Luận văn Bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 2

1. Lý do lựa chọn đề tài. 2

2. Lược sử về vấn đề nghiên cứu. 3

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. 5

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

3.2. Mục đích nghiên cứu. 5

Các mục tiêu cụ thể: 6

4. Phương pháp nghiên cứu. 6

4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 6

4.2. Phương pháp điều tra có sự tham gia. 7

4.3. Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá. 7

5. Kết cấu của luận văn. 7

PHẦN II: NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 8

1.1. Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 8

1.1.1. Tổng quan lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 8

1.1.2. Cơ cấu tổ chức. 9

1.2. Môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên. 10

1.2.1.1. Vị trí địa lý. 10

1.2.1.2. Địa hình. 11

1.2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng. 11

1.2.1.4. Khí hậu - thuỷ văn. 11

- Khí hậu. 11

- Thuỷ văn. 12

1.2.1.5. Diện tích. 12

1.2.2. Tài nguyên sinh vật. 13

1.2.2.1 Tài nguyên thực vật. 13

1.2.2.2. Tài nguyên động vật. 14

1.3. Dân sinh kinh tế. 15

1.3.1. Đặc điểm. 15

1.3.2. Tình hình đời sống nhân dân ở vùng đệm. 15

1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ dân sinh. 16

- Về điện: 16

- Đường giao thông: 16

- Trường học: 17

- Trạm xá: 17

Chương II. Hiện trạng khai thác du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ 18

2.1. Khái quát tài nguyên du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 18

2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái. 18

2.1.2. Tài nguyên độc đáo ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định thu hút khách du lịch. 19

2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng. 19

2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải. 19

2.2.2. Hệ thông thông tin liên lạc. 20

2.2.3. Hệ thống điện, nước. 20

2.3. Khái quát cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động cung ứng dịch vụ ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 20

2.3.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống. 20

2.3.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ. 20

2.4. Hiện trạng khách du lịch đến với vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 21

2.4.1 Nhu cầu của khách du lịch hướng tới vườn quốc gia. 21

2.4.2. Hiện trạng khách du lịch. 22

2.4.2.1. Hiện trạng khách du lịch trong nước. 22

2.4.2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế. 22

2.4.3. Tính mùa vụ trong du lịch. 24

Chương III. Ảnh hưởng ban đầu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ. 28

3.1. Ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến VQG Xuân Thuỷ. 28

3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ 28

3.2.1. Ảnh hưởng do khách du lịch gây nên 28

3.2.1.1. Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người nhận thức, thu nhập và có địa vị trong xã hội) 29

· Đặc điểm chung 29

· Khác nhau 29

3.2.1.2. Đối tượng học sinh, sinh viên. 31

3.2.2. Ảnh hưởng của các dự án đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt đông du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đến môi trường ở VQG Xuân Thuỷ. 34

3.2.3. Những ảnh hưởng khác. 35

· Nhận xét chung 36

Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững. 37

4.1. Dự báo lượng khách và thu nhập du lịch của VQG Xuân Thủy. 37

4.1.1. Các căn cứ để dự báo. 37

4.1.2. Ước tính lượng khách và thu nhập của VQG Xuân Thủy. 37

4.2. Định hướng đầu tư để phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 38

4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 39

4.2.2. Tuyên truyền quảng cáo du lịch. 39

4.3. Những giải pháp cho phát triển du lịch tại VQG Xuân Thuỷ. 40

4.3.1 Cơ sở cho việc đưa ra giải pháp. 40

4.3.2 Những giải pháp cụ thể: 41

- Phát triển DLST phải đảm bảo tính bền vững: 41

- Giáo dục tuyên truyền: 41

3.4. Đề xuất xây dựng các tour DLST, du lịch văn hoá trong phạm vi tỉnh Nam Định. 42

3.4.1. Xây dựng các tour. 42

3.4.2 Mô tả một tour du lịch Hà Nội Xuân Thuỷ( tour thứ nhất 03 ngày 02 đêm). 43

Phần III: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 47

1. Kết luận 47

2. Tồn tại 47

3. Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 49

Phụ biểu 50

Phụ lục 53

Phụ lục 1: Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái 53

Phụ lục 2: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du lịch. 53

Phụ lục 3: Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ. 54

Phụ lục 4: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý VQG Xuân Thuỷ - Nam Định 54

