MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NỢ- QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2
I. Cơ sở hình thành và nội dung công nợ: 2
1.1. Cơ sở hình thành: 2
1.2. Nội dung công nợ: 3
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nợ: 11
2.1.Các vấn đề liên quan đến công nợ: 11
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nợ: 15
III. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý thanh toán công nợ: 20
3.1. Các mục tiêu quản lý công nợ: 20
3.2. Những nội dung quản lý công nợ: 21
3.3. Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi: 26
3.4. Ý nghĩa của công tác quản lý công nợ: 27
3.5. Những giải pháp chủ yếu tăng hiệu quả quản lý thanh toán công nợ: 28
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THANH TOÁN 33
CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT 33
I. Đặc điểm, tình hình kinh doanh của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất 33
1.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 33
1.2. Chức năng, nhiệm vụ đặc điểm kinh doanh 34
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 35
1.4. Tình hình tài chính của công ty 37
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh: 39
II. Tình hình thanh toán công nợ của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất trong một vài năm gần đây: 39
2.1.Công tác tổ chức và quản lý thanh toán công nợ tại công tại Công ty: 39
2.2. Tình hình công nợ của công ty: 42
III. Phân tích tình hình công nợ: 45
3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu: 45
3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả: 48
IV.Phân tích khả năng thanh toán công nợ: 48
4.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ phải trả: 48
4.2. Phân tích hiệu quả thanh toán nợ phải thu: 48
4.3. Nhận xét về tình hình thanh toán công nợ tại công ty: 48
CHƯƠNG III 48
CÁC GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT 48
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới: 48
II. Những khó khăn và thuận lợi đối với công tác quản lý công nợ kế hoạch thực hiện cho phương hướng sản xuất kinh doanh những năm tới: 48
2.1. Những thuận lợi: 48
2.2. Những khó khăn: 48
III. Những giải pháp chủ yếu đối với quá trình giải quyết công nợ tại công ty Quan Hệ Quốc Tế Đâu Tư Sản Xuất: 48
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp cần thiết đối với quá trình giải quyết công nợ tại Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
v Kỳ thu tiền bình quân
(tính theo số ngày)
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh số bán chịu bình quân 1 ngày
Đây là chỉ tiêu phản ánh để thu được một khoản phải thu thì cần số ngày trung bình là bao nhiêu (các khoản phải thu quay một vòng mất mấy ngày). Vòng quay càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại.
Thời gian này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu thời gian dài chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
Khi phân tích cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, các khoản phải thu nhỏ hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu đạt được kế hoạch về thời gian.
3.3. Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:
Bên cạnh việc theo dõi chi tiết công nợ theo từng đối tượng, để tránh những thiệt hại, thất thu do việc các đối tượng phải thu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiền hàng hay nợ đến hạn, các doanh nghiệp thường phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi có thể không đòi được do con nợ không có khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
- Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở nên kể từ ngày khách hàng ký nhận nợ trên chứng từ vay nợ.
+ Nợ chưa quá hạn trong thời gian quy định 2 năm nhưng con nợ đã trong tình trạng giải thể,phá sản...
- Mục đích của việc lập dự phòng:
+ Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán và tránh tình trạng biến động lớn tài chính của doanh nghiệp.
+ Phản ánh đúng giá trị thực về các khoản phải thu từ đó phản ánh đúng giá trị thực tài sản của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc lập dự phòng:
Để tránh tình trạng các doanh nghiệp lập dự phòng với mục đích tăng chi phí, giảm lợi nhuận và thuế thu nhập, việc lập dự phòng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Chỉ được phép lập dự phòng các khoản phải thu thực sự khó đòi và phải lập cho từng khoản phải thu khó đòi.
+ Số dự phòng phải thu khó đòi được lập không quá 20% tổng công nợ phải thu và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
+ Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được lập một lần vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán.
