Luận văn Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường

Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường. Nó đã đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Qua thực tiễn kiểm nghiệm ở một số nước đã chứng tỏ công cụ kinh tế có tác dụng sau:

- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan hệ một cách tự động đối với thuế (tức là cái giá của sự gây ô nhiễm).

- Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì thuế, phí chất thải đảm bảo đạt được mục tiêu chi phí tối thiểu.

- Khuyến khích hành vi bảo vệ môi trường. Do công cụ kinh tế không chỉ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doanh nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9141 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác. - Có khả năng hình thành và duy trì hệ thống kiểm soát gây ô nhiễm. - Có tác động làm các tác nhân gây ô nhiễm giảm mức ô nhiễm hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm của mình. - Có tác động khuyến khích đổi mới công nghệ. Nhìn chung thì phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được sử dụng rộng rãi đối với vấn đề ô nhiễm nước, nhất là các chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Tuy nhiên việc áp dụng loại phí này đối với chất gây ô nhiễm không khí có phần phức tạp do rất khó kiểm soát lượng ô nhiễm thải ra để tính mức thu phí. (Đối với chất thải rắn thì phí gây ô nhiễm chỉ được áp dụng hạn chế ở một số nước như Mỹ, Hà Lan dưới dạng thuế đánh vào chất thải độc hại và phí sử dụng phân bón quá mức quy định). Với việc áp dụng loại công cụ kinh tế là phí môi trường, nhà nước ta đã điều chỉnh được các hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường, hướng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tới hành động thân thiện với môi trường, hơn nữa nó tạo nguồn thu nhằm xậy dựng hệ thống bảo vệ và quản lý môi trường được tốt hơn. 2.3.2. Phí đánh vào người sử dụng. Phí đánh vào người sử dụng là khoản phí phải trả cho dịch vụ thu gom và xử lý chất thải (như hệ thống thoát nước; thu gom rác thải…). Có quốc gia gọi khoản tiền phải nộp khi có chất thải là thuế môi trường, có quốc gia gọi là phí đánh vào người sử dụng. Các khoản thu này dùng để bù đắp cho hoạt động của hệ thống thu gom, xử lý chất thải. Loại phí này chủ yếu được dùng để áp dụng đối với các loại chất thải có thể kiểm soát (kiểm soát được số lượng, chất lượng thải ra của người sử dụng). Dựa vào đó ta có hai cách thu phí chủ yếu là thu theo số lượng và chất lượng chất thải hoặc thu theo mức cố định đối với tổ chức và cá nhân, hiện nay loại phí này ở Việt Nam gọi là phí vệ sinh. Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống thu gom và xử lý chất thải hoạt động. Do đó mục đích chính của loại phí này là nhằm tăng nguồn thu cho Chính Phủ và đối tượng thu là những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công cộng. 2.3.3. Phí đánh vào sản phẩm. “Phí đánh vào sản phẩm là khoản tiền phải trả khi hàng hoá được sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường”(1) Tha. Nguyễn Vă Phương - Trường Đại học Luật Hà Nội - Tập bài giảng . Thông thường với hàng hoá nhập khẩu người ta sử dụng thuế môi trường, với hàng sản xuất trong nước, người ta sử dụng hình thức phí đánh vào sản phẩm. Là loại phí được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất, tiều dùng hay phế thải của chúng, cụ thể là những sản phẩm chứa chất độc hại mà với khối lượng lớn nhất định, chúng sẽ gây tác hại tới môi trường chẳng hạn như các chất kim loại nặng. Giống như phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm vừa đề cập ở phần trên, phí đánh vào sản phẩm nhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm bị đánh phí và mục đích thứ hai là tăng nguồn thu cho Chính Phủ. Sở dĩ phải đánh phí đối với cc sản phẩm gây tác hại đến môi trường là để có nguồn tài chính xây dựng hệ thống xử lý việc ô nhiễm của các sản phẩm gây tác hại tới môi trường khi chúng được sử dụng (trong sản xuất, tiêu dùng). Mức thu phí do đó sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu đối với loại phí này là gì. Đối với mục đích tăng nguồn thu cho Chính Phủ thì “mức phí được xác định dưa vào tổng mức thu dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêu thụ”. Còn đối với mục đích khuyến khích giảm ô nhiễm thì “mức thu phí được xác định dựa vào các nhân tố như: Độ co giãn về giá cả của đường cầu sản phẩm bị đánh phí, khả năng tồn tại sản phẩm thay thế ít gây ô nhiễm hơn và mục tiêu muốn giảm lượng ô nhiễm”. Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm môi trường nếu vì lý do nào đó người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm, loại phí này có thể đánh vào sản phẩm nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên phí đánh vào sản phẩm chỉ đạt đựơc hiệu quả tối ưu khi trên thị trường có sản phẩm có khả năng thay thế với đặc điểm là sản phẩm này có khả năng thay thế hoặc ảnh hưởng ít tới môi trường. Bởi vì mục đích của việc đánh phí là nhằm khuyến khích giảm ô nhiễm bằng việc sử dụng sản phẩm tiêu dùng có ảnh hưởng ít tới môi trường. Vậy chỉ khi nào có sản phẩm thay thế (ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới môi trường) thì người sử dụng sản phẩm mới thay thế và không hoặc ít sử dụng sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Có thể nói đây là công cụ hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhằm thay đổi hành vi môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm cũng như hưởng thu môi trường trong lành. Mặt khác, công cụ kinh tế này cũng đem lại cho ngân sách Nhà nước một nguồn thu đáng kể. Phí bảo vệ môi trường cũng có thể coi là một trong những công cụ kinh tế có khả năng sử dụng hữu hiệu trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Với cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thu phí bảo vệ môi trường đang từng bước được xây dựng và hình thành, phí bảo vệ môi trường sẽ đem lại những kết quả mong muốn trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt nam hiện nay. 2.4. Hệ thống đặt cọc- hoàn trả (ký quỹ hoàn trả). Hệ thống đặt cọc hoàn trả là hệ thống áp đặt sự đặt tiền trước ở vào lúc hàng hoá được mua và số tiền đó sẽ được trả lại khi hàng hoá đã được quay vòng sử dụng. Khi có các hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường, chủ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải đặt cọc một khoản tiền nhằm bảo đảm việc thực hiện các biện pháp khôi phục môi trường. Có như vậy thì vấn đề bảo vệ môi trường mới được đảm bảo, tránh tình trạng môi trường không được khôi phục. Hơn nữa công cụ kinh tế này áp dụng sẽ nâng cao trách nhiệm cũng như xử lý vi phạm được dễ dàng hơn. Khi chủ doanh nghiệp không khôi phục môi trường thì nhà nước sẽ sử dụng số tiền này để thuê các tổ chức, cá nhân khác tiến hành khôi phục môi trường. Mặc dù hệ thống này thường đựơc áp dụng mang tính truyền thống đối với các đồ uống (như đồ uống giải khát) nhưng nội dung của nó đã được giảm bớt đối với những thứ ít có giá trị để nhường chỗ cho những thứ có giá trị hơn. Bởi vì khi nhưng sản phẩm này có giá trị nhỏ, thậm chí là rất nhỏ nên khi áp dụng hệ thống đặt cọc- hoàn trả rất khó kiểm tra việc có gây ô nhiễm môi trường hay không và thường là bỏ qua. Hệ thống đặt cọc hoàn trả có thể được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sử dụng, tái quay vòng, nhằm đảm bảo an toàn cho việc đặt cọc và hạn chế bớt những hàng hoá ít có giá trị mà lại có thể gây ra mức ô nhiễm nhiều hơn. Ví dụ như: những chuyến tầu thuỷ vận chuyển xe ô tô; những container thuốc trừ sâu; dầu hoả và những hàng hoá trang thiết bị khác dễ xảy ra tai nạn bất thường. Như vậy “đặt cọc hoàn trả là việc người tiêu dùng phải đặt cọc một số tiền nhằm cam kết việc trả lại bao bì đóng gói cho cơ sở tái chế hoặc người sử dụng lại, hoặc người trung gian”(1) Tha. Nguyễn Vă Phương - Trường Đại học Luật Hà Nội - Tập bài giảng . Chẳng hạn người tiêu dùng vật liệu xây dựng là xi măng thì khi sử dụng hết xi măng, người tiêu dùng có thể trả lại bao bì xi măng để nhận lại một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam công cụ kinh tế này chưa được giải thích một cách rõ ràng và vô hình chung nhà sản xuất đã tính cả vào giá thành sản phẩm, tất nhiên nguồn tài chính đó sẽ phải đóng góp cho việc bảo vệ, quản lý môi trường. 2.5. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng (hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại giấy phép xả thải mà người được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác. Giả dụ ta muốn giảm thực sự các mức thải nhưng do có điều bất chắc nên ta không thể hoàn toàn dựa vào một phí phát thải. Đồng thời ta cũng muốn tránh áp đặt những chi phí cao cho những xí nghiệp giảm được mức thải nhiều nhất. Trong trường hợp này ta phải đưa ra các giấy phép thải có thể chuyển nhượng, nghĩa là mỗi doanh nghiệp phải có một giấy phép với các mức thải nhất định. Bên nhận chuyển nhượng cũng chỉ nhận chuyển nhượng mức thải sao cho đúng số lượng, chất lượng mức thải đã ghi trong giấy phép. Mục đích của giấy phép chuyển nhượng là khuyến khích doanh nghiệp giảm lượng chất thải. Về mặt kinh tế thì loại công cụ này không có tính chất thu ngân sách nhà nước cũng như quỹ bảo vệ môi trường mà nó là công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải. ở một số quốc gia phát triển thì giấy phép chuyển nhượng có tính ưu điểm hơn thuế ở chỗ nó ràng buộc các nhà sản xuất trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh phải tìm cách ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc giảm ô nhiễm xuống mức thấp nhất. 2.6. Nhãn môi trường. Nhãn môi trường được cấp cho các sản phẩm mà quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nó ít hoặc không sinh ra các chất có hại cho môi trường hoặc bản thân sản phẩm không có hoặc có ít những chất có hại cho môi trường so với những sản phẩm cùng loại khác. Mục đích của việc cấp nhãn môi trường cho các sản phẩm nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm phù hợp với môi trường. Người tiêu dùng sản phẩm tuỳ thuộc vào thành phần môi trường cũng như điều kiện sống, nhận biết được việc ảnh hưởng đến môi trường của sản phẩm mà lựa chọn việc sử dụng. Nhưng khi sản phẩm đã có nhãn môi trường thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin cậy và sẵn sàng sử dụng sản phẩm. Đương nhiên công cụ này đã kích thích việc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Thay bằng việc tuyên truyền về những sản phẩm có hại cho môi trường, người ta cấp nhãn môi trường cho những sản phẩm mà trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nó ít, thậm chí không gây ô nhiễm đến môi trường. Tuy nhiên việc dán nhãn chỉ có tác dụng khi khống chế được số lượng tối đa sản phẩm được dán nhãn trong một nhóm sản phẩm. Động lực cạnh tranh, sức hấp dẫn của nhãn môi trường sẽ mất đi khi tất cả sản phẩm cùng loại đều được dán nhãn môi trường. 2.7. Bảo hiểm môi trường. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm môi trường là nhằm bảo đảm các khoản kinh phí cần thiết để khắc phục môi trường khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những rủi ro về mặt môi trường. Khi doanh nghiệp đã nộp một khoản tiền gọi là tiền phí bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra gây ảnh hưởng tới môi trường thì lúc này người phải khắc phục môi trường không phải là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh- người gặp phải rủi ro- mà là doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước có thể quy định hình thức bảo hiểm môi trường bắt buộc và bảo hiểm môi trường tự nguyện áp dụng đối với các đối tượng có hoạt động khác nhau. 2.8. Một số công cụ kinh tế khác. 2.8.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ban hành năm 1993 bao gồm năm nội dung chính: Hệ thống quản lý môi trường; kiểm tra đánh giá môi trường; đánh giá kết quả hoạt động của môi trường; ghi nhãn môi trường; đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Ngoài những nội dung trên đăng ký ISO 14000 là thêm một phương thức chỉ ra cho khách hàng biết rằng công ty từ trước đến nay vẫn được công nhận là hoàn thành tốt các kế hoạch môi trường. Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm ISO 14000 là tiêu chuẩn quản lý môi trường và cũng là một công cụ quản lý môi trường của doanh nghiệp. Khi áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, doanh nghiệp phải cam kết mọi quy định của pháp luật hiện hành và khi đạt yêu cầu của tiêu chuẩn thì sẽ được cấp chứng chỉ đạt ISO 14001, tiêu chuẩn tự quản lý môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Như vậy bộ tiêu chuẩn bảo đảm việc thực thi pháp luật môi trường của doanh nghiệp và trong chừng mực nào đó môi trường sẽ được bảo vệ tốt hơn. Rõ ràng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là công cụ kinh tế rất hữu hiệu, nó thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích kinh tế. 2.8.2. Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trách nhiệm pháp lý này quy định những người gây ô nhiễm phải chi trả một số tiền do đã làm tổn hại tới môi trường hoặc phải chi trả một số tiền để tu tạo lại cảnh quan môi trường. Tại Điều 7- Luật bảo vệ môi trường quy định: “…Tổ chức, cá nhân gây tổn hại tới môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý này còn đựơc quy định cụ thể tại các văn bản luật về tài nguyên như: Luật tài nguyên nước (Điều 23); Luật khoáng sản (Điều 64); Luật dầu khí (Điều 5). Trách nhiệm pháp lý này cũng được quy định tại Điều 1- Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường: “Mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (dưới đây gọi là vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường) của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính…Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Quy định pháp lý đối với môi trường thì ngoài trách nhiệm hành chính, bồi thường thiệt hại, Nhà nước ta còn quy định cả trách nhiệm hình sự đối với môi trường (từ Điều 182 đến Điều 191- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 2.8.3. Đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Đây là loại công cụ được dùng với mục đích là tăng nguồn thu nhập để xây dựng các công trình công cộng, chương trình quản lý để bảo vệ môi trường. Đóng góp tài chính trong đó có ở các công cụ khác như thuế, phí…nhưng các công cụ đó việc đóng góp tài chính chỉ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải cũng như những tác động gây ô nhiễm môi trường. Đóng góp tài chính là chương trình đặc biệt bằng việc vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường. Như vậy có nghĩa là ngoài nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước thì Việt Nam cũng vận động các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thế giới viện trợ tài chính cho mình nhằm bảo vệ môi trường sinh thái chung. Thông thường tiền viện trợ của nước ngoài đựơc giành để phát triển và bảo vệ môi trường ở các nước có thu nhập thấp, vì vậy số tiền viện trợ này rất nhỏ bé, chỉ tương đương 1,1% tổng thu nhập quốc dân ở các nước nhận viện trợ. Nhằm đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái chung thì quỹ môi trường thế giới được hình thành trên cơ sở Hiệp ước của 25 nước vào tháng 11 năm 1990 để tài trợ cho những dự án đầu tư theo bốn mục tiêu bảo vệ môi trường. Đó là nguồn tài trợ quốc tế mà chúng ta có thể tranh thủ. Ngày 26/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002-QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường. “Việc thành lập một thể chế tài chính mới, chuyên quản lý các nguồn vốn dành riêng cho mục tiêu bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên được đề cập như một trong những ưu tiên giải quyết”. Với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng thụ phải trả tiền”, quỹ cho phép thực hiện cách tiếp cận mới, khác với phương pháp hành chính- mệnh lệnh vẫn thường được sử dụng trong quản lý chất lượng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, bằng cách tạo điều kiện cho cơ quan chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư hoặc cá nhân mỗi công dân có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề môi trường. Quỹ có thể làm tăng vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực thi các hoạt động phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan trọng hơn nữa quỹ bảo vệ môi trường là công cụ đắc lực trong việc khắc phục các hạn chế trong hệ thống cấp phát tài chính cho môi trường hiện nay. 2.8.4. Chính sách giá cả và tiêu chuẩn. Dùng chính sách giá cả buộc các doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật chi phí nhiều và gây ô nhiễm sang kỹ thuật chi phí ít hơn, ít gây ô nhiễm hơn. Nâng cao tiêu chuẩn môi trường lên, vượt khả năng hiện có của doanh nghiệp. 