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông sư (Neopho carea phocaennoider), có 57 loài giáp xác, 28 loài nhuyễn thể và 13 loài giun tơ có giá trị cao, 55 loài cá trong Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Với tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái như vậy, khu RASAMR có khả năng đáp ứng nhiều loại hình du lịch như picnic, thăm quan nghiên cứu vùng rừng ngập mặn, đời sống phong tục tập quán cư dân quanh vùng. 2.1.2. Tài nguyên độc đáo ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định thu hút khách du lịch. ấn tượng đầu tiên của khách du lịch là được ngắm cảnh quan tự nhiên. Đến đây du khách cảm giác tầm nhìn được mở rộng, rừng hoà với biển, không khí trong lành như đưa con người ta đến với thế giới hoang dã thánh thiện và kỳ thú . Con người như được trút bỏ bụi trần của đời thường để về với thiên nhiên. Nói đến khu Ramsar Xuân Thuỷ, điều không thể không nhắc đến đó là đa dạng sinh cảnh rất đậm nét của một vùng. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh và hàng trăm ha rừng phi lao đã tạo dựng lên những sinh cảnh điển hình. Điều đặc biệt ở đây là du khách được ngắm chim hoang dã: có khoảng 215 loài chim đã được phát hiện ở đây, trong đó có tới 100 loài chim cư trú, 104 loài chim nước, có 9 loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế cần được bảo vệ, mặt khác sự thu hút khách du lịch là tính tò mò bởi rừng nguyên sinh giữa đồng bằng thực vật rừng ken dầy tầng tầng lớp lớp tạo lên bức tường chắn sóng. 2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng. 2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải. Du khách có thể đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bằng hai loại phương tiện. Đó là phương tiện vận tải thuỷ và phương tiện vận tải bộ. Với đường thủy du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng sông Hồng đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc. Do vậy, việc đi lại bằng thuyền máy và tàu cỡ nhỏ là khá thuận lợi. Tuy nhiên hình thức này cũng gặp khó khăn khi thuỷ triều xuống thấp. Còn đường bộ việc di chuyển thuận lợi với hệ thống đường quốc lộ và hệ thống đường liên xã, liên thôn đều đã được đổ nhựa và bê tông hoá. Tuy nhiên, đoạn đê Ngự Hàn tới văn phòng ban quản lý chưa được đổ nhựa nên chất lượng kém, đi lại còn khó khăn đặc biệt lúc mưa. 2.2.2. Hệ thông thông tin liên lạc. Do nằm cách biệt hoàn toàn với dân cư vùng đệm (cách các vùng dân cư khoảng 4 km) nên hệ thống thông tin còn yếu kém. Hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy chỉ có một máy điện thoại vận hành bằng năng lượng ắc quy chính vì vậy thông tin liên lạc còn có nhiều nhược điểm hiện tượng mất liên lạc thường xuyên xảy ra. 2.2.3. Hệ thống điện, nước. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ chưa có điện lưới quốc gia. Hiện tại Vườn quốc gia có một máy phát điện chạy bằng dầu với công suất 1,5kw/h và máy phát điện chạy bằng xăng có công suất 2,5 kw/h dùng để thắp sáng khi cần thiết. Về vấn đề nước do nằm gần biển nên nước ngọt ở đây rất hiếm chỉ dùng cho ăn, uống. Nước dùng cho các sinh hoạt khác được lấy trực tiếp từ giếng khoan, có nồng độ mặn 3- 7% không qua lọc. 2.3. Khái quát cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động cung ứng dịch vụ ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 2.3.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống. Toàn bộ hệ thống nhà cửa, công trình phụ ở đây hiện có một nhà mái bằng ba gian là nơi ăn nghỉ cho cán bộ ban quản lý, một nhà hai tầng là nơi làm việc của ban quản lý đồng thời cũng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách (tối đa là 10 du khách). Điều kiện sinh hoạt có thể đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của khách. Tuy nhiên, điều kiện ăn uống còn hạn chế do ban quản lý phải thuê một người phục vụ chuyên nấu ăn (người dân địa phương). 