Luận văn Các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tựdo hóa tài chính của Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

TRANG PHỤBÌA

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH

DANH SÁCH CÁC TỪVIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀKIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG

TIẾN TRÌNH TỰDO HÓA TÀI CHÍNH

1.1 TỰDO HÓA TÀI CHÍNH . 1

1.2 LỢI ÍCH VÀ CƠHỘI TỪTỰDO HÓA TÀI CHÍNH. 3

1.3 RỦI RO VÀ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH TỰDO HÓA TÀI CHÍNH . 5

1.3.1 Dòng vốn chảy ồ ạt .6

1.3.2 Sự đảo ngược của dòng vốn.7

1.3.3 Tính biến động và xu hướng bầy đàn .8

1.4 THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH TỰDO HÓA TÀI CHÍNH. 9

1.5 AN NINH TÀI CHÍNH.9

1.5.1 Khái niệm .9

1.5.2 Sựcần thiết phải kiểm soát an ninh tài chính .10

1.5.3 Nguyên nhân gây ra bất ổn định .10

1.5.4 Kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tựdo hóa tài chính .10

1.5.4.1 Rủi ro tài chính đối với các khoản nợnước ngoài không kiểm soát .11

1.5.4.2 Rủi ro tài chính trong kinh doanh chứng khoán.12

1.6 SỰTHÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH TỰ

DO HÓA TÀI CHÍNH. 12

1.7 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH

TRONG TIẾN TRÌNH TỰDO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH VÀ TỰDO HÓA TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM SAU

HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI. 22

2.1.1 Chủtrương hội nhập của Đảng ta .22

2.1.2 Các bước đi trong quá trình hội nhập .23

2.1.3 Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập .24

2.1.3.1 Chuyển dịch cơcấu kinh tế.24

2.1.3.2 Chính sáchtài khóa .25

2.1.3.4 Vềxuất nhập khẩu .26

2.1.3.5 Vềtình hình thu hút vốn đầu tư.27

2.1.3.6 Vềdựtrữbắt buộc .28

2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾTRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

TỶGIÁ THẢNỔI CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC . 28

2.2.1 Những thành tựu đạt được .29

2.2.2 Những tồn tại trong việc xây dựng và điều hành chính sách tỷgiá.29

2.2.2.1 Việc xác định tỷgiá chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ.30

2.2.2.2 Chậm thay đổi tỷgiá theo mức độcần thiết .30

2.2.2.3 Chính sách tỷgiá thiếu gắn bó chặt chẽvới chính sách lãi suất .31

2.2.2.4 Tỷgiá giao dịch ởhai trung tâm giao dịch ngoại tệvà thịtrường ngoại

tệliên ngân hàng chưa thểhiện hết vai trò điều tiết của mình .32

2.3 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾTRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

LÃI SUẤT ỞVIỆT NAM . 32

2.3.1 Những thành tựu đạt được từchính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam trong thời gian qua .34

2.3.1.1 Chính sách lãi suất góp phần đẩy lùi lạm phát .34

2.3.1.2 Chính sách lãi suất góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam .35

2.3.1.3 Chính sách lãi suất quyết định chấm dứt việc phát hành tiền cho ngân

sách cho ngân sách sửdụng .35

2.3.1.4 Chính sách lãi suất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.35

2.3.1.5 Chính sách lãi suất góp phần thu hút được vốn và mởrộng tín dụng .36

2.3.1.6 Chính sách lãi suất tiến dần tới tựdo hóa lãi suất.36

2.3.2 Những tồn tại của chính sách lãi suất trong thời gian qua .37

2.3.2.1 Duy trì quá lâu việc điều hành chính sách lãi suất dựa trên phương pháp

điều chỉnh truyền thống .37

2.3.2.2 Chính sách lãi suất hạn chếkhảnăng cạnh tranh của các NHTM .38

2.3.2.3 Tồn tại trong việc tổchức thực hiện quan điểm vềtựdo hóa lãi suất .38

2.3.2.4 Chính sách lãi suất chưa được phối hợp đồng bộvới các công cụkhác

của chính sách tiền tệ.39

2.4 TÌNH HÌNH VAY NỢNƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM . 39

2.4.1 Thực trạng .40

2.4.2 Đánh giá .41

2.4.3 Những hạn chếtrong quá trình điều hành nợvay nước ngoài.44

2.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỊNH CHẾTÀI CHÍNH TRUNG GIAN . 44

