So với các nước trong khu vực, nhìn chung chúng ta chưa có lợi thế cao về
nguyên phụ liệu. Về da, Trung Quốc được xem là quốc gia có lợi thế nhất với
một vùng nguyên liệu dồi dào với nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài .
Trong khi đó, Việt Nam chúng ta vẫn chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu cụ
thể, chúng ta chỉ có thể hơn các quốc gia khác về nguyên liệu cao su ngoại trừ
Indonesia. Còn các nguyên liệu khác như vải, giả da, chúng ta đều không có lợi
thế so sánh với các nước khác, đặc biệt là phụ liệu cho ngành giày dép chúng ta
mất hẳn lợi thế so với các nước khác.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 30
Về cơ cấu xuất khẩu như Bảng 2.2, kim ngạch xuất khẩu giày vào Hoa Kỳ có
giá cả trên 2,5usd vẫn chiếm đa số năm 2004 là 106.945.000 usd thì đến năm
2005 là : 169.160.000 usd với số tăng tuyệt đối là + 62.215.000 usd, trong khi đó
những loại giày có giá cả cao hơn trên 12 usd vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2.2: Giá cả các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Mặt hàng/năm 2003
(usd)
2004
(usd)
2005
(usd)
6403990 : Giày mũ cao su, nhựa, da cho trẻ tác
giả , phụ nữ và thanh thiếu niên trên 2,5usd/đôi
77.737.000 106.945.000 169.160.000
6402990 : Giày mũ cao su, nhựa, da cho trẻ tác
giả , phụ nữ và thanh thiếu niên trên 12usd/đôi
36.213.000 69.972.000 90.031.000
6404119 : Giày thể thao trên 12usd/đôi 11.249.000 14.691.000 35.389.000
Nguồn : US-Việt Nam Trade Council và tính toán của tác giả.
Mặc dù vào những tháng cuối năm 2007 có một số mặt hàng giày dép xuất khẩu
sang Hoa Kỳ tăng về lượng và trị giá như: giày đế mũ cao su, giày thể thao đế
mũ cao su, giày thể thao có mũ da tổng hợp, nhưng nhìn chung thì các mặt hàng
chiếm tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng giày dép
xuất khẩu sang Hoa Kỳ là giày tennis, giày bóng rổ và giày thể thao có mũ là
nguyên liệu dệt … giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường
Hoa Kỳ vẫn chưa đạt. Vì vậy, trong chiến lược phát triển xuất khẩu sang thị
trường này trong những năm tới đây, thay đổi cơ cấu mặt hàng sao cho vừa phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng, vừa đạt được kim ngạch xuất khẩu cao, thật sự
là bài toán khó cho các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt của thời hội nhập. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải chọn lựa những
chủng loại hàng phù hợp với máy móc, công nghệ, trình độ tay nghề của công
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 31
nhân, đầu ra cho xuất khẩu và là thế mạnh của doanh nghiệp mình, có như thế
mới đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và có thể thu về kim ngạch xuất khẩu cao.
- Phương thức kinh doanh: hiện nay so với Trung Quốc, kim ngạch xuất
khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của chúng ta vẫn còn khá thấp, một phần
là do phương thức kinh doanh của chúng ta. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã có
chiến lược dài hơi để có được kết quả kinh doanh khá tốt về mặt hàng giày dép
như ngày hôm nay. Để làm được việc tự sản xuất và bán hàng điều quan trọng
nhất đó chính là nguyên liệu, Trung Quốc họ làm được vì họ đã có chiến lược
xây dựng vùng nguyên liệu hẳn hoi và có kế hoạch lâu dài cho ngành công
nghiệp này. Thật sự mà nói, trong tương lai gần, chúng ta khó có thể cạnh tranh
so với các mặt hàng giày dép của Trung Quốc về giá cả khi mà chính ta lại nhập
khẩu nguyên liệu phần lớn là từ họ.
