Luận văn Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng

Khi mới thành lập và đi vào hoạt động ( năm 1968). Công ty chỉ thuần tuý thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước giao về mặt khối lượng sản phẩm cũng như kiểu dáng, mẫu mã,. hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn toàn được sự bao cấp của Nhà nước, toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh đều hình thành từ vốn NSNN cấp. Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chịu sự chỉ đạo của Nhà nước. Song, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty phải tự xây dựng cho mình phương hướng sản xuất, tự mình thực hiện các hoạt động đầu tư cải tạo, sửa chữa và đổi mới TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, ngày càng hoàn thiện về mẫu mã, . Ban giám đốc công ty đã thực hiện các dự án đầu tư cải tạo , nâng cấp , mở rộng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Hoạt động đầu tư được thực hiện liên tục qua các năm cụ thể như sau:

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám đốc , phụ trách các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư và các vật liệu bao gói sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất, nếu cần thiết trong một số trường hợp có thể thay tổng giám đốc giải quyết một số vấn đề thuộc công việc mình phụ trách. + Phó Tổng giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách việc kinh doanh của toàn công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tìm kiếm đôí tác , nghiên cứu thị trường, ... - Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự trong công ty, tổ chức các kế hoạch đào tạo Cán bộ- CNV, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ lao động tiền lương. - Phòng Tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính,..v..v. - Phòng kỹ thuật: Chế thử, kiểm tra về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mẫu, tổ chức ứng dụng nguyên phụ liệu mới vào sản xuất,..v..v. - Phòng phục vụ sản xuất : Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho các phân xưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch sản xuất, chuẩn bị hòm, đai,..phục vụ cho đóng hòm,..v..v. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo các hợp đồng gia công đã ký kết, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp,..v..v. - Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước,..v..v. - Phòng Hành chính- tổng hợp: Lưu giữ , pho to, đóng dấu các công văn giấy tờ sử dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty,... - Phòng Bảo vệ: Trông giữ bảo quản các tài sản của công ty - Phòng Ytế : Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng đào tạo Thái Nguyên: Phụ trách đào tạo nghề cho học sinh có nguyện vọng vào làm việc trong công ty tại chi nhánh khu vực Thái Nguyên. Cụ thể sơ đồ tổ chức quản lý được bố trí ở Sơ đồ 1 2.1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong những năm gần đây Vốn kinh doanh của công ty May Chiến Thắng tính đến 31/12/1999 là 41.385.842.226 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định 25.589.138.858 : VNĐ -Vốn lưu động : 15.796.703.368VNĐ Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong 4 năm gần đây Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 1. Doanh thu ( đồng) 39.849.680.962 43.104.964.611 57.878.293.935 63.984.179.480 2. Lợi nhuận ( đồng) 441.694.612 605.204.673 677.295.509 1.012.403.849 3.Nộp ngân sách (đồng) 561.338.357 646.289.613 977.994.835 1.340.000.000 4.Tổng số NV(người) 2.627 2.741 2.640 2.658 5.Thu nhập bq/CNV(đ) 603.000 770.000 790.000 864.000 Qua bảng 1 ta thấy công ty đã chú ý tới việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, việc không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mốt, hình thức của sản phẩm,... nên quy mô doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Nếu doanh thu năm 1996 chỉ đạt 39.849.680.962đ thì đến năm 1999 đã đạt tới 63.984.179.480đ (tăng 24.134.490.518 đ hay 60.56%). Về lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 441.694.612đ thì đến năm 1999 tổng lợi nhuận ước thực hiện đạt 1.012.403.849đ(tăng 570.709.237 đ hay 129.2%) . Sự tăng lên về quy mô doanh thu và lợi nhuận qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao còn thể hiện ở các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng tăng lên nhiều: năm 1996 tổng số nộp ngân sách là 561.338.357 đ đến năm 1999 vào khoảng 1.340.000.000 đ (tăng 778.661.643đ hay 138.72%). Trong số các khoản nộp ngân sách này thì thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp lại chiếm đại bộ phận. Bên cạnh đó, công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và việc làm ổn định cho gần 2.700 công nhân viên trong công ty, thu nhập của họ cũng không ngừng được cải thiện. Năm 1996 thu nhập bình quân một công nhân viên là 603.000 đ đến năm 1999 đã lên tới 864.000 đ ( tăng 261.000 đ/ 1CN hay 43.3%). Qua việc phân tích khái quát trên em thấy chuyển sang nền kinh tế thị trường, tuy gặp phải nhiều khó khăn song công ty đẫ từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào ổn định và phát triển. Đó là một cố gắng lớn của công ty trong điều kiện khó khăn chung. 