2.5.1 Hoạt động của hệthống ngân hàng.44

2.5.2 Tình hình hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam .48

2.5.3 Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư.50

2.6 NHỮNG KẾT QUẢVÀ HẠN CHẾVỀKIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY . 51

2.6.1 Kết quả.51

2.6.2 Hạn chế.52

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế.53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 53

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN

TRÌNH TỰDO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 NHỮNG DỰBÁO VỀLỢI THẾVÀ THÁCH THỨC ĐẾN KIỂM SOÁT AN NINH

TÀI CHÍNH ỞVIỆT NAM HẬU WTO. 54

3.1.1 Những lợi thế.54

3.1.2 Những thách thức.55

3.2 CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾVĨMÔ CỦA CHÍNH PHỦ. 57

3.2.1 Quan điểm hoạch định chính sách tài khóa của chính phủ.57

3.2.2 Nhóm các giải pháp ổn định kinh tếvĩmô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.58

3.2.2.1 Khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước .59

3.2.2.2 Minh bạch hóa việc xây dựng và thực thi chính sách .58

3.2.2.3 Hoàn thiện việc xây dựng cơchếgiám sát hợp lý .59

3.2.2.4 Hoàn thiện hệthống luật pháp và xửlý các xung đột mâu thuẫn giữa quy

định của quốc gia và quốc tế. .60

3.2.2.5 Thực hiện thắng lợi cải cách DNNN hoạt động kém hiệu quảbằng biện

pháp cổphần hóa .61

3.3 CÁC QUAN ĐIỂM VỀHOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶGIÁ . 62

3.3.1 Chính sách tỷgiá ởViệt Nam phải từng bước thích ứng với các điều kiện tựdo

hóa thương mại trên thịtrường tài chính quốc tế.62

3.3.2 Chính sách tỷgiá phải kích thích phát triển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.63

3.3.3 Chính sách tỷgiá phải giữvững thếcân bằng giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối

ngoại.63

3.3.4 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ.64

3.3.5 Hoàn chỉnh thịtrường ngoại tệliên ngân hàng .64

3.3.6 Khắc phục những yếu kém trong giá xuất nhập khẩu hàng hóa đểtiết kiệm ngoại

tệ, gia tăng nguồn thu ngoại tệ. .65

3.3.7 Thực hiện chế độlưu hành duy nhất đồng Việt Nam trên thịtrường Việt Nam .66

3.3.8 Tạo tiền đề để đồng Việt Nam chuyển đổi được .66

3.3.9 Thực hiện đổi mới chính sách cho vay bằng ngoại tệ ởthịtrường trong nước .67

3.4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT. 67

3.4.1 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộvới chính sách cung ứng tiền .67

3.4.2 Kiến nghịchính sách lãi suất là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.68

3.4.3 Xây dựng chính sách lãi suất theo xu hướng góp phần ổn định tiền tệvà phát triển

thịtrường tài chính.69

3.4.4 Loại bỏchương trình tín dụng chỉ định .70

3.4.5 Điều hành chính sách lãi suất phù hợp với tỷlệlạm phát .70

3.4.6 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộvới các công cụkhác của chính sách tiền

tệ.71

3.4.6.1 Đối với công cụthịtrường mở.71

3.4.6.2 Đối với công cụtái chiết khấu .72

3.4.6.3 Đối với công cụdựtrữbắt buộc.72

3.5 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢNĂNG TIẾP NHẬN NỢNƯỚC NGOÀI . 73

3.5.1 Tăng trưởng kinh tế.73

3.5.2 Mức dựtrữngoại tệquốc gia.73

3.5.3 Giải pháp làm giảm chi phí nợvay .74

3.5.3.1 Hoàn thiện chính sách cơchếquản lý vay, sửdụng và hoàn trảvốn vay

nước ngoài .74

3.5.3.2 Các biện pháp quản lý nợvay nước ngoài .74

3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TỔCHỨC TÍN DỤNG VÀ THỊTRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG KỶNGUYÊN WTO . 76

3.6.1 Đối với hệthống tổchức tín dụng .76

3.6.2 Thịtrường chứng khoán.80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 81

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

Phụlục 1: Tóm tắt nội dung một sốcam kết chủyếu trong lĩnh vực ngân hàng khi Việt