- Phương pháp xác định mức dự phòng:
Để xác định mức dự phòng cần phải sử dụng một trong hai phương thức:
+ Tính trực tiếp: số dự phòng được tính theo tỷ lệ % trên số công nợ phải thu, theo công thức
Số dự phòng phải lập = Số công nợ phải thu * Tỷ lệ ước tính
- Tính tuổi của các khoản phải thu: căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi công nợ để xác định thời gian các khoản nợ, lập dự phòng theo số % khó thu.
Số dự phòng phải lập = % mất nợ có thể * Nợ phải thu khách hàng nghi ngờ.
Dự phòng phải thu khó đòi được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh khi lập và vào thu nhập khác khi hoàn nhập dự phòng.
3.4. ý nghĩa của công tác quản lý công nợ:
Như chúng ta đã biết công nợ trong doanh nghiệp luôn là một bài toán phức tạp, hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp thích hợp thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Cũng có thể khẳng định một điều rằng “công nợ” là con dao hai lưỡi nếu không dung hoà được hai mặt nội dung phải thu và phải trả của công nợ thì doanh nghiệp rất dễ dẫn tới khả năng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và tồi tệ hơn nữa là dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Do đó, đặt ra cho mỗi doanh nghiệp một câu hỏi là làm thế nào để quản lý công nợ tốt nhất mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Không phải lúc nào nhắc đến công nợ là cũng nhắc đến các khoản doanh nghiệp phải thu từ các con nợ và ngược lại trong nhiều trường hợp “công nợ phải trả” lại tạo cho doanh nghiệp một khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với một số doanh nghiệp, người ta đề cao khoản vốn tín dụng này và lấy đó làm giải pháp tài chính tạm thời: “chiếm dụng càng nhiều vốn càng tốt” trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn, nếu doanh nghiệp quá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý này thì tình hình tài chính không những không có tiến bộ mà sẽ ngày càng rơi vào ngõ cụt. Vậy làm thế nào để hợp lý hóa tất cả các khoản nợ phải thu, phải trả? Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ hợp lý. Từ chỗ tổ chức theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích tình hình công nợ hàng quý, hàng năm. cuối cùng phải đưa ra được quỹ dự phòng phải thu khó đòi nếu thấy cần thiết. Từ đây doanh nghiệp sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời và nâng cao khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
3.5. Những giải pháp chủ yếu tăng hiệu quả quản lý thanh toán công nợ:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc phát sinh công nợ là một vấn đề mang tính tất yếu. Để thực hiện tốt việc thu và trả nợ phải có thời gian nên nợ nần giữa các đơn vị kinh doanh trong một thời gian ngắn là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, chiếm dụng vốn lẫn nhau với khối lượng lớn thì tất yếu sẽ gây hậu quả xấu. Nếu công ty phá sản thì sẽ kéo theo hàng loạt các công ty khác lao đao thậm chí phá sản theo. Đây là tình trạng có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không tuân theo nguyên tắc kinh doanh cơ bản, không tuân theo luật tài chính và pháp luật nhà nước. Để tránh tình trạng công nợ dây dưa kéo dài các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác quản lý theo dõi công nợ một cách chi tiết.
Một là: Nghiên cứu về nhà cung cấp và khách hàng
Nhằm hạn chế mức độ rủi ro trong việc ứng trước tiền hàng và bán chịu hàng hoá, dịch vụ cũng như trong việc thanh toán công nợ sau này. Nên trước khi ứng trước tiền hàng hay bán chịu cho khách hàng doanh nghiệp cần điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp. Tuỳ theo mức độ quy mô của công nợ phải thu đối với từng khách hàng và khoản ứng trước cho nhà cung cấp mà quản trị phải tập hợp các thông tin khác nhau. Các thông tin có thể như:
- Báo cáo tài chính: doanh nghiệp có thể đề nghị khách hàng cung cấp các thông tin tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động.Từ đó xem xét và cân nhắc xem có nên bán hàng cho khách hàng theo phương thức tín dụng thương mại hay không?
