Luận văn Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI

DƯỠNG GV THPT . 5

1.1. Tóm lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 5

1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục THPT . 9

1.2.1. Giáo dục THPT. 9

1.2.2. Mục tiêu của giáo dục THPT . 10

1.2.3. Trường THPT . 10

1.2.4. Đội ngũ giáo viên THPT. 13

1.3. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 21

1.3.1. Quản lý và quản lý giáo dục . 21

1.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng. 29

1.3.3. Biện pháp . 31

1.4. Quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT . 31

1.4.1. Ý nghĩa và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên trung học phổ thông . 31

1.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. 34

1.4.3. Đặc trưng và hình thức bồi dưỡng đội ngũ GV. 351.4.4. Mối quan hệ giữa quản lý công tác bồi dưỡng với chấtlượng đội ngũ GV. 37

1.4.5.Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT. 38

1.4.6.Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng GV THPT. 39

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI

DƯỠNG GV THPT TỈNH SÓC TRĂNG. 41

2.1. Khái quát về địa lý, văn hoá xã hội và kinh tế tỉnh Sóc Trăng . 41

2.2. Thực trạng đội ngũ GV THPT ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay. 43

2.2.1. Một số nét về tình hình đội ngũ GV THPT . 43

2.2.2. Nhận định chung về đội ngũ GV THPT . 48

2.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng GV THPT ở tỉnh SócTrăng . 49

2.3.1. Tình hình bồi dưỡng GV THPT trong thời gian qua. 49

2.3.2. Nhu cầu bồi dưỡng GV THPT. 51

2.3.3. Hình thức bồi dưỡng. 54

2.4. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT ở tỉnh

Sóc Trăng hiện nay. 55

2.4.1. Nhận thức của cán bộ GV về công tác bồi dưỡng . 55

2.4.2. Quản lý và triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV THPT năm

học 2005-2006 của Sở Giáo dục-Đào tạo SócTrăng. 56

2.4.3. Việc quản lý về chương trình, nội dung và hình thứcbồi dưỡng . 59

2.4.4. Việc quản lý các nguồn lực đáp ứng yêu cầu cho

công tác bồi dưỡng GV . 60

2.4.5. Sự phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT . 612.5. Đánh giá về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GVTHPT ở tỉnh Sóc Trăng. 62

2.5.1. Mặt làm được . 62

2.5.2. Mặt hạn chế . 63

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

GV THPT TỈNH SÓC TRĂNG . 68

3.1. Những quan điểm về các biện pháp quản lý công tác bồi

dưỡng giáo viên . 68

3.2. Các biện pháp . 69

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng giáo viên

trung học phổ thông. 69

3.2.2. Quy hoạch công tác bồi dưỡng GV THPT. 74

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng trên cơ sở nâng

cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV THPT. 80

3.2.4. Thực hiện cải tiến, đổi mới chương trình, nội dung và

phương pháp bồi dưỡng . 85

3.2.5. Hình thành cơ chế phối hợp quản lý công tác bồi dưỡnggiáo viên . 94

3.2.6. Đầu tư các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng Giáo viêntrung học phổ thông . 99

3.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp . 105

3.4. Khảo sát thực tế tính khả thi của các biện pháp quản lý

công tác bồi dưỡng GV THPT tỉnh Sóc Trăng . 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

pdf144 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới, bước đầu vận dụng được trong quá trình chỉ đạo dạy học. - Nắm được mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007). 57 - Bồi dưỡng kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo chuẩn hóa, đào tạo trên chuẩn và đăng ký các chương trình tự bồi dưỡng. Phương châm bồi dưỡng là đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng; đưa đi bồi dưỡng tập trung, đồng thời kết hợp bồi dưỡng trong hè với tự bồi dưỡng trong năm học. Kết hợp bồi dưỡng kiến thức với bồi dưỡng về phương pháp sư phạm và sử dụng thiết bị dạy học. Trong năm học 2005-2006, đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo như sau: - Phối hợp Khoa sư phạm trường Đại học Cần thơ bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ III cho 1.106 GV THPT, (trong đó: môn Toán: 208, Lý: 164, Hóa: 121, Sinh: 88, Văn: 201, Sử: 86, Địa: 71, Tiếng Anh: 124, Tin học: 43). - Cử CBQL và GV tham gia lớp bồi dưỡng cốt cán do trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 05 đợt từ ngày 23/2/2006 đến ngày 26/3/2006, có 297 cán bộ, GV tham gia, (trong đó: môn Toán: 25, Lý: 25, Hóa: 25, Sinh: 23, Văn: 25, Sử: 25, Địa: 25, Tiếng Anh: 25, Giáo dục công dân: 25, Thể dục thể thao: 24, Giáo dục hướng nghiệp: 25, Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 25). - Cử CBQL tham gia lớp bồi dưỡng thay sách lớp 10 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Thành phố Vũng Tàu (100% Hiệu trưởng trường THPT tham dự) và cử GV tham gia lớp bồi dưỡng cốt cán thay sách do trường Đại học Cần Thơ tổ chức 02 đợt từ ngày 15/7/2006 đến ngày 30/7/2006 có 53 cán bộ, GV tham gia. 58 - Cử 392 GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa do các trường Đại học mở, trong đó: + Trường Đại học Cần Thơ bồi dưỡng 153 GV (môn Hóa học: 38, Sinh học: 27, Toán: 88). + Trường ĐHSP Đồng Tháp bồi dưỡng 239 GV (môn Lịch sử: 66, Tiếng Anh: 59, Giáo dục thể chất: 114). Phối hợp trường ĐHSP Huế tổ chức bồi dưỡng từ xa cho 2.642 GV các cấp đang theo học. - Cử 23 GV tham dự lớp đào tạo GV dục quốc phòng do trường Quân sự Quân Khu IX tổ chức. - Đưa 45 GV đào tạo trình độ sau đại học. Nhằm đáp ứng yêu cầu thay sách lớp 10 THPT trong năm học 2006- 2007, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức bồi dưỡng thay sách lớp 10 cho tất cả GV dạy lớp 10, các Tổ trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, theo kế hoạch sẽ có 1.708 lượt GV tham gia bồi dưỡng 13 môn và 03 hoạt động giáo dục theo qui định của chương trình lớp 10. Riêng vấn đề tự bồi dưỡng, theo báo cáo của Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên (thuộc Sở) chỉ có 08/27 trường (chiếm 29,6%) có tổ chức cho GV đăng ký tự bồi dưỡng và đưa vào tiêu chí thi đua. Nhưng nhìn chung, vấn đề đăng ký tự bồi dưỡng chưa tạo thành phong trào vì hầu hết các trường chưa quan tâm, do không bị ràng buộc, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất trong ngành; chưa định hướng rõ nội dung và hình thức đánh giá, kết quả tự bồi dưỡng chưa được đánh giá hoặc đánh giá còn ở mức cảm tính, hình thức. 59 2.4.3. Việc quản lý về nội dung chương trình và hình thức bồi dưỡng - Hiện nay, nội dung chương trình bồi dưỡng chủ yếu do các trường Đại học đảm trách, Sở GD&ĐT tham gia quản lý lớp và trao đổi về mục đích, yêu cầu chung và những nội dung cần tập trung bồi dưỡng cho GV phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa và trên chuẩn do các trường Đại học thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT; nội dung bồi dưỡng thường xuyên nhằm cung cấp thêm kiến thức cho GV trên tinh thần nghiên cứu trước tài liệu, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. - Việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng theo hướng đa dạng hoá phù hợp với nguyện vọng của đông đảo GV là vấn đề khó khăn. Theo kết quả khảo sát đối tượng GV tham gia lớp bồi dưỡng cốt cán do trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thì các hình thức bồi dưỡng hiện nay tính phù hợp chưa cao. Đặt câu hỏi “hình thức tổ chức bồi dưỡng có phù hợp với điều kiện của học viên không?” 