LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
DANH MỤC HÌNH. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH
TRANH .6
1.1 Năng lực cạnh tranh.6
1.2 Lý thuyết năng lực cạnh tranh địa phương .6
1.2.1 Giới thiệu lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter.6
1.2.2 Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh địa phương .7
1.2.2.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương .7
1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương.8
1.2.2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .10
1.3. Cơ sở lý thuyết về cụm ngành .12
1.3.1. Khái niệm về cụm ngành.12
1.3.2. Phạm vi và cấu trúc của cụm ngành .14
1.3.3 Vai trò của cụm ngành đối với NLCT và nâng cấp công nghiệp .15
1.3.4 Quá trình hình thành và phát triển của cụm ngành .17
1.3.5 Đánh giá lợi thế cạnh tranh của địa phương.19
1.3.6. Vai trò của nhà nước trong phát triển cụm ngành.20
1.4 Tóm tắt chương 1 và nhiệm vụ chương 2.22
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ
THÁI NGUYÊN .23
2.1 Các yếu tố tự nhiên.23
2.1.1 Vị trí địa lý.23
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.24
2.1.2.1 Dân số .24
2.1.2.2 Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động .25
2.1.2.3 Việc làm và mức sống dân cư.27
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên.27
2.1.4 Văn hóa và công dụng của chè.30
112 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp ở địa
phương (như khuyến nông và bảo vệ thực vật), tương tự cũng chỉ nhận được nguồn
ngân sách ít ỏi để duy trì các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm
của cấp cao hơn, thay vì có thể chủ động phản ứng có hiệu quả và kịp thời với các
vấn đề phát sinh trong sản xuất nông nghiệp, thị trường thuốc BVTV, và những
mong muốn của người dân. Đây cũng là lý do tại sao chè bẩn đã tồn tại một thời
gian mà cơ quan quản lý địa phương không biết và không kiểm tra.
39
2.2.2.3 Chính sách thu hút đầu tư
Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với
tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Tính đến hết 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 600
dự án được cấp giấy Chứng nhận đầu tư và Chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đầu tư
đăng ký gần 200 nghìn tỷ đồng. Khối doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh tăng nhanh,
hiện có khoảng 3.500 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký khoảng 24.000 tỷ đồng.
Hàng năm, 20% số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đăng ký tăng vốn
điều lệ và mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2012, chỉ số PCI của Thái Nguyên đã
tăng 40 bậc so với năm 2011, xếp ở vị trí thứ 17/63 tỉnh thành phố. Các kết quả kinh
tế - xã hội mà Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua, nhất là sự thu hút nguồn
lực đầu tư từ địa bàn và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong năm 2013,
tỉnh Thái Nguyên là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD.
Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực của tỉnh Thái Nguyên cũng
đã xác định cần tập trung cho công nghiệp chế biến có lợi thế về tài nguyên và
nguồn nguyên liệu tại chỗ. Theo đó chè là lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển.
Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đang mời chào như thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất để thực hiện đầu tư; hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành
chính; xúc tiến thương mại; ưu đãi về giá thuê đất và miễn tiền thuê đất. Tuy nhiên,
qua khảo sát cho thấy chính sách thu hút đầu tư của Thái Nguyên chưa thực sự thu
hút doanh nghiệp (KQKS mẫu 1, mục 1 NCS). Nguyên nhân chính của thực trạng
này, chủ yếu vẫn do các nhà đầu tư e ngại vì tính rủi ro cao, nhiều nhà đầu tư bày tỏ,
mức độ rủi ro vì thiên tai, địch họa (mất mùa, hạn hán, lũ lụt). Sản xuất chè vẫn
còn ở quy mô nhỏ, ruộng đất manh mún, công tác xúc tiến FDI vào nông nghiệp
thiếu bài bản, chưa có định hướng và chiến lược rõ ràng, thiếu nguồn lực và kinh
phí khi triển khai xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm.
Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh từ đầu tư tư nhân vào ngành chè
đều có quy mô vừa và nhỏ, xuất phát điểm về vốn, công nghệ còn rất thấp. Không ít
40
doanh nghiệp để có được đất đai xây dựng mặt bằng sản xuất cũng phải tốn nhiều
thời gian và chi phí. Đã vậy, các doanh nghiệp địa phương lại rất khó có thể tiếp cận
được các nguồn vốn vay ở các thể chế tài chính, khả năng trang bị và đầu tư công
nghệ dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả là
đa phần các doanh nghiệp này chỉ đảm nhận các hoạt động như thu gom, đóng gói,
vận chuyển, sơ chế, những công việc khá là đơn giản không đòi hỏi công nghệ cao,
giá trị gia tăng thấp. Các quy định về thủ tục quản lý doanh nghiệp (chế độ theo dõi,
báo cáo và quản lí sổ sách) và thủ tục về thuế lại luôn thay đổi gây áp lực đáng kể
cho người đứng đầu doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương
lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách
nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án. Các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng tập trung vào việc khai thác tiềm năng,
nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động..., chưa có nhiều dự án tạo giống cây mới và
sản xuất, chế biến chè xuất khẩu có chất lượng tốt.