- Báo cáo tín dụng về khả năng thanh toán của khách hàng đối với các doanh nghiệp khác : đây là nguồn thông tin rất khó khai thác,doanh nghiệp cần phải tìm kiếm từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể biết được tình trạng kinh tế của khách hàng làm cơ sở cho việc quyết định có bán chịu cho khách hàng hay không ?.
- Các ngân hàng: Do ngân hàng có nhiều mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp khác nhau nên bản thân ngân hàng cũng nhận được những thông tin về tình trạng tín dụng của các doanh nghiệp. Dựa vào thông tin của ngân hàng cung cấp doanh nghiệp có thể phần nào biết được tình trạng kinh tế của khách hàng, của nhà cung ứng.
Ngoài các thông tin trên doanh nghiệp cũng cần phải xem xét lịch sử thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp cũng phải biết được rằng trong quá khứ khách hàng có trả tiền đúng hạn hay không? Bao nhiêu lần khách hàng gây rắc rối trong việc trả tiền.
Sau khi tập hợp được các thông tin, doanh nghiệp sẽ phân tích và đưa ra kết luận có nên ứng trước tiền hàng cho nhà cung ứng hay chấp nhận bán chịu cho khách hàng.
Hai là: Xây dựng chính sách tín dụng thương mại đúng đắn
Trên thực tế, doanh nghiệp bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác hoặc cho các cơ quan nhà nước nhưng không thu được tiền ngay. Các hoá đơn chưa trả tiền gọi là tín dụng thương mại, các khoản tín dụng thương mại này tạo thành các khoản phải thu của doanh nghiệp. Do vậy việc xây dựng một chính sách tín dụng thương mại đúng đắn sẽ giúp cho việc quản lý công tác thanh toán công nợ thuận tiện hơn. Một chính sách tín dụng thương mại đúng đắn là một chính sách phải phù hợp với từng khách hàng cũng như với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chính sách tín dụng thương mại được xây dựng dựa trên sự hợp thành của các bộ phận sau:
- Tiêu chuẩn tín dụng: Là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu để có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu. Theo nguyên tắc này những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn chấp nhận được thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại. Tuy nhiên tiêu chuẩn tín dụng phải mang tính động để phù hợp với từng trường hợp hoặc giai đoạn cụ thể.
Nếu các tiêu chuẩn đặt ra quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và có thể làm giảm lợi nhuận. Ngược lại nếu tiêu chuẩn đặt ra quá thấp có thể thúc đẩy doanh số tăng nhưng sẽ rất nhiều khách hàng có mức rủi ro tín dụng cao, làm tăng các khoản nợ khó đòi và doanh nghiệp sẽ phải chịu những chi phí thu tiền cao hơn.
- Thời hạn tín dụng thương mại: Là khoảng thời gian doanh nghiệp cho phép khách hàng được chịu trả.
- Chiết khấu tiền mặt: Được sử dụng nhằm đẩy mạnh tốc độ thanh toán nợ, thu tiền nhanh, đồng thời định giá cao hơn với những khách hàng muốn kéo dài thời hạn trả nợ.
- Các công cụ tín dụng thương mại: Đây là bằng chứng về sự nợ nần. Nói chung, khi mua bán hàng hóa người ta thường sử dụng hoá đơn, hoá đơn được gửi như hàng hoá chuyên chở cho người mua. Khi người mua đã nhận đủ hàng hoá và ký vào hoá đơn thì lúc này hóa đơn có giá trị pháp lý về việc người mua nợ tiền người bán. Các thủ tục sau đó về việc người mua và người bán chỉ là việc chuyển tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản của người bán.Tuy nhiên cũng có nhiều công cụ tín dụng thương mại khác được sử dụng trên thương trường như : thương phiếu, hợp đồng bán hàng có điều kiện.
Khi xây dựng chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố: tác động của doanh thu, tác động của chi phí, chi phí của nợ nần, xác suất không trả tiền của người mua và chiết khấu tiền mặt.
