MỤC LỤC
Phan Thanh Giản ( 1796 - 1867) . 1
MỤC LỤC . 2
Lời cảm ơn. 4
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG . 5
BưỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHAN THANH GIẢN ( 1796 - 1867) . 6
I. Lý do chọn đề tài. 6
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 9
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài . 13
IV. Phương pháp nghiên cứu . 13
V. Bố cục đề tài . 14
PHẦN NỘI DUNG . 15
Chương 1 . 15
HOÀN CẢNH QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM Ở NỬA SAU THẾ KỶ XIX . 15
I. Hoàn cảnh quốc tế . 15
II. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược . 20
1. Chính trị . 21
a. Tổ chức bộ máy nhà nước . 21
b. Luật pháp . 24
c. Quân đội . 25
d. Chính sách đối ngoại . 29
2. Kinh tế . 32
a. Nông nghiệp . 33
b. Thủ công nghiệp . 37
c. Hoạt động thương nghiệp. 39
3.Tình hình văn hóa – xã hội . 46
a. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân . 46
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân . 48
c. Tình hình văn hóa . 50
Chương II . 52
PHAN THANH GIẢN – TIỂU SỬ . 52
VÀ HÀNH TRẠNG . 52
I. Tiểu sử . 52
II. Hành trạng . 53
III. Phan Thanh Giản với công cuộc chống Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc . 57
1. Đối sách của nhà Nguyễn trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp . 57
a. Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp . 57
b. Thái độ của nhà Nguyễn trước những âm mưu xâm lược của thực dân Pháp . 62
2. Đối sách của nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta . 66
a. Hành động xâm lược của thực dân Pháp . 66
b. Đối sách của nhà Nguyễn trước những hành động của Pháp . 67
3.Vị trí vai trò của Phan Thanh Giản trong công cuộc chống Pháp bảo vệ nền độc lập
dân tộc . 69
CHưƠNG III . 81
CON NGưỜI PHAN THANH GIẢN . 81
I. Một con người có nhân cách lớn . 81
II. Một nhà yêu nước sớm có tư tưởng canh tân . 88
KẾT LUẬN . 101
PHỤ LỤC . 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu tìm hiểu Phan Thanh Giản ( 1796 - 1867), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận luôn, tô thuế nặng, sƣu dịch nghiều, chế độ nhà Nguyễn ngay từ
đầu đã không đƣợc nhân dân ủng hộ. có thể nói rằng bất cứ ai muốn khởi
nghĩa chống triều đình, dù là dân hay quan, dù hền hay sang, dù dốt nát
hoặc hay chữ, dù ngƣời Kinh hay ngƣời Thƣợng, đều đƣợc đông đảo quần
chúng hƣởng theo”25.
Ở miền Bắc các cuộc nổi dậy nổ ra liên miên, năm 1822 cuộc khởi nghĩa
của Phan Bá Vành nổ ra ở Nam Định. Quân nổi dậy đã giết quan quân, lấy
thành trì, mở rộng thanh thế đến vùng Hải Dƣơng. Quân Bắc thành không
dẹp nổi triều đình phải lần lƣợt cử tƣớng đem quân kinh thành và quân
Thanh Nghệ, cả lục quân và thủy quân để trấn áp. Mãi đến năm 1827 cuộc
khởi nghĩa mới chấm dứt. Tạm yên ít lâu lấy danh nghĩa dòng dõi nhà Lê
25 Trần Văn Giàu - Tổng tập. NXB Quân đội nhân dân - Hà Nộ 2006, tr. 40
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 49
Lê Duy Dƣơng đã liên kết với các tù trƣởng Mƣờng nổi lên xƣng vƣơng.
Đến năm 1833 Lê Duy Dƣơng mới bị bắt nhƣng đồng bào Mƣờng lại suy
tôn Lê Duy Hiển làm minh chủ, chống lại triều đình, mãi tới năm 1837 mới
tạm yên.
Ở miền Nam triều đình hết sức nhọc nhằn để đối phó lại cuộc khởi nghĩa
của Lê Văn Khôi nổ ra năm 1833. Đƣợc sự ủng hộ của dân nghèo, nhất là
những ngƣời ngoài Bắc bị đày vào Nam. Lê Văn Khôi đã nổi nên chiếm
thành Gia Định và dễ dàng chiếm luôn 6 tỉnh Nam Kỳ, mãi tới năm 1835
cuộc khởi nghĩa mới dẹp yên.
Phƣơng Nam khói lửa đang còn nghi ngút thì ngƣời Thổ theo Nùng Văn
Vân đánh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang liên kết với
nghĩa quân của Lê Văn Bạt, Nguyễn Văn Nhàn ở vùng Tây Sơn. Đến tháng
4- 1835 cuộc khởi nghĩa mới kết thúc.
