MỤC LỤC
Phần mở đ ầu: .2
Chương I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn
đầu thế kỷ XX và tác gi ả Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc 9
1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hưởng
đến việc hình thành ngòi bút Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .9
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nam Xương
- Nguyễn Cát Ngạc 17
Chương II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .26
2.1.Tóm tắt các kịch bản của Nam Xương .26
2.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng của
kịch Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .31
2.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật
của kịch Nam Xương- Nguyễn Cát Ngạc 49
Chương III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .67
3.1. Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .67
3.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung truyện ngắn
của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc 69
3.3. M ột số đặc đi ểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn của
Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc .93
Kết lu ận . .107
Tài liệu tham khảo . .110
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại: kịch bản văn học và truyện ngắn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(như Hai tối tân hôn, Cô đầu Yến của Vi Huyền Đắc, Chén thuốc độc của Vũ
Đình Long…). Có được những tiến bộ hơn đồng nghiệp cùng thời là do Nam
Xương, bằng niềm đam mê lớn của mình với nghệ thuật kịch nói, đã chủ động
tiếp nhận và vận dụng khéo léo những nét tích cực của cả hai phong cách
nghệ thuật sân khấu Đông - Tây trong sáng tác. Đơn cử như việc ông đã nhận
ra một số khiếm khuyết của nghệ thuật sân khấu truyền thống, như ông đã
nói: “cái tộc trưởng chữ nghĩa (doctrine patriarcale) đã in sâu vào trong óc
người mình, nên khi làm văn, ngọn bút thường vẽ cho độc giả chuyện nó như
thế này thì bài luân lý phải như thế này”. Vì thế, Nam Xương chủ trương khắc
phục khiếm khuyết đó, mà theo cách của Châu Âu mà ông diễn đạt lại thì: “tả
cho y hệt, người nào ra người ấy, xung đột nhau làm sao mà “rút” thành câu
chuyện rồi luân lý tự khắc nảy ra”.
Sau thời của Nam Xương, các tác giả khác đã chuyển hẳn sang viết kịch
nói theo lối mới, và trong xã hội cũng xuất hiện lớp công chúng nghệ thuật
mới đã từng bước làm quen với nghệ thuật kịch nói trên sân khấu. Bởi thế, có
thể khẳng định rằng, Nam Xương là một trong những tác giả tiêu biểu cho sự
phát triển từ kịch hát truyền thống đến kịch nói qua sự tiếp nhận của tầng lớp
nghệ sĩ “Tây học”, và việc tổ chức kịch bản theo “lối mới” trong Ông Tây An
Nam và Chàng Ngốc đã đánh dấu sự hoàn thiện của quá trình tiếp nối truyền
thống và hiện đại trong kịch nói Việt Nam ở thời kỳ đầu.
Đi sâu vào thế giới nghệ thuật kịch Nam Xương, chúng tôi rút ra những
nét nổi bật về nghệ thuật kịch của ông như sau:
2.3.1. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển và luật “ba duy nhất”
Nam Xương thuộc thế hệ những người “khai sơn phá thạch” cho nền
kịch nói hiện đại Việt Nam, xây dựng một bộ môn nghệ thuật chưa từng có
trong lịch sử sân khấu nước nhà. Vì vậy, việc tiếp thu các phương pháp sáng
tác từ Châu Âu là một tất yếu khách quan. Trong buổi đầu của sự du nhập và
phát triển sân khấu kịch nói ở Việt Nam, do sự tương đồng về hoàn cảnh lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
sử giữa xã hội Việt Nam đương thời và xã hội Pháp thế kỷ XVII - giai đoạn
chuyển hoá từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản - nên về mặt nội dung và
hình thức biểu hiện, chủ nghĩa cổ điển trong văn học nghệ thuật nói chung,
trong nghệ thuật kịch nói nói riêng như một sự lựa chọn tự nhiên trong tâm
thức sáng tác của các nhà văn, nghệ sĩ, và trong tâm thức tiếp nhận của công
chúng. Không ngẫu nhiên ở thời kỳ này, khi quảng cáo diễn kịch, phê bình
kịch bản,… trên báo chí, người ta thường nói rõ là “vở kịch được soạn theo
cách thức cổ điển”, “đây là vở kịch soạn theo quy cách cổ điển Âu Châu”.
