Có 4 hạn chế lớn nhất là: Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh gía công tác trong nhà trường; năng lực cải tiến, thích ứng với sự thay đổi; việc lập kế hoạch để điều hành một cách khoa học cũng hạn chế, khả năng sử dụng và tạo điều kiện sử dụng công nghệ thông tin còn yếu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý, nhưng nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hạn chế do năng lực và kỹ năng quản lý (30,1% cán bộ quản lý tự đánh giá như vậy), do chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoặc đã bồi dưỡng từ khá lâu, kiến thức quản lý không cập nhật (43,3% cán bộ quản lý được bồi dưỡng trong thời gian từ trước năm 2000) và do cán bộ giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ ở 1 trường và do nhiều nguyên nhân chưa được luân chuyển hoặc chưa được thay thế.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với yêu cầu. Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự đáp ứng được kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (mới đạt tới 20%), đào tạo chưa gắn với sử dụng, thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và công nhân lành nghề cho các ngành cơ bản của một tỉnh nông lâm nghiệp miền núi như hiện nay. Sự bất cập về quy mô đào tạo đang trở thành một vấn đề nan giải mà chưa thể giải quyết ngay được.
Trình độ kiến thức của một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp... chưa thực sự đạt tới yêu cầu chuẩn của từng cấp học, ngành học. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học còn thấp so với các tỉnh khác trong khu vực và so với nhu cầu cán bộ khoa học của tỉnh.
Nói chung đây là những thách thức rất lớn mà công tác quản lý giáo dục của tỉnh phải đối mặt.
- Thứ hai: Đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu (nhất là cấp tiểu học) và yếu về chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu. Về trình độ và cơ cấu còn nhiều bất cập; trình độ chuyên môn đạt chuẩn còn thấp so với Quy định của Điều lệ, đặc biệt là về bồi dưỡng chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ còn rất yếu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng đầo tạo và hiệu quả quản lý chưa cao. Sự yếu kém về chất lượng đội ngũ giáo viên do rất nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến:
+ Một thời kỳ phát triển giáo dục ồ ạt giáo viên được đào tạo gấp qua nhiều hệ (7+2; 9+3;9+1; 9+32 tuần;12+2...). mặt khác do cơ chế ngành Giáo dục và Đào tạo không thu hút tuyển chọn được học sinh giỏi tài năng vào các trường sư phạm cho nên chất lượng rất hạn chế.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên còn hình thức, tác dụng, hiệu quả thấp, chưa đủ làm cho giáo viên giác ngộ phấn đấu vươn lên để tự hoàn thiện.
- Thứ ba: Cơ sở vật chất trường học thiếu thốn, ngèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của Giáo dục và Đào tạo trước quy mô phát triển nhanh của tất cả các ngành học, bậc học, yêu cầu số lượng trường, lớp. Để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao dân trí cho mọi người là rất lớn. Tất cả sự đầu tư xây mới và bổ sung sửa chữa nâng cấp hàng năm với trên 500 trường học vẫn còn rất hạn hẹp để đạt yêu cầu “trường ra trường, lớp ra lớp”. Trong 2 năm qua giải quyết được trên 600 phòng học song điểm hạn chế của chương trình là không xây dựng các phòng học chức năng, không xây dựng khu vệ sinh học đường, nên phòng họp, nhà công vụ giáo viên, nhà vệ sinh nhiều trường vùng sâu vùng xa vẫn tạm bợ bằng phên cót bằng tre.
Những yếu tố cơ bản về cơ sở vật chất nói trên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Rõ ràng sự đầu tư chưa đúng mức, chưa thoả đáng sẽ dẫn tới sự bất cập giữa yêu cầu và điều kiện thực hiện.
2.1.4. Quy mô trường lớp và giáo viên trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
- Quy mô trường lớp: Là tỉnh trong 5 năm gần đây có số lượng học sinh trung học phổ thông tăng nhanh. Hệ thống trường trung học phổ thông được thành lập ở tất cả các huyện, việc đa dạng hoá loại hình trường lớp cấp trung học phổ thông còn yếu. Quy mô phát triển trường lớp, cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh 2006 - 2007 như sau:
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường trung học phổ thông:
Năm học 2006- 2007, cấp trung học phổ thông có 1.829 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó số giáo viên trung học phổ thông là 1.669 người (chưa tính số cán bộ quản lý trường trung học phổ thông có 78 người).