Sau cuộc nổi dậy của ngƣời Thổ là cuộc nổi dậy của ngƣời Thái ở Sông
Đà (1833), rồi của ngƣời Chăm ở Bình Thuận, ở Trà Vinh từ năm 1826 –
1841, luôn có những cuộc nổi dạy của ngƣời Khơ me.
Trong thời Tự Đức trƣớc thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta có cuộc khởi
nghĩa của Cao Bá Quát, tục gọi là giặc châu chấu. Năm 1854, khắp vùng
Sơn Tây, Bắc Ninh châu chấu phá hoại mùa màng, nhân dân đói khổ, nhà
nho thất chí Cao Bá Quát thừa cơ phù Lê Duy Cừ, nổi nên chống lại triều
đình. Đến năm 1855 Cao Bá Quát tử trận cuộc khởi nghĩa kết thúc nhƣng
dƣ đảng vẫn còn mãi về sau.
Những cuộc khởi nghĩa trên phần lớn là do nông dân và dân tộc thiểu số
tiến hành khởi nghĩa.. Các cuộc nổi dậy diễn ra thƣờng xuyên “ thì nguồn
tài chính dù có chất thành núi cũng phải mòn, dù tràn đầy nhƣ song cũng
phải cạn, huống hồ gì tài chính nhỏ mọn của một chính quyền nƣớc nông
nghiệp, trong đó mùa màng bị lụt, hạn, sâu bọ phá hoại luôn luôn. Tài
chính kiệt quệ mà triều đình cần tài chính thêm nhiều để nuôi quân đi trấn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 50
áp, để nuôi hạng quan lại nhũng nhiễu, thì nhân dân càng phải đóng góp
nhiều hơn. Nồi gạo cạn khô, lòng ngƣời ly tán, ai nấy oán than triều đình
và đó là lúc tƣ bản thực dân nhòm ngó”26. Với tình hình đất nƣớc ta nhƣ
vậy, vô hình trung đã tạo diều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp tiến hành
xâm lƣợc nƣớc ta.
c. Tình hình văn hóa
Về mặt tƣ tƣởng tôn giáo, cũng nhƣ thời Lê sơ triều Nguyễn đã chọn
nho giáo là công cụ thống trị của nhà nƣớc phong kiến. Vì vậy trong giai
đoạn này môt lần nữa Nho giáo đƣợc nâng lên thành vị trí độc tôn, Nho
giáo chiếm vai trò thống trị về mặt tƣ tƣởng và phát triển toàn thịnh dƣới
triều Minh Mạng, Tự Đức. Việc nhà Nguyễn lấy Nho giáo làm tƣ tƣởng
thống trị, nguyên lý trị nƣớc, đã đƣa lại kết quả nhƣ thế nào? Điều này
chúng ta cấn có những nhận định khách quan. Tuy nhiên một điều nhận
thấy rằng với việc độc tôn Nho giáo nên nhà Nguyễn đã rất khó chấp nhận
một thứ tôn giáo mới – đạo Thiên chúa. Vì vậy mà Triều Nguyễn đã không
có những chính sách khôn khéo khi đạo Thiên chúa du nhập vào, các vua
Nguyễn đã tiến hành chính sách cấm đạo, tàn sát giáo dân dã man và đó là
một trong những cái cớ để thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta.
Dƣới triều Nguyễn nền văn hóa dân tộc có nhiều khởi sắc với những
thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu
khắc hội họa…và khoa học kỹ thuật. Trong đó thành tựu tiêu biểu trong
nghành sử học phải kể đến đó là việc biên soạn thành công bộ sử học “
Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục, Đại nam thực lục…”, các tác
phẩm về địa lý: “ Đại nam nhất thống trí, Gia Định thành thông chí…”.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm xuất
hiện và rất có giá trị nhƣ tác phẩm “ truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn
Du, “ Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm…Về mặt kiến trúc phải kể tới
quần thể kiến trúc lăng tẩm mà các triều vua Nguyễn xây dựng nhằm biểu
26 Trần Văn Giàu - Tổng tập. NXB Quân đội nhân dân - Hà Nộ 2006, tr. 42
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 51
dƣơng thế lực vƣơng triều, đây là những di sản lịch sử rất có giá trị, tuy
nhiên việc xây dựng nó đã gây những tổn thất lớn cho nhân dân.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 52
Chƣơng II
PHAN THANH GIẢN – TIỂU SỬ
VÀ HÀNH TRẠNG
Để đánh giá một con ngƣời, một nhân vật lịch sử là một vấn đề hết sức
phức tạp, tinh tế đòi hỏi chúng ta phải đặt nhân vật ấy vào một bối cảnh lịch
sử cụ thể với tất cả những mối quan hệ trong gia đình, xã hội, trong điều
kiện phát triển của đất nƣớc phù hợp với xu thế của thời đại. Đối với những
nhân vật, những anh hùng có công lao, cống hiến cho tổ quốc hay những
con ngƣời mang tội với lịch sử chúng ta rất dễ dàng khi nhận định. Nhƣng
với con ngƣời họ sống trong một bối cảnh lịch sử, xã hội phức tạp, đầy biến
động nên ngay chính bản thân họ chứa đầy những mâu thuẫn. Họ vừa có
nhân cách cao đẹp, có công với nƣớc với dân, nhƣng bên cạnh đó lại có
những mặt hạn chế nặng nề, những ứng sử đầy bế tắc. Đó chính là trƣờng
hợp của Phan học sĩ – Phan Thanh Giản.