25% số người được hỏi trả lời “rất phù hợp”; 65% trả lời “phù hợp”; 10% trả lời “chưa phù hợp”. Do đó, cần phải tích cực đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đông đảo GV nhằm chủ động lựa chọn hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 60 2.4.4. Việc quản lý các nguồn lực đáp ứng yêu cầu cho công tác bồi dưỡng GV 2.4.4.1.Đội ngũ giảng viên bồi dưỡng GV THPT Tỉnh Sóc Trăng chưa có trường Đại học nên công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phụ thuộc vào các trường Đại học được Bộ GD&ĐT phân công hoặc Sở GD&ĐT chủ động liên kết bồi dưỡng như trường Đại học Cần Thơ, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHSP Đồng Tháp, Đại học Huế, Đại học TDTT TW2... hầu hết giảng viên được phân công tham gia bồi dưỡng có trình độ sau đại học, có kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy mới, nên kết quả bồi dưỡng rất đạt yêu cầu. Có thể đánh giá đội ngũ giảng viên các trường Đại học tham gia bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Sóc Trăng đạt yêu cầu về trình độ và đảm bảo có chất lượng. 2.4.4.2. CSVC và tài chính - Về CSVC phục vụ cho bồi dưỡng hiện nay chưa có gì, chủ yếu mượn CSVC của trường CĐSP, Cao đẳng cộng đồng, trường Chính trị tỉnh và các trường THPT đóng trên địa bàn thị xã Sóc Trăng. Rất thiếu dụng cụ giảng dạy, học tập và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khai thác thông tin. Hầu hết, trang thiết bị do các trường Đại học tự trang bị trong quá trình tham gia bồi dưỡng. Trong thời gian tới cần phải tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu cho công tác bồi dưỡng GV THPT trên địa bàn tỉnh, nhất là phục vụ cho công tác bồi dưỡng thay sách lớp 10 sắp được triển khai. 61 - Về tài chính, năm 2005 đã chi 11,15 tỷ đồng cho công tác đào tạo và bồi dưỡng, chủ yếu là chi theo chế độ như tiền tàu xe, lưu trú, tài liệu, ngoài ra không có khoảng trợ cấp nào khác, kể cả động viên về mặt vật chất (trừ trường hợp được cử đi đào tạo trình độ sau đại học). Tuy về tài chính còn khó khăn nhưng đa số GV được cử đi vẫn khắc phục và tham gia học tập xuyên suốt. 2.4.5. Sự phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT Sở GD&ĐT chưa tích cực tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các Sở, Ngành liên quan. Về nhân lực quản lý công tác bồi dưỡng GV từ Sở đến các trường THPT còn thiếu và yếu. Mọi chủ trương, kế hoạch đều thực hiện theo tuyến dọc từ Bộ đến Sở và từ Sở đến các trường THPT; đôi khi từ Bộ về trường sư phạm, phối hợp với Sở để đến trường, sau đó các trường cử GV đi bồi dưỡng. Sở GD&ĐT và các trường THPT chưa thành lập được Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nếu có chỉ là ban tổâ chức lớp bồi dưỡng hoạt động theo chế độ hợp tan. Nhiệm vụ của các cấp quản lý và các trường đối với công tác bồi dưỡng như sau: - Bộ GD&ĐT: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn theo từng chu kỳ và kế hoạch bồi dưỡng hàng năm chỉ đạo cho các trường đào tạo ĐHSP và các Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện. Ở Bộ, công tác bồi dưỡng GV THPT do Vụ Giáo dục trung học đảm trách. - Sở GD&ĐT: Việc tham mưu, chỉ đạo, phối hợp, theo dõi, kiểm tra công tác bồi dưỡng GV giao cho Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên đảm trách, không có Ban chỉ đạo bồi dưỡng GV cấp tỉnh. 62 - Các trường ĐHSP: Đảm nhận vai trò then chốt trong quá trình bồi dưỡng GV, chịu trách nhiệm đi tập huấn ở Bộ hoặc tự thiết kế chương trình bồi dưỡng, tổ chức biên soạn tài liệu, đề cương bài giảng, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, phân công giảng dạy... do Phòng Đào tạo (trường ĐHSP) hoặc Khoa sư phạm (nếu trường Đại học khác) đảm trách. - Các trường THPT: Chưa thật sự quan tâm công tác qui hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV theo một chiến lược dài hạn; chủ yếu là cử GV tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu của Sở hoặc của trường sư phạm. Tóm lại, sự phối hợp công tác bồi dưỡng GV THPT trong thời gian qua chưa thật khoa học, chủ yếu là thực hiện theo kế hoạch của cấp trên chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng ở cơ sở. 2.5. Đánh giá về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV THPT ở tỉnh Sóc Trăng 2.5.1. Mặt làm được - Sở GD&ĐT đã xây dựng “kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL ngành giáo dục- đào tạo tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005-2010” với những mục tiêu phù hợp