Đặc trưng của phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa cổ điển là coi việc giáo huấn
con người là mục đích sáng tác, là tiêu chuẩn giá trị của kịch bản, là lý do tồn tại
và phát triển của sân khấu. Người viết dùng kịch để chỉnh đốn luân lý, bảo vệ
đạo đức, chế giễu phê phán cái ác. Nhân vật trong kịch cổ điển được xây dựng
với tính cách duy nhất, theo nguyên tắc bất biến, thể hiện trong lát cắt hành động
của nhân vật, tại một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó.
Một điều cần nói nữa là, sự tuân thủ phương pháp sáng tác kịch cổ điển
của các tác giả kịch nói Việt Nam thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng của luật
“Ba duy nhất”, bắt nguồn từ quan điểm thi học của Arixtot, được tổng hợp từ
các sáng tác sân khấu cổ điển ở phương Tây, rất phù hợp với nhận thức và sự
tiếp nhận của công chúng Pháp thế kỷ XVII.
Trong bối cảnh xã hội – văn hoá như vậy, Nam Xương là một trong những
người tiên phong trong việc áp dụng các nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa cổ
điển và luật “Ba duy nhất” trong kịch nói, mà ông gọi là “quy tắc nghề kịch Âu
tây”. Trong lời tựa vở Chàng Ngốc, ông viết rõ về các quy tắc này:
“Kịch của Thái - Tây mà ta bắt trước về đời Pháp - văn - cổ - điển đại
khái có năm điều bó buộc;
1. Hoạt động duy nhất (Unité d‟action) - Cả thiên kịch chỉ xảy ra có một việc.
2. Bài trí duy nhất (Unité de lieu) - Ở một nơi có một cảnh
3. Thời gian duy nhất (Unité de temps) - Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
4. Kịch thể duy nhất ( Unité de forme) - Bi hài không được lẫn lộn
5. Từ khúc nghiêm trang (La dignité du style) - Giọng bi kịch phải hùng
hồn thảm đạm, giọng hài kịch phải nhã nhặn thanh tao”
Về sau các văn sĩ cho điều thứ hai, thứ ba, thứ tư là chật hẹp quá, phá
hoại đi mà lập nên lối kịch lãng mạn…”
Nhưng ông nói rõ rằng, “các tiên sinh lại cho điều hoạt động duy nhất là
cần nhất và cốt nhất các vai phải hoạt động sao cho cảm xúc khán - quan một
cách thuần tuý. Tức là Năng cảm duy nhất (Unité d‟impression). Đã cốt cảm xúc
khán quan thì dù bi hài có lẫn lộn mà điều thứ năm trên này phải theo… Nói tóm
lại, ngoài cái bó buộc về văn từ là điều phụ thuộc mà cũng là lẽ tất nhiên, các nhà
soạn kịch bây giờ chỉ cần có mỗi một điều là duy nhất sự hoạt động”.
Vậy là một cách rất ý thức, Nam Xương đã “giới thuyết” cho phương pháp
sáng tác cổ điển ở kịch nói Việt Nam thời kỳ này. Ông không chỉ đưa nó đến cho
người viết như một yêu cầu “ta muốn bắt trước nghề, tất phải am hiểu cái quy tắc
ấy”, mà còn muốn định hướng cho công chúng thưởng thức theo “các quy tắc
nghề kịch Âu tây”: “… phải luyện tập một công chúng biết dần lấy quy tắc ấy để
khen chê cho đích đáng, vỗ tay cho có ý vị và biết coi người diễn kịch làm một
món tiêu khiển có mỹ thuật khác hẳn với các cuộc chơi thường”.