2.2 Thực trạng về trang bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi công ty đã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của mình vào TSCĐ, trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xem xét tổng thể về cơ cấu đầu tư của công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất, tận dụng mọi khả năng hiện có của mình công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ trong công ty như sau: Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng và Công ty may 10 Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuối năm là 46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp tăng 892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đã có những quan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình. TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăng này gồm 3 bộ phận: Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổng TSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng 153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động của mình bằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vực Thái Nguyên Máy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979 đ (tăng 582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổ sung một số thiết bị phục vụ sản xuất. Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung. Nguyên giá thiết bị dụng cụ quản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng 155.993.107 đ). Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại các phân xưởng sản xuất và phòng ban chức năng . Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợp lý bởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34% tổng đầu tư TSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác động tích cực tới việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999. Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số 46.681.811.116 đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ (chiếm 47.68% tổng nguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là 22.749.880.162 đ (chiếm 48.75% tổng nguyên giá TSCĐ). Cơ cấu TSCĐ như trên là chưa hợp lý, với đặc điểm là một doanh nghiệp may thuần tuý, máy móc thiết bị là phương tiện chính phục vụ cho sản xuất nhưng trên thực tế chúng chưa được chú trọng đầu tư. Nếu so sánh với công ty May 10 thì ta sẽ thấy rõ hơn sự bất hợp lý này. Tại công ty May 10 vào 31/12/1999 trong khi nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyên giá TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấu đầu tư như vậy là hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất. Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ở trong tình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy móc thiết bị cũng là loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% . Như vậy, nếu xét trên mặt bằng TSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung là lạc hậu và cần phải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trong đó phải đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trong công ty đều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thanh lý nhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạt động sản xuất ( cụ thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá 14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứ đọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ. May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rất gay gắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khu vực. Nếu xét về mặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trong nước thì thực trạng về máy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chế nhất định. Sự hạn chế này được thể hiện qua bảng phân tích về tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng ( Bảng 4) Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May Chiến Thắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm 1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau: + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu thuần, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăng thêm 0.422 đ doanh thu thuần) + Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đ doanh thu thuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉ cần phải sử dụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bình quân) + Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đ lợi nhuận) + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm 1999 nếu sử dụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đ doanh thu thuần) Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng của công ty trong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ. Việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụ thể là với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàng nhận thấy công ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn và mức độ trang bị tại hai công ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng. Cụ thể như sau: Trong năm 1999, Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 2.355 thì công ty May Thăng Long là 2.801 và công ty May 10 là 3.806 ; Hàm lượng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.425 thì công ty May Thăng Long là 0.357 và công ty May 10 là 0.263; Doanh lợi VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.037 thì công ty May Thăng Long là 0.032 và công ty May 10 là 0.080; Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty May Chiến Thắng là 1.382 thì công ty May Thăng Long là 1.619 và công ty May 10 là 2.938. Các chỉ tiêu trên phản ánh một thực tế là khả năng sản xuất tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 cao hơn công ty May Chiến Thắng, TSCĐ và VCĐ tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 khi đưa vào sử dụng có khả năng tạo ra quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hai công ty trên đạt được quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng nhưng một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do việc sử dụng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng tại ba công ty có sự khác biệt lớn. Phân nửa TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đã ở trong tình trạng cũ, điều này thể hiện ở chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số hao mòn máy móc thiết bị. Nếu như năm 1998 hệ số hao mòn chung về TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng là 37.2% thì đến năm 1999 hệ số hao mòn TSCĐ đã lên tới 45.1%. Điều này chứng tỏ TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đang bị hao mòn, xuống cấp rất nhanh chóng. Còn về máy móc thiết bị thì tỷ lệ hao mòn còn cao hơn nhiều, năm 1998 là 58.29% đến năm 1999 đã lên tới 65.89% Việc 65.89% máy móc thiết bị đã được khấu hao hết chứng tỏ chúng đã rất xuống cấp, hỏng hóc là khó tránh khỏi. Còn nếu ta so sánh với công ty May Thăng Long thì hệ số hao mòn chung của TSCĐ đến thời điểm 31/12/1999 là 42.2%, còn công ty May 10 là 24.776% . Đối với máy móc thiết bị thì giữa công ty May Chiến Thắng và hai công ty trên cũng có sự chênh lệch khá lớn. Hệ số hao mòn về máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long là 9.19% và công ty May 10 là 24.68%. Hệ số trên cho thấy trong khi máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 còn khá mới thì tại công ty May Chiến Thắng đã quá xuống cấp. Sự xuống cấp về máy móc thiết bị tất yếu sẽ góp phần làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tại công ty May Chiến Thắng trong năm 1999 và những năm tới nếu công ty không nhanh chóng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Mặt khác, việc TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng ít được chú trọng đầu tư đổi mới sẽ dẫn tới mức trang bị TSCĐ và máy móc thiết bị cho một công nhân sản xuất sẽ thấp. Năm 1998 Mức trang bị chung về TSCĐ (tính theo nguyên giá TSCĐ) tại công ty May Chiến Thắng là 18.291.424 đ/ 1CNSX và năm 1999 là 18.583.506 đ/ 1 CNSX, còn tại công ty May Thăng Long là 31.627.430 đ/ 1 CNSX (năm 1999). Nếu tính mức trang bị chung về TSCĐ ( theo giá trị còn lại của TSCĐ) thì giữa ba công ty cũng rất khác nhau: Tại công ty May Chiến Thắng một công nhân sản xuất trong năm 1999 được trang bị 10.905.497 đ còn ở công ty May 10 là 13.043.612 đ và công ty May Thăng Long là 18.274.746 đ. Mức trang bị về máy móc thiết bị giữa ba công ty cũng chênh lệch nha khá lớn: Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính theo nguyên giá của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là 8.830.778 đ/ 1CNSX, còn ở công ty May Thăng Long là 10.936.539 đ/ 1CNSX và ở công ty May 10 là 8.346.657 đ/ 1CNSX. Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính theo giá trị còn lại của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là 3.052.189 đ/1 CNSX còn tại công ty May 10 là 4.700.476 đ/ 1CNSX và công ty May Thăng Long là 9.930.954 đ/ 1CNSX. Vậy đứng trước thực trạng về TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng, vấn đề đổi mới TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng cần được nhìn nhận thế nào? Liệu nó có phải là một vấn đề phải đặc biệt lưu tâm trong thời gian tới hay không? 2.3 Tình hình đổi mới máy móc thiết bị ở công ty May Chiến Thắng 2.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới máy móc thiết bị. Có thể thấy rõ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại cho xã hội những bước tiến vượt bậc, công nghệ nói chung và công nghệ may nói riêng hiện nay đều phát triển rất nhanh. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì cứ khoảng 8-10 năm lượng tri thức khoa học lại tăng lên gấp đôi vì vậy cho dù một thiết bị may mới xuất hiện cũng sẽ trở lên lạc hậu rất nhanh chóng. Một thiết bị may có thời gian hoạt động dưới 10 năm được coi là còn dùng được, nếu sử dụng trên 10 năm thì coi như đã lạc hậu. Do đó, trong điều kiện hiện nay công ty cần tăng dần tỷ lệ thiết bị có thời gian làm việc dưới 10 năm . Nhưng hiện nay tại công ty May Chiến Thắng vẫn còn sử dụng những thiết bị có tuổi thọ trên 10 năm như: Máy 1 kim 8332/005 sử dụng từ năm 1979, máy đính CS 600 BXS sử dụng từ năm 1980, máy thùa LBH 771 sử dụng từ năm 1985,... Tổng số các loại máy móc sử dụng trên 10 năm vào khoảng 50-60 chiếc ( chiếm 3%) số máy này đã khấu hao hết năng lực sản xuất đã giảm sút nghiêm trọng nhưng vẫn đang sử dụng. Không những các loại máy móc này có hệ số hao mòn lớn mà đáng chú ý hơn chúng đã không còn đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất. Nếu như trong một dây truyền máy may công nghiệp đủ tiêu chuẩn để sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao thì các loại thiết bị không những cần phải hiện đại mà hơn nữa chúng cũng phải được sản xuất vào cùng một thời điểm và do một hãng sản xuất. Nhưng hiện tại, ở công ty May Chiến Thắng các thiết bị được bố trí vào dây truyền sản xuất rất “khập khiễng” có những thiết bị được sản xuất vào những năm cuối thập kỷ 70 lại có những thiết bị hiện đại được sản xuất vào các năm 1997,1998 thậm chí 1999. Các thiết bị này lại được sản xuất tại các nước khác nhau như: Nhật Bản, Liên Xô(cũ), CHLB Đức, Hungary, .... Sự thiếu đồng bộ này gây nên tình trạng cùng một sản phẩm được sản xuất ra nhưng có những bộ phận đường may rất đẹp, lại có những bộ phận lại không đạt yêu cầu kỹ thuật như: sùi chỉ, bỏ mũi, ... Trong khi hiện nay tại công ty thừa nhiều loại thiết bị đã quá lạc hậu và ít được sử dụng, thì lại thiếu những thiết bị chuyên dùng rất cần thiết để sản xuất những sản phẩm may có chất lượng cao như: máy gim bông có xén chỉ, máy thùa đầu tròn, máy cắt chỉ tự động, máy đo kiểm vải, máy giác sơ đồ vi tính, hệ thống là phom,...Sự lạc hậu, cũ kỹ của máy móc không những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà trong quá trình sử dụng công ty thường xuyên phải tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của máy móc thiết bị như: ổ, thoi, cò chỉ, kim,.. chi phí sửa chữa hàng năm cũng khá tốn kém. Theo số liệu thống kê chi phí sửa chữa thay thế thiết bị tại công ty năm 1998 là 560 triệu đ, năm 1999 là 680 triệu đ. Trong thời gian máy móc thiết bị không sử dụng sẽ trực tiếp gây nên tình trạng thiếu máy để tiến hành sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất tạo nên hiện tượng ứ đọng tại một số bộ phận của dây truyền may vốn được chuyên môn hoá cao. Bên cạnh sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cần phải được thực hiện thường xuyên. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp may đang hoạt động, giữa các doanh nghiệp may này hiện tượng cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Một số doanh nghiệp may đã từng bước khẳng định được mình trong cạnh tranh như: công ty May 10, may Việt Tiến, may Phương Đông, may Thăng Long, ... Các doanh nghiệp này trong quá trình hoạt động đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tạo cho sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường đồng thời nâng cao uy tín cho công ty. Một trong số các biện pháp đó thì thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị là biện pháp được đặc biệt coi trọng. Tại công ty May Chiến Thắng hiện nay, sản phẩm công ty tự chế và tiêu thụ trên thị trường nội địa còn rất ít, chủ yếu là gia công cho các hãng may của nước ngoài như: LESURE, WOOBO, YOUNG SHIN, FLEXCON,... trong thời gian gần đây việc ký kết các hợp đồng may gia công cũng có chiều hướng sút giảm. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chất lượng của các đơn hàng thực hiện thời gian qua sụt giảm. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường quốc tế và khu vực còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các hãng may của nước ngoài có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các doanh nghiệp may trong nước nên họ có xu hướng tìm đến các doanh nghiệp may có uy tín, các doanh nghiệp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may mặc. Thực tế đó đòi hỏi công ty May Chiến Thắng nếu muốn tồn tại và phát triển trong tương lai thì bắt buộc phải tích cực đổi mới, đổi mới phải được thực hiện trên tất cả các mặt trong đó phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người lao động và nhanh chóng hiện đại hoá các loại máy móc thiết bị để có được tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may như một số doanh nghiệp may khác, nhằm nâng cao uy tín cho công ty cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Huy động vốn đổi mới TSCĐ nói chung, máy móc thiết bị nói riêng trong giai đoạn hiện nay có thể đưa đến cho công ty những khó khăn nhất định, song công ty nên xác định nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì yêu cầu đầu tiên là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá về hình thức mẫu mã cũng như sự tiện lợi và độc đáo