Nam gia nhập WTO

Phụlục 2: Định hướng chính sách tỷgiá ởViệt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn

Phụlục 3: Nguyên nhân bùng nổthịtrường chứng khoán Việt Nam

Phụlục 4: Lựa chọn lãi suất chủ đạo đểthay thếcho lãi suất cơbản

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tựdo hóa tài chính của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goại tệ; tạo ra một hệ thống huyết mạch đủ sức thích ứng với sự phát triển có hiệu quả của toàn bộ cơ chế thị trường. 2.3.1.4 Chính sách lãi suất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bảng 2.6: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1999 104,77 105,23 107,68 102,25 2000 106,79 104,63 110,07 105,32 2001 106,89 102,98 110,39 106,10 2002 107,08 104,17 109,48 106,54 2003 107,34 103,62 110,48 106,45 2004 107,79 104,36 110,22 107,26 2005 108,44 104,02 110,69 108,48 2006 108,17 103,40 110,37 108,29 (Nguồn: NHNN Việt Nam) Nếu lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các doanh nghiệp sẽ mở rộng việc sản xuất kinh doanh, hoặc có nhiều doanh nhân thành lập các doanh nghiệp mới; có nghĩa là nền kinh kinh tế sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Mặt khác, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân không thay đổi thì việc hạ thấp lãi suất cho vay sẽ tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế. 2.3.1.5 Chính sách lãi suất góp phần thu hút được vốn và mở rộng tín dụng Do lãi suất thực dương đã được phát sinh, nên các Ngân hàng thương mại có thể huy động được tiền gửi và từ đó mở rộng được các khoản cho vay. Như chúng ta đã biết, một khi lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, đồng thời lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất huy động vốn bình quân sẽ dẫn đến lãi suất thực dương. Một khi có lãi suất thực dương thì nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, ngân hàng thu hút được tiết kiệm để có thể cho các tổ chức kinh tế vay mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2003, tăng trưởng tín dụng lên đến 28% và đến tháng 7 năm 2004 tiếp tục tăng lên 36%. Tính riêng tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả bốn ngân hàng cổ phần lớn tính đến cuối tháng 4 năm 2007 so với đầu năm rất cao: ACB tăng 12,6%; Sacombank tăng 28,23%/; Eximbank tăng 16,29%; Đông Á tăng 16,6%. Trong khi đó chênh lệch lãi suất đầu vào –đầu ra của các ngân hàng lại vô cùng hấp dẫn. Lãi suất huy động vốn bình quân của Ngân hàng ACB là 5,64%/năm; Sacombank là 6,06%/năm. Eximbank là 6,76%/năm; Đông Á là 6,13%/năm. Lãi suất cho vay của ACB là 11,32%/năm; Sacombank là 12,67%/năm; Đông Á là 11,22%/năm; Eximbank là 9,5%/năm 2.3.1.6 Chính sách lãi suất tiến dần tới tự do hóa lãi suất Từ năm 1988 với Nghị định 53/HĐBT cho đến nay, việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã được đổi mới dần. Từ chính sách lãi suất thực âm sang chính sách lãi suất thực dương vào cuối năm 1992, từ chính sách lãi suất quy định trần sàn cụ thể đến chính sách lãi suất chỉ quy định lãi suất chỉ quy định lãi suất trần, từ chính sách lãi suất có phân biệt giữa các thành phần kinh tế đến chính sách lãi suất phần nào được bình đẳng hóa và cho đến nay NHNN đã tiến đến việc ấn định lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã chuyển biến dần từ cơ chế đơn thuần áp dụng các biện pháp hành chính đến các cơ chế chính sách lãi suất cơ bản, có xu hướng tiến dần tới cơ chế tự do hóa lãi suất. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên vẫn còn những tồn tại, kể cả những tồn tại không còn có thể sửa chữa được vì nó đã qua rồi, lẫn những tồn tại có thể khắc phục được trong thời gian tới, nhằm nâng cao những thành tựu to lớn hơn nữa trong việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN. 2.3.2 Những tồn tại của chính sách lãi suất trong thời gian qua Những thành tựu do chính sách lãi suất mang lại trong thời gian qua là đáng kể. Nhưng nó chỉ mới dừng lại ở mức độ tạo ra những bước đi thích hợp mang tính “quá độ” để tiến tới chủ trương cải cách cơ bản về chính sách lãi suất. Những cải cách sắp tới cần thiết phải thích ứng với nhu cầu khách quan đang đặt ra hiện nay trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong nước lẫn nước ngoài. Do chính sách lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ, nên một số tồn tại cũng chỉ có trong một thời kỳ nhất định. Sau đây là những tồn tại trong thời gian qua. 2.3.2.1 Duy trì quá lâu việc điều hành chính sách lãi suất dựa trên phương pháp điều chỉnh truyền thống Từ hơn 10 năm qua, chính sách lãi suất do NHNN quy định đều dựa trên cơ sở tính toán một cách đơn giản, mang tính đối phó theo từng thời kỳ, chưa tính hết được những yếu tố sẽ tác động đến lãi suất, cũng như chính sách lãi suất sẽ tác động đến việc thực hiện chính sách tiền tệ. Việc quy định lãi suất trong thời gian qua của NHNN chưa hoàn toàn được dựa trên những căn cứ mang tính khoa học. Trong thời gian qua, NHNN với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan thay mặt Chính phủ có thể khống chế bằng biện pháp hành chính, quyết định mức lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay. Điều này khiến cho NHNN có lúc chủ quan quy định mức lãi suất một cách đối phó chạy theo thị trường. Sự tác hại của biện pháp hành chính này đã khiến cho lãi suất có lúc lên cao, có khi hạ xuống một cách bất thường dường như theo cảm tính, gây mất niềm tin trong đại bộ phận nhân dân và các tổ chức kinh tế. NHNN là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nói chung và chính sách lãi suất nói riêng, nhưng NHNN đã làm gì để công khai những chính sách này trước công chúng? Trong số báo và tạp chí gần đây, các nhà lãnh đạo cao cấp của NHNN chỉ thông báo những thành tựu, những hoạch định chính sách sắp tới nhưng chưa thật sự đề cập những tồn tại, thiếu sót. Với chính sách lãi suất dựa trên biện pháp hành chính và phương pháp điều chỉnh truyền thống là một tồn tại trầm trọng, nó đã kéo dài trong suốt thời kỳ bao cấp và vẫn còn tồn tại tới cuối thế kỷ XX; mặc dù nền kinh tế bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường đã được 22 năm. Nhưng tại sao trong một nền kinh tế thị trường, chúng ta đã công nhận qui luật cung cầu chi phối, lại phải qui định mức lãi suất theo tín hiệu thị trường? NHNN theo như cách nói: một tổ chức pháp nhân có quyền khống chế lãi suất thông qua nhiều công cụ sẵn có trong tay mình như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, tỷ giá hối đoái,vv… Xét ra, NHNN có cần thiết phải áp dụng biện pháp hành chính mang tính bao cấp để điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường trong một thời gian dài khá lâu hay không? 2.3.2.2 Chính sách lãi suất hạn chế khả năng cạnh tranh của các NHTM Trong thời kỳ NHNN qui định một mức lãi suất xơ cứng như lãi suất trần và lãi suất sàn đã thủ tiêu mọi khả năng cạnh tranh sinh động của các NHTM. Các đơn vị kinh tế quốc doanh, với vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế thị trường, đã được vay theo lãi suất qui định của các NHTM quốc doanh. Còn các NHTM cổ phần làm sao có thể cho vay theo lãi suất qui định khi mà lãi suất huy động vốn đã vượt cao hơn mức qui định. Bài toán lãi suất luôn ở trong tình trạng nan giải. Dường như sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế âm ỷ bộc phát từ rất lâu nhưng chưa được khai thông, ngay cả trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. NHTM cổ phần phải cho vay theo lãi suất thỏa thuận trong khi đó NHTM quốc doanh có thể cho vay theo lãi suất qui định. Điều này tạo nên khe hở cho tình trạng tiêu cực trong hệ thống doanh nghiệp quốc doanh cả cho 2 phía: các đơn vị sản xuất kinh doanh và các NHTM quốc doanh, khiến cho vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh bị lệch lạc. 2.3.2.3 Tồn tại trong việc tổ chức thực hiện quan điểm về tự do hóa lãi suất Trong năm 1999, NHNN đã phải điều chỉnh lãi suất trần đến 5 lần và đã có định hướng điều hành lãi suất cơ bản vào tháng 1/1999. Nhưng mãi cho đến 2/8/2000 NHNN mới có quyết định ban hành thay đổi cơ chế điều hành chính sách lãi suất: từ cơ chế điều hành lãi suất trần chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất bằng việc công bố lãi suất cơ bản theo Luật NHNN qui định. Điều này cho thấy NHNN đã chậm trễ trong việc ban hành cơ chế điều hành chính sách lãi suất theo lãi suất cơ bản. Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy lãi suất cơ bản tương tự như lãi suất trần có cộng thêm biên độ trên. Điều này gây cản trở cho việc điều hành chính sách lãi suất theo xu hướng tự do hóa lãi suất, vì biên độ được qui định đó chẳng những tỏ ra mất ý nghĩa mà còn tạo thêm sự bất bình đẳng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Lãi suất cơ bản hiện nay có thể hiểu như lãi suất trần cho vay và như vậy chúng ta có thể nói việc điều hành chính sách lãi suất hiện nay vẫn chưa được điều hành theo lãi suất trần, tương tự việc điều hành tỷ giá hối đoái với tỷ giá cố định kèm theo biên độ giao động cho phép. Tất nhiên các tổ chức tín dụng có được tự do hơn khi quyết định lãi suất cho vay, nhưng chính sự tự do này làm cho lãi suất cơ bản mất hết ý nghĩa như sự cải cách lớn mà NHNN đã đề ra, bởi vì nó mang tính chấp vá, hình thức. Như vậy, biên độ trên của lãi suất cơ bản tỏ ra không cần thiết vì nó cũng chưa chắc chứng tỏ được rằng: Việc điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản hướng đến tự do hóa lãi suất nhiều hơn so với việc điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế lãi suất trần cò biên độ dao động tương tự như việc điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay. Trái lại nó còn hạn chế nhiều đến việc điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất vì thực chất nó còn mang cả tính biện pháp hành chính. 2.3.2.4 Chính sách lãi suất chưa được phối hợp đồng bộ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ Các công cụ khác của chính sách tiền tệ bao gồm: tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, thị trường mở… Trong thời gian qua công cụ tái cấp vốn và thị trường mở hầu như không hoạt động, công cụ dự trữ bắt buộc và tỷ giá hối đoái hầu như bị tách rời khỏi chính sách lãi suất. Thực tế cho thấy, sau hơn 20 năm đổi mới hoạt động của ngân hàng chỉ có công cụ lãi suất và tỷ giá hối đoái được sử dụng nhiều hơn hết trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng NHNN đã điều hành hai công cụ này bằng biện pháp hành chính, không mang tính khoa học và không theo cơ chế thị trường. NHNN đã xem chính sách lãi suất như là công cụ trực tiếp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Những mặt tồn tại trong việc thực hiện chính sách lãi suất nói trên cũng chính là những vấn đề bất cập đối với tình hình mới của nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ mở rộng giao thương với nước ngoài, chuẩn bị hấp thu ngày càng nhiều hơn nguồn vốn lớn của nước ngoài. Chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng tất yếu phải được cải cách toàn diện, toàn diện, triệt để và thích ứng với những nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện mới, thời cơ mới và tiềm lực mới. 2.4 TÌNH HÌNH VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Quản lý nợ nước ngoài thường được xét trên hai khía cạnh: Khía cạnh thể chế và khía cạnh kỹ thuật. Về khía cạnh thể chế gồm ba phần gắn kết chặt chẽ với nhau: Khuôn khổ luật pháp hướng dẫn hoạt động vay và trả nợ, cơ cấu tổ chức quản lý nợ nước ngoài và các chức năng mà các cơ quan quản lý cần đảm bảo nhằm quản lý nợ hiệu quả. Về khía cạnh kỹ thuật gồm hai phần chính: Chính sách quản lý quy mô và cơ cấu nợ; giám sát và duy trì thông tin nợ nước ngoài. 