Ảnh hưởng của phương pháp sáng tác cổ điển trong kịch Nam Xương vì
thế mà rất rõ rệt. Trong giai đoạn này các tác giả Việt Nam đều sáng tác dựa
trên các nguyên tắc của luật “ba duy nhất”, từ Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Long,
Nguyễn Hữu Kim,… đến Nam Xương. Nhưng việc tuân theo đúng 3 quy tắc
duy nhất về không gian, thời gian, hành động cũng không triệt để. Vũ Đình
Long trong Chén thuốc độc, Vi Huyền Đắc trong Cô đầu Yến, Nghệ sĩ hồn…
cũng phá vỡ sự duy nhất về thời gian. Theo Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý,
“duy chỉ có Nam Xương với hai vở Chàng Ngốc và Ông Tây An Nam là giữ
đúng cốt cách của hài kịch cổ điển mà thôi.” [13, tr. 161]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Trước hết là trong vở Chàng Ngốc. Trong một không gian duy nhất là
nhà Sỉn ông, với một khoảng thời gian được tính toán rất kỹ từ khi bắt đầu
câu chuyện (Tình sinh đến bán vé số từ thiện, thừa nhận với con Nhài về mối
tình của mình với cô Cỏn ) đến khi kết thúc câu chuyện (Ngốc sinh từ bỏ lễ
dẫn cưới, nhường lại cô Cỏn cho Tình sinh) chỉ có hai mươi bốn giờ. Tuân
thủ nghiêm ngặt luật “Ba duy nhất”, nhà văn xây dựng một cốt truyện có hành
động quán xuyến nảy sinh mâu thuẫn: gia đình Sỉn ông gả chồng cho con gái,
nhưng cô gái không đồng ý lấy người mà cha mẹ sắp đặt cho mình, cô tìm
cách chống lại để được lấy người mình yêu. Xoay quanh xung đột ấy, các
nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách của mình: Sỉn ông tham lam, bần tiện,
Sỉn bà thương con nhưng sợ chồng, Ngốc sinh ngốc nghếch nhưng chất phác,
biết tôn trọng lẽ phải, cô Cỏn tân tiến, quyết liệt đấu tranh cho tình yêu, Tình
sinh đắm đuối với tình, Tư Sùng ham tiền, lật lọng, Đại Phong gàn dở nhưng
thực dụng…
Hành động kịch càng phá triển, mâu thuẫn càng được đẩy lên cao, các
nhân vật càng bộc lộ tính cách rõ hơn. Xung đột ở mức cao nhất: Kế hoạch
đưa cô Cỏn đi trốn bị bại lộ, Sỉn ông nhận 5000 đồng của Ngốc sinh, hẹn 5
giờ chiều cho đón dâu; cô Cỏn tuyệt vọng chuẩn bị giấm thanh và thuốc phiện
để uống, Sỉn bà thì đau đớn vì con gái mình “hư hỏng” dám viết thư cho giai,
lại còn hẹn giai trong nhà, làm huỷ hoại phẩm tiết và danh tiếng gia đình (!).
Sau khi đẩy xung đột đến mức cao nhất, tác giả khéo kéo gỡ nút: Tình
sinh đi tìm Ngốc sinh để thương lượng. Đến giờ đón dâu thì Ngốc sinh và
Tình sinh cùng mọi người xuất hiện, Ngốc sinh nhường cô Cỏn cho Tình sinh,
Tình sinh vừa được vợ vừa được tiếng là giữ danh giá cho cô Cỏn, lại còn
trúng vé số 2 vạn của hội Việt Nam hài kịch nên có tiền trả Ngốc sinh, Sỉn
ông và Tư Sùng vẫn có được số tiền như mong muốn. Sỉn bà hoan hỉ vì con
gái mình không mất danh giá nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Trong vở Ông Tây An Nam, với một không gian duy nhất là nhà Cưu
ông, với thời gian diễn ra câu chuyện theo đúng quy tắc - từ lúc cụ Huấn và
tham Tứ đến mừng Cưu ông chuẩn bị đón con trai từ bến tàu về nhà đến lúc
cử Lân quát đầy tớ “theo tao sang Pháp mà làm người Âu châu” cũng chỉ vẻn
vẹn hai mươi bốn giờ, cốt truyện cũng chỉ xoay quanh một hành động kịch
quán xuyến là: cử Lân đi du học ở Pháp về, hoàn toàn từ bỏ nguồn gốc An
nam của mình, nhưng khi về nước, y đứng trước mâu thuẫn của chính mình:
làm một “ông Tây An Nam” hay lấy được Kim Ninh. Trong khi đó, Kim Ninh
đã có người yêu. Bố mẹ và những người thân thích, vì những mục đích khác
nhau, cũng không chấp nhận sự Tây hoá của y, dẫn đến mâu thuẫn giữa cử
Lân và cộng đồng. Mâu thuẫn trong bản thân cử Lân và mâu thuẫn giữa cử
Lân với cộng đồng đẩy hành động kịch phát triển: Cử Lân từ một kẻ quyết liệt
từ bỏ cộng đồng, thuê khách sạn ở, không nói một tiếng Việt nào, nhưng vì
muốn được gần gũi Kim Ninh mà giả vờ thay đổi, chấp thuận về nhà, nói
tiếng Việt. Nhưng Kim Ninh chỉ yêu tham Tứ nên nhất quyết từ chối. Tham
Tứ đánh cử Lân, bị cử Lân gọi cẩm cho vào bóp. Đỉnh cao của xung đột kịch
là sự vờ vịt, giả làm… “người An Nam”của cử Lân đã làm Cưu ông, Cưu bà,
cụ Huấn tưởng thật nên hai ông bà bàn tính chuyện cưới Kim Ninh cho y.