- Cơ cấu giáo viên trung học phổ thông:
+ 1.123 nữ/1.669, tỷ lệ: 67.28 %
+ 533 Đảng viên, tỷ lệ: 31.93 %
+ 396 dân tộc ít người, tỷ lệ: 23.72 %
- Về trình độ giáo viên trung học phổ thông:
+ 03 người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ chiếm 3.84 %.
+ 1.475 người có trình độ đại học chiếm 88,37 %.
+ 194 người có trình độ cao đẳng, tỷ lệ 11,63%.
- Về độ tuổi giáo viên trung học phổ thông:
+ Dưới 30 tuổi: 920 người tỷ lệ: 55.12 %.
+ Từ 30 đến 50 tuổi: 413 người tỷ lệ: 24,92 %.
+ Trên 50 tuổi: 89 người tỷ lệ: 19.96 %.
Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trừ một số giáo viên môn thể dục, tin học, toán, lý còn lại đều đạt chuẩn, có trình độ trên chuẩn ít.
Bảng 2.1: Khái quát quy mô phát triển trường lớp, giáo viên trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang năm 2000- 2006
Năm học
Số trường trung học phổ thông
Số lớp
Số học sinh
Số giáo viên trung học phổ thông
Ghi chú
Tổng số
Công lập
Dân lập
Bán công
2000-
2001
27
27
331
14.974
561
18 trường cấp 2,3
2001-
2002
27
27
378
17.052
734
18 trường cấp 2,3
2002-
2003
27
27
437
19.836
809
18 trường cấp 2,3
2003-
2004
27
27
514
23.087
851
17 trường cấp 2,3
2004-
2005
27
27
831
40.308
892
5 trường cấp 2,3
2005- 2006
28
28
912
39.924
989
Đã tách hết cấp 2 ra khỏi cấp 3, mở thêm 1 trường trung học phổ thông
2006- 2007
28
28
905
39.788
1.669
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Trên cơ sở bảng quy mô trường, lớp và giáo viên trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đánh giá như sau:
- Số trường học được giữ vững và ổn định trong nhiều năm vì đa phát triển một cách hợp lý. Tuy nhiên do kinh tế còn khó khăn, nhân dân còn nghèo nên chưa mở được các trường bán công, dân lập.
- Cấp trung học cơ sở đã tách ra khỏi trung học phổ thông do đó dễ quản lý, tập trung vào chỉ đạo chuyên môn cho một cấp học và để hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Số lớp, số học sinh tăng liên tục trong nhiều năm và trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ giữ ổn định từ năm học 2006-2007.
- Cùng với tăng lớp, tăng học sinh thì giáo viên đứng lớp cũng tăng lên.
* Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên trên lớp trung học phổ thông là 1,8 giáo viên/lớp là thấp so với quy định tại Thông tư liên bộ số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập).
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
Tính đến tháng 11 năm 2006 số lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh như sau:
- Số lượng: 78 người, trong đó:
+ Hiệu trưởng trường trung học phổ thông: 28.
+ Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông: 50.
2.2.1. Khái quát về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
Bảng 2.2: Khái quát về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
Đơn vị
Tổng
trường
Cán bộ quản lý
Hiệu truởng
Phó Hiệu trưởng
Tổng cán bộ quản lý
Tổng
Nữ
Dân
tộc
Tổng
Nữ
Dân
tộc
Tổng
Nữ
Dân
tộc
Huyện Na Hang
3
3
1
2
3
3
3
8
6
5
Huyện Chiêm Hóa
6
6
1
5
2
2
2
14
4
7
Huyện Hàm Yên
3
3
1
0
2
2
2
10
3
2
Huyện Yên Sơn
6
6
0
1
8
8
0
18
8
1
Huyện Sơn Dương
6
6
0
1
5
5
4
17
5
6
Thị xã Tuyên Quang
4
4
1
0
6
6
1
11
7
1
Cộng
28
28
4
9
26
26
10
78
43
22
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau:
- Cơ cấu giới:
Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông nữ là: 28 người, tỷ lệ 35,89%. Trong đó, Hiệu trưởng nữ là 4/28 người, tỷ lệ 14,28%.
