Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 50 – 60 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu Á (chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ). Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn tiếp cận thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt đầu có hiệu lực. Đối với những sản phẩm may mặc cần gia công qua nhiều công đoạn, theo quy định cũ, thì nước xuất xứ là nơi diễn ra công đoạn cắt vải. Theo quy định mới, nước xuất xứ về cơ bản là nơi diễn ra công đoạn may. Đối với sản phẩm dệt, trước tháng 7/1996, xuất xứ được xác định chủ yếu là nơi dệt vải. Tuy nhiên, quy định mới của Mỹ xác định xuất xứ của sản phẩm dệt là nơi tiến hành in, nhuộm vải.
Đối với sản phẩm len, theo luật nhãn hiệu sản phẩm len năm 1939, tất cả các sản phẩm có chứa sợi len nhập khẩu vào Mỹ phải ghi nhãn, trừ thảm, chiếu, nệm ghế. Theo Luật nhãn hiệu sản phẩm da lông thú, tất cả các sản phẩm nhập khẩu có giá thành hay giá bán từ 7 USD trở lên phải ghi nhãn và nước xuất xứ.
Chế độ Visa xuất khẩu
Mỹ buộc một số nước phải ký kết thoả thuận về việc áp dụng chế độ Visa xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác phải xác nhận (dưới dạng đóng dấu vào hóa đơn hay giấy phép) trước mỗi chuyến hàng. Biện pháp này hiện được sử dụng để quản lý hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Quy định về Visa này áp dụng cho cả sản phẩm chịu hạn ngạch và không chịu hạn ngạch mặc dù các sản phẩm chịu quota đã phải chứng minh xuất xứ của mình khi muốn nhập khẩu vào Mỹ. Sau khi các nước ấn Độ, Pakistan và Hồng Kông kiện Mỹ tại Cơ quan quản lý hàng dệt may của WTO (TMB), đầu năm 1999, Mỹ đã phải bỏ áp dụng chế độ trên đối với các sản phẩm đã hoà nhập theo Hiệp định ATC. Tuy nhiên, đối với phần lớn các sản phẩm chưa hoà nhập theo Hiệp định và đặc biệt là đối với các nước chưa phải là thành viên của WTO, trong đó có Việt Nam, biện pháp trên vẫn mang tính bảo hộ.
Việc nghiên cứu những đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Mỹ và các chính sách của Mỹ đối với hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ giúp chúng ta thấy được những vấn đề đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam. Từ đó, Nhà nước sẽ xác định được cần phải làm gì để hỗ trợ cho ngành dệt may trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Những vấn đề đặt ra, cụ thể gồm có:
Để sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ cần một lượng vốn lớn
Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, thu nhập cao nên mức chi tiêu cho dệt may rất lớn. Vì vậy, các đơn đặt hàng từ phía Mỹ thường có số lượng lớn. Điều này thường vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đòi hỏi cần có những sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Cần tăng các sản phẩm dệt kim và sản phẩm 100% sợi bông
Xu hướng hiện nay là người tiêu dùng Hoa Kỳ đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm dệt kim và các sản phẩm 100% sợi bông thay vì các sản phẩm dệt thoi và sợi tổng hợp trước kia. Như vậy, để được thị trường này chấp nhận, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có cơ cấu sản phẩm phù hợp. Điều này hiện đang là khó khăn đối với Việt Nam khi mà nguyên liệu của nước ta không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt là sợi bông.
Quy định về tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may
Mỹ là nước có quy định về tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm dệt may rất chặt chẽ, tuy nhiên hiện nay, phần lớn nguyên phụ liệu nước ta đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ cho việc phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
Giao hàng đúng thời hạn
Người Mỹ có thói quen là mua hàng theo thời vụ, họ sẽ mua hàng ngay đầu mùa tiêu thụ chứ không đợi đến cuối mùa để mua với mức giá rẻ. Do đó, Nhà nước ta cần tạo mọi điều kiện để việc xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ được tiến hành nhanh chóng, đặc biệt khoảng cách từ Việt Nam sang Mỹ lại rất xa về mặt địa lý.