Nhưng trước mặt mọi người, Kim Ninh đã kiên quyết vạch rõ sự không chân
thành cùng những quan niệm về hôn nhân xa lạ với truyền thống dân tộc của
cử Lân, đồng thời bảo vệ tình yêu của mình với tham Tứ, khiến y bẽ mặt, trở
lại nguyên hình là một kẻ vong bản.
Có thể thấy rõ rằng, trong tổ chức kịch bản, Nam Xương luôn ưu tiên cho
hành động kịch. Do những quy tắc nghiêm nhặt của phương pháp cổ điển về
không gian, thời gian nên các tình huống, hành động kịch xảy ra liên tiếp, kết
hợp với hoạt động ở bên trong. Việc xây dựng các tuyến nhân vật vừa đủ để
triển khai nội dung, tập trung cao độ các đối thoại, độc thoại cho việc làm rõ
chủ đề của vở kịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Sự tiếp nhận phương pháp sáng tác cổ điển và luật ba duy nhất ở một
hoàn cảnh lịch sử mà phương pháp ấy phù hợp với tâm thức cộng đồng, cộng
với tài năng nghệ thuật của cá nhân nhà văn, đã làm nên giá trị về mặt nghệ
thuật cho kịch Nam Xương, góp phần chuyển tải thành công thông điệp tư
tưởng của tác phẩm, làm cho kịch Nam Xương gây được tiếng vang trong đời
sống văn học và xã hội đương thời.
2.3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống hài hước, qua đó thể hiện thái
độ châm biếm, giễu nhại, phê phán.
Nếu như viết kịch là niềm say mê của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc
thì hài kịch có thể xem là sở trường của ông. Việc nắm vững và vận dụng các
nguyên tắc trong phương pháp sáng tác cổ điển hỗ trợ ông rất nhiều trong tổ
chức kịch bản, nhưng các tình huống hài hước sống động, chân thực đem lại
tiếng cười sảng khoái và sau đó là sự ngẫm ngợi cho người đọc thì phải xuất
phát từ cảm quan nghệ thuật của tác giả, xa hơn nữa là sự ảnh hưởng của
phong cách hài hước trong chèo cổ dân gian. Vô số những tình huống hài
hước được xây dựng, “trưng” ra cho người đọc, người xem. Xin dẫn ra một số
tình huống :
Trong Ông Tây An Nam (cảnh 3 hồi 1), cử Lân đang “dạy” cho Cưu ông
biết những thứ vui thú ở Châu Âu, khuyên bố mình bỏ gia đình sang bên đó
để thành người tây thì Cưu bà về:
- Cử Lân (qua lời dịch của Khiếu): Cụ phải biết ở Ba Lê sướng lạ! Giời
lúc nào cũng tốt, cơm không có đâu ngon hơn, con gái thì cha! Trời ơi! Đẹp
ơi là đẹp!… Phải tới nơi mới được, ông cụ nhà tôi ơi!
- Cưu ông: Tôi hỏi ông, ông sui tôi bỏ mẹ ông, các em ông, mồ mả gia
tiên nhà ông, sang đó làm người tây à?
……..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
- Cử Lân (qua lời dịch của Khiếu): …Xin miễn cho cái thương khóc hão
huyền. Làm gì những cái bẩn thỉu ấy, nhất là cái quá ư không đáng kể mà tên
gọi là đàn bà An nam thì không sao thương được.
(Cưu bà vào)
- Cưu bà: Đàn bà An nam không thương được thì mày xui bố mày bỏ tao đi!
- Cử Lân: Encore elle? (Lại bà này nữa?)