Ba là: Phương thức quản lý công nợ
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau do đó phương thức quản lý công nợ cũng khác nhau. Nhưng cũng có thể phân theo phương thức quản lý theo thời gian và theo từng khách nợ, chủ nợ.
- Quản lý công nợ theo thời gian:
Phương thức quản lý này dựa trên thời gian về “tuổi” của các khoản phải thu, phải trả. Nhà quản trị theo dõi các khoản phải thu, phải trả để xác định đúng thực trạng của doanh nghiệp và đánh giá tính hiện hữu của chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Qua đó thấy được những khoản tín dụng có vấn đề để đưa ra được phương hướng quản lý và biện pháp khắc phục.
Theo phương pháp quản lý công nợ theo thời gian thì công nợ chia làm hai loại: công nợ trong thời hạn tín dụng và công nợ quá hạn.
+ Phương thức quản lý công nợ trong thời hạn tín dụng:
Đối với các khoản phải thu: cácdoanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán bằng chính sách chiết khấu thích hợp. Khách hàng thanh toán nhanh sẽ được hưởng chiết khấu, còn doanh nghiệp sẽ có vốn quay vòng kinh doanh tiếp theo.
Đối với các khoản phải trả: Đây là nguồn vốn kinh doanh được tài trợ hợp pháp từ bên ngoài mà doanh nghiệp có được. Do đó cần tận dụng triệt để nguồn tài trợ này, sử dụng hợp lý có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phươngthức quản lý công nợ đã quá hạn:
+Đối với các khoản phải thu:Doanh nghiệp phải có những chính sách thu tiền khác nhau đối với từng khoản nợ, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (nguyên nhân khách quan hay chu quan) để có những biện pháp xử lý thích hợp. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên đôn đốc thu hồi công nợ với thái độ mềm mỏng hay cứng rắn tuỳ thuộc vào từng đối tượng nợ. Đầu tiên hai bên có thể gặp nhau để thương lượng, nếu xét thấy khách hàng của mình có khả năng trả nợ được thì doanh nghiệp có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Nếu không doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp mạnh như phong toả hàng hoá và vốn khi doanh nghiệp bạn bị mất khả năng thanh toán. Sau đó mời cơ quan có trách nhiệm pháp lý đến làm thủ tục cần thiết.
+ Đối với các khoản phải trả:
Doanh nghiệp cần tránh xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Nếu thông tin này bị lộ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quan hệ với nhà cung cấp và các bạn hàng.
- Quản lý công nợ theo từng khách nợ và chủ nợ:
Theo phương pháp quản lý này các doanh nghiệp nhằm xác định được đúng thực trạng số nợ của mỗi khách hàng và thực trạng công nợ của doanh nghiệp, để từ đó khống chế số lượng bán ra đối với mỗi đối tác khi số lượng vốn thiếu chịu quá lớn. Đây là căn cứ thực tiễn giúp doanh nghiệp tiếp tục hoặc chính sách tín dụng thương mại. Phương pháp này giúp theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của từng khách nợ để từ đó thấy được tình hình kinh doanh của mỗi đối tác. Đồng thời theo dõi được chi tiết kịp thời việc thanh toán với các chủ nợ để chủ động đưa ra các biện pháp tổng hợp khi cần thiết, tránh xảy ra tình trạng công nợ dây dưa, quá hạn ảnh hưởng tới vị thế uy tín của doanh nghiệp. Đó cũng là một công cụ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tác. Quản lý công nợ theo từng khách nợ để biết được tình hình tiêu thụ của khách hàng cũng như khả năng tiêu thụ của thị trường.
Chương II
Thực trạng công tác tổ chức quản lý và thanh toán
Công nợ tại công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
I. Đặc điểm, tình hình kinh doanh của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
1.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất.
Công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất (tên viết tắt CIRI), có trụ sở giao dịch tại 508 Trường Chinh- Hà Nội.
