Luận văn Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam

Khi một công trình xây d ựng có vấn đề, hiện nay dư luận thường xem xét v à

đánh giá thiên l ệch về phía các công ty thi công, v à cho rằng, chính các công ty thi

công là nguyên nhân chính gây ra s ự xuống cấp của công trình. Hoặc chính do sự

yếu kém về chuy ên môn của chủ đầu t ư, sự “đi đêm” giữa chủ đầu t ư và nhà thầu đã

tạo nên công trình có ch ất lượng kém. Nh ưng thực ra, lâu nay d ư luận đã lãng quên

một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi các mắt xích, đó l àkhâu tư vấn.

Tổ chức tư vấn xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng v à xuất hiện trong

tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, nên tư v ấn quyết định phần lớn sự

“thành” hay “b ại” của một dự án. Tư vấn không chỉ đ ơn thuần là đưa ra lời khuyên,

màcòn phải chỉ vẽ, h ướng dẫn thực hiện lời khuy ên đưa ra,sao cho có th ể đạt hiệu

quả cao nhất. T ư vấn phải giúp đỡ kỹ thuật trong việc soạn thảo v à hoàn chỉnh các

dự án, giúp đỡ t rong giám sát s ự thực thi dự án; phải tổ chức việc điều tra, khảo sát,

nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện, dự án, quy hoạch, thiết kế v à quản lý các dự án