- Cưu bà: Bẩm ông, con tôi nó vừa gọi đội xếp cho tôi vào bóp từ ban
nãy đến giờ đấy ạ!
- Cưu ông: Chết! Thật thế ư con?
- Cử Lân: Oh! (Rồi giả vờ cầm lấy cái lọ mà xem)
- Cưu bà: Ông cứ hỏi anh này thì biết! (Với Khiếu) Anh kể lại cho ông tôi
nghe tí!
- Khiếu: Ô! (Rồi cũng cầm mà xem cái ống nhổ)
(cảnh 4 hồi 1 – Ông Tây An Nam)
Một tình huống cũng làm người đọc bật cười, vì sự lầm tưởng của cụ
Huấn về cử Lân làm cho cụ hài lòng, nhưng chỉ ngay sau đó cụ đã thất vọng:
- Cử Lân (đang nói chuyện với Khiếu): Sao dễ thế! Mày tưởng tao có
thể… (Nói đến đây thì cụ Huấn vào, nhưng cử Lân không trông thấy)… vì
một cái sắc đẹp mà quên được nước tao sao?
- Cụ Huấn: Giỏi! Ông này tâm địa khá! Xã hội Việt Nam có thể trông
mong được đấy! (Nói với cử Lân) Chả bù với cụ ông chỉ biết tranh nhau thủ
lợn trong làng thôi!
- Cử Lân (không giả nhời cụ Huấn, giả nói ngọng mà hỏi Khiếu): Vậy
cai nay s‟appelle cai ban?
- Khiếu: Vâng.
- Cử Lân: Et cai nay? C‟est mot cai lo?
- Khiếu: Vâng
- Cử Lân: Et cái này? Qu‟est - ce ? Cai hom?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
- Khiếu: Bẩm không, cái tủ chè.
- Cụ Huấn: Ô hay! Ông Cử học tiếng ta hay sao thế?
- Cử Lân: C‟est ca. Je học tiếng ta. Je xin lỗi cụ que je không đủ langage
pour noi truyen voi cu.
- Cụ Huấn: Thế mà tôi cứ tưởng ông ái quần ái quốc lắm, ai ngờ đâu đến
tiếng nói của tổ quốc ông cũng quên!
(cảnh 2 hồi 2 – Ông Tây An Nam)
Trong vở Chàng Ngốc, cũng có rất nhiều tình huống hài hước. Như tình
huống Tình sinh cùng Hão Nhân, Liên Sắc đến bán vé số cho Sỉn ông. Ba
người dấu loại vé 5 hào, nài nỉ mãi Sỉn ông mới mua một vé loại 1 đồng. Khi
phát hiện ra còn có loại vé 5 hào, Sỉn ông đòi đổi, nhưng Tình sinh không
cho, nói là lỡ xé vé rồi. Ba người đi khỏi, Sỉn ông sai Dụt đi ra phố “bán lại vé
lấy 5 hào, còn bao nhiêu cho mày”. Dụt bán lại cho cô Cỏn 8 hào. Sỉn ông
biết là bán được 8 hào nhưng không biết là bán cho người nhà, lập tức đòi lại
6 hào chứ không phải 5 hào như đã hứa với Dụt.
Một tình huống hài hước khác cũng gây sự hấp dẫn cho người đọc, đó là
khi Tình sinh thuyết phục được bà Tư Sùng bỏ đám của Ngốc sinh, quay sang
làm mối cho mình và cô Cỏn, với khoản tiền là 1200 đồng, định nhờ hai người
bạn đi cùng, thì họ kiếm cớ chuồn hết. Tình sinh đang rối trí thì gặp Ngốc sinh
vừa đổi tên chữ theo lời khuyên của Đại Phong là Phan Ái Xiêm nên cả hai đều
không biết đấy là tình địch của mình. Do Ngốc sinh tỏ ra hào hiệp, nên Tình sinh
liền vay luôn tiền Ngốc sinh. Vay xong rồi mới kể chuyện tình của mình cho
Ngốc sinh nghe, rồi cảm ơn Ngốc sinh và đi. Ngốc sinh sững sờ, mới biết đấy là
Tình sinh.
