Luận văn Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 6

1.1. Tổng quan về môi trường tại các KCN, KCX. 6

1.1.1. Hiện trạng ô nhiễm của các KCN. 7

1.1.2. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN 10

1.1.3. Ô nhiễm không khí do khí thải KCN. 11

1.1.4. Chất thải rắn tại các KCN 13

1.2. Đánh giá chung về phát thải không khí của các KCN. 15

1.2.1. Khí thải do đốt nhiên liệu. 15

1.2.2. Tác hại của khí SO2. 17

1.2.3. Khí thải phát sinh trong dây chuyền công nghệ sản xuất. 19

Chương 2. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Các phương pháp tính toán phát thải được sử dụng 21

2.1.1. Tính tải lượng hạt rắn 21

2.1.2. Tính lượng phát thải khí SO2 22

2.1.3. Tính tải lượng phát thải CO. 23

2.1.4. Tính tải lượng phát thải Oxit Nito 23

2.2. Tổng quan phần mềm được sử dụng 25

2.2.1. Các chức năng cơ bản 27

2.2.2. Các nhóm thông tin chuyên sâu 27

2.3. Phương pháp kết nối CSDL, GIS, mô hình toán và công nghệ ENVIM. 37

2.4. Sơ đồ các bước thực hiện. 45

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46

3.1. Mô tả số liệu được sử dụng. 46

3.2. Các bước nhập số liệu. 49

3.3. Kết quả chạy mô hình. 52

3.4. Thảo luận 55

3.5. Đề xuất 55

Kết luận và kiến nghị 57

Tài liệu tham khảo 59

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư, quy mô và công suất của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Trong thành phần chất thải rắn của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại thường chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim loại, hóa chất…) và những thành phần có nhiệt trị cao không nhiều (sơn, cao su…). Tuy nhiên trên thực tế cũng cần lưu ý vì có nhiều KCN mới (nhất là ngành điện tử), tỷ lệ chất thải chất thải nguy hại có thể vượt con số 20%. Bảng 12: Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN phía Nam. Vật liệu % Kim loại 4 -9 Thủy tinh < 0,5 Cao su, da, giả da 3 -7 Plastic các loại < 1 Gỗ vụn, mạt cưa 15 - 25 Vải giẻ < 1 Các loại bao bì 2 - 4 Sơn keo, hóa chất, dung môi 1 - 5 Các loại rác hữu cơ 30 - 40 Bã vôi, gạch đá, cát 4 - 8 Tro xỉ 10 - 15 Bùn khô từ xử lý nước thải 8 - 17 Rác điện tử 0.1 - 1 (Nguồn: [11]) Thành phần chất thải rắn của các KCN không chỉ thay đổi theo loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, xi măng, gạch, sắt thép hư hỏng, bao bì và phế thải xây dựng. Trong giai đoạn KCN đã đi vào hoạt động, phế thải xây dựng, mặc dù phát sinh không nhiều, vẫn được thu gom lẫn với rác thải công nghiệp. Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường hợp đồng với công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý chất thải rắn. Việc đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng kí với Sở TN&MT cấp tỉnh. Đánh giá chung về phát thải không khí của các KCN. Vấn đề khí thải ít được quan tâm tại các KCN. Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại KCN có thành phần khí thải thì phải xây dựng hệ thống xử lý và tự mời các đơn vị bên ngoài quan trắc khí thải để báo cáo lên HEPZA. Đối với chất lượng không khí xung quanh, Khu công nghiệp mời đơn vị bên ngoài tiến hành đo đạc định kì. Ô nhiễm khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở công nghiệp trong KCN rất đa dạng tuỳ theo đặc điểm ngành nghề sản xuất, có thể phân chia theo các dạng sau: Khí thải do đốt nhiên liệu. Khí thải phát sinh trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Khí thải do đốt nhiên liệu. Các doanh nghiệp trong các KCN sử dụng các loại nhiên liệu ( dầu FO, DO, Gas, than đá, củi…) để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất và một phần cho hoạt động giao thông. Các thông số ô nhiễm chính của khí thải Cacbon monoxide (CO): Cacbon monoxide hình thành do sự cháy không hoàn toàn nhiên liệu (than, dầu, khí đốt); quá trình đốt rác và sinh khối. Các hoạt động nấu ăn và đốt rẫy, ruộng... Cacbon monoxide là chất khí không màu, không mùi, không kích thích nhưng có độc tính cao do nó phản ứng rất mạnh (có ái lực) với hầu cầu trong máu và tạo ra Cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. Ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với oxy. Hàm lượng COHb trong máu có thể làm bằng chứng cho mức độ ô nhiễm Oxit carbon trong không khí xung quanh. Hồng cầu trong máu hấp thu CO nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc của cơ thể với không khí và mức độ hoạt động của cơ thể. Nitơ oxit (NOx): Có tất cả 6 loại nitơ oxit N2O (dinitơ oxit), NO (nitơ oxit),NO2 (nitơ dioxit), N2O3 (dinitơ trioxit), N2O4 (dinitơ tetraoxit) và N2O5 (dinitơ pentaoxit).Trong số đó NO2 (nitơ dioxit) là đáng chú ý nhất do những nguyên nhân sau: Tất cả các loại nitơ oxit NOx đều có tác động trong môi trường giống như NO2 NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hydrocarbon trong khí thải của máy móc tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến hình thành muội khói có tính gây oxy hoá mạnh. NO2 được hình thành như sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt nhiên liệu trong các loại động cơ đốt trong cũng như trong các lò nung do có sự oxy hoá trong hỗn hợp của NO được tạo ra ở nhiệt độ cao. Nguồn phát sinh nhân tạo chính của NO2 chính là quá trình đốt nhiên liệu có N hoặc không khí bị nung nóng ở nhiệt độ cao hơn 65000C trong sự hiện diện của oxy. Ở nhiệt độ thấp gặp NO2 trong môi trường lao động hoặc trong không khí xung quanh, tác hại của NO2 tương đối chậm và khó nhận biết. Hiện nay, khí nitơ oxit ở nồng độ thường gặp trong thực tế có thể được xem như chất độc hại tiềm tàng có tác hại gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng về vấn đề này. Sunful dioxit (SO2): Nguồn phát sinh SO2 nhân tạo chủ yếu là quá trình đốt nhiên liệu có chứa S, quá trình khử S trong nhiên liệu: dầu mỏ, than đá, khí đốt. SO2 là một chất khí không màu, có tính ăn mòn cao có tác hại trực tiếp đến cả động vật và thực vật. Ở trong không khí, SO2 có thể bị oxy hoá thành SO3 khí này tác dụng với hơi nước hoặc các hạt lơ lửng tạo ra axit sulfuric, tác nhân chính của mưa axit. Các hạt bụi hoặc nước có kích thước rất nhỏ có thể mang ion SO42- đi rất xa trong không khí, có thể đi sâu vào phổi và gây ra tác hại rất nghiêm trọng. Ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm SO2 chỉ đứng thứ hai sau hút thuốc lá. Bụi: Bụi sinh ra từ nhiều quá trình như đốt nhiên liệu, giao thông... Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau nhưng trong đó tác hại đối với sức khỏe con người là quan trọng nhất. Về sức khỏe, bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hoá (một cách ngẫu nhiên), nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi do hít thở. Tác hại của khí SO2. Đối với con người. SO2 là loại khí dễ hòa tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khí hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Người ta quan sát thấy rằng: khi hít thở không khí có chưa SO2 với nồng độ thấp (1 – 5 ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm của khí quản. Ở nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí quản, làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp, tức gây khó thở. Khí SO2 có mùi hăng khét ngột ngạt và người nhạy cảm với SO2 nhận biết được ở nồng độ 0.56 ppm tương đương với 1.6 mg/m3, còn người bình thường ít nhạy cảm với SO2 thì nhận biết mùi của nó ở nông độ 2 – 3 ppm. Cũng có số liệu chứng tỏ rằng công nhân làm việc thường xuyên ở nhưng nơi có nồng độ SO2 khoảng 5 ppm hoặc hơn thì độ nhạy cảm về mùi sẽ giảm và không còn nhận biết được mùi ở nồng độ ấy nữa cũng như không có phản ứng phòng vệ xuất tiết nước nhầy ở đường hô hấp. Như vậy, có thể nói rằng nồng độ 1 ppm của khí SO2 trong không khí là ngưỡng xuất hiện các phản ứng sinh lý của cơ thể, ở nồng độ 5 ppm – đa số các cá thể nhận biết được mùi và có biểu hiện bệnh lý rõ ràng, còn ở nồng độ 10 ppm hầu hết đều than phiền do đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng. Đối với động vật. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với động vật cần được nghiên cứu bởi hai lý do quan trọng sau đây: Một là lý do kinh tế đối với ngành chăn nuôi nói chung của quốc gia cũng như của từng hộ gia đình nông dân nói riêng, hai là lý do liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm nguồn gốc động vật. Ngoài ra, những loài động vật nhỏ như: chuột bạch, chuột lang, thỏ…thường được dùng làm vật thí nghiệm để xác định tác hại của các độc tố hoặc môi trường ô nhiễm, từ đó rút ra kết quả áp dụng cho con người. Khí SO2 gây tổn thương lớp mô trên cùng của bộ máy hô hấp, gây bệnh khí thủng và suy tim. Đối với chuột cống nồng độ SO2 là 11ppm và thời gian tiếp xúc 18 ngày bắt đầu gây ảnh hưởng đến hoạt động của lớp mao trên màng nhầy của phế nang phổi tăng xuất tiết nước nhầy và viêm đỏ khí quản, ở nồng độ 25ppm phổi bị tổn thương nặng. Đối với thực vật. Trong các chất ô nhiễm không khí thường gặp thì SO2 là chất gây tác hại đã từng xảy ra ở nhiều nơi nhất trên thế giới và vì thế được nghiên cứu đến nhiều nhất. Khí SO2 thâm nhập vào các mô của cây và kết hợp với nước để tạo thành H2SO3 gây tổn thương màng tế bào và suy giảm khả năng quang hợp. Cây sẽ có những biểu hiện như chậm lớn, vàng úa lá rồi chết. Ánh mặt trời có tác dụng kích thích mở rộng các khoang trao đổi khí nằm ở mặt dưới của lá và vì thế khí SO2 cũng như các chất ô nhiễm khác thâm nhập vào lá cây vào ban ngày mạnh hơn gấp 4 lần so với ban đêm. Một lượng nhỏ cần cho sự sống và phát triển của cây nhưng với nồng độ cao, SO2 gây tác hại nghiêm trọng. Khi thâm nhập vào các tế bào ở lá cây, SO2 chuyển thành các ion SO32- sau đó chuyển thành SO42- SO2® SO32- ® SO42- Trong đó tốc độ biến đổi từ SO2 thành SO32- nhanh hơn nhiều so với tốc độ biến đổi từ SO32- thành SO42- mà ion SO32- độc hại gấp 30 lần so với ion SO42-. Tác hại cấp tính của SO2 đối với thực vật chủ yếu là gây thành đốm nâu vàng ở lá cây và mang tính cục bộ, chỗ tổn thương không bao giờ được phục hồi, nhưng những chỗ không