xây dựng cho khách h àng.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thống các văn bản pháp luật hi ện hành. Luận văn này chỉ tập trung phân tích thực trạng sự thay đổi của một số c ơ chế chính sách của Nhà nước ban hành trực tiếp liên quan đến việc xác định và quản lý giá thành XDCT. -35- Trong thời kỳ từ năm 1998 đến nay Chính phủ đ ã ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 5 tháng 2 năm 2000 và Ngh ị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 về sửa đổi Nghị định số 52/1999 v à 12/2000 của Chính phủ, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ -CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ -CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007. Các Nghị định này đã phản ánh kịp thời các thay đổi, điều chỉnh về chủ trương, chính sách trong quản lý kinh tế vĩ mô ở thời kỳ n ày. Nội dung các Nghị định này đã kế thừa những nguyên tắc quan trọng trong công tác quản lý lĩnh vực xây dựng được qui định trong các Bản Điều lệ quản lý tr ước đây, mặt khác đã đưa ra được những qui định mới liên quan đến một số các vấn đề như mở rộng hơn về các đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Qui chế quản lý đầu t ư và xây dựng; phân biệt rõ hơn các nguồn vốn đầu tư phát triển, nâng cao trách nhiệm và quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nh à nước; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ĐT&XD; tiếp tục thực hiện triệt để cải cách h ành chính trong quản lý ĐT&XD chú trọng đến các thủ tục liên quan đến công việc lập, tr ình duyệt, thẩm định dự án và quyết định hoặc cấp giấy phép đầu t ư, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) và TDT, các thủ tục trong công tác quản lý đấu thầu, giải ngân, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCT. Bên cạnh những thay đổi cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến quản lý ĐT&XD kể trên, Chính phủ còn ban hành các Nghị định qui định các mức tiền lương tối thiểu chi trả công cho người lao động. Trên cơ sở các Nghị định qui định các mức tiền lương tối thiểu cho các đối tượng hưởng lương này các Bộ (như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành khác) ban hành các Thông tư ho ặc Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các Nghị định này của Chính phủ phù hợp với Bộ, ngành của mình. Các Thông tư này qui định cụ thể đối tượng, phạm vi áp dụng, cách tính mức l ương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí cho các đối tượng lao động. Cụ thể như sau: -36- - Thời kỳ trước năm 2000, mức lương tối thiểu của người lao động là: 144.000đ/người/tháng (theo Nghị định số 06/CP ngày 21 tháng 1 năm 1997). - Đến năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 175/21999/NĐ -CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 về việc điều chỉnh mức tiền l ương tối thiểu từ 144.000đ/tháng tăng lên là 180.000đ/tháng và m ức tiền lương này được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. - Cuối năm 2000, mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh lên 210.000đ/tháng (theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ). - Từ ngày 1 tháng 10 năm 2004 áp d ụng mức tiền lương tối thiểu là 290.000đ/người/tháng. - Đến ngày 15 tháng 9 năm 2005 Chính ph ủ ban hành Nghị định số 118/2005/NĐ-CP qui định mức tiền lương tối thiểu là 350.000 đ/người/ tháng. - Ngày 07 tháng 9 năm 2006 Chính ph ủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ - CP qui định mức tiền lương tối thiểu tăng từ 350.000 đ/ng ười/tháng lên 450.000 đ/người/tháng. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 có hiệu lực thi hành. - Ngày 16 tháng 11 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2007/NĐ-CP qui định mức tiền lương tối thiểu tăng từ 450.000 đ/ng ười/tháng lên 540.000 đ/người/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 có hi ệu lực thi hành. Như vậy, trong thời gian từ 1998 đến nay, mức tiền l ương tối thiểu đã 6 lần thay đổi và mức tiền lương tối thiểu áp dụng năm 2008 đã tăng 3,75 lần so với mức tiền lương tối thiểu áp dụng năm 1998. Sự thay đổi mức tiền l ương tối thiểu này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị TMĐT, TDT, dự toán hạng mục CTXD. Cùng với việc ban hành các Nghị định về Qui chế quản lý ĐT&XD, v à các Nghị định về qui định mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ trong thời kỳ từ 1998 đến 2008, các Bộ, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản QPPL để hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ. Nhìn chung các văn bản này đã được ban hành kịp thời và tương đối đồng bộ, góp phần đưa nhanh các qui định pháp luật đi vào cuộc sống. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những văn bản QPPL liên quan đến việc xác định giá XDCT v à tác động đến việc làm thay đổi các trị số của các mức này. -37- Danh mục các văn bản QPPL chủ yếu do Chính phủ v à Bộ Xây dựng ban hành trong thời kỳ 1998 đến 2008 được tổng hợp trong Bảng số 1. Các văn bản QPPL trong Bảng này được chia theo hai nguồn ban hành văn bản: 1) Văn bản do Chính phủ ban hành và 2) Văn bản do Bộ Xây dựng ban hành để triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ. Đồng thời các văn bản n ày được sắp xếp theo trình tự thời gian ban hành. Các văn bản QPPL do Bộ Xây dựng ban h ành được chia ra thành hai nhóm: 1) Thông tư hư ớng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT và 2) Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán công tr ình xây dựng. Bảng 1 Các văn bản qui phạm phá p luật ban hành thời kỳ 1998-2008 Chính phủ Bộ Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định Nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXD Năm 1998: Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 về Điều lệ quản lý ĐT&XD. Năm 1999: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 về Qui chế quản lý ĐT&XD Thông tư số 08 /1999/TT- BXD ngày 16/11/1999 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư. Năm 2000: Nghị định 12/2000/NĐ- CP, ngày 05/5/2000 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999. Thông tư số 09 /2000/TT- BXD ngày 17/7/2000 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư. Thông tư số 02 /2000/TT- BXD ngày 19/5/2000 hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB -38- Năm 2001: Thông tư số 03 /2001/TT- BXD ngày 13/2/2001 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2002: Thông tư số 04 /2002/TT- BXD ngày 27/6/2002 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2003: Nghị định số 07/2003/ NĐ-CP, ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, và Nghị định số 12/ 2000/NĐ-CP. Thông tư số 07 /2003/TT- BXD ngày 17/6/2003 sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 Thông tư số 05 /2003/TT- BXD ngày 14/3/2003 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2005: Nghị định của chính phủ số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 04 /2005/TT- BXD ngày 01/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 03 /2005/TT- BXD ngày 4/3/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB. Thông tư số 16 /2005/TT- BXD ngày 13/10/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí CTXD. Năm 2006: Nghị định của chính phủ số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 07 /2006/TT- BXD ngày 10/11/2006 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan XDCT. -39- Năm 2007: Nghị định của chính phủ số 99/2007/NĐ-CP, ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư XDCT. Thông tư số 05 /2007/TT- BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT. Năm 2008: Thông tư số 03 /2008/TT- BXD ngày 25/01/2008 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan XDCT. Đối với các văn bản QPPL liên quan đến việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành đã đưa ra các nguyên tắc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT và qui định các nội dung, các khoản mục chi phí của TMĐT, TDT và dự toán công trình và các phương pháp xác định chúng, cũng như các qui định về quản lý chi phí XDCT trong giai đoạn thực hiện đầu t ư. Cụ thể là: - Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/1999 để triển khai thực hiện Nghị định này Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/1999/TT-BXD về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu t ư và đến năm 2000 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2000/TT-BXD thay thế Thông tư số 08/1999. - Để phù hợp với tình hình quản lý thực tế năm 2003 Ch ính phủ ban hành Nghị định số 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52, do vậy Bộ Xây dựng lại ban hành Thông tư số 07 /2003/TT-BXD về sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2000 "Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư". - Đến năm 2003 Luật Xây dựng đ ược ban hành, để thực hiện Luật, ngày 7 tháng 2 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư XDCT và để triển khai thực hiện Nghị định số 16 , Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT được Bộ Xây dựng ban hành. Năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005. -40- - Để quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với lộ trình đổi mới kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ đ ã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ -CP, ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư XDCT và Thông tư số 05 /2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT nhưng đến nay để Nghị định sớm đi vào cuộc sống còn cả một thời gian dài phía trước, do tâm lý Chủ đầu tư hoang mang trước cơ chế được xem là thoáng nhất từ trước đến nay. Trên cơ sở thay đổi các qui định của các Thông t ư hướng dẫn lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư và do sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu, mức phụ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, trên cơ sở giá điện, giá xăng dầu thay đổi,…đối với các công tr ình xây dựng sử dụng nguồn vốn của Nhà nước Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh giá trị dự toán các CTXD phù hợp với các thay đổi trên. Các thông tư này hướng dẫn chi tiết việc điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra v à điều