Qua những tình huống hài hước trên đây, ta thấy Nam Xương thể hiện
thái độ châm biếm, giễu nhại khá sắc sảo. Ông chế giễu sự cả tin, ngốc
nghếch của cả hai chàng tình địch, châm biếm tính keo kiệt bủn xỉn của Sỉn
ông, làm nổi bật để rồi phê phán thói ngược ngạo của cử Lân. Còn rất nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
tình huống hài hước trong hai vở kịch này, và toát lên ở chúng là những thái
độ khác nhau của tác giả. Có khi là sự dí dỏm, có khi là sự mỉa mai, có khi là
sự giễu nhại, cao hơn cả là sự phê phán. Điều quan trọng nhất là mỗi tình
huống hài hước mà Nam Xương tạo ra lại làm nổi bật lên tính cách nhân vật
và thúc đẩy hành động kịch. Những chuỗi tình huống hài hước nối tiếp nhau,
tạo cơ hội cho nhân vật bộc lộ tính cách, đồng thời phát triển hành động kịch,
làm nên dòng chảy logic của cốt truyện, thúc đẩy xung đột đến đỉnh cao.
Tạo ra những tình huống hài hước là đặc trưng thi pháp của hài kịch.
Nhưng qua những tình huống ấy để làm nổi bật tính cách của nhân vật thì
Nam Xương đã tỏ ra khá chắc tay so với nhiều nhà viết kịch cùng thời, như
Nguyễn Hữu Kim, Trần Đại Thụ, Tương Huyền… Tương Huyền viết khá
nhiều hài kịch, như Nặng nghĩa tớ thầy (hài kịch 4 hồi), Sau mười lăm phút
(hài kịch 1 hồi), Giá mợ bớt đi (hài kịch 1 hồi), Chạm trán (hài kịch 1 hồi),
nhưng các tình huống hài hước làm nổi rõ tính cách các nhân vật của Tương
Huyền cũng chưa thành công như Nam Xương.
2.3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã rất thành công trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật điển hình mang tính cách văn hoá điển hình, thông qua hình
tượng nhân vật “Ông Tây An Nam”. Sự thành công này, ngoài khả năng sáng
tạo của bản thân, một phần còn do sự tuân thủ nghiêm nhặt “quy tắc kịch Âu
tây” như ông theo đuổi, trong đó có quy tắc về việc xây dựng nhân vật có tính
cách đơn nhất, độc diện.
Để có một nhân vật điển hình cho một loại trí thức Tây học vong bản
như vậy, nhà văn đã “dụng công” xây dựng cho suy nghĩ và hành động của y
nhất quán từ ngoại hình đến thái độ, lời nói, hành vi…Về ngoại hình, cử Lân
ăn mặc quần áo Tây sang trọng và lố lăng. Về thái độ, y nhất nhất thực hiện
một thái độ khinh miệt đối với đồng bào mình, kể cả với những người sinh ra
mình, khinh miệt tất cả những gì thuộc về quê hương bản quán, đến mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
không dùng cả một chiếc cốc uống bia vì “có mùi bản xứ”. Về lời nói, ban
đầu y không dùng tiếng Việt, chỉ nói tiếng Pháp và cho Khiếu dịch lại, sau vì
mê Kim Ninh nên nói tiếng Việt, nhưng vẫn chen lẫn tiếng Pháp, . Y dùng
tiếng Pháp để dèm pha, mỉa mai, chế giễu ngay cả cha mẹ mình. Với Cưu
ông: “Quel est ce vieux fon là?” (Người già nào mà điên thế này?) (cảnh 3,
hồi 1); với Cưu bà: “…Oh, Quelle diablesse!...Et puis, chère Madame ma
mère et commère,…”, khiến Cưu bà không thể chịu nổi: “Thôi, mày chả phải
tiếng tây tiếng tầu mày chửi tao đi, mày chửi tao chán ra rồi. Mày cứ chửi cha
chửi mẹ mày…” (cảnh 4, hồi 1). Nhưng rồi, sau khi b ị Kim Ninh từ chối y lại
quay về tiếng Pháp.Câu nói của y khép lại vở kịch, thể hiện sự vong bản đến
cùng, cũng là một câu tiếng Pháp: “Suis – moi en France pour devenir un
homme d‟Europe!”(Theo tao sang Pháp mà làm người Âu châu!)