Hệ thống hạn ngạch
Công cụ bảo hộ chính của ngành dệt may Mỹ là hệ thống hạn ngạch mặc dù các hạn chế này đang phải xoá bỏ dần. Đối với Việt Nam thì Mỹ mới áp đặt hạn ngạch nên việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp nhiều hạn chế. Để có được hạn ngạch phù hợp, thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đàm phán của Chính phủ nước ta.
2.1.2-Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thời gian qua
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 50 – 60 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu á (chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ). Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu mạnh dạn tiếp cận thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao.
Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, chúng ta sẽ xem xét các biểu số liệu dưới đây:
Bảng2: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu
26,4
37,1
60
51,6
976,3
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại)
Qua số liệu trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ con số 26,4 triệu USD năm 1998 đã lên tới 976,3 triệu USD năm 2002. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1998 – 2002 đạt 114,23% (mặc dù tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm). Nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 35,76%/năm của toàn ngành trong cùng giai đoạn thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ những năm qua là con số đáng ghi nhận.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ có xu thế tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung. Đặc biệt, năm 2002, sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng lên đáng kể. Thị trường Mỹ vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 3: Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam
(Đơn vị: Triệu USD)
1998
1999
2000
2001
2002
KNXK hàng dệt may sang Mỹ
26,4
37,1
60
51,6
976,3
KNXK toàn ngành dệt may
1.380
1.748
1.900
2.150
2.750
Tỷ trọng (%)
1,91
2,12
3,16
2,4
35,5
(Nguồn: Bộ Thương mại)
Trong khi nhiều thị trường phi hạn ngạch về dệt may của Việt Nam giảm sút mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định mặc dù xuất khẩu sang thị trường này khó khăn hơn nhiều so với các thị trường truyền thống khác của chúng ta. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2000 là 60 tỷ USD, như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2000 chỉ chiếm 0.1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này. Trong khi đó, một quốc gia Châu á khác là Trung Quốc, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2000 đã xuất khẩu mặt hàng dệt may vào Mỹ trị giá 2.640 triệu USD, chiếm 4.43% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Rõ ràng, quy mô xuất khẩu của chúng ta thua kém hơn họ rất nhiều. Qua đó để thấy rằng Việt Nam còn phải cố gắng rất nhiều trong quan hệ thương mại song phương cũng như cần có nỗ lực chung của toàn ngành dệt may trong thời gian tới.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc và một số sản phẩm gia dụng sản xuất từ sợi dệt như ga, drap, gối, bộ trải nôi baby..., hàng dệt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì đây là thị trường mới, việc tìm hiểu thông tin cũng như thâm nhập còn gặp nhiều khó khăn nên Việt Nam trước hết thử đưa vào Hoa Kỳ các mặt hàng truyền thống của mình. Những sản phẩm này đã được đánh giá cao tại thị trường EU – một thị trường nổi tiếng với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tập trung vào 8 loại sản phẩm may mặc mang các Cat sau: 338 (sơ mi nam dệt kim vải bông), 340 (sơ mi nam dệt thoi vải bông), 435 (áo choàng nữ vải len), 438 (sơ mi nữ vải len), 444 (comple nữ vải len), 636 (váy nữ), 644 (comple nữ vải tổng hợp) và 331 (găng tay). Mặc dù thị trường Mỹ có nhu cầu về hàng dệt kim lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được hàng dệt kim sang thị trường này.
Trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây, tỷ trọng sản phẩm dệt thoi vẫn luôn dẫn đầu. Hiện nay, người tiêu dùng Hoa Kỳ có xu hướng thích sử dụng những sản phẩm dệt thủ công mang đặc trưng dân tộc cuả các nước. Đây chính là một lợi thế của Việt Nam nhưng chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Tuy nhiên, thật đáng mừng trước những tiến bộ trong ngành dệt Việt Nam, mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn nhưng chúng ta đã xuất khẩu được một số sản phẩm sợi dệt từ đay, cói, lau và một số loại chỉ, tơ nguyên liệu vào thị trường Hoa Kỳ. Trong tương lai, Việt Nam dự định sẽ xuất khẩu một số sản phẩm sợi thô, sợi bông và sợi dệt kim vào Hoa Kỳ để cạnh tranh cùng các đối thủ mạnh khác.
Phương thức xuất khẩu
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam tiến hành xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ thông qua 2 phương thức chủ yếu: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác gia công.