chỉnh các chi phí khác trong tổng dự toán công tr ình xây dựng như điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng, điều chỉnh các chi phí tư vấn ĐT&XD, chi phí thiết kế CTXD, cũng như việc điều chỉnh chi phí Ban quản lý dự án. 2.3.2. Thực trạng về bộ máy quản lý giá thành xây dựng: Thực trạng bộ máy các cơ quan chức năng định giá thành và quản lý giá thành xây dựng hiện nay của nước ta qua rất nhiều cấp, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị tham gia, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này đôi khi lại chồng chéo nhau hoặc chưa đồng bộ với nhau dẫn đến gây không ít khó khăn trong việc quản lý giá xây dựng công trình. Ví dụ như việc lập TMĐT do cơ quan kế hoạch đầu tư ban hành, TDT lại do cơ quan xây dựng chịu trách nhiệm, đến khâu thanh toán do Kho bạc Nhà nước cấp phát và quyết toán do cơ quan tài chính quản lý. Các căn cứ để lập TMĐT, TDT, dự toán công tr ình thì cũng do nhiều cơ quan qui định. Ví dụ: Các định mức kinh tế kỹ thuật chung trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành còn các Bộ chuyên ngành thì ban hành các định mức chuyên ngành của mình.  Trước 1982 Bộ Xây dựng (cụ thể Vụ Quản lý thi công công tr ình) chịu trách nhiệm duyệt dự tóan xây dựng từng công tr ình. -41-  Sau năm 1982 Đơn giá xây dựng công trình của địa phương do các địa phương tự ban hành, tuy nhiên Đơn giá xây d ựng những công trình trọng điểm vẫn do Bộ Xây dựng ban hành.  Từ năm 1996 Liên Sở Xây dựng và Sở Tài chính của các thành phố/ tỉnh ban hành các Thông báo giá vật liệu xây dựng tại địa phương mình. Trong khi đó giá ca máy thi công xây dựng do cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng ban h ành, và chế độ tính tỷ lệ khấu hao của máy móc, thiết bị lại do Bộ T ài chính ban hành. Các chế độ liên quan đến tiền lương và phụ cấp lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định.  Từ tháng 4 năm 2005 đến nay, tất cả các đ ơn giá XDCB, giá ca máy và các thông số tiền lương tính trong đơn giá XDCB do Chủ tịch UBND Thành phố/ Tỉnh tự quyết định và ban hành. 2.3.3. Thực trạng về năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng: Khi một công trình xây dựng có vấn đề, hiện nay dư luận thường xem xét và đánh giá thiên lệch về phía các công ty thi công, v à cho rằng, chính các công ty thi công là nguyên nhân chính gây ra s ự xuống cấp của công trình. Hoặc chính do sự yếu kém về chuyên môn của chủ đầu tư, sự “đi đêm” giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã tạo nên công trình có chất lượng kém. Nhưng thực ra, lâu nay dư luận đã lãng quên một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi các mắt xích, đó l à khâu tư vấn. Tổ chức tư vấn xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng và xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, nên tư vấn quyết định phần lớn sự “thành” hay “bại” của một dự án. Tư vấn không chỉ đơn thuần là đưa ra lời khuyên, mà còn phải chỉ vẽ, hướng dẫn thực hiện lời khuyên đưa ra, sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất. Tư vấn phải giúp đỡ kỹ thuật trong việc soạn thảo v à hoàn chỉnh các dự án, giúp đỡ trong giám sát sự thực thi dự án; phải tổ chức việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện, dự án, quy hoạch, thiết kế v à quản lý các dự án xây dựng cho khách hàng. -42- Trong thời gian gần đây, hiện tượng chất lượng công trình và thất thoát lãng phí trong xây dựng, đặc biệt ở các dự án xây dựng sử dụng vốn Nh à nước, đã có những vấn đề nổi cộm bức xúc, đ ược cả xã hội quan tâm. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai, nhằm t ìm ra nguyên nhân của tình hình và kiến nghị các giải pháp khắc phục hoặc ph òng ngừa tình trạng không đảm bảo chất lượng công trình và thất thoát lãng phí trong xây dựng. Những sai phạm và vi phạm của tư vấn xây dựng đã gây thất thoát hơn 10% tổng giá trị thất thoát và lãng phí trong xây dựng. Tư vấn lập hồ sơ thiết kế giai đoạn chuẩn bị đầu t ư là một ví dụ điển hình. Thông thường, trong bước thiết kế quy hoạch và lập dự án chuẩn bị đầu tư, việc lựa chọn vị trí, đề xuất quy mô xây dựng v à đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án không hợp lý, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Chẳng hạn, quy mô công tr ình quá lớn thì sẽ không phát huy được hiệu quả đầu tư và ngược lại, nếu quy mô quá nhỏ th ì vừa mới xây xong đã phải cải tạo, nâng cấp. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, do sử dụng số liệu đầu vào không chính xác, dẫn đến hiệu quả kinh tế có thể l à rất cao, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Hoặc như việc tính toán thời gian hoàn vốn đối với dự án đầu tư BOT, có những dự án tính toán hoàn vốn lên đến trên 20 năm, song thực tế, chỉ trong vòng 10-15 năm, nhà đầu tư đã thu hồi được vốn. Thêm vào đó, chất lượng tư vấn thiết kế còn nhiều bất cập, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: trình độ khảo sát - thiết kế... Công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng còn xa rời thực tế, dẫn đến chất lượng đồ án thiết kế thấp, kết cấu chưa hợp lý, thiết kế biện pháp thi công không tiết kiệm; khi nghi ên cứu công trình lớn gặp lúng túng, sơ xuất khi thiết kế, bóc tách dự toán, khối l ượng sai dẫn đến phải làm đi làm lại, nghĩa là phải trình duyệt lại dự án dẫn đến chậm tiến độ công trình, có khi làm mất đi cả cơ hội đầu tư, lỗi này rất phổ biến mà không thể lượng hoá thiệt hại bằng tiền được. Dự toán hoàn toàn dựa vào định mức, đơn giá Nhà nước đã lạc hậu, không theo kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật v à công nghệ xây dựng. Nhiều đơn giá quá thấp, không đủ để thi công, cũng có nhiều đơn giá quá cao mà vẫn được áp dụng (ví -43- dụ đơn giá nén tĩnh thử tải cọc). Tư vấn chỉ áp đơn giá đúng theo quy định, chứ không quan tâm và lập dự toán theo giá thị trường (với mục đích dự báo) nên giá thành công trình thi công thực tế sau này thường khác xa với dự toán, không dự báo được một cách tương đối biến đổi về giá cả thị trường vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát còn nhiều yếu kém và hạn chế. Chưa có được đội ngũ tư vấn giám sát không những giỏi trong việc kiểm soát chất lượng, công nghệ thi công, mà còn phải đủ năng lực, trình độ giám sát thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, phát hiện những tồn tại của đồ án thiết kế kỹ thuật để có ph ương án sửa chữa, hoàn thiện. Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp tư vấn giám sát bị nhà thầu qua mặt, sử dụng chủng loại vật liệu sai quy cách, hoặc thi công không đúng đồ án thiết kế, quy trình thi công, chỉ dẫn kỹ thuật; thay đổi biện pháp thi công để tiết kiệm vật t ư, thiết bị xe máy và nhân lực. Song, một số biện pháp đ ược thay đổi đã làm giảm chất lượng công trình chính, phải làm đi sửa lại gây lãng phí cho công trình. Tư vấn giám sát chưa làm hết trách nhiệm trong khâu giám sát, không phát hiện đ ược những thiếu sót của thiết kế. Ví dụ, thiết kế thiếu thép trong đ ường ống áp lực số 1 Nhà máy Thuỷ điện Trị An) gây ra sự cố công tr ình, hay Nhà chung cư A5 cao 15 tầng với 136 căn hộ trên diện tích xây dựng 1.276 m2 ở khu đô thị Đại Kim - Định Công bị thiếu tới 219 tấn thép, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ ở huyện Bến Lức - Long An thiết kế dự toán đến khi tổ chức thi công phát hiện dự toán tính thiếu thép cho cả một sàn lầu ... Bên cạnh các công ty tư vấn góp phần đem lại những công tr ình mang tầm vóc quốc gia, đem lại niềm tự hào của Việt Nam trước con mắt của bạn bè thế giới, vẫn còn có những công ty tư vấn thiếu năng lực, chưa hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để lại những hậu quả nặng nề không thể tính bằng tiền. Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết phải kể đến việc các tổ chức t ư vấn thiếu nguồn tài chính để đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, về t ài liệu, về đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án thiết kế; Tài liệu khảo sát điều tra cơ bản có trường hợp không đảm bảo chất l ượng, đã gây nhiều sai sót trong thiết kế xây dựng; Trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ tư vấn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế. Cũng như trách nhiệm tư vấn chưa cao... -44- 2.3.4. Thực trạng về quản lý tiến độ thi công xây dựng. Một trong những bất cập hiện nay l àm kéo dài thời gian thi công làm tăng giá thành xây dựng làm lãng phí thời gian nguồn vốn ngân sách Nh à nước. Đó là nhiều công trình thi công dỡ dang rồi dừng do những nguyên nhân sau:  Thứ nhất, do tổng mức đầu tư chưa phù hợp. Tổng mức đầu tư do chuyên gia xác định về giá thành xây dựng ở một thời điểm nhất định, căn cứ vào giá cả ở thời điểm đó và kinh nghiệm xây dựng các công tr ình tương tự, thế nhưng, ở Việt Nam từ lúc có được dự án cho đến khi đưa vào kế hoạch rồi đi thẩm định là một thời gian dài. Thẩm định xong, chờ được phê duyệt rồi đưa ra đấu thầu cũng lại một thời gian dài. Vậy nên, giá cả lúc công trình thi công với giá cả lúc lập dự án hoàn toàn khác nhau.  Thứ hai, do chi vượt trong đền bù giải phóng mặt bằng phải mất nhiều thời gian thẩm định để điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án . Đây là điều vướng mắc của tất cả các công tr ình trong cả nước.  Thứ ba, trong quá trình xây dựng mới phát sinh ra nhiều hạng mục, công việc lúc lập dự toán chưa tính đến nên lại phải chờ điều chỉnh cho phù hợp. Cuối cùng là những rủi ro như thời tiết, tai nạn, địa chất...  Thứ tư, năng lực thi công của Nhà thầu còn hạn chế, do tình hình khan hiếm nguồn công nhân ngành xây dựng, các nhà thầu cùng một lúc thi công nhiều công trình thuộc khu vực Nhà nước ở mỗi địa phương khác nhau và ngoài khu v ực Nhà nước nên không thể kiểm soát lẫn nhau. Đồng thời, giai đoạn lựa chọn nh à thầu còn nhiều bất cập trong giai đoạn đấu thầu n ên chưa lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thi công công trình đúng tiến độ.  