến khi phân tích. Điện di kiểm tra sản phẩm trên gel agarose 1%. 2.2.2.5. Gắn sản phẩm PCR vào vector p-GEM T Sản phẩm PCR được nhân lên sau khi được kiểm tra trên gel agarose 1%, được gắn trực tiếp vào vector nhân dòng p-GEM T. Thành phần của phản ứng gắn sản phẩm 28 PCR vào vector p-GEM T gồm: 2 μl sản phẩm PCR, 5 μl đệm T4- ADN ligase 2x, 1 μl T4 ADN ligase, 1 μl vector p-GEM T và 1 μl ddH2O. Hỗn hợp phản ứng sau đó được ủ ở nhiệt độ 22oC trong 3 giờ và được giữ ở 4oC cho đến khi biến nạp vào tế bào khả biến E. coli DH5α. Tế bào khả biến E. coli DH5α bảo quản trong tủ lạnh -80oC được lấy ra để trên đá 10-20 phút cho tan dần. Hỗn hợp phản ứng gắn ở trên được bổ sung vào, trộn nhẹ và để trên đá 20 phút tạo điều kiện cho vector bám lên thành tế bào. Sau đó hỗn hợp được làm sốc nhiệt bằng cách ủ ở 42oC trong 45 giây và để trên đá 2 phút. 500 μl môi trường LB lỏng được bổ sung, ủ ở 37oC trong 10 phút và được nuôi lắc ở tốc độ 200 vòng/phút, 37oC trong 40 phút. Cấy trải tế bào trên đĩa thạch chứa môi trường LB đặc có chứa 50 μg/ml ampicillin, 30 μl X-gal 20 mg/ml và 30 μl IPTG 100 mM và nuôi trong tủ ấm 37oC qua đêm. 2.2.2.6. Tách ADN plasmid từ vi khuẩn E.coli DH5α ADN plasmid được tách theo phương pháp của Sambrook và cộng sự [34].  Khuẩn lạc dương tính trên đĩa thạch được cấy vào 1,5 ml môi trường LB lỏng có chứa 50 μg/ml ampicillin, được nuôi lắc ở 37oC, 200 vòng/phút từ 14-16 giờ.  Dịch nuôi cấy được ly tâm với tốc độ 10000 vòng/phút trong 10 phút để thu tủa tế bào.  Tủa được hòa tan trong 100 μl dung dịch I (25 mM Tris-HCl pH 8; 10 mM EDTA; 50 mM glucose) và để ở nhiệt độ phòng 5 phút  200 μl dung dịch II (NaOH 0,2 M, SDS 1%) được bổ sung, đảo nhẹ 5-10 lần và đặt trên đá lạnh 5 phút để phá vỡ tế bào giải phóng plasmid.  Hỗn hợp được trung hòa bằng 150 μl dung dịch III lạnh (60 ml CH3COOK 3M, 11,5 ml CH3COOH, 10 mg/ml Rnase, 28,6 ml H2O), đảo nhẹ ống và đặt trên đá 5 phút. 29  Hỗn hợp được ly tâm với tốc độ 13000 vòng/phút, 4oC trong 20 phút để loại tủa và dịch nổi được thu sang ống effendorf mới.  2 μl RNAse 10 mg/ml được bổ sung để loại bỏ ARN  1 thể tích tương đương hỗn hợp phenol:chloroform:isoamylalcohol (25:24:1) được bổ sung, trộn đều rồi được ly tâm 13000 vòng/phút trong 10 phút ở 4oC để loại bỏ protein và thu dịch nổi.  ADN được tủa bằng cách bổ sung 1/10 thể tích CH3COOK 3M và 2 lần thể tích cồn tuyệt đối lạnh và ủ ở -20oC trong 10-30 phút.  Sau đó tủa ADN được thu lại bằng ly tâm ở 13000 vòng/phút, 15 phút, 4oC để loại bỏ dịch nổi và được rửa bằng 1ml cồn 70%.  Tủa được làm khô tự nhiên khoảng 30 phút và được hòa lại trong 30-50 μl H2O.  Kiểm tra mẫu về độ tinh sạch bằng điện di trên gel agarose 1%. 