Xuất khẩu trực tiếp: Phương thức xuất khẩu trực tiếp hay “mua đứt bán đoạn” là phương thức chiến lược của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thông qua phương thức này. Tuy nhiên, do những khó khăn trong vấn đề cung cấp nguyên liệu nên ít doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp. Doanh thu xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ theo phương thức này còn thấp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu nói chung. Một số công ty may có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường như: May 10, May Thăng Long, Công ty dệt Thắng Lợi... đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ.
Gia công xuất khẩu: Đây là phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam không chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà còn đối với các thị trường khác. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu của Hoa Kỳ rồi gia công theo mẫu mã của họ. Những mặt hàng may mặc Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua phần lớn được thực hiện thông qua các công ty nước ngoài hiện đang gia công ở Việt Nam. Tuy nhiên, đấy chỉ là giải pháp tạm thời khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chưa được ký kết. Hiện nay, Hiệp định này đã có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam đã được hưởng thuế suất ưu đãi thì xuất khẩu trực tiếp sẽ trở thành phương thức xuất khẩu chiến lược.
2.2-Những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Nhà nước đã thực hiện những năm qua
2.2.1-Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất
a/ Chính sách đầu tư phát triển
Thị trường Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm dệt may rất lớn, do vậy cần một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển. Để làm được điều này, những năm qua, Nhà nước ta đã có chính sách đầu tư để phát triển ngành dệt may nói chung và để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói riêng. Cụ thể:
Về thu hút vốn đầu tư
Tạo nguồn vốn trong nước bằng cách cổ phần hoá doanh nghiệp, trước hết ở ngành may và lựa chọn cổ phần hoá một số xí nghiệp dệt. Cổ phần hoá dựa trên nghiên cứu quy mô đầu tư thích hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.
Cùng với thu hút vốn đầu tư trong nước, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức như các doanh nghiệp liên doanh, cổ phần hay 100% vốn nước ngoài.
Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách “khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam”. Chính sách này cụ thể như sau: Các công ty nước ngoài tham gia vào sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho hàng dệt may sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế với điều kiện 90% sản phẩm sản xuất ra phải được xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho ngành dệt may xuất khẩu. Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và thuế xuất khẩu thành phẩm thấp hơn 30% mức thuế suất thông thường quy định trong biểu thuế xuất nhập khẩu mới của Việt Nam được áp dụng từ 1/1/1999, còn thuế nhập khẩu các dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các trung tâm công nghệ nguồn (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) thì thấp hơn 50% mức thuế quy định đối với sản phẩm cùng loại trong biểu thuế. Với chính sách này, Việt Nam có thể thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam. Qua đó, Việt Nam không những thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhập khẩu công nghệ nguồn mà còn nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng dệt may xuất khẩu. Chính sách này là một trong những phương pháp tối ưu để Việt Nam cải tiến sản xuất, sử dụng công nghệ của công nghiệp dệt may đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và kinh nghiệm còn hạn chế. Nếu đi vay tiền để nhập công nghệ, chưa chắc các kỹ sư Việt Nam đã vận hành máy móc đạt kết quả mong muốn, hơn nữa, vay tiền thì phải có nguồn để trả. Còn ở đây, vốn của phía nước ngoài đóng góp (dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...) sẽ trả bằng sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất. Việt Nam sẽ rất có lợi thông qua những dự án như thế này và chính sách trên là biện pháp tốt nhất để Việt Nam đón nhận được “làn sóng di chuyển ngành dệt may sang các nước Nam á và Đông Nam á”.
Thêm vào đó, Nghị định của Chính phủ số 7/1998/NĐ-CP ngày 15/1/1998 đã xác định các dự án đầu tư sản xuất hàng dệt may cũng như sản xuất nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu thuộc danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được ngân hàng đầu tư và phát triển cùng các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu và cho vay đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất mặt hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu thuộc danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, được Nhà nước xem xét trợ giúp thông qua quỹ bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường thế giới hoặc trong nước biến động mạnh, gây thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp.
Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được hưởng các ưu đãi:
Được giảm 50% tiền sử dụng đất, được miễn tiền thuế đất từ 3 – 6 năm, được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25% so với mức thuế chung là 32%.
Doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại.