Về hành động, y không ăn cơm do bố mẹ mời, vì không thèm dùng đồ ăn bản
xứ, không thèm ở nhà của cha mẹ mà thuê khách sạn ở. Y coi đầy tớ như súc vật,
tha hồ đánh đập nhục mạ, như với nhân vật Bộc. Y tỏ ra nghe lời cha mẹ để tìm
cách lấy lòng họ, nhưng lại không dấu được cái đuôi mất gốc, khi nói với mẹ y rằng
sẽ sang Pháp giật lấy cái bằng tiến sĩ về “hết thảy cái gì gọi là phong tục của xứ
này…chính me sẽ được tả từng li từng từng tí…Chao ôi, cứ nghĩ cũng đủ tởm!”
Có thể khẳng định, Nam Xương đã rất thành công trong việc xây dựng
được một nhân vật điển hình như cử Lân. Có lẽ khi xây dựng nhân vật này,
như dự định của ông trong lời tựa kịch bản Ông Tây An Nam, “là nhân vật
riêng của xã hội nước nhà”, Nam Xương cũng không nghĩ rằng, “Ông Tây An
Nam” lại có sức sống mạnh mẽ và lâu bền đến thế trong văn học và đời sống.
Bởi cụm từ “Ông Tây An Nam” đã trở thành một điển cố mới trong văn học
hiện đại, có đời sống riêng trong tâm thức người Việt, đã trở thành một thành
ngữ mới của trong tiếng Việt, mà nhắc tới nó, cho dù ai đó chưa độc kịch bản,
chưa xem vở diễn, cũng đều hiểu là thành ngữ ấy chỉ một kẻ Tây hoá đến mất
cả gốc Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Thành công của Nam Xương, theo chúng tôi, là do ông đã phản ánh rất
sâu sắc một hiện tượng hết sức điển hình trong xã hội Việt Nam ở thời kỳ mà
cuộc tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu tiên trong lịch sử đã gây ra những ảnh
hưởng ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực; và một trong những ảnh hưởng tiêu
cực của nó là sinh ra những kiểu người vong bản một cách dị hợm, quái đản.
Cử Lân là sản phẩm quái thai của một xã hội đang mất dần những giá trị cổ
truyền, thay vào đó là thái độ và lối sống vọng ngoại, với những chuẩn mực
xa lạ với bản sắc văn hoá dân tộc.
Bên cạnh cử Lân, nhiều các nhân vật khác cũng được xây dựng khá kỹ
lưỡng, mang tính cách văn hoá điển hình. Đó là Sỉn ông với tính cách keo kiệt
bủn xỉn và hám lợi thể hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Khi xây dựng vở
Chàng Ngốc, Nam Xương chịu ảnh hưởng sâu sắc của Molière, bản thân ông
cũng khẳng định như vậy, nên Sỉn ông mang bóng dáng của lão hà tiện
Harpagon. Cho dù như vậy thì ở Sỉn ông vẫn có những nét hấp dẫn riêng, vì
sự láu cá, bần tiện được thể hiện trong một người đàn ông Việt, với những lời
ăn tiếng nói, cử chỉ hành động quen thuộc với tâm thức công chúng Việt. Ở
bất kỳ cảnh nào Sỉn ông xuất hiện, cứ mở miệng là nói đến tiền, toan tính mọi
việc đều nhằm xem mình được bao nhiêu. Hãy xem cảnh Sỉn ông và Sỉn bà
tra hỏi con gái sau đây để thấy rõ tính cách của Sỉn ông:
- Sỉn bà: Mày rắt tay nhau với thằng Tình sinh đi rong phố mấy lần?
- Sỉn ông: Mấy lần tao khám ví mày có năm bẩy đồng bạc, mày tiêu những gì?
- Cô Cỏn (khóc): Trời ôi!
- Sỉn bà: Hôm nghỉ lễ tháng trước, mày lên Hà Nội làm gì?
- Sỉn ông: Mày phí phạm bao nhiêu là tiền, tiền ấy mày vay mượn những ai?
- Cô Cỏn (khóc): Thầy mẹ giết con đấy ư?
- Sỉn bà: Tao chẳng giết gì mày, mày làm nhơ nhuốc cho cha mẹ, làm hư
danh bại giá mày thì mày lại giết mày chứ ai giết mày nữa?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
- Sỉn ông: Mày giả câm chán bây giờ lại giả vờ muốn chết có phải
không? Nhưng mà này tao bảo: tao không sợ cái chết của mày đâu, người ta
cũng đã rẫn tiền rồi.