2.3.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ. Hiện nay, du khách đến đây chủ yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm do vậy họ ít chú ý đến hoạt động khác. Vì vậy, ở đây các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác chưa phát triển. 2.4. Hiện trạng khách du lịch đến với vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 2.4.1 Nhu cầu của khách du lịch hướng tới vườn quốc gia. Trong thực tế ngày nay loại hình du lịch thiên nhiên đã tồn tại từ rất lâu, từ những năm 80 của thế kỷ XX loại hình du lịch nay đã tăng nên đáng kể, số lượng khách du lịch hàng năm tăng lên 20% và “du lịch sinh thái” cũng ra đời từ thời đó. Thời nay, khi những lợi ích do sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem lại thì con người đã và đang phải chịu rất nhiều sức ép về môi trường. Đó là lao động với cường độ cao, tiếng ồn và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng khiến cho con người hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất sinh hoạt và không gian sáng bị thu hẹp. Do vậy, cuộc sống nơi đô thị ngày càng trở nên quá quen thuộc và nhàm chán đối với con người, cộng với sức ép mà họ phải trải qua như nói ở trên. Tất cả những yếu tố trên đã dẫn đến một bộ phận dân cư có nhu cầu rời khỏi các đô thị náo nhiệt để đến với vùng thiên nhiên, hoang dã nhằm mục đích thư giãn, giải trí và khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú. Đây cũng là động thái ban đầu cho hoạt động DLST phát triển. Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc thang. 5 4 3 2 1 Hình bậc thang nhu cầu của Maslow 1. Nhu cầu sinh học, sinh lý 2. Nhu cầu được an toàn 3. Nhu cầu tình cảm 4. Nhu cầu uy tín (tự trọng và được tôn trọng) 5. Nhu cầu tự đổi mới (hoàn thiện bản thân) Khi đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thời gian nhàn rỗi tăng lên con người càng có xu hướng hoàn thiện mình bằng hiểu biết thế giới xung quanh vì vậy con người đi du lịch. 2.4.2. Hiện trạng khách du lịch. 2.4.2.1. Hiện trạng khách du lịch trong nước. Qua điều tra và nhận xết của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho thấy: - Thời gian đầu khách du lịch đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học, bao gồm những nhà trí thức quan tâm đến hệ sinh thái ngập nước. Đó là những chuyên gia của các lĩnh vực: rừng ngập mặn, chim di trú, động vật và thực vật thuỷ sinh nhưng phần lớn khách quan tâm đến đối tượng chim di trú và thực vật thuỷ sinh, cuối cùng là các loài thuỷ sinh. - Trong thời gian gần đây tăng nhanh, đối tượng dễ thấy là sinh viên và học sinh phổ thông trung học cùng với con em địa phương đi làm ăn xa nghe và xem truyền hình Trung Ương tìm đến thăm quan, với mục đích thưởng thức phong cảnh và quan sát chim. - Theo ông Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho biết: “Khách du lịch là sinh viên và học sinh phổ thông trung học thường đi trong dịp hè với số lượng đông” ông cho biết thêm đoàn đông nhất khoảng 70 người/ nhóm. Họ đến đây với mực đích ngắm chim, ngắm biển đặc biệt hơn cả là được ngắm hàng ngàn ha rừng ngập mặn và tận hưởng thiên nhiên hoang sơ. 2.4.2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế. Cũng như khách nội địa thời gian đầu khách đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học. Đó là các chuyên gia của các lĩnh vực rừng ngập mặn, chim di trú... họ có những chuyên môn nhất định về lĩnh vực này và ý thức rất rõ tầm quan trọng của đa dạng sinh học, của công tác bảo tồn. Thời gian gần đây, ngoài các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã xuất hiện khách quốc tế đến ramsar theo thông tin trên mạng internet hoặc qua các tour chọn gói của các công ty lữ hành Sài Gòn tourism, Sao Mai tourism, Hoàn Kiếm tourism.... Khách du lịch sinh thái đến đây là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Giáo sư, Bác sỹ, đến các nhà thương gia nhưng họ có điểm chung là họ đều có địa vị xã hội, thu nhập tương đối cao và đặc biệt họ có sự quan tâm về chim. Họ đến đây với mục đích cảm nhận không khí mát mẻ, thoáng đãng và ngắm khu rừng ngập mặn nguyên sinh với nhiều loài thuỷ sinh có giá trị và nhiều loài chim hoang dã quý hiếm. Ngoài ra, họ cảm nhận đầy đủ tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ hệ thống đầm tôm rộng hàng ngàn hecta, về mảnh đất và con người của một vùng quê. Theo thống kê của ban quản lý từ năm 1998 đến nay mỗi năm có khoảng 100 lượt khách từ rất nhiều nước đến đây tham quan, tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Số lượng và quốc tịch của khách du lịch sinh thái đến đây qua các năm được ghi trong bảng 02. Biểu 02: Số lượng khách Quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ qua một vài năm gần đây Stt Quốc tịch Số lượng khách (lượt người )* Mục đích 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Nghiên cứu Thăm quan 1 Anh 31 16 40 24 17 12 140 38 102 2 Mỹ 8 16 5 5 15 6 55 10 45 3 Hà Lan 12 14 11 0 7 2 46 7 39 4 Đài Loan 5 6 6 3 6 4 30 5 25 5 Thuỷ Điển 1 0 4 14 0 0 19 2 17 6 Nhật 5 1 0 12 0 0 18 5 13 7 Australia 4 0 6 3 10 2 25 8 17 8 Trung Quốc 0 5 10 7 9 4 22 5 17 9 Đức 0 2 22 1 5 2 10 2 8 10 Pháp 6 0 0 0 5 5 18 2 11 11 Canada 0 4 0 1 0 0 7 2 5 12 Chalen 0 0 1 5 2 1 8 0 8 13 Bỉ 1 3 2 0 12 5 21 0 21 14 Đan Mạch 0 1 0 2 2 0 6 0 6 15 Cuba 0 0 0 0 0 0 2 2 0 16 Malaysia 0 1 0 1 0 0 2 2 0 17 Thái Lan 0 2 0 0 0 0 2 2 0 18 Phanlan 0 0 0 0 4 0 4 0 4 19 Phiplippin 0 0 0 1 0 0 1 1 0 20 Triều Tiên 0 0 0 1 0 0 1 1 0 Tổng 73 71 80 80 94 43 441 94 347 Nguồn: Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ * Ghi chú: Nhiều đoàn khách quốc tế do các cơ quan khác đưa đến không nghỉ lại vườn quốc gia, hoặc không đăng ký với vườn. Do vậy Vườn quốc gia không ghi chép được nên không có số lượng thống kê chính xác. Nhìn vào biểu 02, chúng ta thấy khách du lịch đến đây từ 20 nước trên thế giới với số luợng khá ổn định ở mức còn khiêm tốn qua các năm. Nhưng trong thực tế nhiều đoàn khách quốc tế đến đây không đăng ký với vườn. Do vậy số lượng khách quốc tế ngoài thống kê là rất lớn so với thống kê của Bản quản lý. Họ với mục đích nghiên cứu rất ít mà chủ yếu là đi thăm quan du lịch. 2.4.3. Tính mùa vụ trong du lịch. do nhu cầu của khách du lịch sinh thái đến chủ yếu để quan sát chim kết hợp ngắm biển và ngắm vùng tự nhiên còn hoang sơ nguyên thuỷ nhằm tận hưởng những gì thuần khiết của tự nhiên. Chính vì vậy, tính mùa vụ phụ thuộc vào thời gian thuận lợi cho việc quan sát chim ở VQG Xuân Thuỷ. Thời gian thuận lợi được xác định theo lịch thủy triều ở vùng này. Cách tính lịch thuỷ triều dựa trên kinh nghiệm của người Trung Hoa và được tính theo âm lịch (lịch mặt trăng). Thời gian thuận lợi cho việc quan sát các loài chim ở VQG Xuân Thuỷ được đưa ra trong biểu 03. Biểu 03. Thời gian thuận lợi cho tổ chức quan sát các loài chim (Phụ thuộc vào mức thuỷ triều) Tháng âm lịch Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 X X 2 x X 3 x x 4 x x X X x x x x x 5 X x X X x x x x x 6 X x X X X x x x x x 7 X x X X X x