Luật đầu tư nước ngoài cũng có nhiều thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt, góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu cho ngành may xuất khẩu. Một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm:
Các dự án sản xuất thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng, tơ sợi, các loại hàng dệt để xuất khẩu nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư. Các dự án xuất khẩu 100% sản phẩm thuộc danh mục được khuyến khích đầu tư.
Các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên được cơ quan cấp giấy phép đầu tư quyết định cấp giấy phép đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Doanh nghiệp bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với số sản phẩm trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “xuất khẩu gián tiếp” qua các doanh nghiệp xuất khẩu khác.
Mặc dù còn những điều bất cập, những đổi mới trong Luật đầu tư trong nước cũng như Luật đầu tư nước ngoài có tác dụng khuyến khích đầu tư và tháo gỡ phần nào những khó khăn về tài chính cũng như tổ chức triển khai các dự án đầu tư trong ngành dệt may.
Về việc phân bổ vốn đầu tư
Có sự khác nhau trong phân bổ vốn giữa các ngành và các loại hình doanh nghiệp. ở ngành dệt, các xí nghiệp thuộc quốc doanh trung ương vẫn là loại hình có vốn lớn nhất và liên tục tăng qua các năm. Nhờ có vốn lớn, các doanh nghiệp này có thể trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tiếp cận trực tiếp với thị trường xuất khẩu thế giới mà không cần phải thông qua một số khâu trung gian của các thương nhân nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước địa phương thì lại có xu hướng giảm sút về vốn đầu tư và quy mô nhỏ hơn. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc daonh, phần lớn có số vốn nhỏ. Với số vốn nhỏ, các doanh nghiệp này khó có thể vươn lên vì cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, không thể áp dụng được những kỹ thuật tiên tiến hiện nay trên thế giới. Do đặc điểm của ngành may là không phải đầu tư để đổi mới công nghệ mà chỉ là trang thiết bị, nên ngành này đòi hỏi vốn ít hơn so với ngành dệt. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì đầu tư vào các doanh nghiệp may vẫn còn thấp, phần lớn có số vốn dưới 5 tỷ đồng.
b/ Chính sách về nguyên phụ liệu
Để chủ động cung ứng được nguyên liệu chính của ngành dệt với giá cả cạnh tranh, việc đầu tư phát triển cây bông vải đã được Chính phủ rất quan tâm, hỗ trợ. Ngày 17/8/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 168/1999/QĐ-CP về một số chính sách khuyến khích phát triển cây bông. Bên cạnh đó, ngày 15/6/2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong các văn bản này, Chính phủ khẳng định bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp và định hướng phát triển bông sợi ở các vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc được một phần quan trọng nhu cầu sợi bông cho ngành dệt, hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát triển dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa, tạo thêm công ăn việc làm và gia tăng hàng xuất khẩu.
Những văn bản này đã có tác dụng rất thiết thực trong việc khuyến khích cây bông vải phát triển, cung cấp tốt nguồn nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của nước ta.
c/ Chính sách về khoa học công nghệ
Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự đổi mới khoa học công nghệ trong ngành dệt may. Trước hết là việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm cũng như các trường đào tạo công nhân, kỹ sư dệt may. Tuy rằng chưa đạt được kết quả nhiều lắm, nhưng việc hỗ trợ phát triển công nghệ trong ngành dệt may ở nước ta đang giúp cho các dự án mới có khả năng được triển khai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã đứng ra tổ chức nhiều buổi hội thảo về công nghệ mới để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được, từ đó có thể đưa ra được những chiến lược mới, phù hợp với khả năng của mình.
d/ Chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tốt là một sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, để đáp ứng nguồn lực có tay nghề cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 là hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong Quyết định 55/2001/QĐ-TTg của Chính phủ đã nêu ra 6 điểm để hỗ trợ ngành dệt may phát triển đến năm 2010. Trong đó, điểm 5 của Quyết định cho phép: “Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may”. Như vậy, trong chủ trương và trong các chính sách của mình, Nhà nước ta luôn thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của người lao động trong ngành dệt may. Quyết định này sẽ đưa ra một định hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.