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta vẫn còn thực hiện sản
xuất chủ yếu là gia công, có thể nói hiện nay gần 90% lượng giày dép mà các
doanh nghiệp chúng ta xuất khẩu được sản xuất theo hình thức gia công và đều
mang các nhãn hiệu của khách hàng (Adidas, Reebok, Nike, Timberland…) và cả
nguyên phụ liệu chế tạo cũng được cung cấp bởi các tập đoàn thuê gia công.
Mặc dù, có một số doanh nghiệp chúng ta đủ khả năng tự sản xuất và xuất khẩu,
tuy nhiên với thói quen “an toàn” và không đủ điều kiện các doanh nghiệp sẽ
vẫn phải chọn hình thức gia công. Về hình thức này, tuy không phải là không có
những ưu điểm của nó, tuy nhiên về lâu dài các doanh nghiệp muốn tạo một
thương hiệu riêng cho mình - điều cần thiết cho các doanh nghiệp trong thương
trường hiện nay, nâng cao giá cả và kim ngạch xuất khẩu, thật sự là cần thiết để
các doanh nghiệp chuyển đổi dần dần sang hình thức tự doanh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 32
Bảng 2.3: So sánh giữa hình thức gia công xuất khẩu và tự doanh
Gia công xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp
Đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị. Đầu tư nhà xưởng, máy móc, cơ sở hạ tầng.
Đầu tư, đào tạo nhân lực(công nhân, nhân
viên và đội ngũ quản lý..).
Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực(đội ngũ nhận
viên mua hàng, tiếp thị, kinh doanh, tài chính,
chăm sóc khách hàng…).
Không cần đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp
thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ.
Phải đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu
kho, cửa hàng bán lẻ.
Lợi nhuận phải dựa vào hiệu quả và số lượng
hợp đồng gia công.
Lợi nhuận dựa vào hiệu quả và doanh thu bán
hàng nội địa và nước ngoài.
Không biết đến những khách hàng cung cấp
hợp đồng gia công (không biết đến xu hướng
thị trường, giá cả và thị hiếu của khách hàng
để điều chỉnh sản phẩm).
Tiếp xúc trực tiếp với những khách hàng của
mình (biết đến xu hướng thị trường, giá cả và
thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh sản
phẩm).
Giá cả gia công do bên thuê gia công ấn định. Giá cả sản phẩm do doanh nghiệp tự quyết
định dựa vào chi phí sản xuất và nhu cầu thị
trường.
Không tạo được thương hiệu trên thương
trường.
Tạo được thương hiệu trên thương trường.
Không xác định được chính xác chi phí sản
xuất.
Xác định được chính xác chi phí sản xuất, có
thể cân đối để sản xuất hiệu quả.
Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành, chúng ta dễ dàng nhận thấy
rằng gia công 1 đôi giày khoảng 1,5 usd trong khi đó các doanh nghiệp phải đảm
bảo tiền lương công nhân, xây dựng nhà xưởng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
trong khi đó các công ty trung gian có thể bán với giá thấp nhất là 50 usd/ đôi,
trừ các chi phí liên quan về nguyên phụ liệu, ước tính họ có thể có lợi nhuận
khoản 5 usd/đôi .
Với con số ước tính về lợi nhuận chóng mặt như thế thì hình thức gia công vẫn là
hình thức đem lại lợi nhuận thấp nhất, mà vấn đề ở đây không phải các doanh
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 33
nghiệp của chúng ta không nhận ra được điều đó mà là bởi vì các doanh nghiệp
chúng ta thiếu đi những điều kiện “cần” và “đủ” để có thể chuyển đổi sang hình
thức tự doanh.
- Đối thủ cạnh tranh: tại thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu
vẫn là Trung Quốc, tiếp đến mới là các nước như Italia, Việt Nam, Indonesia...