bị tổn thương vẫn hoạt động bình thường. Sau khi bị tác hại bởi SO2, chồi lá non mọc ra vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng. Tác hại cấp tính của SO2 xảy ra khi nồng độ trong không khí khoảng 0.03ppm. Tác hại mãn tính xảy ra ở nồng độ thấp hơn. Các loại thực vật nhạy cảm với SO2 là cây linh lăng, cây bông cải, củ cải, bắp cải, cà rốt, lúa mì, táo…các loài cây chống chịu tốt đối với SO2 là khoai tây, hành, ngô, dưa chuột, bầu bí, chanh… Khí thải phát sinh trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm từng ngành nghề, các dạng khí thải này rất khác nhau. Các khí này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân làm việc trong nhà máy nếu không được xử lý thích hợp. Khí thải phát sinh từ một số ngành sản xuất Sản xuất xi măng: Chất ô nhiễm chủ yếu trong công nghiệp sản xuất xi măng là bụi. Bụi thoát ra môi trường xung quanh từ các công đoạn sau đây: Vận chuyển và chứa kho các vật liệu đá vôi, đất sét, phụ gia. Nếu thao tác với nguyên liệu ẩm (có phun nước trước), lượng bụi toả ra sẽ được giảm thiểu đáng kể. Sấy và nung: toả ra nhiều bụi và khí SO2 có nguồn gốc từ nhiên liệu. Nghiền và trữ clinker: toả bụi. Sản xuất đồ nhựa: Các loại công nghiệp sản xuất gia công đồ nhựa là nguồn ô nhiễm không lớn song rất đa dạng do sự khác nhau trong nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị công nghệ. Công đoạn chế biến: polymer hoá các nguyên liệu ban đầu (monomer) được tiến hành trong thùng kín, nguy cơ gây ô nhiễm hầu như triệt tiêu, ngoại trừ một số vị trí thao tác của công nhân đòi hỏi phải được trang bị phòng hộ lao động một cách cẩn thận(vị trí rót các chất phản ứng ). Khi rửa các loại thùng chứa, đồ đựng polymer, các chất xúc tác tiếp xúc với không khí khi dọn sạch thiết bị phản ứng v.v...có thể làm bốc ra một số hơi, khí có mùi khó chịu gây dị ứng, nhất là đối với công nhân làm việc tại các công đoạn này. Công đoạn ép khuôn: để sản phẩm có chất lượng cao, người ta phải trộn vào nhựa polymer nhiều loại phụ gia có tính độc hại cao đối với cơ thể con người ví dụ như các khoáng chất có gốc chì, cacdimi. Hít thở hoạt tiếp xúc với loại vật liệu này rất nguy hiểm đối với sức khoẻ. Gia công bề mặt kim loại: Trong quá trình gia công bề mặt kim loại sẽ phát sinh khí thải trong các công đoạn sau: Bụi nguyên vật liệu, hóa chất và thành phẩm phát sinh trong các công đoạn phối liệu, mài nhẵn bề mặt và đánh bóng các chi tiết; Hơi dung môi và bụi sơn phát sinh trong các công đoạn sơn; Dệt nhuộm: Các nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu của ngành dệt nhuộm: Các phân xưởng tẩy nhuộm: Khí thải ra ngoài hơi nước còn có hơi của các hóa chất tẩy nhuộm.Các phân xưởng sợi, dệt, may: thường ô nhiễm bởi bụi bông và tiếng ồn. Nơi cung cấp nhiệt và máy phát điện dự phòng: do ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn dầu FO để cung cấp điện cho các công đoạn sản xuất, một số trường hợp sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện dự phòng. Các khí thải chủ yếu là:SO2, SO3, CO, CO2, NO2, tiếng ồn và bụi. Xí nghiệp cơ khí: Nguồn gây ô nhiễm chính trong các xí nghiệp cơ khí chính là các xưởng đúc, xưởng sơn (đặc biệt là ở các nhà máy chế tạo ô tô và máy kéo). Trong xưởng đúc thì nguồn gây ô nhiễm chính là bụi, khí CO và SO2. Còn ở xưởng sơn thì chủ yếu là do hơi dung môi bốc lên làm ô nhiễm môi trường. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã có rất nhiều phương pháp để tính toán phát thải ô nhiễm không khí nhưng trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp tính phát thải được trình bày trong [1]-[5]. Các kết quả này được tác giả học trực tiếp từ thầy hướng dẫn. Đây là một phần trong nghiên cứu cấp Bộ do PGS. Bùi Tá Long và Phòng Tin học môi trường, Viện Môi trường và tài nguyên thực hiện trong 2 năm 2010 – 2011. Các phương pháp tính toán phát thải được sử dụng Tính toán phát thải chất ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu dạng rắn, lỏng và khí theo những công thức sau: Tính tải lượng hạt rắn Mhr = B . Ar . f (1) Mhr : Tải lượng các hạt rắn thải vào khí quyển, g/giây hoặc t/năm; B: Lượng nhiên liệu dùng, gam/năm hoặc t/năm; Ar: Hàm lượng tro của nhiên liệu , %; (Bảng 21) F: Hệ số (Bảng 22) Tính toán sự phát thải các thành phần hạt rắn theo các phân loại sau: a. Đốt nhiên liệu dạng rắn * Tro bay: - Tro than (với hàm lượng SiO2 từ 20-70%) khi sử dụng than và than ở các mỏ, than cốc, than bùn; - Tro than của nhà máy nhiệt điện (với hàm lượng CaO 35-40% ) - Chất lơ lửng khi dùng củi gỗ; - Tro phiến khi sử dụng đá phiến Các hạt rắn được tính theo công thức (1) bao gồm tro bay Mt và phần dư than cốc Mc (cacbon, bồ hóng, mụi) Tro bay Mt được tính theo công thức: Мt= 0,01. В . аt . Аr (2) Mt: Tải lượng tro bay, g/giây hoặc t/năm B: Lượng nhiêu liệu dùng, g/giây hoặc t/năm аt : Phần tro của nhiên liệu trong khi thải. (Bảng 24) Аr: Hàm lượng tro của nhiên liệu , %; (Bảng 21) Cacbon (bồ hóng) được tính theo công thức: Mc=Mhr - Mt (3) Mhr: Tải lượng các hạt rắn thải vào khí quyển, g/giây hoặc t/năm Mt : Tải lượng tro bay, g/giây hoặc t/năm; b. Đốt Mazut và dầu. Các hạt rắn được tính theo công thức (1) chia làm tro Mazut MtM và phần dư tan cốc (cacbon, bồ hóng) Tro Mazut của nhà máy nhiệt điện (quy đổi sang Vanadi) thải ra được tính theo công thức: MtM=Qv.B (4) MtM: Tải lượng tro Mazut. g/giây hoặc t/năm; B: Lượng nhiêu liệu dùng, g/giây hoặc t/năm; Qv: Lượng Vanadi chứa trong 1 tấn Mazut, g/tấn Qv có thể được tính theo hai cách: Theo phân tích hóa học Mazut: Qv=av.10-4 (5) av- hàm lượng thực tế của phân tử vanadi chứa trong Mazut, % 10-4- hệ số chuyển đổi. Theo công thức gần đúng (khi không có dữ liệu phân tích hóa học) Qv=2222.Ar (6) 2222- hệ số thực nghiệm. Cacbon (bồ hóng) được tính theo công thức: Mc=Mhr-MtM (7) c. Đốt nhiên liệu Diezel và nhiên liệu chất lỏng dễ bay hơi khác Các hạt rắn được tính theo công thức (5) Tính lượng phát thải khí SO2 MSO2=0.02 B Sr (1-hSO2 ) (8) MSO2: Lượng khí SO2 thải vào khí quyển, g/giây hoặc t/năm; B: Lượng nhiên liệu đốt, tấn/năm hoặc gam/ giây; Sr: Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong nhiên liệu, % (Bảng 21) hSO2: Tỷ lệ oxit lưu huỳnh, trong tro bay của nhiên liệu : + than bùn: 0.15 + Đá phiến ở mỏ: 0.5 + Than: 0.2 + Mazut: 0.02 Tính tải lượng phát thải CO. MCO=0.001.CCO.B.