Công ty là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập tháng 3/1997, giấy phép kinh doanh số 306546 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/3/1997, mã số thuế 0101147055 trực thuộc tổng công ty công trình giao thông 8(CIENC08)-bộ giao thông vận tải, vốn pháp định của tổng công ty là 179 tỷ đồng.
CIRI không ngừng xây dựng và phát triển theo hướng trở thành một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh đa ngành. Công ty luôn phấn đấu thực hiện cung ứng tốt vật tư, thiết bị cho các đơn vị thành viên, các ban quản lý dự án của tổng công ty XD CTGT 8, sản xuất lắp ráp xe gắn máy hai bánh và xuất khẩu lao động.
Từ năm 1997 đến 1999, kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn. Từ năm 2000 đến nay, công ty đã xây dựng được một số cơ cấu kinh doanh phù hợp với thị trường, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe máy dạng IKD, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Trong năm qua, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty đã kịp thời đưa ra những chiến lược để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Công ty ngày càng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong lĩnh vực kinh doanh xe gắn máy hai bánh như: động cơ khung, bộ đồ nhựa, giảm sóc...Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Đảng và Nhà Nước, nộp ngân sách đầy đủ, luôn tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ đặc điểm kinh doanh
Chức năng nhiệm vụ của công ty là:
ỹ Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ
ỹ Xây dựng các công trình
ỹ Kinh doanh bất động sản: đầu tư kinh doanh hạ tầng nhà đất
ỹ Sản xuất công nghiệp: sản xuất phụ tùng lắp ráp xe gắn máy hai bánh các loại
ỹ Đào tạo xuất khẩu lao động đi các nước
ỹ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị
Theo giấy phép kinh doanh, CIRI được phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Nhưng qua thời gian hoạt động kinh doanh thì hai lĩnh vực đem lại hiệu quả cao cho công ty là: lĩnh vực lắp ráp sản xuất mô tô hai bánh, lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị
Đầu năm 1998, CIRI được cấp phép nhập khẩu sản xuât, lắp ráp và nội địa hoá mô tô hai bánh dạng IKD. Công ty đã đầu tư lắp đặt một dây chuyền lắp ráp của tập đoàn ZONGSHEN- Trùng Khánh- Trung Quốc vơi tổng mức đầu tư 750.000 USD. Phương thức kinh doanh mô tô hai bánh dạng IKD đòi hỏi phải nhập khẩu linh kiện của nước ngoài và mua thiết bị, phụ tùng nội địa hóa trong nước. Các sản phẩm xe máy công ty chủ yếu mang nhãn hiệu như: Wana 110, Wake up C110...
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty gồm : 01 xí nghiệp lắp ráp xe máy và 05 xưởng
Xí nghiệp lắp ráp xe máy
Xưởng sản xuất khung xe máy
Xưởng sản xuất lắp ráp giảm sóc, ly hộp
Xưởng sản xuất lắp ráp động cơ
Xưởng sản xuất lắp ráp đồng hồ công tơ mét, bộ dây điện
Xưởng sản xuất các sản phẩm nhựa.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Quản lý sản xuất kinh doanh trong công ty đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho quá trình này diễn ra một cách nhịp nhàng. Để điều hành sản xuất, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một bộ máy quản lý phù hợp, tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao, công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất đang từng bước hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý sản xuất từ phân xưởng đến các phòng ban dưới sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc công ty.
Tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo cơ cấu phòng ban chuyên trách thống nhất: quyền lực tập trung ở giám đốc và ban lãnh đạo. Chịu trách nhiệm chính và quản lý hoạt động của mỗi phòng ban là trưởng phòng. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết công việc chung của công ty như sau:
Đứng đầu trong công ty là ban giám đốc gồm có: Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, môt phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc hành chính.