Nhìn chung tỷ lệ nữ là cán bộ trường trung học phổ thông tỉnh tương đối cao. Tuy nhiên, cán bộ quản lý nữ chủ yếu là cấp phó. Đến nay còn 9 trường trung học phổ thông tỉnh chưa có nữ cán bộ quản lý.
- Cơ cấu dân tộc:
Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số có 20, tỷ lệ 25,64 % (Hiệu trưởng 08, Phó Hiệu trưởng:12).
Là tỉnh miền núi có 20 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số sống định cư lâu đời chiếm tỷ lệ 52,01% dân số toàn tỉnh. Vì vậy, việc tập trung vấn đề cơ cấu dân tộc, cơ cấu vùng miền là điều tất yếu. Đối với ngành giáo dục và đào tạo nói chung, cấp trung học phổ thông nói riêng, số cán bộ quản lý trường học là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy chính sách quan tâm cơ cấu dân tộc đối với cán bộ quản lý tương đối tốt. Vấn đề là phải tập trung tạo điều kiện cho cán bộ quản lý người dân tộc được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để tự họ khẳng định năng lực và tài năng trên lĩnh vực công tác của mình.
* Tuy nhiên qua bảng trên cũng cho thấy: Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư 35/2006/TT-BNV thì tối thiểu mỗi trường trung học phổ thông có 3 cán bộ quản lý thì 28 trường cần 84 cán bộ quản lý, như vậy vẫn còn thiếu tối thiểu 6 cán bộ quản lý. Việc thiếu cán bộ quản lý do chưa bổ nhiệm được do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu do công tác cán bộ (quy hoạch, bổ nhiệm...).
Bảng 2.3: Cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lý về Đảng, thâm niên quản lý
TT
Đặc tỉnh
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Tổng
1
Đảng, ngoài đảng
Đảng viên
28
50
Ngoài đảng
0
0
2
Thâm niên quản lý
Từ 1 đến 5 năm
2
54
Từ 5 năm đến 10 năm
7
11
Từ 10 năm trở lên
2
2
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau:
- Về đội ngũ đảng viên của cán bộ quản lý:
+ 100% cán bộ quản lý đều là đảng viên.
+ Đối với tỉnh Tuyên Quang, khi xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý thì tiêu chuẩn người được bổ nhiệm phải là đảng viên. Điều này cho thấy yêu cầu cao về tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ; nhưng cũng có quần chúng tốt, có năng lực chuyên môn và quản lý nhưng chưa được xem xét kỹ để bổ nhiệm sẽ thiếu những cán bộ có năng lực mà không được bổ nhiệm.
- Về thâm niên cán bộ quản lý:
+ Thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ nhất 5 năm là 56 người, tỷ lệ 71,79%.
+ Thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ 2 từ 5 đến dưới 10 năm là 18 người, tỷ lệ 23,07%.
+ Thâm niên quản lý tại một đơn vị nhiệm kỳ 3 từ 10 năm trở lên 4 người, tỷ lệ 5,14%.
Thâm niên quản lý của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang cũng là vấn đề bức xúc cần được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để giải quyết sớm bằng cách luân chuyển xem xét tạo điều kiện bổ nhiệm lại hoặc bãi miễn thay thế. Thực trạng hiện nay có tới 28,21% cán bộ quản lý trường trung học phổ thông đang giữ chức vụ từ 2 nhiệm kỳ trở lên phản ánh điều kiện dẫn đến sự trì trệ bảo thủ của cán bộ quản lý và sự quan tâm chưa đúng mức của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
Bảng 2.4: Về cơ cấu độ tuổi cán bộ quản lý
Độ tuổi
Nam tuổi từ 55-59 và nữ từ 50- 54
Nam tuổi từ 50-54 và nữ từ 45- 49
Nam tuổi từ 45- 49
Cán bộ quản lý độ tuổi từ 35-44
Cán bộ quản lý độ tuổi từ 30-34
Cán bộ quản lý dưới 30
Nam
8
7
10
26
8
0
Nữ
7
5
0
Tổng số
15
12
10
26
8
0
Tỷ lệ%
19
15
13
33
11
0
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau về độ tuổi cán bộ quản lý:
- Số nam tuổi từ 55-59 và nữ từ 50- 54 là 15 người, tỷ lệ 19%.