(1-q4/100) (9) MCO: Lượng CO thải vào môi trường, g/giây hoặc t/năm; B: Lượng nhiên liệu dùng, t/năm, ngàn m3/năm, g/giây, lit/giây; CCO: Sản lượng CO phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu kg trên tấn hoặc trên ngàn m3 nhiên liệu: Ссо= q3 . R . Qir (10) q3: Mất mát nhiệt do quá trình đốt cháy hóa học không hoàn toàn nhiên liệu, % ( Bảng 23) R: hệ số tính đến tỷ lệ tổn thất nhiệt do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa học không hoàn toàn, do sự hiện diện của CO trong sản phẩm cháy không hoàn toàn, được tính: + Nhiên liệu rắn: 1; + Nhiên liệu khí:0.5; + Nhiên liệu Mazut: 0.65; Qir: Nhiệt liệu sơ cấp của việc đốt cháy nhiên liệu tự nhiên, MJ/kg (Bảng 21) q4: Mất mát nhiệt do sự quá trình đốt cháy cơ học của nhiên liệu, % ( Bảng 23) Tính tải lượng phát thải Oxit Nito MNOx=B.g.10-3 (11) MNox: Lượng NOx thải vào khí quyển, g/giây hoặc t/năm; B: Lượng nhiên liệu dùng, t/năm, ngàn m3/năm, g/giây, lit/giây; g: Lượng NOx thoát ra khi đốt cháy nhiên liệu, kg/t (kg/ngàn.m3): + Than: 1.76; + Mazut: lưu huỳnh ít: 2.57; lưu huỳnh cao: 2.46 + Khí thiên nhiên: 2.15 Quy đổi : + Đối với Nito dioxxit: MNO2= 0.8 MNOx + Đối với Nito monooxit: MNO=0.13 MNOx Bảng 21: Đặc điểm tính toán nhiên liệu thường sử dụng trong lò đốt Nhiên liệu Loại Wr , % Ar , % Sr , % Qri, MJ/кг at, % 1.Than 8,5 16,8 0,4 20,1 6,47 2. Củi gỗ - 40,0 0,6 - 10,24 3,75 3. Khí gas - 37,46 10 4. Mazut Ít lưu huỳnh 3,0 0,05 0,3 40,30 10,63 Trung bình 3,0 0,1 1,4 40,12 10,45 cao 3,0 0,1 2,8 39,85 10,20 5. Dầu mỏ - - 0,1 2,9 39,79 11,35 6. Nhiên liệu Điezen - - 0,025 0,3 42,65 - 7. Dầu nặng - - 0,02 0,3 42,35 - 8. Dầu chạy động cơ - - 0,05 0,4 41,4 - Bảng 22:Giá trị hệ số f và KCO phụ thuộc vào dạng lò và loại nhiên liệu Dạng lò Loại nhiên liệu F Ксо, kg/GJ 1.Lò mắt lưới cố định và tiếp nhiên liệu bằng tay Than đá và than nâu 0,0023 1,9 Than gầy 0,0054 0,85 2. Lò nhiều lớp dành cho máy nhiệt điện dân dựng Củi gỗ 0,0050 14,0 Than nâu 0,0011 16,0 Than đá 0,0011 7,0 Than gầy 0,0011 3,0 3. Buồng đốt kiểu có ngăn Mazut 0,0100 0,32 4. Máy nhiệt điện dân dụng Khí thiên nhiên - 0,08 Nhiên liệu lỏng dễ bay hơi 0,0100 0,16 Bảng 23:Giá trị các hệ số q3, q4 Dạng lò Loại nguyên liệu ат q3 , % q4 , % 1. Lò lưới mắt cáo và tiếp nhiên liệu bằng tay Than đá 3,1 0,5 5,5 2. Lò mắt xích Than 1,6 0,5 13,5 3. Lò than đứng với lưới nghiêng Củi gỗ, phế liệu vụn, mạt cưa, than bùn 1,4 2 2 4. Lò đốt nhanh Củi gỗ, vỏ bào 1,3 1,0 4,0 5. Buồng đốt kiểu có ngăn Mazut 1,1 0,5 0,5 Khí gas 1,1 0,5 0,5 Bảng 24: Giá trị at- phần tro của nhiên liệu (rắn) trong khi thải Đối với vỏ cây và than bùn 0.10 Lò đứng, lò đứng dạng xích, lò đốt nhanh 0.25 Lò nhiều lớp dành co máy nhiệt điện dân dụng Đối với đá phiến 0.15 Lò có nhiều lớp, lò dốc Đối với lò đốt kiểu nhiều ngăn với gạt xỉ rắn có công suất từ 25 đến 30 tấn/ giờ thì at= 0.95 Tổng quan phần mềm được sử dụng Từ nhiều năm nay trên thế giới vẫn tồn tại hai trường phái trong việc đánh giá tình trạng và chất lượng môi trường. Trường phái thứ nhất bảo vệ quan điểm cho rằng các phương tiện đo đạc là con đường duy nhất đi đến chân lý cho rằng mô phỏng sự phát tán chất độc hại không cho kết quả đúng đắn bởi vì các dữ liệu đầu vào ví dụ như các dữ liệu phát thải không đủ chính xác và các công thức tính toán theo mô hình quá đơn giản để cuối cùng nhận được bức tranh thực tế. Trường phái thứ hai là những người ủng hộ mô hình hóa, họ cho rằng các phép đo rất tốn kém và phản ánh thực tế chỉ tại một số điểm riêng biệt vào những thời điểm xác định. Mặc dù có nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng vai trò của mô hình