2.4.1 Thực trạng VN cũng như các nước đang phát triển khác có tỉ lệ tiết kiệm trong nước thấp và nhu cầu đầu tư cao. Vì vậy, VN phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp cho khoản chênh lệch giữa tích lũy và đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xét riêng khoản vay từ bên ngoài, theo ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN, tính đến tháng 12.2004, tổng số nợ nước ngoài của VN là 15 tỉ USD (tức khoảng 225.000 tỉ VND), trong đó 3,5 tỉ USD là nợ của Ngân hàng Thế giới. Tính theo đầu người, mỗi người dân VN đang nợ nước ngoài khoảng 180 USD. Mức nợ này so với các nước chưa phải là cao. Mỗi người chỉ phải trả nợ khoảng 5 USD một năm, vì có đến 90% nợ là vốn vay ưu đãi. Theo Báo cáo tài chính phát triển toàn cầu năm 2005, VN được xếp vào nhóm nước thu nhập thấp, nợ ít. Tuy nhiên, theo Báo cáo tài chính phát triển toàn cầu năm 2001, tổng nợ của VN đã từng lên đến 23,21 tỉ USD và Ngân hàng Thế giới đã xếp VN vào một trong ba nước ở châu Á và một trong 42 nước trên thế giới, rơi vào nhóm nước nghèo, nợ nghiêm trọng. Theo báo cáo năm 2002, nợ năm 2000 của VN ở mức 12,7 tỉ USD, bằng 43% so với GDP và 89% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Bảng 2.7: Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam (ĐVT: Triệu USD) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số tiền 21.70 22.502 23.260 12.787 14.400 13.300 15.817 17.374 (Nguồn: ADB 2005) Gần đây nhất, hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra trong hai ngày 1 và 2.12.2004 tại Hà Nội đã cam kết tài trợ cho VN một số vốn ODA kỷ lục 3,4 tỉ USD cho năm tài khóa 2005 (tăng 600 triệu USD so với năm 2003). Đây là điều đáng mừng vì cộng đồng tài chính quốc tế đã đánh giá cao những thành quả về kinh tế – xã hội mà VN đã đạt được trong những năm qua. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những thách thức đối với VN trước cộng đồng quốc tế về việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA, nâng cao khả năng trả nợ và nâng cao năng lực quản lý nợ. Thực trạng vay, trả nợ và quản lý nợ nước ngoài của VN từ sau khi đất nước thống nhất đến nay có thể phân thành 03 giai đoạn : + Giai đoạn 1 : (1975 – 1988), nền kinh tế gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. + Giai đoạn 2 : (1988 – 1993), đây là giai đoạn khó khăn nhất khi các nước XHCN cắt hầu hết các khoản viện trợ và các nước TBCN đang cấm vận. + Giai đoạn 3 : (1993 đến nay), đây là giai đoạn VN bình thường hóa quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra nhiều triển vọng và phương hướng mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa VN và các định chế tài chính quốc tế cũng như hàng loạt các quốc gia phát triển khác. 2.4.2 Đánh giá Đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài theo khía cạnh thể chế như sau : ° Thứ nhất, khung pháp lý đã có những tiến bộ vượt bậc về mặt thể chế. Tuy nhiên vẫn còn bỏ sót rất nhiều lĩnh vực chưa điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng chưa đồng bộ và thiếu biện pháp đảm bảo thực thi hiệu quả. ° Thứ hai, tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ: Cơ cấu tổ chức có những tiến bộ vững chắc nhưng sự phân chia nhiệm vụ, chức năng giữa các cơ quan chính phủ vẫn chưa hợp lý, hiệu quả. Do vậy, vẫn chưa xây dựng được một cơ cấu tổ chức đảm bảo quản lý tập trung thống nhất việc vay mượn nợ nước ngoài. Đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài về khía cạnh kỹ thuật có các vấn đề sau : Một là, phân tích nhu cầu vay mượn dựa trên ba cân đối chính của nền kinh tế : Cân đối giữa tiết kiệm – đầu tư; Cân đối trong cán cân thanh toán; Cân đối ngân sách nhà nước. Tiết kiệm trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cần thiết, mặc dù NSNN đã chấm dứt việc tài trợ thâm hụt bằng phát hành tiền nhưng hàng năm Chính phủ vẫn phải vay bên ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách, để trả lãi và vốn vay những năm trước. Hình 2.3: Cơ cấu cán cân vốn của Việt Nam 2002-2005 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2005) Hai là, phân tích khả năng trả nợ dựa trên đánh giá mức độ nợ và khả năng thanh toán nợ. Theo nhiều nguồn số liệu và nhiều cách đánh giá khác nhau của WB và IMF đều cho thấy mức độ nợ hiện tại của VN tương đối thấp, áp lực trả nợ so với nguồn thu để trả nợ ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên về lâu dài cần chú ý đến xu hướng nợ tăng trở lại và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi ngày càng hẹp dần