Luận văn Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

Chương I:

Những vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải 6

I. Tổng quan về chất thải 6

1.1. Khái niệm về chất thải. 6

1.2. Các thuộc tính của chất thải. 6

1.3. Các nguồn chất thải gây ô nhiễm 7

1.3.1. Chất thải từ công nghiệp 7

1.3.2. Chất thải từ nông nghiệp 8

1.3.3. Nguồn chất thải từ sinh hoạt của con người 8

1.3.4. Nguồn chất thải từ ô nhiễm giao thông vận tải 9

1.4. Sự lan truyền của chất thải gây ô nhiễm 9

II. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt 10

2.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 10

2.2. Biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt 10

2.3. Kinh ngiệm tổ chức và quản lý chất thải răn sinh hoạt 11

III. Phương pháp nghiên cứu 12

3.1. Phương pháp nghiên cứu 12

3.2. Nguồn số liệu 12

Chương II:

Thực trạng thu gom,vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty

Thị Chính thị xã Thái Bình 14

I. Tình hình vệ sinh môi trường ở thị xã Thái Bình 14

1.1. Tổng quan về thị xã Thái Bình 14

 

1.2. Tình hình vệ sinh môi trường ở thị xã Thái Bình 16

1.2.1. Sơ lược về rác thải ở thị xã Thái Bình 16

1.2.2. Các phương án xử lý rác thải hiện nay 16

1.3. Nguồn và khối lượng rác thải ở thị xã Thái Bình 18

1.3.1. Thu gom rác thải tại các nguồn 19

1.3.2. Khối lượng rác được thu gom 21

1.4. Thành phần rác thải ở thị xã Thái Bình 22

II. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải của Công ty Thị Chính

thị xã Thái Bình 24

2.1. Tổ chức sản xuất ở Công ty Thị Chính Thái Bình 24

2.2. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải 28

2.2.1. Công tác thu gom. 28

2.2.2. Công tác vận chuyển 29

III. Ảnh hưởng của quá trình thu gom, vận chuyển 31

3.1. Ảnh hưởng đến môi trường 31

3.2. Ảnh hưởng của rác thải tồng đọng 33

Chương III:

Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Thị Chính

thị xã Thái Bình 37

I. Đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty 37

1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 37

1.2. Hiệu quả tài chính của Công ty 38

II. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của Công ty 46

2.1. Hiệu quả kinh tế của Công ty 46

2.2.Hiệu quả môi trường mà Công ty mang lại 47

2.2.1. Lợi ích chất lượng môi trường Công ty đem lại 47

2.2.2. Chi phí về môi trường 49

 

 