I. Tiểu sử
Phan Thanh Giản, tên tự là Tịnh Bá và Đạm Nhƣ, hiệu Lƣơng Khê và
Mai Xuyên, sinh năm 1976, tổ tiên ông là ngƣời ở Trung Quốc, cuối đời
Minh, di chuyển sang nƣớc Nam, làm nhà ở tỉnh Bình Định27. Từ Bình Định
di cƣ vào Đồng bằng sông Cửu Long, sau ba lần thay đổi họ đã định cƣ tại
thôn Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Thanh sau đổi thành Vĩnh
Long, nay là xã bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra và lớn
lên trong một gia đình nghèo khó, cha ông là Phan Thanh Ngạn làm một
viên quan nhỏ ở tỉnh Vĩnh Long, tính tình cƣơng trực, thanh liêm. Làm
quan trong thời thế thất sủng nên cha ông bị đầy đi lao dịch cực khổ ở tỉnh
Vĩnh Long. Phan Thanh Giản mồ côi mẹ từ rất sớm vì thế ông luôn đi theo
cha khắp mọi nơi, giúp cha lao động và chia sẻ nỗi khó nhọc của cha. Lòng
hiếu thảo của ông đƣợc tôi luyện từ bé, luôn làm tròn trách nhiệm của đạo
27 Đại nam liệt truyện. NXB Thuận Hóa năm 1999. T 4, Tr 37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 53
làm con, hiếu thảo với cha mẹ. Con đƣờng học hành của ông gặp rất nhiều
khó khăn, nhƣng với lòng hiếu học, chăm chỉ cần mẫn, đƣợc sự giúp đỡ của
mẹ kế cùng nhiều ngƣời khác giúp đỡ nên ông sớm thi đậu thành tài. Năm
1825 ông thi Hƣơng trƣờng Gia Định, đỗ cử nhân lúc 29 tuổi. Năm sau năm
Bính Tuất – 1826 ông thi Hội, đỗ tiến sĩ (Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất
thân). Ông là ngƣời đầu tiên của vùng đất Nam Kỳ , vị tiến sĩ khai khoa của
Nam Kỳ lục tỉnh. Quốc triều hƣơng khoa lục chép: “ Ông là ngƣời đỗ đại
khoa đầu tiên của Nam kỳ. Ông là ngƣời có học vấn và đức hạnh đứng đầu
đất miền Trung”28và là ngƣời có“ lực học tinh thuần, tính hạnh chính
trực”29. “Bài thi của ông xuất sắc đến nỗi nhà vua, sau khi đọc bài, muốn
đích thân hỏi thi. Minh Mạng hài lòng về những câu trả lời của ông và trao
cho ông một chức vụ quan trọng bên cạnh ngài”30. Với lòng hiếu thảo, hiếu
học, tinh thần siêng năng, cần mẫn và trí thông minh, Phan Thanh Giản đã
vƣợt qua những khó khăn của cuộc sống. Những phẩm chất cao quý ấy của
ông đã làm cho nhân dân lục tỉnh Nam kỳ hết sức ngƣỡng mộ và tự hào về
con ngƣời của quê hƣơng, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đó
cũng là những phẩm chất cao đẹp mà tuổi trẻ ông đã vun đắp mà ngày nay
chúng ta cần trân trọng và phát huy những đức tính cao đẹp ấy vì nó có giá
trị giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
II. Hành trạng
Phan Thanh Giản đã cống hiến sức lực và tài năng của mình với quãng
thời gian 41 năm từ 1826 – 1867 trải qua ba triều Vua: Minh Mạng, Thiệu
Trị , Tự Đức với nhiều bƣớc thăng trầm, tận cùng là ngƣời quýet dọn nơi
công quán, tột đỉnh vinh quang là thƣợng thƣ, thành viên Viện cơ mật, là
đại thần dƣới triều Tự Đức. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua con đƣờng
làm quan của ông với 7 lần bị giáng chức.