theo đà tăng thu nhập bình quân đầu người của VN. Ba là, phân tích danh mục nợ : Theo thời hạn, trên 90% nợ của VN là nợ dài hạn. Với cơ cấu này rủi ro khá thấp nhưng nền kinh tế sẽ kém linh hoạt do thiếu các hoạt động sôi động của thị trường tài chính hiện đại; Theo việc áp dụng các công cụ tài chính trong tái cấu trúc nợ, VN đã thành công trong việc áp dụng chính sách đối ngoại linh hoạt cũng như các công cụ tài chính trong việc xử lý nợ và đã giảm được một lượng dư nợ lớn, đưa VN từ quốc gia được xếp vào nhóm nợ nghiêm trọng năm 1999 trở thành quốc gia nợ ít năm 2000. Bảng 2.8: Cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam (ĐVT: triệu USD) Năm 1990 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng nợ 23.270 24.800 25.427 26.257 21.780 22.502 23.260 12.787 Nợ dài hạn 21.378 21.855 21.777 21.964 18.986 20.918 20.529 11.546 Nợ tín dụng IMF 112 282 377 539 452 391 355 316 Nợ ngắn hạn 1.780 2.663 3.272 3.754 2.342 2.193 2.376 952 (Nguồn: Global Development Finance - Financing the Poorest Countries 2002) Tuy nhiên, việc xử lý nợ vẫn chưa có được tính chủ động cần thiết; Theo cơ cấu tiền vay, USD và yên Nhật là hai đồng tiền chiếm tỉ trọng cao nhất trong dư nợ vay. Đây là hai đồng tiền thường xuyên biến động trên thị trường thế giới nhưng so với đồng VN lại lên giá, vì vậy áp lực tỷ giá là một gánh nặng. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF thì mức độ rủi ro do sự biến động tỉ giá hối đoái này có thể chịu đựng được. Theo tình hình nợ quá hạn, dư nợ quá hạn ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn còn chiếm trên dưới 10%, một mức nợ quá hạn khá cao so với tỉ lệ an toàn chung theo khuyến cáo của IMF. Bốn là, phân tích nguồn tài trợ và các chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài : Tài trợ bằng vay nợ, tính theo dư nợ, hiện tại có đến 90% chủ nợ của VN là chủ nợ chính thức trong đó chủ nợ đa phương tăng dần từ 0,43% năm 1993 đã lên đến 24,8% năm 2003. Với cơ cấu nguồn tài trợ như vậy, chi phí vay nợ của VN tương đối thấp và thời gian ân hạn dài; Tài trợ bằng tiết kiệm trong nước, tỉ lệ tiết kiệm trong nước còn khá thấp và đa phần được tích lũy dưới dạng tài sản phi sản xuất. Tiết kiệm trong nước mỗi năm chiếm 30% GDP, tài trợ khoảng 70% nhu cầu đầu tư; Luồng FDI tài trợ khoảng 8% nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, nguồn tài trợ này không ổn định do tính chậm thay đổi và thiếu hấp dẫn của môi trường đầu tư VN. Năm là, phân tích tình hình sử dụng vốn đầu tư, rất khó tách bạch đâu là hiệu quả của vốn đối ứng, đâu là hiệu quả của vốn vay và đâu là hiệu quả của vốn có nguồn từ FDI. Nhìn chung, VN sử dụng vốn còn kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân và chủ yếu là do thiếu một cơ chế kiểm tra, giám sát và công khai hóa các chi tiết tài chính liên quan đến dự án. Sáu là, đánh giá việc giám sát và duy trì thông tin nợ. Thực trạng này có thể tóm tắt qua nhận định : “Số liệu sẵn có thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu toàn diện và thiết nhất quán về định nghĩa”. Bảng 2.9: Tình hình nợ của một số quốc gia trong khu vực Quốc gia Nợ/Tổng thu nhập (%) Nghĩa vụ nợ/Xuất khẩu (%) Thái lan 48 11,8 Philippine 71 12,3 Malaysia 55 7,8 Indonesia 80 36,9 Trung quốc 13 6,7 Việt Nam 32 5,8 (Nguồn: BTC) Nhìn chung, so với các nước trong khu vực, tổng số nợ quốc gia của Việt Nam so với GDP hiện đang ở mức tương đối ổn định và đang nằm trong giới hạn được phép so với các chỉ tiêu do các tổ chức tài chính quốc tế nêu ra. Tình trạng nợ nước ngoài vẫn được kiểm soát tốt. 2.4.3 Những hạn chế trong quá trình điều hành nợ vay nước ngoài - Chưa hình thành được một chiến lược và chính sách vay nợ có hệ thống và toàn diện. - Chưa xác định được một cơ cấu và hình thức huy động các khoản vay cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay, tránh tập trung gánh nặng trả nợ vaò NSNN. - Chưa có cơ quan cao nhất điều phối và giám sát chặt chẽ mức độ an toàn nợ nước ngoài cũng như mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với