ngày càng tăng lên. Phần dưới đây giới thiệu về mô hình được tác giả sử dụng trong luận văn. Hình 21. Trang khởi động phần mềm TISAP Phần mềm TISAP (TISAP viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone for Air Pollution) là sản phẩm đề tài cấp Bộ do PGS. TSKH. Bùi Tá Long và Phòng Tin học Môi trường phát triển, dùng để quản lý thông tin chung của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất, sử dụng nhiên liệu và quản lý các thông tin phát thải của doanh nghiệp....Phần mềm này kế thừa từ phiên bản phần mềm TISEMIZ – 2010 [9], được phát triển thêm rất nhiều module mới, đặc biệt là module tính toán phát thải dựa trên số liệu khai báo của doanh nghiệp. Với phần mềm này các doanh nghiệp sẽ có được các thông tin khách quan về phát thải của mình. Đây là một bước cần thiết để giám sát các phát thải của các KCN tập trung ở Tp. HCM. Cũng giống như các phần mềm ENVIM trước đây, TISAP gồm chức năng: quản lý thông tin cơ bản, thông tin chuyên sâu về phát thải, mô hình hóa, báo cáo, thống kê và GIS. Các chức năng cơ bản Quản lí thông tin KCN/ doanh nghiệp: (tên doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất…), thông tin về ống khói, lượng nhiên liệu sử dụng, tình hình phát thải của doanh nghiệp… Quản lý tình hình sử dụng nhiên liệu: cho phép người sử dụng quản lý được tình hình sử dụng nhiên liệu của mình, mỗi doanh nghiệp nhập thông tin về lượng loại nhiên liệu như:sử dụng loại nhiên liệu gì, lượng sử dụng bao nhiêu, đơn vị là gì Quản lý sự phát thải dựa trên nhiên liệu: Từ kết quả xuất ra từ mô hình cho mỗi doanh nghiệp thấy được hàng năm doanh nghiệp đó thải ra lượng ô nhiễm bao nhiêu cho môi trường từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát phát thải hợp lý. Mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí ( Berlian, Gauss, ISC3) Báo cáo: Sau khi các thông tin được nhập vào đầy đủ, người dùng của TISAP có thể truy vấn dữ liệu hết sức dễ dàng cũng như có thể cho chạy mô hình theo dõi phát tán ô nhiễm không khí ở KCN ở bất cứ máy tính nào có kết nối Internet mà không cần các bước cài đặt phức tạp như trước. Thể hiện thông tin trên bản đồ. Các nhóm thông tin chuyên sâu Cách sử dụng từng mục a. Thông tin Thông tin KCN Hình 22: Giao diện thông tin KCN Doanh nghiệp Hình 23: Giao diện thông tin doanh nghiệp Báo cáo KCN: lưu trữ các thông tin liên quan tới báo cáo như tên báo cáo, loại báo cáo, ngày lập báo cáo, file đính kèm, ghi chú. Hình 24: Giao diện báo cáo KCN Thông tin doanh nghiệp Thông tin chung: thể hiện hết các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như tên DN, ngành hoạt động, địa chỉ, năm hoạt động…. Hình 25: Giao diện thông tin chung của DN Khí thải: năm, nguồn thải, biện pháp xử lý, ống khói, những thông tin khác… Hình 26: Giao diện thông tin khí thải Nhiên liệu: nhập các thông tin về nhiên liệu sử dụng của từng DN như loại nhiên liệu, thời điểm nhập nhiên liệu, lượng sử dụng, đơn vị, số ngày sử dụng, công suất lò hơi, nhiệt độ, ống khói Hình 27: Giao diện thông tin nhiên liệu của DN Một số thông tin khác… Thông tin trạm khí tượng: Thông tin về trạm khí tượng cung cấp số liệu về khí tượng. Hình 28: Giao diện thông tin về trạm khí tượng Số liệu khí tượng. Thông tin điểm nhạy cảm: tên tọa độ, vị trí… Hình 29: Giao diện thông tin điểm nhạy cảm Thông