28 Cao Xuân Dục – Quốc triều hƣơng Khoa lục. TPHCM 1993, tr. 150
29 Cao Xuân Dục – Sđd, tr. 31.
30 Cao Xuân Dục – Sđd, tr. 31.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 54
Trƣớc khi đi sâu tìm hiểu những lần ông bị giáng chức, chúng ta cần
điểm qua con đƣờng hoạn lộ, quan trƣờng của ông trải qua ba triều đại.
Dƣới triều Minh Mạng (1820 - 1840) ông giữ Quyền nhiếp trấn Nghệ
An (1828), Thự phủ doãn phủ Thừa Thiên (1929), thăng thị lang bộ Lễ
(1829), thăng Hiệp trấn Ninh Bình (1829), đổi về Quảng Nam (1831), dẹp
cuộc nổi dậy ở Chiêu Đàn bị thua và bị cách chức rồi lại đƣợc khôi phục
làm hành tẩu Nội các, thăng Thị lang Bộ Hộ, Thự phù doãn Thừa Thiên,
thăng Hồng lô tự Khanh, sung phó sứ sang Thanh rồi Thăng Đại lý tự
Khanh, kiêm công việc bộ Hình, sung cơ mật viện đại thần (1832), Khâm
phái đi Trấn Tây, đổi làm Bố chính Quảng Nam (1835), vì can ngăn vua bị
xúc phạm nên lại bị giáng chức làm thuộc viên lục phẩm (1836), rồi lại
đƣợc làm thừa thị Nội các, sung lang trung Bộ Hộ, rồi Thự thi lang sung Cơ
mật viện (1836), đƣợc cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa,
lúc về chuyên biện việc ở Bộ Hộ vì quên không đóng dấu vào chƣơng sớ bị
giáng làm lang trung, biện lý việc Bộ, phái đi khai mỏ chiêu Đàn, mỏ bạc
Thái Nguyên (1838), rồi lại đƣợc triệu về kinh làm Thông chính sứ phó ty,
rồi Thị lang bộ Hộ, vì can ngăn vua bị giáng chức làm thông chính phó sứ
(1840), sung làm Phó chủ khảo trƣờng thi Thừa Thiên vì sơ suất lại bị giáng
một chức.
Dƣới triều Vua Thiệu Trị (1841- 1847), ông đƣợc thăng chức Tham tri
(1841), rồi thăng Thƣợng thƣ Bộ Hình sung cơ mật viện đại thần (1847).
Dƣới triều vua Tự Đức (1848 - 1883), cho đến trƣớc năm 1862, ông
đƣợc đổi sang Thƣợng thƣ Bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan tòa Kinh
diên, cử làm Kinh lƣợc đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc Bình Phú, kiêm coi
đạo Thuận Thành (1849), làm kinh lƣợc phó sứ Nam kỳ lĩnh Tuần phủ Gia
Định, kiêm coi tỉnh Biên Hòa và các đạo Long Tƣờng, An Hà (1851), đƣợc
triệu về kinh thăng Thự hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thƣợng thƣ bộ Hình, sung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 55
Cơ mật, Kinh diên (1853), làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856)31. Năm
1856 ông đƣợc cử làm tổng tài phụ trách công việc biên soạn bộ “ Khâm
định việt sử thông giám cƣơng mục”. Trong 3 năm từ 1856 - 1859 , ông
cùng nhóm biên soạn đã hoàn thành công việc biên tập, năm 1862 Giản
đƣợc phong làm toàn quyền Khâm sai vào Sài Gòn thƣơng thuyết và ký hòa
ƣớc với Pháp. Sau đó ông đƣợc cử làm chánh sứ sang Pháp để thƣơng
lƣợng chuộc lại ba tỉnh miền Đông nhƣng việc không thành, năm 1867 sau
khi thực dân Pháp chiếm nốt ba tỉnh Miền tây Nam kỳ Phan Thanh Giản đã
uống thuốc tự vẫn chấm dứt những năm cuối đời đầy bi kịch trong cái bi
kịch chung của đất nƣớc dƣới triều Nguyễn.