2.3. Hiệu quả về mặt xã hội 51

2.3.1. Lợi ích mang lại mỗi năm 52

2.3.2. Chi phí mà xã hội phải bỏ ra 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

I. Một số giải pháp trong khâu thu gom, vận chuyển

chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính 54

1.1. Phân loại rác ngay tại các hộ gia đình 55

1.2. Công tác truyền thông môi trường 57

1.3. Phương án dùng thùng nhựa quy định để đựng rác 58

II. Một số kiến nghị 59

Kết luận 60

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng từ 5 - 7%. Để tính khối lượng rác hàng năm thu gom được ta áp dụng công thức. Mt = (1 +r)n . M0 Mt : Khối lượng rác thải năm dự báo. M0 : Khối lượng rác thải năm nghiên cứu. R : tỷ lệ rác trong kỳ nghiên cứu. T : năm nghiên cứu. R được dự báo như sau Từ năm 2001 - 2010 : r = 7,1% Từ năm 2010 - 2020 : r = 5,2% Với số liệu có được và dựa vào công thức trên ta tính được khối lượng rác thải sinh hoạt hàng năm như sau: Bảng 5: Khối lượng rác thải hàng năm. Năm KLCT (tấn/ngày) KLCT (tấn/ năm) Tỷ lệ thu gom(%) Kl thugom (tấn/ngày) Klthugom (tấn/năm) KL còn (tấn/ ngày) KL còn (tấn/ năm) 2000 75 19468 75 56,25 14601 18,75 4867 2001 78 19583 80 62,4 15666,4 15,6 3916,6 2002 85 19802 80 68 15841,6 17 3960,4 2003 88 19807 85 74,8 16835,95 13,2 2971,05 2005 100,94 22720 90 90,85 20448 10,09 2272 2010 142,24 32014 90 128,01 28812,6 14,23 3201,4 2015 161,69 36392,13 95 153,6 34572,52 8,09 1819,61 2020 208,33 46890,6 100 208,33 46890,6 0 0 Tổng 939,2 216676,73 842,24 193668,67 23008,06 (Nguồn: Công ty Thị Chính.) Lượng rác thải còn tồn đọng lại không được thu gom phần lớn là do người dân đổ rác không đúng nơi quy định, họ thường đổ ra vườn nhà mình, hay đổ ra sông, ngòi, hồ như: sông Vĩnh Trà, ngòi, hồ ở xã Vũ Chính, xã Tiền Phong… làm ô nhiễm các ngòi và hồ đó, mặt khác họ cũng có thể gom lại thành từng đống nhỏ rồi đốt. 1.4. Thành phần rác thải ở thị xã Thái Bình. Thị xã Thái Bình với mật độ dân số cao (12.023 người/km2) cộng với lượng người dân đến sinh sống học tập và làm việc ở thị xã rất đông mà chưa được thống kê cụ thể, vì vậy lượng rác thải phát sinh hàng ngày là rất lớn khoảng 80 - 90 tấn/ ngày. Mà rác thải là nguồn nguy hại cho sức khoẻ của con người, làm xấu cảnh quan môi trường sinh thái đô thị đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao, cộng với các thành phần khác qua thời gian có thể trở thành mối nguy hại đối với sức khoẻ của con người. Theo thống kê một bãi rác không hợp vệ sinh có thể gây ra khoảng 25 bệnh truyền nhiễm khác nhau cho con người. Do hàm lượng chất hữu cơ cao cộng với điều kiện ẩm ướt làm cho các bãi rác có mùi hôi thối nặng nề và tạo điều kiện cho các loài sinh vật gây bệnh cũng như các loài động vật mang dịch bệnh đi phát triển như ruồi, muỗi… vì vậy cần xem xét và nghiên cứu các thành phần của rác thải sinh hoạt góp phần tìm ra các biện pháp xử lý thích hợp như chốn lấp hợp vệ sinh, đốt rác.. Bảng 6 : Thành phần rác thải trong thị xã Thái Bình. Thành phần Tỷ lệ(%) KL rác (tấn/ngày) Giải pháp Chất hữu cơ 53,7 42,96 Sản xuất phân compost Giấy 2,7 2,16 Sản xuất phân compost Nhựa, nylon 4,3 3,44 Tái chế, chôn lấp Vải, sợi, gỗ 1,6 1,28 Sản xuất phân compost Thuỷ tinh 0,5 0,4 Tái chế Kim loại 0,8 0,64 Tái chế Đất, đá, gạch 6,3 5,04 Chôn lấp Tạp chất khác 30,1 24,08 Chôn lâp, sản xuất vật liệu Tổng 100 80 (Nguồn: Công ty Thị Chính.) Thành phần chất thải trong chất thải rắn sinh hoạt là có sự thay đổi theo ngày, tuy nhiên sự thay đổi lượng thay đổi đó là nhỏ coi như không đáng kể. Chính vì vậy thành phần chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh họat luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Như vậy việc phân loại rác ngay tại nguồn là rất khó khăn nhưng đó là phương pháp tốt nhất để có thể tiết kiệm được các chất thải. II. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải của công ty thị chính thị xã Thái Bình. 2.1. Tổ chức sản xuất ở Công ty Thị Chính Thái Bình. Công ty Thị Chính ( Công ty Môi trường Đô thị) thị xã Thái Bình là một đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước thực hiện chức năng xã hội thay cho nhà nước về quản lý, khai thác, sử dụng tu bổ và sửa chữa các công trình công cộng ở thị xã Thái Bình, với nhiệm vụ là bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị ngày càng xanh, sạch, đẹp và văn minh. Gắn với hình thái là công ty thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thì các thành viên của công ty ngày càng phát huy vai trò tích cực của mình để thực hiện các chức năng xã hội về bảo vệ, làm trong sạch môi trường sống góp phần nâng cao điều kiện sống của nhân dân đô thị, tạo đà cho nền kinh tế đô thị phát triển bền vững, giữ ổn định về chính trị củng cố niềm tin của nhân dân thị xã và chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác công ty Thị Chính thị xã Thái Bình là một doanh nghiệp nhà nước chuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường nên đã và đang thực hiện vấn đề đô thị hiện nay ở khu vực thị xã như về sự ô nhiễm nặng nề nhất do sự quá tải dân cư ở các khu vực chợ Bo, chợ Cống Trắng và các chất thải rắn, lỏng của các nhà máy, xí nghiệp gây ra đã tăng lên nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép… các vấn đề môi trường đang được nhà nước quan tâm và công ty cần có các biện pháp để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Bước vào thời kỳ đổi mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại tỉnh Thái Bình nói chung và thị xã Thái Bình nói riêng đang ngày một đổi mới và phát triển, nhiều nguồn lực sẽ được khai thác và huy động về thị xã, dẫn đến tình trạng gia tăng sức ép đối với môi trường thị xã trong khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được cao đặc biệt là đối với một tỉnh Bắc Bộ với đại đa số là người nông dân, trình độ còn thấp, họ còn phải lo làm kinh tế vì vậy việc bảo vệ môi trường chung của thị xã ít được quan tâm và thực hiện chu đáo. Vì vậy công ty thị chính đang đứng trước một thách thức vô cùng to lớn đó là làm thế nào để vừa bảo vệ và làm được trong sạch môi trường sống thị xã vừa làm cho nhân dân trong thị xã thấy được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong việc giữ gìn môi trường sống trong sạch của toàn thị xã vì một xã hội ngày càng phát triển và văn minh. Tổ chức sản xuất của công ty thị chính thị xã Thái Bình là rất nhiều vấn đề nhưng vấn đề trước hết là công nhân hoạt động trong xí nghiệp và được bố lao động theo ca, theo khu vực và hoạt động theo từng tổ sản xuất. Bảng 1 : Tình hình sử dụng lao động của công ty năm 2002. STT Tên công việc Số lao động hiện có I Văn phòng 24 Giám đốc 01 Phó giám đốc 03 1 Kết toán tài vụ 07 2 Kế hoạch kỹ thuật vật tư 09 3 Tổ chức LĐTT- hành chính 04 II Đơn vị làm nhiệm vụ có tính chất HCSN 11 III Đơn vị sản xuất 270 1 Các đội vệ sinh khu vực Đội 1- Bắc Bồ Xuyên 28 Đội 2- Nam Bồ Xuyên 26 Đội 3- Bắc Vĩnh Trà 24 Đội 4 - Nam Vĩnh Trà 28 Đội 5- Quang Trung 29 2 Đội thu gom vận chuyển 34 3 Đội khơi nạo cống 28 4 Đội xe cơ khí 20 5 Đội công viên cây xanh 34 6 Tổ điện 08 7 Tổ quản lý nghĩa trang 07 8 Tổ vệ sinh thùng 04 Tổng cộng 305 (Nguồn: Công ty thị chính Thái Bình) Sơ đồ bộ máy tổ chức doanh nghiệp . Giám Đốc Phó giám đốc SXKD Phó giám đốc sản xuất đời sống VT Các phòng nghiệp vụ - Kế hoạch kỹ thuật vật tư - Kế toán - Hành chính tổ chức Các tổ đội sản xuất trực thuộc Nguồn lao động của Công ty hiện tại phần lớn là lao động giản đơn chiếm 80% số lao động trong doanh nghiệp- Số lao động kỹ thuật gồm công nhân kỹ thuật và kỹ sư các ngành nghề chiếm khoảng 20% bao gồm kỹ sư cầu đường, kỹ sư xây dựng, điện và cử nhân kinh tế có 19 người. Trung học ngành nghề có 15 người, công nhân kỹ thuật các ngành nghệ có 25 người tổng số có 59 lao động kỹ thuật trên 305 lao động của công ty. Nhìn chung số công nhân của công ty chủ yếu là công nhân phục vụ cho quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã là chủ yếu. 2.2. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải. 2.2.1. Công tác thu gom. Công tác thu gom được tổ chức phân theo hợp đồng nhằm thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác nhau trong địa bàn thị xã: Rác từ các công trình công cộng và các công trình vệ sinh tư nhân, khu tập thể, cơ quan, trường học, các công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn thị xã. với phương tiện chủ yếu là thu gom bằng xe đẩy tay có thể tích từ 0,9 - 1 m3/xe. Tổng số lượng xe của công ty là 52 đầu xe, trong đó vận chuyển rác là 40 xe, còn lại là để vận chuyển đất và các dụng cụ khác. Hiện nay công tác tổ chức thu gom của công ty Thị Chính được phân cho các đơn vị vệ sinh của từng khu vực phụ trách duy trì và đảm bảo vệ sinh hàng ngày trên 26 phường và 3 xã ven thị với khối lượng công việc hàng ngày chủ yếu là - Quét gom rác - Nhặt rác - Tua vỉa - Xúc rác tại các bể rác. Do sự phân bố dân cư tại các phường trên địa bàn thị xã khác nhau nên lượng rác mà các tổ chức thu được cũng khác nhau. Mặt khác những phường thường có những người lao động và sinh viên ở các tỉnh, các huyện lân cận đến sinh sống và làm việc bất thường nên việc thu gom rác cũng rất phức tạp. Vì vậy việc phân bố lao động thu gom thich hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty cũng như đạt mục đích môi trường. Bảng 2: Số lượng chất thải rắn thu được ở các đội vệ sinh. STT Đội vệ sinh Số lao động Khối lượng rác(2002) 1 Đội 1- Bắc Bồ Xuyên 28 5486 2 Đội 2- Nam Bồ Xuyên 26 584 3 Đội 3- Bắc Vĩnh Trà 24 4420 4 Đội 4- Nam Vĩnh Trà 28 6230 5 Đội 5-Quang Trung 29 6120 (Nguồn: Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình.) Qua số lượng rác thải rắn sinh hoạt ở trên cho thấy mỗi đội vệ sinh có số lượng công nhân lao động khác nhau, sự khác nhau này là do diện tích của các địa bàn mà đội quản lý và thu gom, từ đó mà khối lượng rác thải thu được cũng khác nhau. Số lượng công nhân và khối lượng rác thải thu gom được còn phụ thuộc vào số dân trong địa bàn và mức thu nhập của phường. 2.2.2. Công tác vận chuyển. Đây là công đoạn vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ bãi tập trung đến bãi chôn lấp ở hồ Chiến Thắng và sắp tới khi nhà máy chế biến rác thành phân compost được xây dựng thì sẽ vận chuyển một phần rác thải tới nhà máy ở phường Tiền Phong. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là bằng xe cơ giới và được bố trí theo lịch trình làm việc cả về thời gian và địa điểm trên địa bàn thị xã. Toàn bộ công ty có 52 xe các loại trong đó số xe được bố trí vận chuyển rác thải trực tiếp là 40 xe trong đó có 15 xe vận chuyển rác thải ngày và 25 xe vận chuyển theo ca đêm được phân bố thích hợp tại tất cả các điểm tập kết rác trên toàn thị xã. Bảng 3: Số lượng xe cơ giới phục vụ vận chuyển rác. Loại xe Số xe Số lượt/ ngày KL/xe(tấn) KL/ngày Xe IFA cẩu rác 2 2 5 20 Xe ép rác 3 2 5 30 Xe công nông 5 2 2,5 25 Xe Zin 130 2 2 3 12 Xe ủi 1 2 3 6 (Nguồn: Công ty Thị Chính- 2003.) Phần lớn số xe phục vụ công tác vận chuyển đã được sử dụng từ lâu, hiệu suất sử dụng thấp chỉ đạt từ 75-80%. Vì vậy công tác vận chuyển nhiều lúc bị đình trệ, ứ đọng do nhiều nguyên nhân khác nhau một phần là do hỏng