2.2.2.7. Đọc trình tự đoạn gen mã hóa cho ARN ribosome 16S - Chuẩn bị khuôn cho phản ứng PCR cho xác định trình tự: Sản phẩm PCR đoạn gen mã hóa cho ARN ribosome 16S được pha loãng ở nồng độ thích hợp (khoảng 50- 100 pmol) - Phản ứng PCR cho xác định trình tự gồm: 6 µl hỗn hợp DTCS Master mix, 1 µl khuôn, 1 µl mồi (cả 2 mồi xuôi pUC19F và mồi ngược pUC19R), H2O vô trùng vừa đủ 20 µl. Phản ứng PCR được thực hiện như sau: 96oC – 1 phút để khởi động nóng, tiếp theo là 35 chu kỳ gồm 3 bước: 96oC – 30 giây để làm biến tính ADN, 60oC – 30 giây để gắn mồi và 60oC – 4 phút để kéo dài chuỗi. Mẫu sau đó được ủ tiếp ở 60oC trong 7 phút và giữ ở 4oC cho đến khi phân tích. - Sản phẩm PCR của phản ứng PCR này sẽ tiếp tục được xử lý trước khi đưa vào máy đọc trình tự. Quá trình xử lý mẫu gồm các bước sau: 30  Dung dịch dừng phản ứng (stop solution) được chuẩn bị ngay trước khi dùng gồm: 20 µl kali acetate 3M pH 5,2; 20 µl EDTA 100M pH 8; 10 µl glycogen (giữ ở -20oC) và được trộn đều.  5 µl dung dịch dừng phản ứng được bổ sung vào 1 phản ứng PCR 20 µl và được trộn càng đều càng tốt.  60 µl ethanol 95% giữ ở -20oC được bổ sung và trộn kỹ rồi được ly tâm ngay ở 13000 vòng/phút trong 20 phút ở 4oC.  Cẩn thận hút bỏ dịch nổi được hút bỏ đi cẩn thận, còn kết tủa được thu lại.  Kết tủa được rửa 2 lần, mỗi lần bằng 200 µl ethanol 70% giữ ở -20oC và được ly tâm ở 13000 vòng/phút trong 5 phút.  Dịch nổi được hút bỏ bằng pipet, kết tủa được thu và được để khô ở nhiệt độ phòng.  Kết tủa được hòa tan trở lại bằng 40 dung dịch SLS (sample loading solution). - Trình tự nucleotide của gen nhân dòng được giải theo phương pháp của Sanger sử dụng máy đọc trình tự CEQ-8000 (Beckman Coulter). 2.2.3. Thu nhận chế phẩm enzyme Chủng vi khuẩn được nuôi cấy trong lọ kín với 50 ml môi trường cơ bản pH 7 (K2HPO4 0,15g/l, KH2PO4 0,29g/l, urea 0,21g/l, cao nấm men 0,45g/l, muối khoáng 0,02%, resazurin 0,0025%, cystein 0,004%), và vỏ ngô 1% làm nguồn carbon. Môi trường được khử trùng và xử lý bằng khí nitơ. Sau đó các lọ này được đóng kín rồi ủ trong máy lắc ổn nhiệt ở 60oC. Tại thời điểm xác định, mẫu được lấy ra để phân tích hoạt độ enzyme. 31 2.2.4. Xác định hoạt độ enzyme 2.2.4.1. Xác định hoạt độ enzyme Hoạt độ enzyme xylanase: môi trường phân tích gồm 0,125 ml dịch enzyme và 0,125 ml xylan lúa mạch 1% trong đệm sodium phosphate 0,1M, pH 7. Sau khi ủ ở nhiệt độ 50oC trong 15 phút, quá trình giải phóng đường khử được định tính theo phương pháp Somogyi-Nelson [38] với đường xylose làm tiêu chuẩn. Hoạt độ enzyme cellulase được xác định như phương pháp xác định enzyme xylanase ở trên và sử dụng cacboxymethyl cellulose (CMC) làm cơ chất và đường glucose làm tiêu chuẩn. Một đơn vị hoạt độ là lượng enzyme phân giải cơ chất thành đường khử tương đương 1μmol glucose trong một phút ở điều kiện thí nghiệm. Hoạt độ enzyme β-xylosidase: môi trường định tính hoạt độ enzyme gồm 0.9 mM p-nitrophenyl β-D-xylopyranoside trong đệm phosphate 50 mM, pH 7 rồi đưa đến thể tích cuối cùng 1,1 ml. Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 50oC trong 30 phút, và thêm 2 ml sodium carbonate 0,5 M để kết thúc phản ứng. p-nitrophenol giải phóng ra được đo ở bước sóng 405 nm [18]. Hoạt độ enzyme β-glucosidase và arabinofuranosidase được xác định tương tự như xác định hoạt độ enzyme β-xylosidase, nhưng thay cơ chất bằng 1 mM p- nitrophenyl β-D-glucopyraniside đối với β-glucosidase và 0,83 mM p-nitrophenyl α-L- arabinofuranoside đối với arabinofuranosidase. Hoạt độ enzyme acetyl esterase được xác định dựa vào phương pháp của Mackenzie [25]. Hoạt độ enzyme cellobiohydrolase được xác định bằng phương pháp của Kohring [16]. Xây dựng đường chuẩn: glucose và xylose được pha trong đệm phosphate pH 7 với các nồng độ chuẩn khác nhau. 1 ml dung dịch glucose/xylose chuẩn được đo ở 32 bước sóng 520 nm. Độ hấp thụ và nồng độ glucose/xylose được vẽ theo chương trình Excel (Hình 2.1 và 2.2), đường nồng độ chuẩn tuyến tính trong dải nồng độ từ 25-125 μg/ml (glucose) và 25-100 μg/ml (xylose). Đường chuẩn nồng độ của glucose và xylose lần lượt có phương trình y = 0.0062x và y = 0.0091x. Trong đó, y là độ hấp phụ (OD) ở bước sóng 520 nm, x là nồng độ glucose/xylose (μg/ml). Hình 2.1: Đường chuẩn glucose Hình 2.2: Đường chuẩn xylose y = 0.0062x R² = 0.9964 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 0 50 100 150 O D 5 2 0 Nồng độ Glucose (µg/ml) y = 0.0091x R² = 0.9943 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 0 20 40 60 80 100 120 O D 5 2 0 Nồng độ xylose (µg/ml) 33 2.2.4.2. Ảnh hưởng của pH đối với hoạt độ và độ bền của enzyme Độ pH tối ưu và độ bền của enzyme được xác định bằng cách sử dụng hệ thống đệm khác nhau. Hoạt độ của xylanase và cellulase tại giá trị pH khác nhau được xác định bằng cách sử dụng cơ chất xylan lúa mạch cho enzyme xylanase và CMC cho cellulase. Phản ứng pH được điều chỉnh từ pH=4 đến pH=9 với các đệm citrate (pH 4 – pH 6), đệm photphat (pH 6 – pH 7) và đệm Tris-HCl (pH 7 – pH 9) nồng độ 50 mM. Độ bền pH của enzyme được xác định bằng cách ủ enzyme ở 50oC trong 30 phút với các giá trị pH khác nhau (10 mM). Sau đó hoạt độ enzyme còn lại được xác định theo phương pháp đã nêu ở trên. 2.2.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt độ và độ bền của enzyme Nhiệt độ tối ưu của enzyme được xác định bằng cách đo hoạt độ ở dãy nhiệt độ 40oC đến 90oC, pH 7. Độ bền nhiệt của enzyme được đo bằng cách ủ enzyme ở pH 7 trong 30 phút ở các nhiệt độ khác nhau. Sau đó hoạt độ còn lại được xác định như phương pháp đã nêu ở trên. 2.2.5. Xác định protein Nồng độ protein được xác định theo phương pháp của Lowry và các cộng sự [22] với albumin huyết thanh của bò làm chất chuẩn. 2.2.6. Thủy phân các chất lignocellulose Các chất lignocellulose như vỏ ngô, lõi ngô, và bã mía được xay nhuyễn và rửa vài lần với nước cất ấm đã khử trùng để loại bỏ đường tự do còn lại. Mỗi chất (2% trọng lượng khô) được thủy phân với 1 đơn vị enzyme trong đệm phosphate 100 mM, pH 7 ở 50oC. Tại thời gian nhất định, sản phẩm thủy phân được thu nhận và lượng đường khử giải phóng được xác định bằng phương pháp Somogyi-Nelson [38]. 