tình hình thực tế và mang tính khả thi cao; được sự đồng thuận của UBND tỉnh và Sở Nội vụ. - Công tác quản lý giáo dục ngày càng tiến bộ, bộ máy quản lý được củng cố và kiện toàn. 100% CBQL giáo dục đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đa số đã kinh qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục nên có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả quá trình quản lý trường học như xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa, quản lý đội ngũ GV và HS, quản lý tài chính và 63 CSVC trường học...tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Nhà nước và của Ngành. - Công tác bồi dưỡng GV THPT có chuyển biến về mặt nhận thức của đa số đội ngũ cán bộ, GV; mở rộng qui mô, cải tiến phương thức bồi dưỡng, đồng bộ và từng bước hợp lý về cơ cấu môn học; đồng thời đáp ứng được nguyện vọng nâng cao trình độ của đông đảo đội ngũ GV. - Các loại hình bồi dưỡng như bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức đúng định kỳ, bồi dưỡng thay sách đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Bồi dưỡng sau đại học bắt đầu được quan tâm, thu hút nhiều GV tham gia học tập để nâng cao trình độ. Phong trào tự bồi dưỡng đã được quan tâm ở một số trường, mở ra hướng đi phù hợp với xu thế thời đại là “học tập suốt đời”. - Phối hợp có hiệu quả với các trường Đại học trong quá trình xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng; chiêu sinh chọn đối tượng hoặc ôn tập thi tuyển đầu vào; chuẩn bị CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học; hợp đồng kinh phí chi trả kịp thời; sau mỗi đợt bồi dưỡng có tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm... 2.5.2. Mặt hạn chế: - Dù có “kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL ngành giáo dục- đào tạo tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005-2010” nhưng công tác quy hoạch bồi dưỡng thiếu khoa học, chưa quan tâm các môn học đặc thù như giáo dục thể chất, quốc phòng-an ninh... thiếu đồng bộ về số lượng quy hoạch giữa các môn và cơ cấu GV giữa các trường thị 64 xã, thị trấn với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Trong quy hoạch chưa chú ý kế hoạch tự bồi dưỡng của nhà trường và tự học của GV. - Việc cải tiến nội dung chương trình và phương pháp bồi dưỡng chậm đổi mới so với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp giảng dạy mới. Nội dung chương trình chưa thể hiện quan điểm đề cao vai trò tự bồi dưỡng; chưa có chương trình nội dung bồi dưỡng đặc thù của địa phương như chương trình bồi dưỡng cho GV người dân tộc Khmer. Phương pháp bồi dưỡng chưa được cải tiến chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận thiết bị dạy học hiện đại. - Trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV còn bộc lộ nhiều bất cập. Ban giám hiệu giữa các trường thậm chí trong cùng một trường còn có sự khác biệt về nhận thức. Đặc biệt là trong đội ngũ GV THPT cũng còn một số người nhận thức lệch lạc về công tác bồi dưỡng, còn tư tưởng an phận, thỏa mãn, ngại khổ, ngại khó và ngán vội khi tiếp cận với môn ngoại ngữ và tin học. - Các hình thức bồi dưỡng còn nghèo nàn, chủ yếu là bồi dưỡng tập trung trong hè, các hình thức bồi dưỡng bán tập trung, bồi dưỡng từ xa và tự bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống để đẩy mạnh loại hình tự bồi dưỡng. - Về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV còn thiếu và yếu. Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Giáo dục chuyên nghiệp thuộc Sở được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng GV 65 nhưng về nhân lực mỗi Phòng chỉ phân công 01 cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên công tác quản lý và chỉ đạo chưa sâu sát. Về đội ngũ giảng viên giữa các trường đại học tham gia bồi dưỡng hoặc giảng viên giữa các môn cũng chưa thật đồng bộ, có giảng viên cung cấp cho học viên nhiều phương pháp và nội dung mới nhưng cá biệt có người chẳng cung cấp được gì . - CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV hầu như chẳng có gì, chủ yếu là mượn cơ sở của các trường trên địa bàn thị xã Sóc Trăng và các trang thiết bị tự có của giảng viên. Vì vậy, nơi chỗ học tập còn bị động, chưa thể tổ chức học tập đàng hoàng và nghiêm túc; chưa tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại nhằm khai