- Số nam tuổi từ 50-54 và nữ từ 45-49 là 12 người, tỷ lệ 15%.
- Số nam tuổi từ 45- 49 và nữ từ 40 - 44 là 17 người, tỷ lệ 22 %.
- Cán bộ quản lý cả nam và nữ độ tuổi từ 35-44 là 26 người, tỷ lệ 33 %.
- Cán bộ quản lý cả nam và nữ độ tuổi từ 30-34 là 8 người, tỷ lệ 11 %.
- Cán bộ quản lý dưới 30 tuổi: không có.
Cơ cấu độ tuổi cán bộ quản lý trường trung học phổ thông nhìn chung mất cân đối, cán bộ trẻ độ tuổi cán bộ dưới 45 chưa cao, mới chiếm tỷ lệ 53%.
2.2.2. Thực trạng về trình độ được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
Bảng 2.5: Thực trạng trình độ cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý
Số lượng
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Ngh. vụ Quản lý giáo dục
Cao cấp lý luận
Tin học
Ngoại ngữ
Giáo viên trung học cao cấp
Giáo viên trung học
Số lượng
78
01
2
75
27
9
78
78
9
69
Tỷ lệ %
1.28
2.56
94.16
34.61
11.53
100
100
11.53
82.47
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Qua bảng trên chúng tôi đánh giá như sau về trình độ cán bộ quản lý:
- Trình độ chuyên môn:
+ Có 01 cán bộ quản lý trình độ Tiến sỹ, tỷ lệ 1,28 %.
+ Có 02 cán bộ quản lý trình độ Thạc sỹ, tỷ lệ 2,56 %.
+ Có 75 cán bộ quản lý trình độ đại học tỷ lệ 94,16 %.
Đội ngũ cán bộ trường trung học phổ thông đạt chuẩn đào tạo 100 % trở lên. Tuy vậy, số có trình độ cao học còn ít.
- Trình độ chính trị:
+ Trình độ lý luận cao cấp: 09 người, tỷ lệ 11,53 %.
+ Trình độ trung cấp chính trị: 15 người, tỷ lệ 19,23%.
+ Trình độ sơ cấp chính trị: 54 người tỷ lệ 69,24 %
Số có trình độ lý luận cao cấp còn thấp do chỉ tiêu đào tạo cử nhân và cao cấp chính trị của tỉnh hàng năm được phân bổ ít. Tuy vậy, trong khả năng của ngành giáo dục và đào tạo, việc mở các lớp trình độ chính trị trung cấp chưa được chú ý. Hầu hết cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chỉ có trình độ sơ cấp chính trị, đây là công tác cần được quan tâm của ngành giáo dục và đào tạo.
- Trình độ quản lý:
+ 27 cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục được học tại Học viện cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ những năm 2000 trở về trước, tỷ lệ 34,61 %.
+ 51 cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tỷ lệ 65,39%.
Một thực tế đáng quan tâm là số cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chiếm tỷ lệ thấp, thời gian bồi dưỡng đã lâu, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách với công tác đào tạo lại và bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, trong đó chú ý bồi dưỡng cập nhật kíên thức mới về nghiệp vụ quản lý, nhất là đối với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
- Trình độ tin học và ngoại ngữ:
+ Trình độ tin học văn phòng: 61 người, tỷ lệ 78,20 %.
+ Trình độ B trở lên: 17 người, tỷ lệ 21,8%.
+ Ngoại ngữ trình độ A trở lên có 68 người, tỷ lệ 87,18 %
+ Ngoại ngữ trình độ B trở lên có 10 người, tỷ lệ 18,82 %.