hóc, trục trặc hoặc xe phải tu sửa, bảo dưỡng… Nhiều phương tiện đã quá cũ, rão cần được thay thế dần. Do đó, công ty cần được trang bị thêm các phương tịên phục vụ vận chuyển để dự phòng khi có sự cố xảy ra để tránh các vấn đề về bố trí lao động và tránh việc tồn đọng rác thải tại các điểm tập kết nhất là vào mùa hè oi bức. Một vấn đề bức xúc đối với công tác vận chuyển rác thải là trong địa bàn thị xã số hộ dân trong ngõ phố gần gấp 6 lần số hộ ở các khu vực đường chính, nhiều hộ cách xa trục đường chính hàng trăm mét, do đó hàng ngày họ không thể mang rác đến các điểm tập kết ở ngoài đường chính được gây khó khăn cho việc thu gom và vận chuyển, gây tác hại cho sức khoẻ người dân. Bình quân mỗi ngày thị xã Thái Bình thải ra một lượng rác từ 120 - 150 m3 tương đương với 70 - 80 tấn một ngày, nếu việc vận chuyển không được tiến hành khẩn trương và thông suốt thì rác ở các điểm tập kết làm tắc nghẽn giao thông, gây mùi khó chịu cho người đi đường và các hộ dân lân cận nhất là lúc trời mưa và giữa trưa nóng bức mùi rác bốc lên và làm ô nhiễm nguồn nước như các điểm tập kết tại đường Lý Bôn, Minh Khai… Công tác vận chuyển được công ty phân bố làm 2 chuyến(ca) ca1 từ 4h sáng với 25 xe gom từ đêm hôm trước với khối lượng từ 50 - 60 tấn với 105 người và ca 2 từ 19 h tối với khối lượng rác thu từ sáng tới tối ngày hôm đó như bảng sau. Bảng 4: Khối lượng rác được vận chuyển. Ca làm việc Lượng rác(tấn) Số xe(cái) Nguồn lực(người) Ca ngày 10 - 20 15 164 Ca đêm 50 - 60 25 105 Tổng/ngày 60 - 80 40 269 (Nguồn: Công ty Thị Chính- 2003.) Trong một ngày đêm công ty vận chuyển được 80 tấn rác với 40 xe, các xe này ban ngày tuy được để tập trung tại các điểm tập trung nhưng lại gây cản trở giao thông như trên đường Bắc Bỗ Xuyên, Minh Khai… làm mất mỹ quan đô thị. III. ảnh hưởng của quă trình thu gom, vận chuyển. 3.1. ảnh hưởng đến môi trường. Cùng với sự phát triển quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày một sôi động trên khắp đất nước. Sự phát triển của quá trình đô thị hoá làm cho cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, nhưng mặt khác nó ra cho các nhà quản lý và các nhà khoa học những vấn đề môi trương hết sức cấp bách và lâu dài. Trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường là quan trọng nhất đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt tạo ra tại các đô thị. Đó là nguyên nhân làm giảm chất lượng môi trường sống và hạn chế sự phát triển của các đô thị. Để tránh được sự ô nhiễm đó thì trước hết phải có giải pháp để hạn chế các nguồn gốc gây ô nhiễm từ quá trình thu gom và vận chuyển rác thải. Chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh ở mọi nơi từ các hộ gia đình, các khu chợ đến các điểm vui chơi giải trí. Vì thế việc quản lý chất thải phải bắt đầu từ nguồn chất thải.yếu tố chủ yếu và quan trọng trong việc phân loại là tính nguy hại tôí thiểu với sức khoẻ con người, tính sửa đổi với thu gom và tính hậu quả và chi phí. Tuy nhiên việc cung cấp các thiết bị lưu giữ và thu gom chất thải trong các hộ gia đình lại rất đắt và không thuận lợi nên có các thùng chứa đặt tại các điểm công cộng phục vụ cho việc thu gom thuận tiện tránh để tình trạng chất thải tồn đọng và vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Nếu quá trình thu gom, vận chuyển không được thực hiện và quản lý chặt chẽ thì sẽ làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường như: - Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có cánh và loài gặm nhấm. - Mang rác rưởi và bụi theo gió làm ô nhiễm không khí. - Gây ra mùi khó chịu và khí độc. - Rò rỉ chất thải nhất là khi trời mưa làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Sự ảnh hưởng này