thác thế mạnh của khoa học công nghệ phục vụ quá trình giảng dạy và học tập. - Cơ chế phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng GV giữa các ngành liên quan và các cấp quản lý trong ngành còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ; kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn chồng chéo, chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổng thể trong phạm vi toàn tỉnh. Chưa có cơ chế quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của các đơn vị trường học và đăng ký tự học của GV. Trong quá trình bồi dưỡng chưa quan tâm quản lý kết quả học tập, chưa động viên khen thưởng kịp thời. Nhìn chung công tác bồi dưỡng đội ngũ GV THPT của tỉnh Sóc Trăng đang gặp nhiều khó khăn cần được quan tâm giải quyết là: Vừa phải đáp ứng đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT, vừa phải bồi dưỡng chuẩn hóa đội 66 ngũ GV THPT đến năm 2010, vừa bồi dưỡng GV ra trường hệ không chính qui, vừa đảm bảo việc nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; đồng thời phải cập nhật kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT. Nguyên nhân: - Công tác kế hoạch hóa bồi dưỡng GV còn chậm, chưa có sự đón đầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở bậc THPT. Quy hoạch chưa hài hòa giữa đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng, thậm chí còn tình trạng thừa, thiếu bất hợp lý, kém hiệu quả trong sử dụng năng lực đội ngũ GV. - Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy quá lạc hậu so với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật và thực tế đời sống. - Chưa quan tâm tuyên truyền, giáo dục về công tác bồi dưỡng; công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thực hiện chưa tốt. Mặt khác, một số lớp bồi dưỡng chưa mang lại hiệu quả, không gây hứng thú cho GV. - Trong quản lý và chỉ đạo chưa quan tâm thõa đáng các loại hình và nội dung bồi dưỡng phù hợp từng đối tượng GV và nhu cầu ở cơ sở. - Phần lớn cán bộ phụ trách công tác bồi dưỡng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ trên đại học nên công tác bồi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào các trường Đại học nên chưa chủ động, đáp ứng kịp thời nhu cầu bồi dưỡng của GV THPT trong tỉnh. 67 - Chưa thành lập được Ban chỉ đạo bồi dưỡng dưới sự quản lý của UBND tỉnh và có các ngành chức năng tham gia. - Chưa quan tâm đầu tư về CSVC và các trang thiết bị hiện đại. 68 Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GV THPT TỈNH SÓC TRĂNG 3.1. Những quan điểm về các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sóc Trăng đã xác định nhiệm vụ chung là: “Xây dựng đội ngũ CBQL và đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng và yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đúng qui định của Luật giáo dục, quan tâm nâng cao trình độ trên chuẩn cho một bộ phận cán bộ, GV nồng cốt, tạo sự chuyển biến về chất và hiệu quả giáo dục-đào tạo ở các cấp học, bậc học và ngành học”[19]. Mục tiêu cụ thể đối với đội ngũ GV THPT là: “Bổ sung, điều chỉnh một cách hợp lý về cơ cấu đội ngũ; đẩy mạnh bồi dưỡng chuẩn hóa và quan tâm bồi dưỡng đối tượng ra trường hệ không chính quy; đào tạo trên chuẩn hàng năm từ 40-50 GV. Đến năm 2010, 100% GV THPT đạt chuẩn và ít nhất 10% GV có trình độ trên chuẩn.[19]. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này cần phải có các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV trên những quan điểm sau đây: - Các biện pháp đề xuất phải có cơ sở khoa học và được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo, từ lãnh đạo Đảng đến lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo ngành, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của đa số GV THPT. 69 - Các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng GV và quản lý công tác bồi dưỡng GV của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua. - Các biện pháp đưa ra phải sát hợp với chủ trương và kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV THPT nói riêng, giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo. - Các biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, tính khả thi cao và thể hiện quan điểm ưu tiên hợp lý. - Các biện pháp đề xuất phải dự đoán được hiệu quả, đảm bảo tính kế thừa và liên tục. - Các biện pháp phải