(cảnh 11, hồi 5 – Chàng Ngốc)
Ngay cả khi Ngốc sinh nói không lấy cô Cỏn nữa, Sỉn ông nói ngay:
“Nhưng mà tiền đưa rồi không đòi lại được nữa đâu, tôi bảo trước!” (cảnh 12,
hồi 5 – Chàng Ngốc)
Như đã trình bày ở trên, khi xây dựng nhân vật Sỉn ông, Nam Xương
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Molière với “mẫu gốc” là lão hà tiện Harpagon,
nên giữa hai nhân vật có nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng ở chỗ:
Nếu như nhân vật Harpagon là điển hình tiêu biểu cho lòng ham vàng của
người tư sản tích luỹ đương hình thành trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản
ở Châu Âu thì Sỉn ông là một gương mặt méo mó của tầng lớp tiểu tư sản
trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển từ chế độ phong kiến sang chế
độ tư bản. Nét khác biệt là ở chỗ: mang bóng dáng của Harpagon, nhưng Sỉn
ông còn chịu ảnh hưởng của nền văn hoá - đạo lý của dân tộc Việt Nam. Sự
keo kiệt, hám lợi đến mức bất chấp cả đạo lý, tình cảm cha con, vợ chồng vốn
là những tình cảm thiêng liêng đối với người Việt Nam, đi ngược lại truyền
thống“trọng con hơn trọng của”, “đói cho sạch, rách cho thơm” của dân tộc
Việt, cho thấy sự tha hoá của một con người vì tiền tài vật chất. Sự tha hoá ấy
có nguyên do từ sự xuống cấp về luân lý đạo đức trong một xã hội thực dân
nửa phong kiến đang biến động, thay đổi vì sự xâm nhập của văn hoá - văn
minh phương Tây.
Với nhân vật Tây Thi trong vở Tây Thi, nhà văn cũng xây dựng được
một hình tượng nhân vật nữ thông minh, sắc sảo, mang sắc đẹp khuynh quốc
khuynh thành, nhưng vẫn có một tâm hồn trong trẻo của một cô thiếu nữ thôn
quê. Tây Thi mang tình yêu cháy bỏng với một vị tướng quốc, nhưng cũng
sẵn sàng hy sinh làm đồ cống nạp cho vua nước Ngô, vì trách nhiệm của một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
kẻ làm tôi nước Việt. Vẻ đẹp của Tây Thi được xây dựng một cách hoàn
chỉnh từ ngoại hình đến nội tâm, vẻ đẹp đầy khí phách của một liệt nữ.
Bên cạnh Tây Thi, Phạm Lãi cũng là một nhân vật mang tính cách điển
hình. Trí dũng song toàn, trung quân, ái quốc, yêu say đắm Tây Thi nhưng
sẵn sàng hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn, đó là hình ảnh tiêu biểu của những
nhân vật anh hùng của các triều đại phong kiến.
Nhưng cũng là nhân vật Phạm Lãi, trong Văn Chủng, Nam Xương lại
xây dựng một tính cách khác. Vẫn là tướng quốc Phạm Lãi cơ trí, mưu lược,
nhưng sự mưu lược, cơ trí lần này không phải để phò vua Câu Tiễn trị quốc
bình thiên hạ, mà dùng để tự cứu mình, cứu Tây Thi ra khỏi tai hoạ do chính
vua và hoàng hậu gây ra, khi đất nước thanh bình, vua không còn dùng đến
tướng quốc nữa. Đó là cách ứng xử khôn ngoan của người ưu thời mẫn thế. Bi
kịch của Văn Chủng tướng quân là câu trả lời cho sự lựa chọn đúng đắn của
Phạm Lãi. Vậy là chỉ với một nguyên mẫu là nhân vật Phạm Lãi trong lịch sử,
Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã khai thác được hai nhân vật mang hai kiểu
tính cách khác nhau, giải quyết được hai xung đột kịch khác nhau, nếu không
muốn nói là đối nghịch nhau.
Mặc dù Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc viết không nhiều, nhưng chỉ với
một nhân vật điển hình, với một tính cách văn hoá điển hình là cử Lân, ông đã
để lại dấu ấn trong làng kịch nói hiện đại - điều đó đã được khẳng định từ lâu.
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông thông qua những nhân vật
trên đây,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_Sp_VH_NTQ.pdf