được thể hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: ảnh hưởng của thu gom, vận chuyển tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Thu gom rác Vận chuyển rác Nước rác Mùi rác ổ bệnh Bụi Khí thải Tiếng ồn Bụi Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Sức khoẻ cộng đồng Thu gom- vận chuyển Tai nạn 3.2. ảnh hưởng của rác thải tồn đọng. Sự tồn đọng rác thải có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu và căn bản là người dân chưa đổ rác đúng nơi quy định. Họ còn đổ rác ở vườn nhà mình, đổ ở hồ, ao Sự tồn đọng rác là quá trình gây ra nhiều nguyên nhân của các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Rác tồn đọng trên đường phố, ngõ nghách hay các khu đông dân cư lâu ngày sẽ tạo ra các khí thải độc hại như Nitơ, CH4, NH3, CO2,…. đây là các loại khí độc ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. Sơ đồ 2: ảnh hưởng của phế thải tồn đọng. Chất thải tồn đọng Mất mỹ quan Hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh ách tắc giao thông ảnh hưởng đến đời sống, văn hoá Môi trường gây bệnh Sức khoẻ con người Môi trường bị ô nhiễm Tác động xấu đến kinh tế - xã hội- văn hoá và môi trường Mặt khác, rác thải tồn đọng còn ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị, rác thải tại các điểm tập kết, bãi tập trung nếu không được thu gom, vận chuyển kịp thời để tồn động lại gây ách tắc giao thông trên đường và còn có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Ngoài ra nếu rác thải tồn đọng quá lâu trong ngày còn có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường, tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân cư, các công ty, xí nghiệp bố trí xung quanh điểm tập kết rác. Người ta đã đánh giá được sự ảnh hưởng của khí thải độc hại, của rác thải tồn đọng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Bảng 7 : Thành phần % các khí thải của rác thải tồn đọng qua thời gian. STT Rác tồn đọng theo giờ Thành phần % khí thải theo thể tích Nitơ Cácbonic Mêtan Khí khác 1 0 – 3 5,2 88 0,5 1,8 2 3 –6 3,8 76 15 5,2 3 6 – 12 0,4 65 29 13,6 4 12 - 18 1,1 52 40 6,9 5 18 – 24 0,4 53 45 1,6 6 24 – 30 0,2 50 48 1,8 7 30 – 36 1,3 46 51 1,7 8 36 – 42 0,9 50 47 2,1 9 42 – 48 0,4 51 48 0,6 (Nguồn: URENCO- 2002) Đối với nước rác: lượng rác thải tồn đọng do nhiều nguyên nhân tại các bãi tập kết, khu tập trung, rác đổ vô ý thức của người dân… nếu để lâu ngày không thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp kịp thời rác sẽ tự phân huỷ trong điều kiện ẩm thấp, độ ẩm cao từ 60 - 80% sẽ sinh ra nước và khí độc hại. Lượng nước ngấm qua rác cộng với lượng nước sinh ra từ chất hữu cơ bị phân huỷ trong rác thải lâu ngày bị tích đọng lại ở đáy bãi rác hoặc ngấm xuống đất , nguồn nước này chứa rất nhiều chất độc hại gây ô nhiễm đất, nước và không khí đặc biệt là ô nhiễm tới nước ngầm. Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Bình thì nồng độ các chất gây ô nhiễm nguồn nước và đất của nước rác như sau: COD :2000 - 30.000mg/l BOD5(200C) :1200- 2500mg/l Nitơ hữu cơ :200mg/l NO3 :25mg/l Độ kiềm :300mg/l Từ nồng độ đo đạc được trong nước rác so với tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép có thể thấy các chất độc hại trong nước rác gấp nhiều lần so với quy định, như tiêu chuẩn của COD là từ 10-35mg/l, BOD5(200C) là từ 4 - 25mg/l thì ở đây gấp tới hàng nghìn lần. Từ đó chúng ta có thể thấy được nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng nếu như không xử lý và có biện pháp kịp thời. Đặc biệt là đối với một tỉnh thuần nông như Thái Bình, đại bộ phận dân cư còn dùng nước giếng khơi và giếng khoan thì sự tồn đọng và vứt rác bừa bãi khi gặp trời mưa nước mưa sẽ ngấm vào nước rác và chảy