các quan hệ vĩ mô khác (tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối,v.v..). - Hệ thống văn bản về quản lý nợ chồng chéo, không nhất quán và mâu thuẫn với nhau. - Hệ thống thông tin về quản lý nợ nước ngoài chưa được thiết lập và khai thác tốt. Tóm lại, vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, vay và trả nợ như thế nào để vừa khai thác nguồn vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả để biến việc vay mượn thành một đòn bẩy phát triển kinh tế, vừa không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế và chính trị từ nước ngoài là một vấn đề không phải dễ dàng giải quyết đối với VN hiện nay. 2.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 2.5.1 Hoạt động của hệ thống ngân hàng Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống các TCTD đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến cuối năm 2005, hệ thống các TCTD Việt Nam đã phát triển đa dạng về loại hình và hình thức sở hữu với 5 NHTMNN, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 36 NHTMCP, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân. Với sự ra đời của Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (tháng 5/1990) đã đưa đến việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Theo đó, các NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng; NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTW. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về ngân hàng được hoàn thiện về căn bản với việc ban hành Luật NHNN và Luật các TCTD vào tháng 12/1997. Quá trình tự do hoá tài chính được thực hiện theo những bước đi cụ thể và đã đạt được kết quả đáng khích lệ, bao gồm: - Hình thành và phát triển hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên cơ sở thị trường với hệ thống các công cụ gián tiếp; - CSTT đã được đổi mới căn bản và có trật tự theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính; - Cơ chế điều hành lãi suất từng bước được đổi mới và đã được tự do hóa theo cơ chế thị trường (từ lãi suất áp đặt sang “trần – sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận); - Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại; - Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường; - Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. - Hoạt động tín dụng thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại; Hình 2.4: Tín dụng đối với nền kinh tế (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN 2005) - Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nước, từng bước chuyển từ hoạt động cung ứng dịch vụ độc quyền của ngành ngân hàng sang thị trường tài chính đa ngành; - Hệ thống thanh toán và thị trường tài chính đã được hình thành và phát triển, góp phần hỗ trợ cho quá trình tự do hóa và cải cách khu vực tài chính – ngân hàng, lòng tin của công chúng vào VND và hệ thống ngân hàng ngày càng được tăng cường. Ngành ngân hàng tích cực, chủ động mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng và quốc tế. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức như WB, IMF, ADB. Đến cuối năm 2005, WB và ADB cam kết tài trợ tổng giá trị vốn vay hơn 9 tỷ USD cho 108 chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, y tế giáo dục. Quỹ ngoại hối của Nhà nước được đảm bảo an toàn và không ngừng sinh lời. Đến nay quỹ ngoại hối đã tăng hàng trăm lần so với năm 1991, đáp ứng 10 đến 12 tuần nhập khẩu, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế để thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ. Tuy nhiên tiến trình cải cách để hội nhập chưa thực sự mạnh mẽ và sâu rộng với hệ thống ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Xuất phát từ những lý do khách quan như xuất phát điểm dịch vụ ngân hàng còn thấp về trình độ phát triển thị trường, quy mô vốn yếu, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Phần lớn các NHTM Việt Nam đều có vốn tự có thấp, quy mô kinh doanh nhỏ, quản trị còn yếu kém. Mức vốn tự có thấp là nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46790.pdf
Tài liệu liên quan