Tuy có trình độ tin học văn phòng và ngoại ngữ A trở lên, nhưng cán bộ quản lý còn ít sử dụng trong công tác quản lý.
- Về ngạch bậc của cán bộ quản lý:
+ Cán bộ quản lý ngạch giáo viên trung học cao cấp: 09 người chiếm,53%.
+ Cán bộ quản lý ngạch giáo viên trung học 69 người chiếm 82,47 %.
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ đào tạo của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Tuyên Quang
Cán bộ quản lý
Số lượng
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Nghiệp vụ quản lý giáo dục
Cao cấp lý luận
Tin học
Ngoại ngữ ngữ
Giáo viên trung học cao cấp
Giáo viên trung học
Số lượng
78
01
2
75
27
9
78
78
9
69
Tỷ lệ %
1.28
2.56
94.16
34.61
11.53
100
100
11.53
82.47
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
2.2.3. Về năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá
Để nắm bắt được năng lực, phẩm chất từ đó thấy được khả năng thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh chúng tôi kết hợp sử dụng:
- Kết quả nghiên cứu nhân cách nghề nghiệp theo cấp trình độ đào tạo đối với chuyên gia, nhà quản lý.
- Tiêu chuẩn cán bộ thời kỳ đổi mới theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Đảng.
- Đối chiếu những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó đưa ra hệ thống gồm 14 tiêu chí năng lực, 14 tiêu chí về phẩm chất để xin ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông, lãnh đạo sở; các Trưởng, Phó trưởng phòng và chuyên viên cơ quan sở và một số giáo viên tiêu biểu của các trường trung học phổ thông sau đó tổng hợp ý kiến thu được qua bảng sau đây:
2.2.3.2. Đánh giá về năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của các đối tượng về năng lực phẩm chất và khả năng thực hiện các chức năng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bằng cách tiến hành điều tra ở 194 người ở đối tượng:
- Lãnh đao sở: 2 người
- Trưởng, Phó phòng chuyên viên sở: 33 người
- Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong tỉnh: 54 người
- Giáo viên trung học phổ thông: 105 người
Kết quả như sau:
* Năng lực:
Theo phương pháp thống kê năng lực, phẩm chất cán bộ quản lý qua 4 mức độ tốt, xấu, trung bình, yếu và kết quả điều tra thu được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.7: Thống kê năng lực của cán bộ quản lý
TT
Nhận định về năng lực
Mức độ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Thứ bậc
1
Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng trong hoạt động chuyên môn
50.6
27.0
21.6
0.85
5
2
Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản của cấp trên
54.4
28.7
16.2
1.0
1
3
Nắm bắt dự báo tình hình nhanh nhạy, chính xác
56.4
25.0
15.7
2.9
3
4
Chủ động sáng tạo dám làm, dám chịu trách nhiệm
55.2
22.3
18.1
4.4
4
5
Năng lực cải tiến, đổi mới và thích ứng với điều kiện thay đổi
38.3
34.3
18.1
8.3
12
6
Khả năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc khả thi
39.2
33.8
19.6
7.4
10
7
Điều hành bộ máy một cách khoa học hợp lý
38.2
35.7
19.2
6.9
9
8
Năng lực tổ chức, sử dụng có hiệu quả cán bộ trong đơn vị
44.6
38.7
14.2
2.5
6
9
Năng lực quản lý tài sản, tài chính của nhà trường theo đúng pháp luật
60.3
20.1
16.2
3.4
1
10
Năng lực tổ chức kiểm tra đánh giá công tác
32.8
25.2
33.7
8.3
13
11
Sử dụng và tạo điều kiện sử dụng công nghệ thông tin
15.2
12.7
22.1
50.0
14
12
Có kỹ năng giao tiếp tốt
48.0
20.1
25.5
6.4
8
13
Có tác phong làm việc sâu sát khoa học
40.6
25.9
26.6
6.9
11
14
Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nhân cách
53.9
23.0
15.3
7.8
7
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Tổng hợp ý kíên đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:
Điểm mạnh:
Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, tương đối vững vàng, nắm vững các văn bản chỉ thị của cấp trên, hiểu trách nhiệm và quyền hạn của mình. Cán bộ quản lý có năng lực tổ chức, sử dụng cán bộ trong đơn vị, đồng thời thể hiện khả năng quản lý tài chính, tài sản của nhà trường theo pháp luật.