Qua hành trạng trên, chúng ta thấy cuộc đời làm quan của Phan Thanh
Giản có những bƣớc thăng trầm, lúc thăng lúc giáng, nhƣng trong bất cứ ở
cƣơng vị nào đi nữa ông luôn trung thành, lo làm tròn sứ mạng phò vua,
giúp nƣớc. Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quý ở Phan Thanh Giản là tấm
lòng yêu nƣớc thƣơng dân, tính ngay thẳng cƣơng trực và cuộc sống cần
kiệm thanh bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình, nhƣng quyền
lực và danh vọng không làm ông bị tha hóa nhƣ nhiều quan khác, trƣớc sau
ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình. Cũng chính vì những phẩm hạnh,
nhân cách cao thƣơng ấy mà đã nhiều lần ông bị giáng chức.
Khoảng năm 1931 ông làm Hiệp trấn Quảng Nam và bị giáng (lần thứ
nhất) làm Tiền quân hiệu lực vì bị thua trận trong khi đƣợc phái đi dẹp loạn
Cao Gồng ở Chiên Đàn ( cuộc nổi dậy của các dân tộc ít ngƣời ở phía Bắc
tỉnh Quảng Nam). Năm 1836, do can gián vua Minh Mạng trong chuyến
ngự giá tuần thú Quảng Nam, từ hàm tòng nhị phẩm ông bị giáng (lần thứ
2) xuống chánh lục phẩm, làm một chức quan chuyên lo việc quét dọn bàn
ghế trong công đƣờng. Ông bị giáng (lần thứ 3) năm 1838 xuống làm Lang
trung biện lý hộ vụ, vì sơ ý để thuộc viên bỏ sót, không áp kiềm (ấn, triện)
vào một tờ sớ tấu đã đƣợc vua bút phê. Năm 1839, từ Thái Nguyên ông
31 Đại nam chính biên liệt truyện, tập 4 - NXB Huế, 1993. Tr. 37- 42.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 56
đƣợc triệu về triều lãnh chức Thông chánh phó sứ rồi thăng lên Thị lang bộ
Hộ, nhƣng sau đó lại bị giáng (lần thứ 4), vì bị Minh Mạng cho là có "tƣ
tƣởng bè phái" việc ông không ký vào bản án của Cơ mật viện quy Vƣơng
Hữu Quang tổng đốc Bình Định (Ông và ngƣời này là ngƣời cùng làng), do
tội vô đạo phải trảm thủ vì đã dám dâng sớ can ngăn vua hay xem hát bội và
xin huỷ bỏ bản tuồng Lôi Phong Tháp (mặc dù sau đó, vua Minh Mạng vẫn
tha tội cho Tổng đốc Vƣơng Hữu Quang và ra lệnh đốt bỏ bản tuồng). Từ
Thông chánh phó sứ ông lại bị giáng (lần thứ 5) một cấp, vì là Phó chủ khảo
của trƣờng Thừa Thiên khoa thi năm đó, đã để lọt bài phú của cử nhân Mai
Trúc Tùng (mắc lỗi trùng vận). Lần thứ 6 xảy ra vào năm Tự Đức thứ 15
(1862), cùng với Lâm Duy Hiệp, các ông đã thất bại trong việc thƣơng
lƣợng với thực dân Pháp; phải mất 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (Biên Hòa,
Gia Định, Định Tƣờng và đảo Côn Lôn tức Côn Đảo), bồi thƣờng cho giặc
4 triệu đồng chiến phí. Hòa ƣớc Nhâm Tuất ngày 05-06-1862 tại Sài Gòn.
Lần thứ 7,vào năm 1868 tức là 1 năm sau ngày ông tự xử vì đã để mất luôn
3 tỉnh miền Tây; vua Tự Đức đã hạ lệnh xử án trảm giam hậu, tƣớc hết mọi
chức hàm và cho đục bỏ tên ông ở bia Tiến sĩ (tháng 11-1868). Ngoài cuộc
đời làm quan, Phan Thanh Giản còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm có
giá trị:
· Lƣơng Khê thi thảo
· Lƣơng Khê văn thảo
· Sứ Thanh thi tập
· Tây phù nhật kí
· Ƣớc Phu thi tập
· Tích Ung canh ca hội tập
· Sứ trình thi tập
· Việt sử thông giám cƣơng mục (Chủ biên)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 57
· Minh Mạng chính yếu (Chủ biên).
Trong thơ văn của Phan Thanh Giản, chúng ta tìm thấy những tình cảm
dạt dào, lời lẽ trang trọng, một tâm hồn trung hậu và nhất là cảm xúc hết
sức chân thành. Ở đấy, ông cũng không hay dùng lối sáo ngữ, chỉ cốt lấy sự
giản dị, thành thật làm tiêu chuẩn để biểu lộ tấm lòng của một bậc quân tử
theo đạo Nho…
Giã vợ nhà đi làm quan
Từ thuở vƣơng xe mối chỉ hồng
Lòng này ghi tạc có non sông
Đƣờng mây, cƣời tớ ham giông ruổi,
Trƣớng liễu, thƣơng ai chịu lạnh lùng
Ơn nƣớc, nợ trai đành nổi bận,
Cha già, nhà khó cậy nhau cùng
Mấy lời nhắn nhủ khi lâm biệt,
Rằng nhớ rằng quên, lòng hỏi lòng?