2.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
2.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh
2.3.1.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất
Thái Nguyên có điều kiện phát triển cây chè thuận lợi: Khí hậu, đất đai,
lượng mưa và độ cao phù hợp để trồng và phát triển cây chè. Diện tích trồng chè
đang được quy hoạch ổn định, đang từng bước chuyển đổi giống chè già cỗi kém
năng suất bằng giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn.
Hệ thống đường bộ, giao thông vận tải tốn nhiều chi phí để duy tu bảo dưỡng
trong khi giá trị chè thành phẩm chưa cao, Chính phủ hàng năm phải trợ cấp ngân
sách. Hệ thống thủy lợi được đầu tư đáng kể nhưng vẫn khó khăn trong việc đáp
ứng nhu cầu nước tưới vào mùa khô do tác động của biến đổi khí hậu. Các chi phí
đầu vào như nhiên liệu, phân bón, chi phí nhân công kết hợp với tác động của lạm
phát có xu hướng tăng cao. Thu nhập bình quân đầu người trong khu vực còn thấp,
41
ảnh hưởng đến khả năng đầu tư để duy trì và phát triển năng suất, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau 3 năm triển khai thực hiện,
tổng doanh số cho vay là 12.514 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ đạt 11.536 tỷ đồng;
dư nợ cho vay đến 31/8/2013 là 5.041 tỷ đồng, tăng 1.513 tỷ đồng so với
31/12/2010, tỷ lệ tăng 43%, mặc dù Chính phủ đã hỗ trợ cho trồng, chăm sóc và chế
biến chè nhưng vẫn còn quá ít so với nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc thực
hiện Nghị định 41 cũng tồn tại những khó khăn, vướng mắc như: các hộ gia đình
không có tài sản thế chấp để có thể tiếp cận được vốn ngân hàng ở mức cao hơn, khi
gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh thì ngân hàng không có nguồn nào khác để thu
nợ; khó khăn về chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; chi phí đầu vào
cho sản xuất nông nghiệp lớn; công nghệ bảo quản trong nông nghiệp còn yếu; cơ
sở hạ tầng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa còn kém, ảnh hưởng đến sản xuất,
kinh doanh...
Lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm 55,3% dân số, cao hơn trung bình cả
nước. Trong đó lao động nữ chiếm khoảng 48,6%, lực lượng lao động phân bố
không đều trong các ngành kinh tế: ngành nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng
cao 66,5%, ngành du lịch 23,1%, ngành xây dựng 10,4%. Độ tuổi bình quân của
chủ hộ trồng chè là 42-47 tuổi, hầu hết ở lứa tuổi này đã ổn định về cơ sở vật chất,
có số vốn và số năm kinh nghiệm về sản xuất chế biến chè. Các chủ hộ đã có sự am
hiểu nhất định của vùng chè. Tỷ lệ hộ đã được đào tạo tập huấn về sản xuất, chế
biến chè an toàn chiếm 50% số hộ trồng chè toàn tỉnh. Những chủ hộ có trình độ
văn hóa cao hơn họ có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn
cũng như khả năng quản lý và tìm ra phương án trồng chè tốt hơn.
2.3.1.2 Chiến lược cấu trúc và cạnh tranh của công ty
Trước thập niên 90, hầu hết chè được bán cho các DNNN để sơ chế và chế
biến, sau đó bán cho VINATEA để xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm sau đó, cùng
42
với sự chuyển biến trong sản xuất, đã xuất hiện nhiều hình thức khác nhau trong chế
biến và tiêu thụ sản phẩm chè, như các cơ sở chuyên chế biến tư nhân, hộ sản xuất
kiêm chế biến, các công ty tư nhân, công ty liên doanh chế biến và xuất khẩu chè,
các hộ mua gom, bán buôn,...
Ở Thái Nguyên, có nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá
trị ngành chè như:
+ Trong khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch chè bao gồm: Các hộ nông dân
trồng và chế biến chè có quy mô sản xuất trang trại hoặc nông hộ, những hộ nông
trường viên là những công nhân nông trường đã nhận đất của nông trường theo hợp
đồng khi nông trường chuyển đổi thành công ty; các hộ có khả năng ký hợp đồng
sản xuất cho các công ty chè; Các hộ là xã viên HTX (gồm cả những hộ tham gia tổ,
nhóm nông dân).
+ Trong thu gom chè: có các nhóm người thu gom, tư thương.