x x x x 8 X x X X X x x x x 9 X x X X X x x x x 10 X x X X X x x x 11 x x X x x X x x x x 12 x x X 13 x x x 14 x x x x 15 x x x x 16 x x x x 17 x x x x X x x x x x x 18 x x x X x x x x x x 19 x X x x X x x x x x x 20 X x x X x x x x x x 21 X x x X x x x x x x 22 x X x x X x x x x x 23 x X x x X x x x x x 24 x X x x X x x x x 25 x X x x X x x x x 26 x x X 27 x x X 28 x x 29 x x 30 x Chú thích : X Thuận lợi cho quan sát chim Không thuận lợi cho quan sát chim Qua biểu 03, những nhà tổ chức tour có thể dựa vào thời gian biều này để tổ chức các hoạt động trong tour cho du khách được thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho khách. Tuy nhiên, cách tính này chỉ phục vụ cho việc quan sát các loài chim có bãi đỗ ở khu vực Cồn Xanh, Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn. Những nơi chỉ có thể tiếp cận bằng đường thuỷ phụ thuộc vào thuỷ triều. Còn những loài có bãi đỗ bên trong Cồn Ngạn, nơi đó có thể tiếp cận bằng đường bộ không phụ thuộc vào thuỷ triều thì thời gian thuận lợi cho quan sát chim thì phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của chúng ở VQG. Ngoài việc tính thời gian thuận lợi cho tổ chức quan sát các loài chim theo thuỷ triều, kinh nghiệm của các cán bộ ban quản lý ở VQG Xuân Thuỷ còn chỉ ra thời gian thích hợp nhất trong năm để quan sát các loài chim quý hiếm di cư ở đây (9 loài đã được ghi vào sách đỏ của thế giới) biểu 04, thời gian này được tính theo dương lịch lên tổ chức theo tour cần so sánh với biểu 03 (âm lịch) rồi tra theo biểu để tính thời gian thuận lợi nhất: Biểu 04. Thời gian có thể quan sát một số loài chim di cư quý hiếm (phụ thuộc vào loài và thói quen) Thángdương lịch Loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giang Sen x X x x x Bồ Nông chân xám x X x x 7 loài chim còn lại X x x X x x x x X Thuận lợi cho quan sát Không thuận lợi cho quan sát Trong số các loài chim quý hiếm ở đây (9 loài) cò Giang Sen và Bồ Nông Chân Xám di cư từ phía Nam lên trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Các loài Cò Lạng di cư từ phía Bắc xuống trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, Giang Sen thường đỗ ở Cồn Ngạn khu vực có thể tiếp cận bằng đường bộ các loài Cò Lạng đỗ ở khu vực phải tiếp cận bằng đường thuỷ. Như ta đã biết mục đích của khách du lịch sinh thái đến với VQG chủ yếu là quan sát chim kết hợp với cảnh quan khu du lịch, trong khi những loài mà khách quan tâm nhiều nhất lại chủ yếu là những loài chim cư trú lên khách chỉ gặp được chúng vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đền tháng 4 năm sau (mùa chim di trú). Do vậy, đây chính là thời điểm tập trung khách quốc tế đông nhất trong năm của VQG Xuân Thuỷ số lượng khách vào thời gian này chiếm từ 80% đến 90% tổng lượng khách của một chu kỳ du lịch, 10% đền 20% lượng khách còn lại đến vào các thời điểm khác nhau trong năm thường là những đối tượng có mục đích tham quan, picnic… Chương III. ảnh hưởng ban đầu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ. 3.1. ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến VQG Xuân Thuỷ. Du lịch sinh thái đã có vai trò hỗ trợ kinh tế cho công tác bảo tồn và cải tạo bổ xung trang thiết bị và cơ sở phục vụ du lịch ngoài ra còn nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ trong lĩnh vực bảo tồn Vườn quốc gia. Hoạt động du lịch tạo ra động lực và phát triển tài nguyên ở Vườn quốc gia. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo mối giao lưu giữa các vườn quốc gia với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, tạo những cơ hội và triển vọng thu hút các dự án vào đầu tư. Du lịch sinh thái ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nghỉ ngơi tham quan của du khách. Qua phỏng vấn trực tiếp ông Nguyễn Viết Cách - giám đốc VQG Xuân Thủy cho biết: khu VQG Xuân Thuỷ trong tương lai sẽ phát triển mạnh với nhiều dự án được đầu tư như khu trung tâm, bến thuyền trung tâm , các chòi quan sát chim... Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì hoạt động du lịch tại VQG Xuân Thuỷ cũng xuất hiện những tác động không nhỏ từ phía khách, cơ sở kỹ thuật phục vụ du khách.... 3.2. ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ 3.2.1. ảnh hưởng do khách du lịch gây nên ảnh hưởng do du khách: Nhìn chung, tác động của du lịch thay đổi phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm thành phần của khách du lịch. Mỗi cá nhân du khách thường tác động tương đối nhỏ, vấn đề nảy sinh khi có số lượng lớn du khách hoặc tài nguyên bị lạm dụng do nhu cầu của khách. Do vậy, dựa và số lượng và đặc điểm thành phần khách ta có thể chia khách du lịch thành hai đối tượng chính: - Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người có, học thức và địa vị trong xã hội). - Đối tượng khách du lịch là học sinh, sinh viên Nhưng có nhiều trường hợp mà hoạt động du lịch sử dụng chưa hợp lý quy hoạch, hạ tầng cơ sở chủ yếu đã bị sử dụng quá mức, tài nguyên bị tác động, sử dụng không hợp lý các tài nguyên và các hoạt động du lịch khác dẫn đến tác động môi trường tự nhiên. Vì vậy, mặc dù du lịch có thể sinh ra nguồn lợi nhuận cho VQG nhưng du lịch cũng làm cho vấn đề quản lý vườn phải đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cũng như hầu hết các vấn đề khác, các tác động tiêu cực của khách chỉ có thể được quản lý có hiệu quả nếu được nhận dạng, đánh giá. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của khách du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ là rất cần thiết. Điều này lại được khẳng định khi có nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hoạt động của khách du lịch là tác động trực tiếp đến môi trường như: Tác động đến thực vật, tác động đên đời sống của động vật và môi trường cảnh quan.... 3.2.1.1. Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người nhận thức, thu nhập và có địa vị trong xã hội) Đặc điểm chung Đây là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sỹ đến thương gia... nhưng họ có điểm chung là họ đều có địa vị trong xã hội, thu nhập của họ khá cao và đặc biệt hơn cả họ có một sự quan tâm về chim và sự đa dạng sinh học. Họ có trình độ và sự hiểu biết rất rõ về tâm quan trọng của đa dạng sinh học, của công tác bảo tồn. Khác nhau Khách quốc tế: Với gần 100 khách từ 20 quốc gia trong khoảng thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Du khách đến đây thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó trẻ nhất là 19 tuổi và già nhất là 65 tuổi. Phần lớn số khách có độ tuổi từ 35 - 55 (chiếm khoảng 65%). Còn khách Việt Nam du khách có độ tuổi từ 35 -55 chiếm phần lớn. Tóm lại có thể nói độ tuổi 35 - 55 này có được những điều kiện tốt để có thể tham gia vào DLST. Đó là kinh nghiệm, kiến thức, tiền bạc, thời gian rỗi và sự quan tâm hơn cả là người ta cần đi để thư giãn và thoả mãn mối quan tâm. Do vậy, họ chính là những khách DLST thực thụ bởi những hoạt động của họ sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn. Qua phân tích ở trên kết hợp với điều tra nghiên cứu ngoài thực địa (biểu 05 và biểu 07) cho thấy những tác động của họ làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ là rất nhỏ. Mà nếu có chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim nước do quá trình nghiên cứu và quan