xuống các rãnh, cống, ao, hồ và ngấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân. Chính vì những ảnh hưởng và tác động tới môi trường đó mà ngày nay việc bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp bách và trọng yếu của mỗi quốc gia và toàn nhân loại vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của cả thế giới. Cùng với việc bảo vệ môi trường là việc khuyến khích các quốc gia áp dụng các tiến bộ của các thành tựu khoa học công nghệ với điều kiện kinh phí cho phép vào xử lý chất thải đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, nhằm giảm thiểu chất thải với những phương thức thực tế đảm bảo cho môi trường ngày càng xanh- sạch- đẹp và tăng mỹ quan đô thị. Chương III đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình I. Đánh giá hiệu quả tài chính của công ty. 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường . Nhờ có sự hoạt động nỗ lực của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình mà các đường phố luôn được quét dọn sạch sẽ trước khi bước sang một ngày mới, làm cho địa phận thị xã luôn có môi trường tốthơn trong mọi hoạt dộng kinh tế khác. Hoạt động đã thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp nền kinh tế của khu vực cũng như thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế, nhằm thay đổi công nghệ theo xu hướng kinh tế thị trường để tạo ra những sản phẩm hàng hoá thân với môi trường hơn. Mặt khác kinh tế và môi trường luôn là hai mặt đối lập nhau, nhưng xét đi xét lại thì đây là hai mặt song song cùng tồn tại phát triển. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến phát triển kinh tế mà không chú ý tới bảo vệ môi trường sẽ gây ra các tác động rất nguy hiểm đối với con người. Nhưng mặt khác nếu chúng ta chỉ chú ý tới bảo vệ môi trường mà quên đi sự phát triển kinh tế thì chúng ta sẽ bị lạc hậu so với các nước trên thế giới. Chính vì những lý do trên mà chúng ta phải đặt sự phát triển kinh tế trong mối quan hệ với môi trường để đảm bảo không có những tai hoạ xảy ra đối với môi trường do hoạt động kinh tế gây ra. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước nhưng chúng ta vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội mà họ mới chỉ chú ý đến lợi nhuận của kinh tế đem lại đôi khi bất chấp cả vấn đề môi trường. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới thì với tốc độ phát triển như ở nước ta hiện nay( GDP tăng từ 7 – 8%/năm) thì đến năm 2020 môi trường của chúng ta sẽ bị ô nhiễm 4 – 5 lần hiện nay, thật là một vấn đề đáng lo ngại. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để có một môi trường ngày một sạch đẹp hơn, cuộc sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần những vẫn đảm bảo được môi trường sống tốt. Tất điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Kinh tế tăng Tăng việc làm Tăng quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị Tăng khối lượng chất thải và tích luỹ ô nhiễm môi trường 1.2. Hiệu quả tài chính của Công ty. Hiệu quả tài chính là một phạm trù phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động hoặc một quyết định nào đó trong quá trình hoạt động của con người ở mọi lĩnh vực và thời điểm. Mối tương quan này có thể được thể hiện bằng đại lượng hệ số hoặc số hiệu.