Bên cạnh Quyết định này, Nhà nước cũng có nhiều biện pháp hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực dệt may như: hỗ trợ kinh phí đào tạo lực lượng lao động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác đào tạo... Có thể khẳng định rằng, để ngành dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh, đạt được kế hoạch và nhiệm vụ được giao thì cần có những giải pháp có tính lâu dài, được sự hỗ trợ của Nhà nước để có được đội ngũ lao động, lực lượng quản lý đủ năng lực, trình độ được đào tạo tại các trường chuyên ngành, chính qui, có sự tham gia của các chuyên viên nước ngoài với đầy đủ các khâu từ thiết kế, kỹ thuật, điều hành sản xuất, thương mại... chứ không thể trông chờ vào những giải pháp tình thế đã và đang thực hiện như hiện nay.
e/ Chính sách về tổ chức quản lý
Để quản lý tốt hoạt động của ngành dệt may, Chính phủ đã có những quyết định rất đúng đắn và kịp thời. Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty Dệt và Tổng công ty May trước đây. Tổng công ty Dệt May Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dệt may. Thêm vào đó, ngày 14/11/1999, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) ra đời đáp ứng được lòng mong mỏi của các doanh nghiệp. Từ nay, các doanh nghiệp dệt may đã có một tổ chức thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, tránh tình trạng dẫm chân lên nhau, chèn ép nhau, tự mình làm hại mình như trước đây. Ngoài ra, VITAS còn hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, về đầu tư, chuyển giao công nghệ, về thị trường và đào tạo nguồn nhân lực...
Với sự ra đời của hai tổ chức này đã tạo ra sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với ngành dệt may, từ đó thúc đẩy sự phối hợp giữa các đơn vị trong ngành thuộc các thành phần kinh tế, các địa phương khác nhau.
2.2.2-Nhóm công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
a/ Chính sách thuế quan
Thông tư 106 của Bộ Tài chính ban hành ngày 23/7/1998 đã cho phép tăng thời gian tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (từ 90 ngày theo quy định cũ) lên 270 ngày. Trong thời hạn này, nếu doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm thì không phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên phụ liệu đã sử dụng, ngoài thời hạn này, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và được hoàn thuế sau khi đã xuất khẩu sản phẩm. Quy định này đã tháo gỡ được khó khăn nhiều năm nay của các doanh nghiệp sản xuất gia công hàng may do thời hạn 90 ngày theo quy định cũ không đủ để doanh nghiệp triển khai sản xuất lô sản phẩm.
Thông tư số 83/1998/thị trường-BTC quy định về hoàn thuế doanh thu nguyên vật liệu và bán thành phẩm mua của cơ sở sản xuất để sản xuất hàng xuất khẩu, cho phép các doanh nghiệp được hoàn thuế doanh thu với các nguyên vật liệu và bán thành phẩm mua của cơ sở khác để sản xuất hàng xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sử dụng trong nước tạo điều kiện liên kết giữa lĩnh vực may xuất khẩu tăng “đầu ra” cho ngành dệt tạo cho các doanh nghiệp dệt cơ hội “xuất khẩu gián tiếp”, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập ngoại của ngành may xuất khẩu.
b/ Chính sách thị trường
Việc thành lập Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương Mại đã góp phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ các thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu, về thị trường... cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy rằng chưa làm được gì nhiều trong việc hỗ trợ xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng đây chính là nền tảng quan trọng cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong tương lai.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ về thị trường Mỹ, Chính phủ cũng đã tổ chức và hỗ trợ kinh phí để tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi về việc xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là hàng dệt may sang thị trường này. Tất cả những điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xâm nhập thành công sang thị trường đầy tiềm năng này.
c/ Chính sách tỷ giá hối đoái
Đối với ngành dệt may, cần khuyến khích xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý như hiện nay là tối ưu. Với chính sách tỷ giá này, tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do không có sự can thiệp nào của Chính phủ vào thị trường ngoại hối nhưng nền kinh tế thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên cơ sở đánh giá diễn biến của các biến số như tình hình dự trữ và thanh toán.
d/ Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thành lập theo Quyết định 195 QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ có chức năng hỗ trợ về lãi suất, tài chính có thời hạn đối với những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua 3 năm triển khai, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã có những đóng góp nhất định cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tuy rằng quy mô còn quá nhỏ.
Trong thời gian qua, Quỹ hỗ trợ phát triển đã thực hiện hỗ trợ thông qua 3 hình thức: cấp tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Chủ yếu vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển tập trung vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100711.doc