sát với mục đích ngắm chim. Biểu 05. Quan sát trực tiếp đến tác động của khách du lịch (thăm quan) Thời gian điều tra: 22 - 28/2/2003 Người điều tra : Đặng Văn Huyến Các thông tin Tác động Hình thức tác động Thực vật Động vật Môi trường cảnh quan Đối tượng khách Giới số tượng có không có không có không Khách Việt Nam Học sinh Nam 12 10 2 12 0 10 2 -Bẻ cây. hái hoa - Tiếng ồn Nữ 6 5 1 4 2 5 1 Sinh viên Nam 10 10 0 10 0 10 0 -Bẻ cây. hái hoa - Tiếng ồn - Mang đồ ăn. uống Nữ 8 6 2 4 4 6 2 Thăm quan nghiên cứu (có địa vị trong xã hội) Nam 10 0 10 5 5 0 10 - Quan sát chim - Ngắm cảnh (ngiên cứu hệ động thực vật ) Nữ 4 0 4 2 2 0 4 Khách quốc tế Nam 8 2 6 6 2 2 6 - Quan sát chim - Ngắm cảnh (ngiên cứu hệ động thực vật ) Nữ 4 0 4 4 0 0 4 Tổng 62 33 29 47 15 33 29 3.2.1.2. Đối tượng học sinh, sinh viên. Qua bảng 05 và 06, cho thấy đây là đối tượng trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thủy. Hơn thế thành phần này lại chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số thành phần khách đến vườn quốc gia chiếm khoảng 50 - 60% tổng khách Việt Nam đến thăm quan. Nhìn vào bảng thấy được hình thức tác động của đối tượng này, qua điều tra thực tế quan sát trực tiếp và phỏng vấn cho thấy họ bẻ cành, cây, lá và hoa để xem với tính tò mò hoặc nghịch ngợm. Nhìn vào biểu trên cho thấy (điều tra 36 khách thì 31 khách tác động đến cây rừng chiếm 86%). Họ không chỉ làm ảnh hưởng đến thực vật mà còn động vật cũng bị tác động chủ yếu là do tiếng ồn, đây là tác động không nhỏ đến hoàn cảnh sống, nhịp điệu của các loài động vật, đặc biệt là các loài chim nước. Sự có hoạt động du lịch khiến cho các loài xa lánh phải đi nơi khác an toàn hơn biểu hiện qua bảng 06 điều tra Cò Thìa (nguồn tư liệu từ Intenet) Năm 1996 1997 1998 2000 2001 Số lượng 104 70 59 42 47 Tỷ lệ % so với tổng loài trên thế giới 19.2 11.8 9.6 6.3 5.6 Từ bảng trên ta thấy được năm 1996 số lượng Cò Thìa bay đến Vườn quốc gia là 104 con nhưng đến năm gần đây số lượng giảm (năm 2000 là 42 con, năm 2001 là 47 con). Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút này theo các chuyên gia là vùng sống của chúng bị thu hẹp do tác động của người dân là chủ yếu ngoài ra còn do ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động du lịch mang lại. Mà đối tượng tác động chính của hoạt động du lịch là học sinh, sinh viên và thanh niên (theo điều tra 36 du khách thì 30 khách tác động đến động vật bởi tiếng ồn và quan sát chim). Đối tượng này còn làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan của VQG Xuân Thuỷ thông qua các hình thức bẻ cành, lá, cây và hái hoa bỏ trên đường đi. Ngoài ra, qua điều tra và quan sát trực tiếp ở rừng thông cho thấy một số du khách mang đồ ăn, đồ uống đến khu du lịch do vậy họ bỏ lại những đồ còn sót và những rác thải như túi giấy bống, chai lọ.... Biểu 07: Phỏng vấn ảnh hưởng hoạt động du lịch (thăm quan - nghiên cứu) đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ Thời gian điều tra từ ngày 22 - 28 tháng 02 năm 2003 Người điều tra: Đặng Văn Huyến Các thông tin Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ Thực vật động vật Môi trường cảnh quan Đối tượng được phỏng vấn Số lượng Không biết ảnh hưởng ít ảnh hưởng nhiều Không biết ảnh hưởng ít ảnh hưởng nhiều Không biết ảnh hưởng ít ảnh hưởng nhiều Cán bộ của vườn 4 0 4 0 0 4 0 0 4 0 Khách du lịch 10 2 6 2 0 10 0 4 6 0 Người dân 10 5 5 0 6 4 0 7 3 0 Nhà hàng 2 2 0 0 0 2 0 2 0 0 Tổng 26 9 15 2 6 20 0 13 13 0 Qua điều tra cho thấy nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của đối tượng học sinh - sinh viên là thiếu nhận thức, không biết hoạt