Để thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ nào đều phải có các phương án và phải lựa chọn được phương án tôí ưu nhất phù hợp với điều kiện và quy luật đề ra. Về mặt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị mà thị xã và Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình cấp mỗi năm và theo cách tính thông thường hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt xét trên khía cạnh tài chính được tính theo công thức: NPV = NPV : Hiệu quả kinh tế của hoạt động đem lại. C: Chi phí bỏ ra trong năm bao gồm: Phần chi phí để thu gom,vận chuyển và xử lý khối lượng chất thải của công ty. B: Phần doanh thu ứng với khối lượng chất thải của thị xã cộng với phần giá trị thu hồi từ chất thải trong năm, hợp đồng vệ sinh môi trường với các đơn vị và từ thu phí của dân cư về vệ sinh môi trường. t : Thời gian kế hoạch ( t = 5 năm). r : Tỉ lệ chiết khấu ( r = 0.8%) t = 5 năm là thời kỳ kế hoạch của Công ty từ khi có đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích của UBND thị xã Thái Bình 1/2003. - Giá trị Công ty mang lại qua các năm: B + Theo dự tính của Công ty thì công tác hợp đồng vệ sinh đem lại cho Công ty là: Năm 2003 : 2756 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2004 : 2776 Năm 2005 : 2967 Năm 2006 : 3264 Năm 2007 : 3753 Tổng : 15516 + Phí thu từ người dân. Dân số nội thị bình quân 7,5 vạn người. Theo quyết định 157/ ĐA- UB của UBND thị xã Thái Bình quy định mức thu như sau: Hộ có từ 3 khẩu trở xuống thu : 2000đ/tháng. Hộ có từ 4 –5 khẩu thu : 3000đ/tháng. Hộ có từ 6 khẩu trở lên thu : 4000đ/tháng. Ta lấy mức thu bình quân là 1000đ/người/tháng. Giá trị thu được của người dân là: Bảng 8: Tiền phí thu được trong kỳ là: Năm Dân số nội thị Mức thu/năm Tỉ lệ đạt(%) Số tiền thu được 2003 72000 12000 75 1944 2004 72500 12000 80 2088 2005 73000 24000 85 2978,4 2006 73500 24000 90 3175,2 2007 74000 36000 95 4218 Tổng 14403,6 ( Nguồn: Công ty Thị Chính ) Với số tiền thu được Công ty được giữ lại 60%, do đó số tiền Công ty thu được sẽ là: 14403,6 x 60% = 8642.16( triệu). + Tính giá trị thu hồi phế thải của Công ty đem lại. Công thức tính giá trị thu hồi: Giá trị thu hồi = Tỉ lệ x Hệ số thu hồi x Đơn giá/tấn x Khối lượng thu trong năm. Bảng 9 : Giá trị thu hồi phế thải trong năm 2003: Thành phần Tỷ lệ(%) Hệ số thu hồi Đơn giá/ tấn Klượng rác/năm Giá trị thu hồi / năm Giấy 2,7 0,73 2.000 19800 78.051.600 Nhựa 3 0,8 350 19800 16.632.000 Kim loại 0,9 0,85 6.500 19800 98.455.500 Thuỷ tinh 0,5 0,71 200 19800 1.405.800 Chất hữu cơ 51,98 0,17 600 19800 104.978.808 Cao su 1,3 0,12 250 19800 772.200 Vải, sợi, gỗ 1,6 0,15 1.000 19800 4.752.000 Tổng 305.056.908 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ số liệu có được của Công ty ta có thể ước tính được số liệu về giá trị thu hồi của Công ty các năm tiếp theo như sau: Bảng 10 : Dự tính giá trị thu hồi qua các năm Năm Kl rác/năm Gtrị thu hồi 2003 19800 305.056.908 2004 21340 328.773.856,4 2005 22720 350.034.771,2 2006 24573 378.582.941,6 2007 26392 406.607.292,3 Tổng 1.769.055.770 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ giá trị tính toán được ta có số tiền mà Công ty Thị Chính thu được là:1.769.055.770đ hay 1.769,1 triệu đồng. + Ngoài ra khi Công ty vận chuyển lên bãi lấp trũng ở hồ Chiến Thắng thì theo Sở Tài chính – Vật giá Thái Bình Công ty sẽ được tính tương đương với 25000đ/tấn chất thải được vận chuyển . Vì vậy giá trị vận chuyển rác thải sẽ là: Bảng 11: Giá trị vận chuyển chất thải trong kỳ Năm Kl rác / năm Đơn giá Thành tiền(trđ) 2003 19800 25000 495 2004 21340 25000 533,5 2005 22720 25000 568 2006 24573 25000 614,325 2007 26392 25000 659,8 Tổng 2870,125 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ các kết quả trên, ta có giá trị doanh thu của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình mang lại trong kỳ là: B = Giá trị thu hồi + Giá trị hợp đồng trong năm + Giá trị khối lượng rác thu được + Phí VSMT. B = 15.516 + 8.642,16 +1.769,1 + 2.870,125 = 28.797,385 Hay B = 28.797 (triệu đồng) - Tính chi phí mà Công ty Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100674.doc
Tài liệu liên quan