III. Phan Thanh Giản với công cuộc chống Pháp bảo vệ
nền độc lập dân tộc
1. Đối sách của nhà Nguyễn trƣớc âm mƣu xâm lƣợc
của thực dân Pháp
a. Âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp
Từ những năm cuối của thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI chủ nghĩa tƣ bản tây
Âu xuất hiện ngay trong lòng của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Một trong
những yếu tố của sự tích lũy tƣ bản là sự xâm chiếm thuộc địa. Chủ nghĩa
tƣ bản Pháp cũng ra đời cùng với chủ nghĩa tƣ bản ở Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, nhƣng sự phát triển có phần hạn chế hơn. Mặc dù vậy Pháp
cũng tiếp bƣớc các nƣớc trên và nhập cùng đồng bọn đi xâm chiếm đất đai
ở mọi góc biển, chân trời nào. Tuy nhiên cho mãi tới cuối thế kỷ XIX thì
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 58
thực dân Pháp mới đem quân sang xâm lƣợc nƣớc ta, nhƣng mà Pháp đã
nhòm ngó ta từ lâu thế kỷ XVII. Âm mƣu xâm lƣợc này tuy không phải là
liên tục, nhƣng ở mỗi giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVII ta đều thấy có, một
âm mƣu ngày càng trắng trợn. Qua tìm hiểu chúng ta sẽ thấy đƣợc rằng,
nguyên nhân của sự xâm lƣợc không phải là ở chỗ bênh vực đạo, gieo rắc
văn minh hay rửa nhục quốc kỳ mà nguyên nhân chủ yếu của cuộc cƣớp
giật thuộc địa là giành lấy thị trƣờng, là chạy đua để giành lợi nhuận cao.
Những việc truyền giáo viện trợ, những lời tuyên bố khai hóa đều là tấm
màn thƣa để che đậy bản chất xâm lƣợc và chuộc lợi của chúng bởi vì theo
chúng: “ Đi lấy thuộc địa không phải là một hành động khai hóa, một ý
muốn văn minh. Nó là một hành động bạo lực vì lợi ích riêng”32.
Mãi đến thế kỷ XIX, thực dân Pháp mới đem quân sang xâm lƣợc nƣớc
ta. Nhƣng trên thực tế, công việc này đã đƣợc Pháp chuẩn bị rất kỹ lƣỡng
trong một thời gian dài từ thế kỷ XVII. Âm mƣu này đƣợc thực hiện từ thời
vua Louis XVI cho đến thời Lapoleon III, thông qua những hoạt động
truyền giáo của các giáo sĩ và hoạt động của các thƣơng nhân.
Đối với các giáo sĩ Pháp khi sang Việt Nam truyền đạo họ bên cạnh vai
trò đi truyền bá tôn giáo họ còn đóng vai trò “ tiêm quân”, một vai trò
hƣớng đạo trong việc giúp chủ nghĩa thực dân nhòm ngó, xâm chiếm nƣớc
ta. Đối với những hoạt động buôn bán thì các nƣớc tƣ bản tây Âu: Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… đã đến buôn bán, thăm dò, chuẩn
bị kế hoạch lâu dài để xâm chiếm nƣớc ta từ những thế kỷ trƣớc. Với tƣ bản
Pháp, với những hoạt động liên tục của công ty Đông Ấn đƣợc thành lập
năm 1664, công ty Đông Ấn vừa có mục đích truyền giáo vừa có mục đích
thƣơng mại, những thƣơng điếm của công ty là vị trí cơ sở của hội truyền
giáo. Ngay từ đầu công ty Đông Ấn và Hội truyền giáo đã giành đƣợc nhiều
ƣu thế ở Việt Nam. Từ thế kỷ XVII, chính quyền pháp đã cử giám mục sang
Việt Nam giao thiệp và xin mở thƣơng điếm và truyền đạo. Năm 1642, giáo
32 Grandeur et servitude colonials, Tr. 107-108
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 59
sĩ Alexandre de Rhodes đến Việt Nam để truyền giáo, lịch sử Việt Nam
thƣờng nhắc đến tên tuổi ông với công lao to lớn, hình thành ra chữ viết