Các phòng ban chức năng: phòng tài chính kế toán tổng hợp thực hiện chức năng hạch toán kế toán, giám đốc bằng tiền viếc quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn, giúp ban giám đốc nắm bắt tình hình thực tế một cách kịp thời. Phòng tổ chức cán bộ lao động : quản lý các mặt thuộc phạm vi tổ chức nhân sự, duyệt tuyển cán bộ, đề bạt cán bộ các cấp trong công ty. Phòng hành chính quản trị: Thực hiện các hoạt động mang tính chất đối ngoại hành chính. Phòng xe máy: phụ trách việc nhập khẩu linh kiện xe máy, xây dựng, kế hoạch sản xuất. Phòng vật tư thiết bị: có trách nhiệm lập kế hoạch mua linh kiện xe máy nội địa hoá, cung cấp vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và một số phòng ban khác: phòng dự án, phòng kinh doanh nhà đất, phòng thị trường, phòng kỹ thuật, phòng xây dựng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Ban giám đốc
P. hành chính quản trị
P. tổ chức CB- lao động
P. tài chính kế toán tổng hợp
Xn lắp ráp xe máy
P.
Dự án
P.
Xe máy
P. vật tư tbị
P.
Xk lao động
P.
kd nhà
đất
P. xây dựng
Xưởng Sx khung xe máy
Xưởng Sx lắp ráp giảm sóc ly hộp
X. Sx lắp ráp đồng hồ công tơmét,
bộ dây điện
X. Sx sản phẩm nhựa
Xưởng Sx lắp ráp động cơ
Các đội xây dựng công trình
P.
thị trường
P.
kỹ thuật
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toánNVL&CCDC
Kế toán thanh tóan
Kế toán tiêu thụ
Kế toán công nợ
Kế toán ngân hàng
Nhân viên kt xí nghiệp lắp ráp
Nv kế toán các xí nghiệp
1.4. Tình hình tài chính của công ty
1.4.1. Tình hình biến động vốn, nguồn vốn
Biểu 2.1: Kết cấu vốn kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
TT
(%)
Vốn lưu động
120.685.423.735
87,2
147.315.767.785
69,4
26.630.344.050
22,07
-17,8
Vốn cố định
17.774.735.828
12,8
64.955.656.776
30,6
47.181.920.948
265,4
17,8
Tổng vốn KD
138.460.159.563
100
212.271.424.561
100
73.811.264.998
53,3
Do công ty là một doanh nghiệp nhà nước có hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu, nên việc phân bổ chí phí kinh doanh như trên là hợp lý. Cụ thể vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn(87,2%),vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ(12,8%).
Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2003 tăng 73.811.264.998 đạt 53,3% do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, so với năm 2002, vốn lưu động của công ty tăng 26.630.344.050 tương đương với tỷ lệ 22,7%. Việc tăng này chủ yếu là do vốn hàng hoá và vốn trong thanh toán tăng lên nhiều, nguyên nhân là vì năm 2003, lượng hàng hoá công ty tiêu thụ tăng lên rất cao so với năm 2002 nên nhu cầu vốn dự trữ hàng lớn.
Thứ hai, vốn cố định tăng 47.180.920.948 ứng với 265,44% do công ty dùng để bổ sung TSCĐ phục vụ kinh doanh.