Điểm yếu:
Có 4 hạn chế lớn nhất là: Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh gía công tác trong nhà trường; năng lực cải tiến, thích ứng với sự thay đổi; việc lập kế hoạch để điều hành một cách khoa học cũng hạn chế, khả năng sử dụng và tạo điều kiện sử dụng công nghệ thông tin còn yếu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý, nhưng nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hạn chế do năng lực và kỹ năng quản lý (30,1% cán bộ quản lý tự đánh giá như vậy), do chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoặc đã bồi dưỡng từ khá lâu, kiến thức quản lý không cập nhật (43,3% cán bộ quản lý được bồi dưỡng trong thời gian từ trước năm 2000) và do cán bộ giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ ở 1 trường và do nhiều nguyên nhân chưa được luân chuyển hoặc chưa được thay thế.
Đây là thực tế cần sự tác động đồng bộ các biện pháp khắc phục đồng bộ để phát triển.
* Về phẩm chất:
Theo phương pháp thống kê năng lực, phẩm chất cán bộ quản lý qua 4 mức độ tốt, xấu, trung bình, yếu và kết quả điều tra thu được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.8: Thống kê phẩm chất cán bộ quản lý
TT
Nhận định về phẩm chất
Mức độ %
Thứ bậc
Tốt
Khá
Tr. bình
Yếu
1
Lập trường quan điểm chính trị vững vàng quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới
82.3
15.2
2.5
2
2
Chấp hành kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước
91.2
6.6
2.2
1
3
Gắn bó say mê, có trách nhiệm cao với công tác được giao
63.7
20.5
13.4
2.5
11
4
Tận tuỵ với công việc không tham nhũng không cửa quyền
59.0
35.7
5.3
8
5
Hiểu biết tôn trọng, hợp tác với các cộng sự, với các cấp quản lý
59.8
22.5
14.8
2.9
13
6
Hiểu biết đời sống nhân dân địa phương, có phương pháp giáo dục phù hợp hiệu quả
74.0
20.1
5.9
4
7
Khiêm tốn lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân địa phương
54.9
35.7
6.0
3.4
12
8
Sống trung thực giản dị nhân ái
77.9
16.2
5.4
0.5
3
9
Tiết kiệm bảo vệ tài sản tài chính của Nhà trường
66.7
22.1
8.3
2.9
9
10
Có nếp sống lành mạnh nêu gương cho giáo viên và học sinh
74.5
19.6
4.4
1.5
5
11
Có ý thức tự phê bình rèn luyện và tu dưỡng
60.3
32.8
4.9
2.0
10
`12
Say mê học tập sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi
55.9
21.1
15.2
7.8
14
13
Có uy tín tập thể với nhân dân địa phương
69.6
22.5
6.4
1.5
7
14
Có sức khoẻ tốt
66.2
27.0
4.9
1.9
6
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Tổng hợp ý kiến đánh giá phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:
Điểm mạnh:
Đội ngũ cán bộ quản lý trườg trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức tốt, đa số tinh thần trách nhiệm cao. Tận tuỵ với công việc, có tính trung thực và tính nêu gương là đặc điểm nổi bật của đội ngũ.
Điểm yếu:
Hạn chế nhiều hơn là tinh thần say mê học tập sáng tạo để phát triển và để thích ứng với sự thay đổi. Bên cạnh đó có những hạn chế về phương pháp công tác như: ý thức hợp tác với cộng sự, các cấp quản lý, sự khiêm tốn lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, ý thức tiết kiệm bảo vệ tài sản, tài chính của Nhà trường và một số hạn chế khác.
Trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay, việc nhìn thấy những hạn chế đồng thời là phải tìm ra cách khắc phục.