2.2.7. Tách phức hệ multienzyme từ dịch lỏng của môi trường nuôi cấy Phức hệ multienzyme được tách bằng sắc ký khí ái lực trên cột có vỏ ngô. 34 Chủng vi khuẩn được nuôi cấy, rồi đem ly tâm, thu lấy dịch lỏng phía trên (675 ml). Sau đó dịch lỏng được cô đặc (25 lần) qua túi lọc dòng chảy nhanh với màng lọc có kích thước 5 kDa. Để thu các protein liên kết cellulose (chủ yếu là phức hệ multienzyme), dịch thô được ủ lắc với vỏ ngô xay nhuyễn ở 4oC trong 30 phút. Sau khi ly tâm, protein liên kết cellulose được rửa qua vài lần với đệm phosphate 100 mM, pH 7 và được rửa chiết bằng triethylamine 1%. 2.2.8. Điện di gel và kỹ thuật zymogram Độ sạch cũng như khối lượng phân tử của chế phẩm enzyme được xác định bằng phương pháp điện di trên gel polyacrylamid có chứa SDS (SDS-PAGE) của Laemmli [19], sử dụng nồng độ gel cô là 5% và gel tách là 12%, nhuộm băng bằng dung dịch Coomassie Brilliant Blue (CBB). Kỹ thuật xylanase và CMCase zymogram được xác định bằng phương pháp điện di SDS-10% gel polyacrylamid chứa xylan 0,1% hoặc CMC 0,1% [16]. Kỹ thuật Native-PAGE được thực hiện trên gel polyacrylamide 10% không có SDS và β- mercaptoethanol. 2.2.9. Sắc ký bản mỏng (TLC) Sản phẩm thủy phân vỏ ngô bởi enzyme thô được xác định TLC trên gel silica 60 F254 với hỗn hợp n-butanol:axit acetic:nước theo tỉ lệ 2:1:1 [18]. Các chấm đường được xác định khi sấy đĩa đến hơn 100oC sau khi đã phun đều 4 g α-diphenylamine, 4 ml aniline, 200 ml aceton và 30 ml axit phosphoric 80% [33]. Đường glucose, cellobiose, xylose và xylooligosaccharide được dùng làm chất chuẩn. 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sàng lọc và phân lập vi khuẩn kị khí xylanolytic-cellulolytic ưa nhiệt 3.1.1. Sàng lọc các vi khuẩn ưa nhiệt kỵ khí bằng môi trường làm giàu và nuôi cấy ở nhiệt độ cao 34 mẫu đất được thu thập ngẫu nhiên từ nông trường ở vài tỉnh khác nhau tại Thái Lan và được đặt tên theo từng vùng (NKP: Nakorn Pathorn; PB: Phetchaburi; NRS: Nakorn Ratchasrima). Từ các mẫu thu thập, chúng tôi tiến hành sàng lọc để thu vi khuẩn ưa nhiệt, kỵ khí bằng môi trường làm giàu trung tính ở 60oC. Các hiện tượng như bọt khí hay mùi của môi trường được quan sát qua quá trình phân hủy sinh khối cellulose trong môi trường. Quá trình sinh trưởng tương đối từ các mẫu được theo dõi từng ngày và kết quả (Bảng 3.1) cho thấy ở lần nuôi cấy thứ nhất có 22 mẫu vi khuẩn sinh trưởng được. Trong số này có các mẫu: PB3, NKP1, NKP2, NKP3, NKP4, NKP5, NKP6, NKP7, NKP11, NKP12, NKP13, NKP14, NRS7 là sinh trưởng mạnh hơn cả . Khi quan sát được quá trình sinh trưởng của vi khuẩn, chúng tôi tiến hành sàng lọc vài lần bằng cách lấy 1 ml mẫu của lần sàng lọc trước cấy vào môi trường tương tự và nuôi cấy cùng điều kiện. Sau 4 lần sàng lọc, chúng tôi chọn ra được 7 mẫu: NKP2, NKP3, NKP4, NKP6, NKP11, NKP13 và NKP14 có khả năng sinh trưởng tốt hơn cả (Bảng 3.2). 