tin về điểm lấy mẫu CLKK: tên. vị trí lấy mẫu, tọa độ Hình 210: Giao diện thông tin điểm lấy mẫu CLKK b. Báo cáo Tính nhanh tải lượng : khi nhập tên doanh nghiệp và lượng nhiên liệu, loại nhiên liệu, sau đó tạo báo cáo chương trình sẽ tự xuất ra kết quả cần biết. Hình 211: Cửa sổ nhập thông tin tính tải lượng Hình 212: Kết quả tính nhanh tải lượng phát thải Báo cáo tải lượng phát thải theo nhiên liệu sử dụng của doanh nghiệp và KCN: người sử dụng có thể chọn KCN muốn tính, sau đó chọn thời gian bắt đầu và kết thúc, chương trình sẽ xuất ra kết quả về bụi, CO, NOx,SO2. Hình 213: Cửa sổ nhập thông tin báo cáo Hình 214: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải theo nhiên liệu sử dụng Báo cáo tải lượng phát thải của KCN: người sử dụng chỉ cần nhập thơi gian bắt đầu và kết thúc, chương trình sẽ xuất ra toàn bộ kết quả phát thải của 12 KCN có dữ liệu. Hình 215: Cửa sổ nhập thời gian tính phát thải của KCN Hình 216: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải của các KCN Hướng dẫn chi tiết. Phần mềm cho phép người dùng nhập thông tin mới, chỉnh sửa thông tin đã có và xóa thông tin. Cụ thể như sau: a. Tạo hàng mới Khi muốn thêm hàng người sử dụng click vào nút sẽ có thêm một hàng mới. Hình 217: Cách thêm hàng mới. b. Xóa hàng Khi người dùng muốn xóa đi hàng nào đó không cần thiết thì có thể click vào hàng đó. Hình 218: Cách xóa hàng. Rồi sau đó click vào icon , hàng muốn xóa sẽ không còn. Hình 219: Hình minh họa sau khi xóa hàng. c. Chỉnh sửa: Khi người sử dụng muốn chỉnh sửa thông tin của một hàng nào đó người sử dụng chọn hàng đó sau đó click vào icon Khi chỉnh sửa xong muốn kết thúc chỉnh sửa thì click vào icon Hoặc muốn hủy chỉnh sửa người sử dụng có thể click vào icon d. Lưu trữ: Khi thêm thông tin nào đó mới thì ta click vào icon trên cửa sổ màn hình khi đó các thông tin đó sẽ được lưu lại. e. Nhập dữ liệu từ file excel: Khi người dùng đã có bảng thông tin ở dạng file excel, chức năng import từ excel cho phép người dùng tự động hóa quá trình nhập dữ liệu. Để tự động nhập dữ liệu, người dùng chọn icon và chọn file dữ liệu excel từ hộp thoại chọn file của chương trình, người dùng nhấp chọn OK, file dữ liệu ở dạng excel sẽ được đưa vào bảng dữ liệu của chương trình. f. Xuất dữ liệu ra file excel Khi người dùng có thông tin nào đó cần trích ra thành file excel người sử dụng click chọn icon , sẽ xuất hiện một hộp thoại, trong mục file name cho người dụng chọn nơi lưu file excel. Trong mục save as type chọn excel. Sau đó người dung chọn save. Dữ liệu cần trích sẽ được lưu trong bản excel vừa mới tạo. Phương pháp kết nối CSDL, GIS, mô hình toán và công nghệ ENVIM. Trong khoa học, thuật ngữ hệ thống thông tin tự động (Automatic Information System - AIS) được sử dụng rộng rãi. Mục tiêu của AIS là để tích hợp các loại thông tin có bản chất khác nhau. Nếu AIS được kết hợp với mô hình (model) thì khi đó hệ này được gọi là các Hệ thống thông tin - mô hình tự động (Automaitic Informational – Model System). Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của GIS đã mở đường cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochương_luan van.doc
  • docCD.doc
  • docNhan xet cua GVHD.doc
  • docxNHẬN XÉTva lời cam doan.docx
  • pptxPPT LUẬN VĂN.pptx
  • docPhieu giao de tai.doc
Tài liệu liên quan