* Về khả năng thực hiện chức năng quản lý:
Theo phương pháp thống kê năng lực, phẩm chất cán bộ quản lý qua 4 mức độ tốt, xấu, trung bình, yếu và kết quả điều tra thu được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.9: Thống kê khả năng thực hiện chức năng quản lý của cán bộ quản lý
TT
Chức năng quản lý
Mức độ %
Tốt
Khá
T. bình
Yếu
1
Lập kế hoạch công tác
37.2
32.3
22.7.
7.8
2
Tổ chức
45.6
32.8
20.1
1.5
3
Lãnh đạo
40.2
34.8
22.1
2.9
4
Kiểm tra đánh giá
31.9
22.1
37.2
8.8
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang năm 2006.
Tổng hợp ý kiến đánh giá phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đưa ra những nhận xét sau:
* Điểm yếu:
- Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý là điểm yếu nhât.
- Một thực tế hiện nay ở trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang là công tác kiểm tra nội bộ trường học của lãnh đạo trường còn yếu, trông chờ vào việc thanh tra kiểm tra của Sở, đây là một nguyên nhân làm kém đi chất lượng dạy tốt, học tốt trong các nhà trường trung học phổ thông tỉnh.
2.2.3.3. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
- ưu điểm:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã có sự phát triển nhất định và có những đóng góp quan trọng trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục cấp trung học và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và cho đất nước.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 100% đạt chuẩn đào tạo, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, một số cán bộ quản lý trưởng thành từ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn tương đối tốt, có khả năng trong công tác quản lý. Hầu hết cán bộ quản lý gương mẫu trước giáo viên học sinh được trường lớp tín nhiệm.
+ Số lượng cán bộ quản lý cơ bản là đủ so với định mức và phân hạng trường.
+ Một số cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tại trường của Bộ, tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn và phương pháp quản lý.
+ Cơ cấu cán bộ quản lý nữ, cán bộ quản lý người dân tộc đã được chú ý chăm lo, lựa chọn đáp ứng nhu cầu đặc thù của tỉnh miền núi đông dân tộc thiểu số.
+ Bên cạnh một số Hiệu trưởng, Phó Hiệu phó có thâm niên và kinh nghiệm quản lý là đội ngũ Phó Hiệu phó mới được bổ sung, hầu hết là giáo viên giỏi, trước khi bổ nhiệm đã kinh qua công tác quản lý như tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn và có uy tín ở các nhà trường.
- Yếu kém:
Bên cạnh ưu điểm độị ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông còn nhiều hạn chế:
+ Độị ngũ cán bộ quản lý nói chung còn yếu về trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý. Công tác quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu những tri thức cập nhật về quản lý và về xu hướng đổi mới đất nước.
+ Một số bộ phận cán bộ công tác quản lý đã lâu năm nhưng hiệu quả thấp do không chịu tìm tòi, cải tiến, năng lực không theo kịp để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà chưa được luân chuyển hoặc thay thế.
+ Phần đông độị ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông mang nặng tư tưởng ỷ lại thụ động trông chờ vào cấp trên như thời bao cấp. Vì vậy, đối với nhiều nhà trường, luồng gió đổi mới của giáo dục phổ thông vẫn như đang thổi phía bên ngoài.
+ Kỹ năng lập kế hoạch công tác còn nhiều hạn chế:
* Nhiều cán bộ quản lý do ngại va chạm, thiếu sâu sát, coi nhẹ nên chưa chú trọng chức năng kiểm tra đánh giá thường xuyên tại đơn vị, dẫn tới hiệu quả quản lý chưa cao.
* Kỹ năng quan hệ giao tiếp còn nhiều hạn chế.
* ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ còn thấp. Đặc biệt là chưa có những hiểu biết cần thiết về quản lý tài chính và kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học, về kiến thức tin học ngoại ngữ.
- Những nguyên nhân của các yếu kém:
+ Các cấp cán bộ quản lý chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. Chính vì vậy, công tác quy hoạch còn mang tính hình thức, công tác bổ nhiệm lại chậm, chưa mạnh dạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- EM1.doc