của sản phẩm bởi mặt hàng dệt may hiện nay được đổi mới rất nhanh ( về kiểu dáng chất lượng từ 13%-14%/ năm) mới có thể đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Cuối cùng, việc hiện đại hoá máy móc thiết bị sẽ có khả năng hạ giá thành sản phẩm, hạn chế tối đa sai hỏng trong sản xuất, ... và mấu chốt của vấn đề là có thể giảm được giá bán sản phẩm góp phần tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa-một thị trường hết sức nhạy cảm với giá bán sản phẩm, từng bước nâng cao uy tín của công ty trên thị trường quốc tế hướng tới mục tiêu kí kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Nói tóm lại, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đã trở thành đòi hỏi tất yếu trong quá trình đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty May Chiến Thắng. Nó là vấn đề mang tính sống còn, ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của công ty, là chìa khoá giúp cho công ty giành được thắng lợi trong cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. 2.3.2 Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua. Khi mới thành lập và đi vào hoạt động ( năm 1968). Công ty chỉ thuần tuý thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước giao về mặt khối lượng sản phẩm cũng như kiểu dáng, mẫu mã,... hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn toàn được sự bao cấp của Nhà nước, toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh đều hình thành từ vốn NSNN cấp. Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chịu sự chỉ đạo của Nhà nước. Song, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty phải tự xây dựng cho mình phương hướng sản xuất, tự mình thực hiện các hoạt động đầu tư cải tạo, sửa chữa và đổi mới TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, ngày càng hoàn thiện về mẫu mã, .... Ban giám đốc công ty đã thực hiện các dự án đầu tư cải tạo , nâng cấp , mở rộng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Hoạt động đầu tư được thực hiện liên tục qua các năm cụ thể như sau: Bảng tổng hợp về tình hình đầu tư máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng trong một số năm gần đây( Bảng 5) Năm đầu tư Số lượng thiết bị (chiếc) Tổng mức đầu tư Chênh lệch Tăng đầu tư (+) Giảm đầu tư (-) 1992 421 5.935.599.870 - 1993 416 8.708.237.882 - 2.772.638.012 1994 93 2.435.022.170 + 6.273.215.712 1995 49 485.457.160 + 1.949.565.010 1996 13 385.225.432 + 100.231.728 1997 484 3.077.214.784 - 2.691.989.352 1998 17 452.283.472 + 2.624.931.312 1999 112 596.914.538 - 144.631.066 Từ Bảng 5 ta thấy công ty đã phần nào quan tâm đến vấn đề đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cụ thể yêu cầu đầu tư đổi mới và khả năng huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tại công ty lại khác nhau. Hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào các năm 1992,1993 và 1997; còn các năm khác chủ yếu là đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị là chủ yếu. Tuy có sự đầu tư liên tục qua các năm nhưng xu hướng đầu tư giảm sút nhiều. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như : Vốn NSNN cấp, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, vốn vay,... nhưng chủ yếu la vốn vay CB-CNV và ngân hàng. Theo số liệu thống kê ở thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo tổng hợp vay nợ tại thời điểm 31/12/1999 thì hiện nay các nguồn vốn được huy động để đầu tư vào thiết bị máy móc như sau: Nguồn hình thành Nguyên giá TSCĐ (Đ) 1. Vốn cấp từ NSNN 5.016.866.254 2. Vốn tự bổ sung 8.858.020.268 3. Vay CB-CNV 8.349.936.999 4. Vay dài hạn ngân hàng 33.061.291 5. Vay một số hãng có quan hệ với Cty 4.529.167 Tổng số 22.262.413.979 Sự giảm sút của hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , sự khó khăn trong huy động vốn do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau: Một là: Công ty chưa đa dạng hoá tối đa các phương thức huy động vốn, chủ yếu vốn đầu tư hình thành từ huy động CB-CNV trong công ty và vốn tự bổ sung ( sử dụng quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển) ; các phương thức huy động vốn khác như: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác liên doanh liên kết, .. chưa được khai thác triệt để. Hai là: Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào nhà xưởng, các công trình xây dựng,.. dẫn tới sự giảm sút đầu tư vào máy móc thiết bị Ba là: Việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung, VCĐ nói riêng còn có những điểm hạn chế nhất định, chưa có những giải pháp chi tiết nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VCĐ, điều chỉnh lại tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị trong tổng số VCĐ. Bốn là: Uy tín của công ty ở thị trường nội địa và khu vực chưa được cải thiện nhiều nên phương thức huy động vốn trước kia công ty đã từng sử dụng – Bạn hàng ứng vốn dưới hình thức cung cấp thiết bị, công nghệ, doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT232.doc
Tài liệu liên quan