mới – chữ quốc ngữ. Nhƣng ít ai biết rằng ông đóng một vai trò hƣớng đạo
trong việc giúp chủ nghĩa thực dân nhòm ngó xâm chiếm nƣớc ta. Khi đến
tuổi già sau một thời gian truyền đạo ở Việt Nam giáo sĩ Alexander đã đem
theo một bản đồ Việt Nam khá tỉ mỉ, một số ký sự, trong đó có nói về xứ
Việt Nam nhƣ sau: “ Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy, và chiếm đƣợc vị
trí này thì thƣơng gia Âu châu sẽ tìm đƣợc một nguồn lợi nhuận và tài
nguyên dồi dào”33. Thời gian sau, các thƣơng nhân và cha cố có dịp sang
Việt Nam đều nhận định rằng Việt Nam là một sứ xở nhiều tài nguyên, là
một căn cứ rất tốt là bàn đạp để tấn công các nƣớc xung quanh Khi nhận xét
về đảo Côn Lôn một thƣơng gia Pháp nhận định: “ Đảo này có ba bến tốt,
nhiều suối nhỏ, một ngọn rạch, cây cối đẹp nhất đời, chiếm nơi này thì có
lợi nhƣ là chiếm cả hai eo biển Ma –lac- ca và Sông đơ”34. Sau một thời
gian thăm dò điều tra, năm 1737, viên toàn quyền Pháp Bôngđixêri đã đệ
trình lên vua Loui XVI dự án xâm lƣợc Việt Nam. Năm 1748, giám đốc
công ty Đông Ấn cũng đƣa ra kế hoạch đánh chiếm Cù Lao Chàm.
Cuối thế kỷ XVIII là thời điểm mà Pháp và các nƣớc Phƣơng Tây ráo
riết tiến hành bành trƣớng xâm lƣợc thuộc địa . Chiến tranh giành thuộc địa
giữa Anh và Pháp diễn ra gay gắt, sau nhiều năm chiến đấu ở châu Âu,
Pháp thua trận vì vậy phải nhƣờng hết thuộc địa cho Anh và Mỹ. Duy chỉ
còn có xứ Nam Kỳ là nơi ngƣời Anh chƣa để ý tới, vì vậy chúng sẽ sớm
tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lƣợc, hòng với mƣu đồ chia cắt con
đƣờng thƣơng mại của ngƣời Anh và ngƣời Trung Quốc để ngƣời Anh lui
tới không yên. Vì vậy âm mƣu xâm lƣợc nƣớc ta diễn ra trƣớc khi phong
trào nông dân Tây Sơn nổ ra. Vì nếu không nhanh chóng chiếm lấy thì sẽ bị
Anh chiếm trƣớc. Do đó chúng đã tìm mọi cơ hội để sớm can thiệp vào
33 Tho – ma- zi trích lục, La Conquete de l`Indochine, Tr. 13
34 Trần Văn Giàu – Sđd, Tr. 19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 60
nƣớc ta. Cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh là dịp tốt để
chúng can thiệp quân sự ở nƣớc ta.
Sau thất bại trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Ánh vẫn nuôi chí
trả thù, ông tìm đến xin sự giúp đỡ của thực dân phƣơng Tây. Lúc đó hầu
hết các nƣớc Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều có phái viên đến
liên lạc với Nguyễn Ánh để đề nghị “viện trợ”, nhƣng lúc bấy giờ vì giáo
sĩ Pháp đang có thế lực ở nƣớc ta, nên Nguyễn Ánh nghiêng về Phía Pháp
cầu viện trợ. Năm 1782, khi 100 thuyền chiến của quân Tây Sơn kéo vào
Bến Nghé đánh Nguyễn Ánh thì Bá Đa Lộc đã chiêu mộ nhiều tuyền và
thủy thủ của Pháp theo Nguyễn Ánh chống lại. Tuy nhiên quân Nguyễn
Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại, trƣớc tình hình ấy, Nguyễn Ánh đã giao ấn
tín và con trai trƣởng ( Hoàng tử Cảnh) cho giám mục Bá Đa Lộc và ủy
quyền cho ông toàn quyền trong việc cầu viện Pháp. Năm 1787, tại
Versaillers, bá tƣớc Motmorin – đại diện cho vua Loui XVI và Bá Đa Lộc –
đại diện cho Nguyễn Ánh kí bản hiệp ƣớc sau này gọi là hiệp ƣớc Vesailles.
