Luận văn Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay

Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phường là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi hỏi người cán bộ,công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phường. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phường phải quản lý.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện qua nhiều tiêu chí, tiêu biểu là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy cho ta những kết quả sau đây : Độ tuổi Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình STT Độ tuổi Số lượng Phần trăm 1 Dưới 30 tuổi 53 23,4 % 2 30 - 40 tuổi 53 23,4 % 3 40 -50 tuổi 68 30 % 4 Trên 50 tuổi 53 23,4 % 5 Tổng số 226 ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7 / 2001 ) Bảng 1 cho thấy đa phần cán bộ công chức phường của quận Ba Đình thuộc độ tuổi lao động sung sức từ 30 đến 50 tuổi ( 53,4 % ). Số cán bộ công chức trẻ ( dưới 30 tuổi ) và cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu ( trên 50 tuổi ) chiếm một tỉ lệ như nhau là 23,4 %. Như vậy, có thể nói độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền phường của quận Ba Đình thuộc mức trung bình. Bảng 2 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Cầu Giấy STT Độ tuổi Số lượng Phần trăm 1 Dưới 30 tuổi 30 21,9 % 2 30 - 40 tuổi 29 21,2 % 3 40 -50 tuổi 44 32,1 % 4 Trên 50 tuổi 34 24,8 % 5 Tổng số 137 ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 ) Đối với quận Cầu Giấy, các con số có chênh lệch chút ít nhưng không đáng kể. Điều đó có nghĩa là về cơ bản độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường quận Cầu Giấy cũng thuộc cấp độ trung bình. Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phường tuổi cao là họ đã thực sự trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có thể hạn chế về điều kiện sức khoẻ. Trong khi đó, lớp cán bộ, công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Là một cấp chính quyền, hoạt động của cấp phường là hoạt động hành chính, nhưng trong thực tế thì hoạt động của chính quyền cấp phường có thể coi là hoạt động" hành chính vận động " : trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Hơn nữa, chính quyền phường là cấp chính quyền " gần dân " nhất, các công việc, sự vụ đều mang tính tức thời, đòi hỏi phải được giải quyết ngay. Vì vậy, yêu cầu người cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp phường phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và đặc biệt là cần có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý. Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy đều ở cấp độ trung bình và điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt động của chính quyền phường bởi cấp chính quyền này cần được trẻ hoá hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác. Trình độ học vấn Bảng 3 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình STT Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm 1 Chưa hết cấp II 0 0 % 2 Chưa hết cấp III 11 5,1 % 3 Hết cấp III 85 39,5 % 4 Đại học và trên đại học 126 58,6 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7/ 2001 ) Bảng 4 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy STT Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm 1 Chưa hết cấp II 0 0 % 2 Chưa hết cấp III 6 4,3 % 3 Hết cấp III 86 61,4 % 4 Đại học và trên đại học 48 34,3 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 ) Bảng 3 và 4 cho ta thấy tỷ lệ tốt nghiệp cấp II của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy là 100 %. Đối với cấp chính quyền cơ sở của địa phương thuộc thủ đô đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ tiêu cần phấn đấu mà phải là điều kiện bắt buộc. Như vậy, nếu chỉ xét tương quan giữa các quận của thành phố Hà Nội thì con số này không nói lên điều gì, tuy nhiên nếu xét trong tương quan với đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã thuộc các huyện ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ, công chức có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ cả những chức vụ cao như chủ tịch UBND hay HĐND. Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay xét về phương diện trình độ học vấn, bởi ngay trong quận Ba Đình - một quận thuộc trung tâm thủ đô, là trung tâm văn hoá, hành chính của cả nước mà vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ cán bộ công chức phường chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc thậm chí chưa hết phổ thông trung học ( 5,1 % ). Những con số này ở quận Cầu Giấy cũng không có gì khả quan nếu không nói là còn đáng lo ngại hơn. Quả thực con số 61,4 % cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy mới chỉ học xong phổ thông trung học là một vấn đề thực sự đáng lo ngại đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của quận nói riêng và của thành phố nói chung. Tỷ lệ cán bộ , công chức có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học của quận Ba Đình là 58,6 %. Đây là một điều đáng khích lệ bởi xét trong tương quan với các quận khác trong thành phố hay thậm chí với các quận , huyện trong cả nước thì đây vẫn là một con số đáng tự hào của quận Ba Đình ( ví dụ : tỷ lệ này ở quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội và quận 3 thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 30,6 % và 10,9 % ). Trong khi đó, số cán bộ, công chức chính quyền phường của quận Cầu Giấy có trình độ đại học và trên đại học là 34,3 %, chỉ bằng hơn một nửa so với quận Ba Đình. Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phường là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi hỏi người cán bộ,công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phường. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phường phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt , địa bàn phường ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự.....có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn. Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn chưa cao, chưa đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức phường là một điểm yếu của tổ chức bộ máy chính quyền phưòng hiện nay. 3. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị Bảng 5 : Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình STT Trình độ đào tạo Số lượng Phần trăm 1 Chưa qua đào tạo : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 42 25,8 % 55 28,1% 2 Sơ cấp : Quản lý nhà nước Lý luận chính trị 57 35 % 70 35,7 % 3 Trung cấp : Quản lý nhà nước Lý luận chính trị 54 33,1 % 57 29,1% 4 Cử nhân : Quản lý nhà nước Lý luận chính trị 10 6,1 % 14 7,1 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7/ 2001 ) Bảng 6 : Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy STT Trình độ đào tạo Số lượng Phần trăm 1 Chưa qua đào tạo : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 107 76,4 % 69 49,3 % 2 Sơ cấp : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 0 0 % 3 2,1 % 3 Trung cấp : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 31 22,1 % 64 45,7 % 4 Cử nhân : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 2 1,4 % 4 2,8 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 ) Nếu trình độ học vấn của cán bộ, công chức phường có thể không quá đòi hỏi sâu về chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ , bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của phường. Quyết định 874 /TTG của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước ngay tại điểm 4 điều 1 đã ghi rõ " đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền ở cơ sở cấp xã, phường. " Và điểm 7 điều 2 của quyết định này đã cho biết "Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã , phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là : đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước ; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính. " Tuy nhiên, số liệu của hai bảng trên đã cho thấy một dấu hiệu không mấy khả quan về thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong hai lĩnh vực này. Tỷ lệ cán bộ, công chức phường chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước của quận Ba Đình là 25,8 % và của quận Cầu Giấy là 76,4 %; chưa qua đào tạo về lý luận chính trị là của quận Ba Đình 28,1 % và quận Cầu Giấy là 49,3 %. Điều đó có nghĩa là có tới gần 30 % cán bộ, công chức các phường thuộc quận Ba Đình không có kiến thức tối thiểu, cần thiết hay được đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nước và lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của các cán bộ phường và hai con số này ở quận Cầu Giấy còn lớn gấp 2, 3 lần ( 2 lần đối với lĩnh vực lý luận chính trị và 3 lần đối với lĩnh vực quản lý nhà nước ). Số cán bộ, công chức được đào tạo ở trình độ cử nhân đối với hai lĩnh vực này là rất ít ở cả hai quận ( chỉ hơn 5 % ở cả hai lĩnh vực đối với quận Ba Đình; hơn 1 hoặc 2 % đối với quận Cầu Giấy ) Số còn lại được đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp chiếm khoảng gần 70 % cho cả hai lĩnh vực ở quận Ba Đình; hơn 20 % cho quản lý nhà nước và gần 50 % cho lý luận chính trị ở quận Cầu Giấy. Cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hầu hết là các cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí.....có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khi về làm công tác quản lý ở cơ sở ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu được để giải quyết các công việc của phường, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải được chính quy hoá, pháp luật hoá thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu. Do vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên quá thấp là một khó khăn không nhỏ, gây ra những trở ngại, hạn chế hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường trong thực tiễn quản lý nhà nước hiện nay. Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền phường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Số liệu khảo sát cho thấy số lượng cán bộ, công chức phường có trình độ lý luận chính trị cao còn chưa nhiều, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lại lớn. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của chính quyền phường, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các cuộc cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, hành chính, tư pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra tình hình mới và các nhiệm vụ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải thường xuyên đáp ứng và thích ứng những yêu cầu do tình hình mới, nhiệm vụ mới đó đặt ra. Thực tế cho thấy rằng trình độ năng lực nói chung của cán bộ chính quyền cơ sở ( mà cụ thể ở đây là cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình và quận Cầu Giấy ) hiện nay còn nhiều hạn chế. Cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay nói chung chưa quen với cách quản lý và điều hành công việc theo pháp luật, phong cách làm việc còn mang nặng thói quen của thời kì bao cấp và tập tục truyền thống có tính chất làng xã, gia trưởng. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, chưa được hoặc ít được huấn luyện về kĩ năng thực hành công vụ nên trong nhiều trường hợp, cán bộ, công chức phường có thể giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, thiên lệch, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể. Nói tóm lại, chất lượng mà cụ thể ở đây là cơ cấu độ tuổi, mặt bằng chung về trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay vãn chưa đáp ứng được những yêu cầu mới trong tình hình phát triển mới của quận, thành phố cũng như cả nước .Đây không chỉ là vấn đề của quận Ba Đình,quận Cầu Giấy hay thành phố Hà Nội mà là vấn đề chung của cả nước vì theo một đề tài khoa học cấp nhà nước về hệ thống chính trị cơ sở thì vấn đề lớn nhất tạo nên những khó khăn vướng mắc cho hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở hiện nay là trình độ , năng lực của cán bộ còn nhiều hạn chế ( Tỷ lệ xác nhận hiện tượng này là 90,9 % trong kết quả điều tra cán bộ cơ sở các tỉnh thành trong cả nước ). Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay đang là một vấn đề bức xúc đáng được quan tâm. Đánh giá của quần chúng nhân dân về đội ngũ cán bộ, công chức phường. Quán triệt quan điểm của chủ nghiã Mác - Lênin " Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ", từ ngày ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ chặt chẽ vơi quần chúng và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm những năm qua, Đảng chỉ rõ : những thành công cũng như những sai lầm, khuyết điểm đều có liên quan chặt chẽ với việc có tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân hay không. Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo đảm cho quần chúng có quyền hạn và nghĩa vụ " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra " Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trương tiếp tục cụ thể hoá phương châm trên. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc thực hiện quy chế này là sự thay đổi phương thức và lề lối làm việc của chính quyền cơ sở theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá. Thông qua đó quần chúng nhân dân có thể nắm được các hoạt động, công việc liên quan đến lợi ích của mình,giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo cho chính quyền hoạt động có hiệu quả hơn. Như đã trình bày trong phần khái niệm quản lý, mô hình hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tượng quản lý thông qua mối liên hệ trực tiếp là những hoạt động, những lệnh quản lý từ phía chủ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có mối liên hệ ngược hay còn gọi là thông tin phản hồi. Đây là những phản ứng, những tác động trở lại của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý. Thông qua những thông tin phản hồi này, chủ thể quản lý có thể thấy được hiệu quả của những tác động của mình đến đối tượng quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động quản lý sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Có nhiều tiêu chí để nhìn nhận hiệu quả quản lý trong đó đánh giá của bản thân đối tượng quản lý về hoạt động của chủ thể quản lý là một tiêu chí quan trọng, tương đối khách quan và chính xác. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường cũng là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý, do đó những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lượng của đội ngũ này cũng hết sức quan trọng, thông qua đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường. Bên cạnh đó, những tiêu chí đánh giá về độ tuổi, trình độ học vấn cũng như các trình độ được đào tạo khác chưa thể phản ánh đầy đủ và khách quan chất lượng của đội ngũ cán bộ, công cứch. Trình độ và năng lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, trình độ có thể cao nhưng chưa chắc năng lực đã tốt. Vì thế, muốn đánh giá chính xác và khách quan chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường, không thể chỉ căn cứ vào tiêu chí trình độ đào tạo mà còn phải dựa trên cơ sở năng lực thực tế thể hiện qua đánh giá của quần chúng nhân dân. Để yêu cầu quần chúng nhân dân đánh giá chung về hoạt động của chính quyền phường hiện nay, đề tài đã đưa ra câu hỏi " Theo ông /bà, hiện nay hoạt động của chính quyền phường ở địa phương ông /bà có những vướng mắc nào sau đây ", kết quả thu được như sau : Bảng 7 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cấp phường STT Vấn đề Số lượng % 1 Trình độ, năng lực của cán bộ phường còn hạn chế 273 91 2 Điều kiện làm việc của chính quyền phường còn thiếu thốn 231 77 3 Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền phường còn thiếu thống nhất, chưa hợp lý 169 56.3 4 Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng 174 58 5 Có nhiều vụ việc chưa được xử lý 133 44.3 6 Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả đáng 92 30.7 7 ý kiến khác 20 6.7 Trong 6 phương án nêu trên chỉ có phương án 2 là vướng mắc thuộc về lý do khách quan, còn lại là lý do chủ quan. Tỷ lệ lựa chọn các phương án đều cao hoặc khá cao ( từ 30 đến hơn 90 % ) chứng tỏ người dân đánh giá rằng hoạt động của chính quyền cấp phường hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập dù là bắt nguồn từ khó khăn chủ quan hay khách quan. ở đây chúng ta chỉ nói đến các vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức nên tạm thời không đề cập đến các khía cạnh khác trong những vướng mắc của chính quyền phường. Trong 6 phương án được nêu có hai phương án là 1 và 4 là đề cập trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường. Và như chúng ta thấy, phương án 1 " Trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế " là phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất ( 91 % ), áp đảo so với tất cả các phương án còn lại. Bên cạnh đó, phương án 4 " Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng " cũng được lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao ( 58 % ). Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay thực sự đang là một vấn đề bức xúc, bản thân quần chúng nhân dân - những đối tượng quản lý của những chủ thể quản lý này - cũng nhận thấy rất rõ điều đó, họ coi thực trạng yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay là một trở ngại cơ bản cho hoạt động của chính quyền phường, trở ngại lớn hơn bất cứ một trở ngại nào khác. Với câu hỏi " Theo ông / bà , để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người cán bộ phường cần có những điều kiện nào sau đây " , kết quả thu được như sau : Bảng 8 : Những điều kiện cần thiết đối với người cán bộ, công chức phường STT Điều kiện Số lượng % 1 Có trình độ học vấn cao 237 79 2 Có kiến thức cơ bản về quản lý 266 88.7 3 Được học về cách tiến hành xử lý công việc và ứng xử với dân 216 72 4 Có hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực công tác 234 78 5 Thường xuyên được phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính quyền các cấp 248 82.7 6 ý kiến khác 18 6 Bảng 8 cho thấy quần chúng nhân dân có một đòi hỏi khá cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường, họ đòi hỏi đội ngũ này phải có được rất nhiều những kiến thức nền tảng cho hoat động quản lý của họ, từ trình độ học vấn, kiến thức quản lý, hiểu biết về pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết và cả cách ứng xử với dân sao cho phù hợp. Mọi phương án trả lời đều được lựa chọn với tỷ lệ cao đã chứng minh cho điều này. Đây không phải là đòi hỏi quá cao hoặc phi thực tế mà là những yêu cầu rất hợp lý xuất phát từ thực tiễn công việc. Bảng 7 mới chỉ yêu cầu những đánh giá chung về tình hình hoạt động của chính quyền phường, bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay. Với câu hỏi " Tình hình hoạt động của cán bộ phường ở địa phương ông / bà hiện nay như thế nào ? " cùng 5 phương án đánh giá theo mức độ tiêu cực tăng dần, ta có kết quả như sau : Bảng 9 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường STT Nhận xét Số lượng % 1 Nói chung là tốt 50 16.7 2 Có một số hạn chế nhưng có thể khắc phục được 127 42.3 3 Có một số mặt hoạt động tốt nhưng còn nhiều biểu hiện lệch lạc cần chấn chỉnh 43 14.3 4 Chưa tốt lắm, còn nhiều hạn chế khó khắc phục 30 10 5 Hoạt động kém hiệu quả, cần có sự thay đổi 9 3 Chỉ có gần 20 % số người được hỏi cho rằng đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay hoạt động tương đối có hiệu quả. Phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là " Có một số hạn chế nhưng có thể khắc phục được ". Như vậy, một bộ phận lớn quần chúng nhân dân trên địa bàn đã đánh giá rằng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay chưa thực sự tốt, tuy nhiên họ vẫn tin đó là những hạn chế chưa lớn và vẫn có thể sửa chữa, khắc phục. Tỷ lệ lựa chọn phương án 3 là hơn 20 %, phương án 4 là hơn 15 %. Tuy mức độ dánh giá của hai phương án này khác nhau nhưng đều là đánh giá tiêu cực đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều đó có nghĩa là gần 40 % quần chúng nhân dân cho rằng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay còn nhiều hạn chế, hoạt động còn kém hiệu quả. Phương án cuối cùng là phương án đánh giá thấp nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường và có tỷ lệ lựa chọn là gần 5 %. Như vậy, tổng hợp tất cả các con số nêu trên chúng ta có thể kết luận rằng về cơ bản hiện nay hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường chưa được nhân dân đánh giá tốt. Tuy những đánh giá không quá tiêu cực nhưng nhìn chung hầu hết quần chúng nhân dân đều cho rằng đội ngũ này hoạt động còn kém hiệu quả, còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Bảng 10 : Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường STT Biện pháp Số lượng % 1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ 252 84 2 Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ 244 81.3 3 Tạo điều kiện cho cán bộ đi học để có bằng cấp cao hơn 132 44 4 Cần bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ 231 77 5 Cần bổ sung một số cán bộ có trình độ học vấn và hiểu biết cao 182 60.7 6 Cần bổ sung một số cán bộ có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý 161 53.7 7 Cần bổ sung một số cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt 168 56 8 ý kiến khác 16 5.3 Cả bảy phương án về các biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được nêu ra đều được lựa chọn với tỷ lệ cao hoặc tương đối cao, tuy nhiên so sánh giữa các phương án ta cũng thấy có sự phân biệt đáng kể. Ba phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là 1, 2 và 4. Điều này cho thấy quần chúng nhân dân nhận thức rằng đối với công tác quản lý của cán bộ, công chức phường, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý là hết sức cần thiết,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25823.DOC
Tài liệu liên quan