36 Bảng 3.1: Quá trình sinh trưởng của vi khuẩn từ các được mẫu thu thập ở các vùng khác nhau Mẫu Sinh trưởng Mẫu Sinh trưởng PB 1 - NKP 8 + PB 2 - NKP 9 + PB 3 ++ NKP 10 + PB 4 + NKP 11 +++ PB 5 + NKP 12 ++ PB 6 - NKP 13 ++ PB 7 - NKP 14 ++ PB 8 + NRS 1 + PB 9 - NRS 2 - PB 10 - NRS 3 - NKP 1 ++ NRS 4 - NKP 2 ++ NRS 5 - NKP 3 +++ NRS 6 + NKP 4 +++ NRS 7 ++ NKP 5 +++ NRS 8 + NKP 6 +++ NRS 9 - NKP 7 ++ NRS 10 - Ghi chú: +: sinh trưởng; -: không sinh trưởng 37 Bảng 3.2: Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của các khuẩn lạc ở lần sàng lọc thứ 4 Khuẩn lạc Sinh trưởng Khuẩn lạc Sinh trưởng Khuẩn lạc Sinh trưởng NKP 2 - 1 + NKP 3 - 3 - NKP 4- 5 - NKP 2- 2 + NKP 3 - 4 - NKP 14- 1 + NKP2 - 3 + NKP 3 - 5 - NKP 14- 2 + NKP 2- 4 + NKP 13 - 1 + NKP 14- 3 + NKP 2 - 5 - NKP 13 - 2 + NKP 14- 4 + NKP 11 - 1 + NKP 13 - 3 + NKP 14- 5 - NKP 11 - 2 + NKP 13 - 4 + NKP 6 - 1 + NKP 11 - 3 - NKP 13 - 5 - NKP 6 - 2 + NKP 11 - 4 - NKP 4- 1 + NKP 6 - 3 - NKP 11 - 5 - NKP 4- 2 + NKP 6 - 4 - NKP 3 - 1 + NKP 4- 3 + NKP 6 - 5 - NKP 3 - 2 + NKP 4- 4 + NKP 6 - 6 - Ghi chú: +: sinh trưởng; -: không sinh trưởng 38 Từ các mẫu đã sàng lọc, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn trên môi trường agarose 2,5% và bã giấy 1% làm cơ chất rồi ủ ở 60oC trong hộp kỵ khí (Hình 3.1). Hình 3.1: Vi khuẩn mọc trên môi trường agarose 2,5% và bã giấy 1% ở 60oC sau 1 ngày trong hộp kỵ khí Đặc tính phổ biến ở các nông trại này là có các vi khuẩn kị khí xylanolytic- cellulolytic có khả năng thủy phân các chất lignocellulose. Các nông trại này là các hệ thống làm giàu tự nhiên đối với các loại vi khuẩn như vậy và chúng tôi đã phân lập được 3 loại vi khuẩn xylanolytic-cellulolytic đặc hiệu hơn cả từ các mẫu thu thập tại nông trại ở Nakorn Pathorn (NKP) đó là NKP2-4, NKP13-3, NKP14-3. 39 3.1.2. Sàng lọc các chủng vi khuẩn có hoạt tính xylanolytic-cellulolytic Trong các thí nghiệm tiếp theo, để chọn khuẩn lạc nào có hoạt tính xylanolytic- cellulolytic mạnh nhất, chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định khả năng thủy phân cơ chất để thu được chủng vi khuẩn tốt nhất. Trong các chủng vi khuẩn trên, chúng tôi đã phân lập được 3 chủng vi khuẩn là: NKP2-4, NKP13-3, NKP14-3. Hình 3.2: Khả năng thủy phân giấy lọc sau 2 ngày nuôi cấy dưới điều kiện kỵ khí (A) Đối chứng âm; (B) NKP2-4; (C) NKP13-3; (D) NKP14-3 Chúng tôi tiếp tục lựa chọn chủng vi khuẩn ưa nhiệt ưu việt hơn cả trong 3 chủng vi khuẩn vừa phân lập được bằng cách nghiên cứu khả năng thủy phân giấy lọc và vỏ ngô trong điều kiện môi trường như nhau. Kết quả cho thấy NKP13 là chủng vi khuẩn thủy phân giấy lọc tốt nhất sau 2 ngày nuôi cấy và vỏ ngô sau 7 ngày nuôi cấy (Hình 3.2C và 3.3C). Vì vậy chủng NKP13 có tiềm năng nhất phân giải cellulose và các chất lignocellulose tốt như giấy lọc và vỏ ngô được chọn cho các nghiên cứu tiếp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_dinhdangword_87_215_3497_1874199.pdf
Tài liệu liên quan