đảm bảo nhất quán về mục tiêu, nội dung và điều kiện cho chất lượng bồi dưỡng GV, chất lượng giáo dục và phải thực sự xuất phát từ lợi ích của HS. 3.2. Các biện pháp 3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng GV THPT Theo triết học, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động mà là một quá trình biện chứng mang tính năng động sáng tạo, tích cực có chọn lọc, có mục đích trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng GV phần lớn tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Đồng thời, sự tác động của quản lý sẽ chi phối không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng 70 GV. Công tác bồi dưỡng GV THPT chỉ đem lại chất lượng và hiệu quả khi người quản lý có nhận thức đúng đắn và biết chia xẻ những nhận thức đúng đó cho đội ngũ GV nhằm tác động đúng hướng tạo ra sự ăn nhịp giữa “nội lực” (nhận thức của GV) và sự tác động của “ngoại lực” (những tác động từ bên ngoài) mà người quản lý giữ vai trò chủ đạo. Hiện nay, thực trạng nhận thức của CBQL giáo dục và đội ngũ GV THPT ở Sóc Trăng về công tác bồi dưỡng GV chưa được quan tâm nhiều, đòi hỏi phải có những biện pháp tối ưu để nâng cao nhận thức cho toàn bộ đội ngũ trong ngành có liên quan đến công tác bồi dưỡng GV, nhất là GV THPT. Muốn vậy, các cấp quản lý từ Sở GD&ĐT đến trường THPT phải tiếp tục quán triệt tư tưởng và nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng, thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV; giữa chất lượng đội ngũ GV với chất lượng giáo dục; giữa chất lượng giáo dục với quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, để từ đó xác định ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, tích cực tham gia bồi dưỡng theo đúng chủ trương của Đảng: “học tập suốt đời”, “đào tạo liên tục”, “bồi dưỡng thường xuyên”. Thực tiễn cho thấy, nơi nào người GV nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng thì nơi đó đội ngũ GV tích cực tham gia và chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn; nơi nào người quản lý nhận thức đúng về công tác bồi dưỡng GV thì nơi đó, công tác bồi dưỡng GV được thực hiện thường xuyên và đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ và hiệu quả tốt hơn. Ngườiø quản lý phải nhận thức được rằng, bồi 71 dưỡng GV không phải là giảøi pháp tình thế mà là nhiệm vụ có tính chiến lược, hợp qui luật, là yếu tố quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, có thể khẳng định đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của công tác bồi dưỡng GV. Việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THPT phải được thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây: - Mỗi GV THPT phải có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự hoàn thiện và nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực tiễn của sự nghiệp giáo dục- đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Mỗi GV THPT phải hứng thú với lao động sư phạm, nếu không say sưa, hứng thú với nghề thì không thể nào yêu nghề được, không tu dưỡng, rèn luyện được những phẩm chất, năng lực cần thiết. Những công trình tâm lý học sư phạm đã khẳng định sự thành công của người GV phụ thuộc vào 4 nhóm nhân tố là: + Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; + Năng lực quản lý lớp; + Năng lực chẩn đoán tâm lý; + Khả năng hiểu biết sâu rộng về những gì có liên quan đến hoạt động của mình. Thực tế chứng minh rằng, nếu thiếu những phẩm chất, năng lực đó thì người thầy giáo không thể trở thành “thầy giáo” theo đúng nghĩa của 72 từ này. Muốn thế người GV phải nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng. - Mỗi CBQL giáo dục phải nhận thức rõ trách nhiệm trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện để phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng GV ở các trường THPT; tích cực tham mưu cho các cấp quản lý những chủ trương, biện pháp phối hợp nhằm tạo cơ chế hoạt động trong quá trình quản lý công tác bồi dưỡng GV. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội có liên quan cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng GV với vai trò là “ngoại lực” tích cực hỗ trợ và tác động đến quá trình quản lý công tác bồi dưỡng GV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_9952966525_4686_1872671.pdf
Tài liệu liên quan