Riêng Italia là nước có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 vào Hoa Kỳ trong năm
2008, thế nhưng mặt hàng giày dép của Italia là những mặt hàng có giá trị cao
và thường giành cho các tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
Tại Hoa Kỳ, năm 2005 Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước có kim ngạch
xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường này, chỉ sau Trung Quốc, Italia,
Brasil và Indonesia. Tuy nhiên đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước thứ
3 gần ngang hàng với Italia (cả hai quốc gia đều có thị phần tại Hoa Kỳ là 6%)
có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn nhất vào thị trường này chỉ sau Trung Quốc
và Italia. Như vậy, chỉ sau 3 năm từ nước đứng thứ 5 ta vượt lên xếp vị trí thứ 3.
Đây là kết quả đáng khích lệ cho ngành giày dép Việt Nam chúng ta tại thị
trường Hoa Kỳ, tuy nhiên thực sự kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng của chúng ta. Và để minh chứng cho những lý do tại sao kim ngạch xuất
khẩu ngành hàng này vẫn còn khiêm tốn, chúng ta lập bảng so sánh giữa Việt
Nam và các quốc gia khác về các vấn đề của ngành hàng này.
- Với các nguyên liệu là da, giả da và các phụ liệu như keo, chỉ khâu, cúc,
các văn hoa trang trí…nguyên phụ liệu ngành giày dép của chúng ta chủ yếu là
nhập khẩu từ chính các nước cạnh tranh với chúng ta như Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc…
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 34
Bảng 2.4: So sánh về nguyên phụ liệu ngành giày dép năm 2006-2007
Tiêu chí
so sánh
Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hồng
Kông
Indonesia
Da 100 100 110 100 100 100
Vải 100 100 140 140 130 110
Giả da 100 110 120 140 140 110
Cao su 100 80 70 70 70 120
Đế giày 100 120 100 140 80 100
Phụ liệu 100 110 130 150 150 100
Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại TPHCM.
So với các nước trong khu vực, nhìn chung chúng ta chưa có lợi thế cao về
nguyên phụ liệu. Về da, Trung Quốc được xem là quốc gia có lợi thế nhất với
một vùng nguyên liệu dồi dào với nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài .
Trong khi đó, Việt Nam chúng ta vẫn chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu cụ
thể, chúng ta chỉ có thể hơn các quốc gia khác về nguyên liệu cao su ngoại trừ
Indonesia. Còn các nguyên liệu khác như vải, giả da, chúng ta đều không có lợi
thế so sánh với các nước khác, đặc biệt là phụ liệu cho ngành giày dép chúng ta
mất hẳn lợi thế so với các nước khác.
- Mẫu mã và công tác kinh doanh tiếp thị của ngành:
Bên cạnh ít có lợi thế so sánh về nguyên phụ liệu của ngành giày dép, công tác
tổ chức kinh doanh cũng là một mặt đáng chú ý đến của chúng ta. Sở dĩ kim
ngạch xuất khẩu của chúng ta còn chưa cao vì còn có những vấn đề thuộc về
kinh doanh của các doanh nghiệp như năng lực tài chính, tay nghề công nhân,
thiếu thông tin và chưa tìm hiểu kĩ về thị trường mà mình muốn thâm nhập mà ở
đây là thị trường Hoa Kỳ.
Về mặt tiếp thị, trong các quốc gia ở Châu Á có khả năng xuất khẩu giày dép,
mặt tiếp thị sản phẩm chúng ta được đánh giá chỉ ngang bằng với Indonesia (theo
ITPC), ngoài ra các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan đều hơn chúng ta
đến 20 điểm, Đài Loan và Hồng Kông hơn chúng ta đến 50 điểm. Có kết quả
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 35
như vậy bởi vì công tác tiếp thị của doanh nghiệp, của ngành của Hiệp Hội chưa
được quan tâm đúng mức, chúng ta vẫn chưa có các chiến lược marketing hiệu
quả và đội ngũ làm marketing cho ngành.
Bảng 2.5: So sánh về công tác kinh doanh năm 2006-2007
Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hồng
Kông
Indonesia
Công tác tiếp thị. 100 120 120 150 150 100
Sáng tác mẫu mới. 100 120 120 150 150 100
Quan hệ với những thị
trường xuất khẩu lớn.
100 120 110 150 150 100
Tổ chức công cuộc
làm ăn .