Mặc dù vốn lưu động tăng lên về tỷ lệ nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh giảm 17,8% là do tỷ trọng VCĐ tăng lên 17,8%
Vốn kinh doanh của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất được hình thành từ hai nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2.2 : Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ
lệ
TT
(%)
I Nợ phải trả
130.224.935.685
94,05
201.337.721.207
94,85
71.112.785.549
54,6
0,8
1.Nợ ngắn hạn
127.542.367.142
97,94
198.836.589.368
98,76
71.294.222.226
55,9
0,82
2.Nợ khác
2.682.568.516
2,06
2.501.131.839
1,24
-181.436.677
-6,76
0,18
II Nguồn vốn CSH
8.235.223.905
5,95
10.933.703.354
5,15
2.698.479.449
32,77
-0,8
Tổng cộng
138.460.159.563
100
212.271.424.561
100
73.811.264.998
53,3
Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu do huy động từ bên ngoài. Năm 2002 chiếm tỷ 94,05% và tăng thêm 0,8% vào năm 2003 còn lại là vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm trong tổng nợ phải trả (chiếm 98,76%) đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu là hợp lý.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Biểu 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TL
(%)
1.Tổng doanh thu
198.312.195.210
213.922.393.845
15.610.198.635
7,87
2.Tổng chi phí giá thành
195.211.456.516
209.114.617.456
13.903.160.940
7,12
3.Lợi nhuận trước thuế
3.100.738.694
4.807.776.389
1.707.037.695
55,05
4.Thuế TNDN phải nộp
992.236.382.08
1.346.177.388,92
353.941.006,84
35,67
5.Lợi nhuận sau thuế
2.108.502.311,92
3.461.599.000,08
1.353.096.688,16
64,17
6.T.nhập BQ đầu người
1.710.000
1.912.000
202.000
11,8
II. Tình hình thanh toán công nợ của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất trong một vài năm gần đây:
2.1.Công tác tổ chức và quản lý thanh toán công nợ tại công tại Công ty:
Mặc dù công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất là môt doanh nghiệp nhà nước, vốn do nhà nước sở hữu nhưng hoạt động trong nền kinh tế thị trường công ty phải hạch toán độc lập về tài chính, về lỗ lãi, về kết quả hoạt động kinh doanh....Nhà nước chỉ cấp một phần vốn rất hạn chế và không bù lỗ như thời bao cấp, doanh nghiệp tự huy động thêm vốn và hạch toán sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đảm bảo cho tình hình tài chính ổn định và lành mạnh là nhiệm vụ của bộ máy điều hành hoạt động của công ty. Công nợ là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp vì công nợ phản ánh một cách chân thực tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay công ty CIRI đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh cả ở trong và ngoài nước, do hoạt động của công ty một vài năm gần đây đạt hiệu quả cao nên uy tín của công ty ngày một củng cố, công ty có thêm nhiều bạn hàng cũng như khách hàng từ mọi miền đất nước. Điều này kéo theo các quan hệ công nợ cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Để có thể theo dõi và quản lý thanh toán công nợ đạt hiệu quả, phòng kế toán phân công một kế toán công nợ chuyên làm công tác thanh toán, đây là người trực tiếp năm bắt theo dõi và tổ chức thu hồi cũng như thanh toán công nợ. Kế toán quản lý công nợ bằng cách mở sổ theo dõi chi tiết với từng loại công nợ, từng khách hàng, từng chủ nợ.... Việc đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp được làm thường xuyên để tránh tình trạng nhầm lẫn, bỏ sót các khoản nợ. Công nợ được chia thành hai mảng công nợ phải thu và công nợ phải trả. Việc quản lý công nợ được thực hiện như sau:
2.1.1. Đối với công nợ phải thu:
Là một bộ phận tài sản doanh nghiệp bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ thu hồi. Việc thu hồi công nợ phải thu giúp công ty giải phóng vốn bị chiếm dụng, tăng tiềm lực tài chính và chủ động kinh doanh
Để quản lý công nợ phải thu đạt hiệu quả cao hơn công ty giao trách nhiệm cụ thể cho kế toán công nợ về các khoản phải thu đồng thời có sự động viên khuyến khích kịp thời khi họ hoàn thành nhiệm vụ.
Quản lý công nợ phải thu của khách hàng, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết trên tài khoản 131.
TK1311: Phải thu của công ty XDCT GT 810
TK1312: Phải thu
Bên cạnh đó, các khoản phải thu như trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, tạm ứng cũng không nhỏ. Các tài khoản này cũng được phân cấp quản lý chi tiết như tài khoản 131 để tiện quản lý và theo dõi.
Đối với các khách hàng truyền thống như: công ty XDCT GT 810, nhà máy cơ khí cổ Loa.....công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32635.doc