động của họ gây nguy hại và không biết bị cấm đoán. 3.2.2. ảnh hưởng của các dự án đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt đông du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đến môi trường ở VQG Xuân Thuỷ. Nhìn chung việc quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch là điều cần thiết ở VQG Xuân Thuỷ. Song việc xây dựng khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên điều này mâu thuẫn với bảo tồn. Trong thực tế việc xây dựng đường xá phục vụ nhu cầu đi lại cho hoạt động du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đang diễn ra giữa vùng tự nhiên gần như nguyên sinh, một hệ sinh thái cần được bảo vệ. Mặt khác để xây dựng đường như: Trong đó có đường (rộng 4m - dài 400 m) từ điểm xuất phát bắt đầu từ khu trung tâm và điểm cuối là rừng thông. Ngoài ra còn nhiều con đường chạy chạy trong khu bảo tồn khiến cho một diện tích rừng bị mất. Hiện tại trên rừng thông và trên các cồn chưa có kế hoạch xây dựng nhưng trong thực tế nó đã và đang diễn ra thành các con đường nhỏ bởi có nhiều người đi lại (khách du lịch, thăm quan, nghiên cứu và cả người dân địa phương) tạo thành đường với chiều rộng khoảng 1m đến 1.5m. Đặc biệt hơn cả những con đường bộ đã và đang xây dựng ở vùng đệm nó đã và đang gây ra thay đổi một số sinh cảnh. Những phân tích trên cho thấy khi xây dựng những con đường này các loài thực vật bị tác động rõ nét do kết quả phát quang mở đường. Điều này khó tránh khỏi làm một số diện tích rừng bị thay đổi và mất keo theo là ảnh hưởng đến động vật, đe dọa đến hoàn cảnh sống. Ngoài ra, sự di chuyển kiếm ăn của một số loài động vật bị thu hẹp cũng như mối quan hệ giữa chúng trong sinh thái bị ảnh hưởng cũng có khi bị cắt đứt. Mặt khác sự đi lại, lưu thông của dòng người trên đường khiến một số loại động vật bị tác động bởi tiếng ồn. Ngoài ra, còn một số dự án xây dựng chưa hợp lý điển hình là những năm trước chính quyền định làm cầu qua sông Vọp nhưng kinh phí quá lớn (khoảng 7 tỷ đồng) nên đành chuyển sang làm đập, ban đầu có vẻ khả thi, nhưng sau mới thấy hậu quả của nó. Khi đập ngăn nước ngọt từ sông Hồng vào và không đẩy nước mặn ra được. Với độ mặn nhiễm mặn lớn không cây nào tồn tại được trừ lau, sậy, cói... trong khi vùng đệm bên ngoài không nuôi được loài thuỷ sản có giá trị cao. Điều này đã chứng tỏ rằng dự án này đã thất bại cả về kinh tế lẫn sinh thái (nguồn tư liệu lấy từ Internet). 3.2.3. Những ảnh hưởng khác. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ không chỉ hấp dẫn du khách bởi địa hình có sông, biển và khí hậu trong lành mát mẻ mà VQG Xuân Thuỷ còn hấp dẫn du khách, bởi tầng tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Qua điều tra khách đến đầy chủ yếu từ các đô thị bởi vậy họ đến đây với mục đích để tránh đi sự ồn ào náo nhiệt của đô thị. Mặt khác, khách du lịch đến VQG Xuân Thuỷ với nhu cầu nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và thưởng thức những của ngon vật lạ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng này, ngoài ra những sản phẩm dân tự trồng, chăn nuôi được như: tôm, cá, cua.... Tất cả những yêu cầu của du khách ở đây đã được đáp ứng khá tốt, từ đó ta khẳng định rằng để đáp ứng nhu cầu của khách cũng như đời sống của nhân dân quanh vùng nhiều hộ dân đã và đang nuôi trồng thuỷ hải sản (200 đầm tôm, ao hồ), chăn thả trâu, bò, dê vào trong khu nghiêm ngặt biểu hiện ở bảng sau. Loài Tổ chức, cá nhân Trâu (con) Bò (con) Dê (con) Trạm biên phòng ở Cồn Lu 0 10 15 Các hộ trong làng 45 40 25 Qua phỏng vấn một số người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 152.doc
Tài liệu liên quan