100 110 150 150 150 90
Tổ chức thông tin
chuyên ngành.
100 120 150 150 150 100
Nguồn : Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại TPHCM.
Mặt khác, về phía các doanh nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao đa số là
gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp khác là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kinh
phí hạn hẹp nên chưa đầu tư thỏa đáng về mặt này. Trong các doanh nghiệp lớn
hiện nay đang chú trọng đến vấn đề này có thể kể đến Thái Bình Shoes, đơn vị
đã thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
khẳng định giá trị của thương hiệu mình trên thị trường nội địa.
Về mẫu mã của mặt hàng này, có thể nói trước đây công tác này chưa được chú
trọng, chưa có đội ngũ chuyên biệt. Nên so với các nước như Thái Lan, Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chúng ta vẫn chưa bằng họ trong việc thiết kế, chế
tạo các mẫu mã mới, tạo sự đa dạng cho sản phẩm thu hút người tiêu dùng vì vậy
sản phẩm của các quốc gia này dễ dàng chiếm lĩnh các thị trường ngay cả thị
trường nội địa của chúng ta.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp và Hiệp hội ý thức rằng:
chất lượng của giày dép thôi chưa đủ mà còn phải có màu sắc, mẫu mã đa dạng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 36
theo thị hiếu người tiêu dùng nên Hiệp Hội thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
chuyên về thiết kế mẫu mã, còn về phía doanh nghiệp cũng đã có các phòng
chuyên biệt cho công tác này. Ngay cả Viện Nghiên cứu Da Giày, trước đây
nguồn nhân lực cũng chỉ có 25 người, nhưng giờ đây đã là 84 người, trong đó có
2 học vị tiến sĩ và 2 học vị thạc sĩ ngoài ra các công nhân kĩ thuật có tay nghề
cao để có thể nghiên cứu, ứng dụng các sáng tạo trong ngành giày dép và đồng
thời cũng sáng tạo các mẫu mã mới phục vụ nhu cầu đa dạng của ngành.
Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các quốc gia trong khu vực, chúng ta cần cử các cán
bộ đi học tập các nước bạn và đồng thời liên kết với các trường Đại Học để đào
tạo nguồn nhân lực.
Có thể nói, đối với Trung Quốc trong những năm tới hoăïc trong tương lai
gần, ta chưa phải là đối thủ của họ tại thị trường Hoa Kỳ, vì họ đã có một bề dày
kinh nghiệm tại thị trường này, bên cạnh đó Trung quốc đã có những chiến lược
cho ngành công nghiệp da giày, thế nên việc phát triển ngành này của họ là rất
chắc chắn, chính vì thế, việc cạnh tranh với họ ở ngôi vị dẫn đầu trong một tương
lai gần là không thể. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể xem nhẹ các quốc gia
khác, bởi vì họ có thể chiếm lĩnh vị trí chúng ta bất cứ lúc nào, nếu như chúng ta
không có những chiến lược cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên, trong tương lai có
những điều kiện thuận lợi cho chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh tại thị
trường Hoa Kỳ là:
- Hoa Kỳ muốn giảm sự lệ thuộc về mặt hàng này đối với Trung Quốc.
- Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã được tạo điều kiện thông
thoáng và ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư do Việt Nam đã là thành viên của WTO,
thế nên có nhiều nhà đầu tư trong ngành đã kinh doanh tại Việt Nam và xuất
khẩu sang Hoa Kỳ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 37
- Các Việt kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ được Chính Phủ Việt Nam tạo
điều kiện thuận lợi về nước làm ăn đã góp phần tăng việc lưu thông hàng hoá
trong đó có mặt hàng giày dép giữa hai nước thông qua các chính sách về mua
nhà ở và khuyến khích về nước đầu tư.
- Các nhà kinh doanh Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ ràng hơn sự hấp
dẫn của thị trường này sau khi Hoa Kỳ đã thông qua PNTR cho Việt Nam.
- Ngoài ra, từ ngày 1/1/2009, EU bắt đầu bỏ ưu đãi thuế quan GSP đối với
mặt hàng da giày VN. Vì vậy, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch
thị trường đối với việc xuất khẩu giày dép.