Mặc dù hiệp ƣớc này đƣợc ký kết nhƣng do cách mạng tƣ sản Pháp bùng nổ
và sau đó là cuộc chiến tranh của Naponeon Bonaparte đã cản trở việc thi
hành hiệp ƣớc. Vậy là kế hoạch can thiệp sâu vào Việt Nam bị gián đoạn
một thời gian , tuy nhiêm Pháp vẫn nuôi mộng xâm lƣợc nƣớc ta. Sau cách
mạng, chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện ý đồ của mình. Lợi dụng hiệp ƣớc
trƣớc kia ký kết, chính phủ Pháp liên tục thúc ép các vua Nguyễn Gia Long,
Minh Mạng thi hành những điều khoản trong hiệp ƣớc, nhằm nhanh chóng
giành chiếm lấy Việt Nam. Năm 1804, Naponeon đã phát biểu công khai
mƣu chƣớc sử dụng giáo sĩ làm đạo quân ngầm đi tiên phong cho công cuộc
xâm chiếm của chúng: “ Hội truyền giáo nƣớc ngoài sẽ rất có ích cho tôi ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Tôi sẽ cử các giáo sĩ đi điều tra tình hình các
xứ, tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và sẽ dùng để che giấu những mƣu đồ
chính trị và thƣơng nghiệp”35. Năm 1812 Napoleon cho nghiên cứu lại
35 Tạp chí nghiên cứu lịch sử tháng 6/1993 , tr. 6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 61
Hiệp ƣớc Vesailles để tìm cớ can thiệp vào Việt Nam. Nhƣng tất cả ý đó đó
đều không có điều kiện thực hiện, vì những bất lợi do tình hình ở châu Âu
lúc bấy giờ, đến năm 1915 Napoleon bị lật đổ.
Loui XVIII lên ngôi tiếp tục theo đuổi mục tiêu xâm lƣợc mà Loui XVI
bỏ dở. Châu Âu chấm dứt chiến tranh, việc giao thƣơng đƣờng biển lại mở
rộng, thƣơng gia các nƣớc Tây Âu lại háo hức đua nhau vƣợt biển sang
phƣơng Đông. Trong thời gian từ 1815 – 181, nhiều đề nghị của Pháp đƣợc
đƣa lên yêu cầu nhà Nguyễn phải nối lại quan hệ. Sau một thời gian dài
vắng bóng tàu Pháp, năm 1817 các tàu Pháp liên tiếp cập bến Đà Nẵng, Sài
Gòn. Trong thời gian này tƣớng của Pháp là Richilieu có ý định bành
chƣớng thế lực ở Việt Nam. Chiến hạm Cybele do đại tá hải quân De
Kergariau chỉ huy đƣợc đặt phái sang Việt Nam. Sau khi cập bến ở Đà
Nẵng, ông đã tìm cách liên lạc với Chaigneau và với Vannier để nắm thêm
tin tức về tình hình nƣớc ta.
Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi đã cắt đứt mối quan hệ với Pháp nhằm
đề phòng sự can thiệp của Pháp, việc “đề phòng là phải rồi, nhƣng thi hành
chính sách bế quan tỏa cảng thì sai, không chịu duy tân là đi vào đƣờng
mất nƣớc…nếu sớm duy tân, nếu phát triển và củng cố lòng yêu nƣớc sẵn
có từ trăm đời trong nhân dân thì không có giáo sĩ ngoại quốc nào có thể
âm mƣu…”36 .Chính điều này càng làm cho Pháp có quyết tâm hơn trong
việc can thiệp vào Việt Nam. Chúng đã cho tàu chiến Pháp cập bến để đƣa
yêu sách, nhiều giáo sĩ Pháp thời kỳ này không chỉ dừng lại ở việc điều tra
gián điệp mà còn can thiệp vào công việc nội bộ của triều đình. Bên cạnh
những hoạt động can thiệp, phá hoại, thực dân Pháp còn tiến hành các hoạt
động khiêu khích. Từ năm 1822 – 1847 nhiều cuộc tấn công của tàu Pháp
vào pháo đài của ta đã diễn ra. Mùa xuân năm Thiệu Trị thứ 7, hai tàu Pháp
do Lapie cầm đầu đã đến khiêu khích ta, chúng cùng một số tùy tùng mang
gƣơm, sung xông thẳng vào công quán ở Đà Nẵng, ngoài ra chúng còn đƣa
36 Trần Văn Giàu –Sđd , Tr. 28.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công
SVTH: Lê Thị Lành Trang 62
thƣ, lớn tiếng và cƣớp buốm lái của 5 chiếc thuyền đồng của triều đình đậu
trong bến. Ngày 15- 4- 1847, chiến hạm Pháp bắn phá chiến thuyền của
triều đình đậu tại Đà Nẵng rồi vội vã nhổ neo. Tiếng súng đã nổ, tình thế đã
căng, ý định xâm lăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan Thanh Giản - cuộc đời và sự nghiệp.pdf