Thứ năm, nhà thầu thi công nhiều công tr ình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu không đáp ứng nhu cầu thi công các công tr ình làm kéo dài thời gian thi công công trình xây dựng. -45- 2.3.5. Thực trạng về tình hình đầu tư tràn lan và thời gian thực hiện các công trình xây dựng: Từ trước đến nay, chúng ta chỉ chú trọng đến những việc l àm định tính mà không định lượng. Công tác điều tra cơ bản của các dự án làm qua loa, dẫn đến chợ làm xong không có người họp, cảng cá xây xong không có t àu thuyền neo đậu, khu tái định cư làm xong không có người đến ở. Vừa qua cuộc điều tra nhỏ cho thấy, thất thoát trong tổng vốn đầu tư Nhà nước là 15%, trong đó có ngành lên t ới 30%. Nếu làm điều tra cơ bản tốt, chắc chắn không có chuyện n ày. Những nguyên nhân nào dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản:  Thứ nhất, là do các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách pháp luật. Trong đó quy định và giám sát thời gian thực hiện đầu tư các dự án xây dựng thật cụ thể theo nhóm dự án A, B, C.  Thứ hai, là các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng cơ bản chưa làm đầy đủ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra. Một số địa ph ương do chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của địa phương dẫn đến đầu tư tràn lan.  Thứ ba, là tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp ở lĩnh vực n ày chưa cao. Lực lượng tư vấn, quản lý, kỹ thuật… đều nghiệp d ư, thiếu đồng bộ. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để chấm dứt hiện trạng này là vấn đề bức xúc hiện nay.  Nhà nước còn quá cứng nhắc, yếu kém trong quản lý giá xây dựng. Giá ở đây bao gồm từ chuyện đền bù giải phóng mặt bằng đến nguyên vật liệu. từ trước đến nay, chúng ta chỉ chăm chăm l àm phép tính tổng số đền bù giải phóng mặt bằng của công trình A vượt bao nhiêu, nợ đọng vốn bao lâu… mà quên mất một điều, sự chậm trễ của dự án ấy làm mất đi những cơ hội kinh tế hay lợi ích g ì cho địa phương đó, gây cản trở đến lĩnh vực nào. Chúng ta phải thay đổi cơ chế này, thực hiện linh hoạt để không làm phát sinh tham nhũng, lãng phí nhưng cũng không gây nợ đọng triền miên cho các công trình. -46- 2.3.6. Hiện trạng biến động giá vật tư ảnh hưởng đến giá thành xây dựng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, công tác lập và quản lý giá thành xây dựng được quan tâm và ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp. Trong n ền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu và dự báo sự biến động của giá cả là công việc không thể thiếu cho việc lập kế hoạch, phân tích và đề ra các quyết định trong công tác quản lý, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích, dự báo sự biến động của giá cả không chỉ phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô cấp Nh à nước mà còn là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu cho các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng. Trên thị trường xây dựng hiện nay, giá trị dự toán xây dựng công tr ình đang có chiều hướng tăng lên, do các yếu tố về sự tăng của giá cả vật t ư, vật liệu, năng lượng, tăng tiền lương cho cán bộ, công nhân ngành xây dựng, sự tăng giá trị của đất đai, do kéo dài thời gian xây dựng…Một trong những nguy ên nhân tăng chủ yếu do giá cả đầu vào của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu, cấu th ành khoảng 60 – 80% chi phí vật liệu trong giá trị dự toán có xu h ướng tăng. Đặc biệt giá thép của thế giới tăng, kéo theo giá thép trong nước cũng tăng mạnh làm cho dự toán xây dựng công trình tăng gây khó khăn cho công tác l ập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, gây ra khó khăn cho các nhà th ầu xây dựng. Sự tăng giá của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị dự toán xây dựng công trình. Theo kết quả thống kê và nghiên cứu trong vòng 9 năm từ năm 2000 đến năm 2008 đối với 5 loại vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Xi măng PCB30, sắt thép xây dựng, cát mịn, cát vàng, đá dăm tại một số thành phố như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng, hệ số biến động giá vật liệu các năm so với năm 2000 được tính toán trong bảng sau: -47- Số TT Loại vật liệu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biến động trung bình trong 7 năm 1 Xi măng PCB30 1.000 0,973 1,034 0,960 0,960 0.960 0,987 0,019 0,985 2 Thép xây dựng 1,000 1,041 1,088 1,436 2,094 1,879 2,086 2,255 1,697 3 Cát xây 1,000 1,093 0,778 0,815 1,037 1,111 1,148 1,037 1,003 4 Cát vàng 1,000 0,913 0,897 0,897 1,196 1,196 1,413 1,739 1,179 5 Đá dăm 1,000 1,000 1,000 0,976 1,082 1,082 1,184 1,240 1,080 (Theo nguồn thông tin Kinh tế Xây dựng, số 4/2007) Qua việc nghiên cứu tình hình biến động giá một số loại vật liệu n êu trên cho thấy trong 3 năm đầu giá tương đối ổn định do sự điều tiết của Nh à nước trong quản lý giá. Nói chung, giá các lo ại vật liệu xây dựng đều tăng, chỉ ri êng giá xi măng tương đối ổn định qua các năm. Hiện nay hàng loạt các nhà máy xi măng được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế 42 triệu tấn đều ghi tiến độ ho àn thành đưa vào sản xuất từ năm 2007 đến 2010. Nguyên nhân dẫn đến giá thép xây dựng trong n ước liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDE TAI TOT NGHIEP hoan thien sau bao ve.pdf
Tài liệu liên quan