Với nhiều điểm thuận lợi như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng nâng cao
kim ngạch xuất khẩu giày, dép và sẽ khẳng định vị thế là một trong những nước
dẫn đầu tại thị trường Hoa Kỳ .
2.2 TỔNG QUAN VỀ TP.HCM VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
GIÀY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1 Giới thiệu về TP.HCM:
- Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2093,7 km2 trong đó các
quận nội thành chiếm 140,3 km2 các quận huyện ngoại thành chiếm 1953,4 km2.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25-27 o C.
- Thành Phố Hồ Chí Minh có 12 quận mang tên số thứ tự từ 1-12 và các
quận: Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức
và các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi.
Vị trí địa lý: vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: giáp các tỉnh Long An ,
Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu- các tỉnh có các khu công
nghiệp thuộc loại lớn nhất nước hiện nay. Phía Nam Thành Phố giáp với Biển
Đông thuận lợi cho giao thông đường thủy.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 38
Biểu đồ 2.3: Một vài chỉ số của TP.HCM năm 2008(%)
10.70
12.10
21.80 21.80 22.20
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
GDP CƠNG NGHIỆP NƠNG NGHIỆP XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU
Nguồn : Cục thống kê TPHCM 2008.
- Thành Phố Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và
giáo dục lớn nhất cả nước và với hệ thống giao thông thuận tiện. Thành Phố
hiện là đầu nối quan trọng cho việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP ) của năm 2008 là 10,7% và tốc độ tăng trưởng
công nghiệp năm 2008 là 12,1%.
Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu của TP.HCM qua các năm (triệu USD)
Nguồn : Cục thống kê TP.HCM
- Về thương mại và dịch vụ: Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất
nhập khẩu lớn nhất cả nước, năm 2008 vừa qua kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
đạt 22.334,4 triệu usd, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 21,8%.
Với những điều kiện thuận lợi như trên, TP.HCM có những điều kiện thuận lợi
trong việc xuất khẩu các mặt hàng giày dép. Tuy nhiên, trong thời gian tới để có
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 39
thể tiếp tục là địa phương dẫn đầu về xuất khẩu giày dép, cần phải có những giải
pháp đúng đắn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp trên địa bàn
TP.HCM thời gian qua:
2.2.2.1 Xuất khẩu giày dép của TP.HCM so với cả nước:
Tính đến nay, tại TPHCM hiện có 481 cơ sở, hộ gia đình, cửa hàng kinh
doanh, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất giày dép các loại. Trong đó có 94 doanh
nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước là hội viên Hội Da giày TP.HCM .
Năm 2008, bên cạnh một số ngành công nghiệp chủ lực của Thành Phố Hồ Chí
Minh, ngành da giày cũng đã đóng vai trò quan trọng trong bản đồ cơ cấu công
nghiệp của thành phố .
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Công Nghiệp TP.HCM
CƠ CẤU CƠNG NGHIỆP TPHCM 2008
10.20
10.30
6.00
5.90
5.70
5.90
56.00
HỐ CHẤT
CAO SU,NHỰA
SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN
SẢN PHẨM TỪ KIM LOẠI
DỆT
DA GIÀY
NGHÀNH KHÁC
Nguồn : Sở Công Thương TP.HCM.
Các ngành công nghiệp gồm có: hoá chất chiếm 10,2 %, nhựa, cao su chiếm
10,3%, may chiếm 7,3%, sản xuất thiết bị điện chiếm 6%, sản phẩm kim loại
chiếm 5,9%, dệt chiếm 5,7%, da giày chiếm 5,9%, là những ngành có tỷ trọng
lớn nhất trong các ngành công nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm về công nghiệp thương mại và dịch vụ của
cả nước, đóng góp vào sự thành công của Thành Phố trong suốt thời gian vừa qua
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 40
trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu có sự đóng góp không nhỏ của ngành
giày dép.