2.8.5. Chính sách thưởng phạt về môi trường. Đây là công cụ kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân có hành động thân thiện và tích cực trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. ở Việt Nam và các nước khác hàng năm có giải thưởng cho các ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu, làm cho môi trường tốt hơn, khuyến khích mở rộng phong trào “người tiêu thu xanh”. Như vậy qua phân tích ta thấy các công cụ kinh tế đang ngày càng được nhiều nước sử dụng trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cần cân nhắc một cách cặn kẽ để các công cụ này phù hợp với hệ thống tài chính, tập quán, truyền thống và năng lực của hệ thống hành chính, thể chế của nước ta hiện nay. Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ví dụ ngày 5/6/2002, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam trao tặng giải thưởng “Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường 2002” cho tập thể Hội sinh viên Việt nam, Tạp chí “Con đường xanh” và những cá nhân xuất sắc như GS Đặng Hữu (Trưởng ban khoa giáo Trunng ương, nguyên Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ môi trường), GS Lê Quý An (Chủ tịch Hội bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt nam). Trên thế giới có giải thưởng Global 500 của UNEP năm 2001, giải thưởng Sasakawa năm 2001. Chương III Vai trò, điều kiện áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường ở việt nam 1. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường. Nó đã đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Qua thực tiễn kiểm nghiệm ở một số nước đã chứng tỏ công cụ kinh tế có tác dụng sau: - Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan hệ một cách tự động đối với thuế (tức là cái giá của sự gây ô nhiễm). - Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì thuế, phí chất thải đảm bảo đạt được mục tiêu chi phí tối thiểu. - Khuyến khích hành vi bảo vệ môi trường. Do công cụ kinh tế không chỉ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doanh nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường. - Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ trở lại cho bảo vệ môi trường và đóng góp ngân sách cho Nhà nước. - Duy trì và chuyển giao hợp lý nguồn lực do định giá các nguồn tài nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho phát triển bền vững và góp phần tích cực cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như chuyển giao chúng cho các thế hệ tương lai. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên thì việc đánh giá các nguồn tài nguyên môi trường là một công cụ chủ chốt cho phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của các công cụ kinh tế trong việc quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam có khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển nền kinh tế đất nước. Nhìn chung tác dụng của công cụ kinh tế được thể hiện rõ rệt từ khi Việt nam áp dụng nền kinh tế thị trường và trong quá trình hội nhập nền kinh tế hiện nay. 1.1. Vai trò của công cụ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới một cách toàn diện từ sau Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986. Nó đánh dấu một bước ngoặt về quan điểm cũng như chủ chương và chính sách phát triển kinh tế nước ta. áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp cùng với chính sách kinh tế mới mà cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhờ vậy đã hình thành và phát triển với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau. Quản lý môi trường thông qua các công cụ hành chính có một vai trò rất quan trọng khi mà tình trạng môi trường đã và đang bị ô nhiễm nặng nề, bằng các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, cơ quan Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tuân thủ thì cơ quan Nhà nước có thể áp dụng các bịên pháp cưỡng chế phù hợp với hành vi vi phạm, hậu qủa và nhân thân của người vi phạm. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường khi áp dụng các công cụ hành chính đã gặp phải rất nhiều khó khăn như: Sự yếu kém trong quản lý Nhà nước về môi trường; sự mâu thuẫn giữa mục đích tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và mục tiêu đảm bảo chất lượng môi trường của cộng đồng. Bởi vì tìm kiếm lợi nhuận là mục đích của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận doanh nghiệp có thể bằng mọi cách lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường kể cả các trách nhiệm đã được cụ thể hoá bằng các quyết định hành chính. Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết vì lý do ô nhiễm đã đến mức báo động. Các biện pháp hay côgn cụ hành chính vốn có hiệu quả nhất định nhưng trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì công cụ kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ khi coi trọng các công cụ kinh tế trong sự kết hợp với công cụ mệnh lệnh hành chính khôgn chỉ trong hoạt động kinh tế, mà cả trong công cuộc bảo vệ môi trường thì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng xã hội công banừg văn minh như trong Nghị quyết đại hội đảng IX mới có thể thực hiện được. Trong nền kinh tế thị trường, việc đơn thuần chỉ áp dụng công cụ hành chính trong quản lý và bảo vệ môi trường không mang được hiệu quả tối ưu, và như vậy công cụ kinh tế đã đóng góp vào những gì mà công cụ hành chính khi áp dụng còn hạn chế. Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp mới thuộc các loại hình thức pháp lý của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã ra đời. Các doanh nghiệp nhà nước đã được cơ cấu lại như đăng ký lại, thí điểm cổ phần hoá, sáp nhập, liên doanh với nước ngoài thành lập tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh doanh lớn. Các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung lớn đã và đang được hình thành tạo ra động lực mới cho việc khai thác, huy động nguồn lực tiềm năng để thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đó là điều mà các nhà quản lý và bảo vệ môi trường cũng như các nhà nghiên cứu cần lựa chọn các công cụ kinh tế cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong cơ chế này. Trong khu vực hoạt động tư nhân, áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm, bởi vì muốn chi phí cho môi trường ít hơn, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo được lợi ích kinh tế thì các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ cũng như tri thức chuyên sâu trong sản xuất kinh doanh. áp dụng các công cụ kinh tế sẽ loại bỏ được một yêu cầu của Chính phủ về lượng lớn thông tin chi tiết phục vụ cho việc xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp nhất đối với mỗi doanh nghiệp và sản phẩm. áp dụng các công cụ kinh tế còn nâng cao tính mềm dẻo trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm bởi vì khi mà doanh nghiệp chưa có khả năng kiểm soát được môi trường- gây ra mức độ ô nhiễm thấp nhất thì vẫn có thể hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có điều chi phí cho bảo vệ môi trường lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa sự mềm dẻo còn thể hiện ở chỗ việc chi phí cho bảo vệ môi trường là lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà có những doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động sản xuất kinh doanh bởi mức gây ô nhiễm môi trường là có thể chấp nhận được, nghĩa là đúng tiêu chuẩn môi trường và đánh giá tác động môi trường. Có thể nói trong cơ chế thị trường công cụ kinh tế là một công cụ hữu hiệu, nó làm thay đổi hành vi môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm cũng như hưởng thụ môi trường trong lành. Mặt khác những công cụ kinh tế này cũng đem lại cho ngân sách nhà nước một nguồn thu đáng kể đặc biệt là công cụ chính sách thuế và phí bảo vệ môi trường. Phí bảo vệ môi trường có thể coi là một trong những công cụ kinh tế có khả năng sử dụng hữu hiệu nhất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. áp dụng các công cụ kinh tế sẽ đảm bảo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp bởi vì các công cụ kinh tế luôn có tính mềm dẻo, tạo khả năng lựa chọn hành vi tác động đến môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm. áp dụng các công cụ kinh tế sẽ tạo động lực bảo vệ môi trường trong cạnh tranh. Vì lợi ích kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải. 1.2. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Chương trình hội nhập nền kinh tế với thế giới ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Kể từ khi ban hành đến nay, Luật đầu tư nước ngoài đã ba lần đựơc sửa đổi cùng với hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản dưới luật đã bước đầu tạo môi trường hấp dẫn và thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100589.doc
Tài liệu liên quan