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.Hồ Chí Minh 2004-2008
(KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA TPHCM 2004-2008)
0
500,000,000
1,000,000,000
1,500,000,000
2,000,000,000
THÀNH PHỐ HCM (GIÁ TRỊ XK -
USD)
1,073,857,058 1,193,825,576 1,235,958,395 1,343,314,894 1,539,119,389
2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn : Cục Hải Quan TP.Hồ Chí Minh và tổng hợp.
Với những lợi thế đó hàng năm kim ngạch xuất khẩu giày dép của Thành Phố
tăng trên 8% với kim ngạch năm 2004 là hơn 1 tỷ usd thì đến năm 2008 đã là 1,5
tỷ usd. Trong các tỉnh thành xuất khẩu giày dép gồm có: Hà Nội, Hải Phòng,
Bình Dương, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận khác thì
TP.Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam.
Cụ thể năm 2004 tỷ trọng xuất khẩu giày dép của TPHCM chiếm 40% so với
tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, năm 2005 là 39%, năm 2006 là
34% và năm 2007 là 33% và năm 2008 là 32%.
Như vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh đã đóng góp một khoảng không nhỏ trong
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam, điều đó chứng tỏ một số ưu thế
vốn có của thành phố này trong việc phát triển ngành. Tuy nhiên, nếu không có
các giải pháp đúng đắn và một tầm nhìn xa thì những ưu thế của thành phố sẽ
không còn nữa. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trên địa bàn TP.Hồ
Chí Minh cần phải có một tư duy kiểu mới, tư duy thời hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu, để có thể duy trì và ngày càng nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 41
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM so với cả nước.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA TPHCM SO VỚI CẢ NƯỚC
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY
DÉP VIỆT NAM (NGÀN USD)
2,640,260 3,039,583 3,591,563 3,960,000 4,767,826
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY
DÉP THÀNH PHỐ HCM (NGÀN
USD)
1,073,857 1,193,825 1,235,958 1,343,314 1,539,119
2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn : Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Cục Hải Quan TPHCM và các tư liệu tổng hợp.
2.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM vào Hoa Kỳ:
Trong hơn 20 thị trường xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp tại
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài EU ra, thì thị trường Hoa Kỳ là một trong những
thị trường được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng có kim
ngạch xuất khẩu cao. Để có thể có được điều đó thì Thành Phố Hồ Chí Minh có
những thuận lợi để xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ:
- Hoa Kỳ có đông đảo bà con Việt kiều mà trước kia sinh sống tại Thành
Phố Hồ Chí Minh, cho nên có thuận lợi về giao dịch và tìm kiếm đối tác.
- Thành Phố Hồ Chí Minh có lợi thế là trung tâm thông tin kinh tế, tài chính
vì vậy các doanh nghiệp trong ngành giày dép sẽ có những điều kiện thuận lợi
hơn do dễ dàng: vay vốn trong sản xuất, nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị
trường nội địa và quốc tế thông qua các kênh giao dịch và qua mạng internet, mà
đặc biệt là các thông tin tại thị trường Hoa Kỳ.
- Thành Phố Hồ Chí Minh là đầu nối quan trọng nối các tỉnh miền Tây
Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ, đặc biệt Thành Phố có hệ thống cảng biển
thuận lợi cho việc làm các thủ tục xuất khẩu và giảm các chi phí vận chuyển đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 42
- Thành Phố Hồ Chí Minh có những chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp trong đó
có ngành công nghiệp giày dép.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của TP.HCM sang Hoa Kỳ (2004-2008)
THỊ
TRƯỜNG
KIM NGẠCH
2004 (USD )
KIM NGẠCH
2005 (USD)
KIM NGẠCH
2006 (USD)
KIM NGẠCH
2007 (USD)
KIM NGẠCH
2008 (USD)
Hoa Kỳ 112.388.730,09 166.141.572,04 180.515.191,61 196.380.055,90 421.391.496
Tốc độ
tăng
trưởng (%)
- 47,8 8,65 8,7 114,57
Nguồn : Cục Hải Quan TP.HCM và tính toán của tác giả .
Về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN BAN DA CHINH SUA.pdf