+ Trong chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm: có các cơ sở chuyên chế
biến tư nhân, hộ sản xuất kiêm chế biến, DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp liên doanh chế biến và xuất khẩu; người thu gom, người bán buôn,...
+ Các tác nhân hỗ trợ cho sản xuất, chế biến chè như Sở NN&PTNT, Sở
Công Thương, các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên,các tổ chức NGO.
- Tính liên kết trong sản xuất chè ở Thái Nguyên:
Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành chè còn chưa chặt chẽ
dẫn đến người trồng chè chưa có sự chia xẻ thu nhập công bằng. Thực tế trên địa
bàn tỉnh cho thấy, sự liên kết giữa người trồng, chế biến chè là xã viên HTX hoặc
Tổ hợp tác khá chặt chẽ trong tổ chức của mình. Nhưng sự liên kết giữa hộ nông
dân trồng chè nói chung với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ chè hầu như không
có, hoặc nếu có cũng rất ít và chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng người
trồng chè tự chế biến, tiêu thụ, doanh nghiệp có thu mua chè nguyên liệu nhưng
43
chưa thường xuyên hoặc chưa thực sự có liên kết chặt chẽ với người sản xuất. Tình
trạng trên dẫn đến sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trường tuy đa dạng sản phẩm
nhưng chất lượng chưa đồng đều.
Chất lượng chè Thái Nguyên hiện nay đã được nâng cao do việc tăng cường
ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu giống, canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
đến khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản và quan trọng nhất là biện pháp quản lý
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã được áp dụng rộng rãi. Nhiều sản phẩm chè
Thái Nguyên đã được công nhận đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia
VietGAP, cấp quốc tế như UTZ, GlobalGAP Tuy nhiên, chè Thái Nguyên vẫn
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:
+ Diện tích chè phân bổ trên toàn tỉnh với trên 60 ngàn hộ trồng và chế biến
chè do vậy chất lượng chưa đồng đều, khó quản lý.
+ Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của tỉnh chưa có
vùng nguyên liệu riêng do vậy luôn bị động trong sản xuất và quản lý chất lượng,
chỉ có một số doanh nghiệp được chuyển đổi từ các nông trường chè mới có vùng
nguyên liệu riêng và một số doanh nghiệp như Công ty XNK Thái Nguyên, Nhà
máy chè xuất khẩu Tân Cương,- Hoàng Bình, Công ty CP Vạn Tài, Công ty NHHH
một thành viên chè Sông Cầu, doanh nghiệp tư nhân Trà Hạnh Nguyệt đã mạnh dạn
đầu tư, đổi mới công nghệ, liên kết với người trồng chè để có sản phẩm chè cao cấp,
chất lượng cao, đảm bảo an toàn và có giá trị cao để xuất khẩu.
+ Việc liên kết giữa các tác nhân liên quan đến chuỗi sản xuất và chuỗi giá
trị ngành chè từ người trồng chè đến người chế biến, tiêu thụ chè chưa chặt chẽ, chủ
yếu vẫn là người trồng chè tự chế biến và tiêu thụ là chính, số doanh nghiệp có liên
kết với người trồng chè chưa nhiều, số hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè có
hiệu quả chưa cao, các làng nghề, tổ hợp tác phần lớn mới được thành lập, sự liên
kết mới chỉ là bước đầu.
44
+ Việc quản lý chất lượng chè chưa thực sự đồng bộ, chưa quản lý chặt chẽ
được từ khâu sản xuất nguyên liệu do vậy mặc dù chất lượng chè Thái Nguyên rất
tốt nhưng vẫn chưa thực sự bền vững.
Điều này dẫn đến nghịch lý là Việt Nam có sản lượng chè đứng thứ 5 thế
giới nhưng giá trị xuất khẩu lại chỉ đứng thứ 10. 80% giá trị của ngành chè thế giới
nằm ngoài các nước sản xuất chè vì chất lượng chè của ta còn thấp. Trong khi ta
xuất khẩu chè với giá 1,45 USD/kg thì nhiều nước châu Âu nhập khẩu chè về rồi
xuất khẩu với giá gần 10 USD/kg. Cùng trồng chè nhưng thu nhập của người dân
rất khác nhau giữa các vùng. Thu nhập người trồng chè ở Lâm Đồng đạt 180
USD/ha nhưng ở Bắc Cạn chỉ đạt 15 USD/ha và Thái Nguyên là 30 USD/ha.
KQKS các doanh nghiệp cho thấy họ tin tưởng sẽ phát triển được công
nghiệp chế biến chè cạnh tranh với thế giới (KQKS mẫu 1, mục 10 NCS). Tuy
nhiên, một số doanh nghiệp chưa đáp ứng được với yêu cầu chất lượng của khách
hàng nước ngoài như Châu Âu hoặc Mỹ. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến
vấn đề chất lượng của sản phẩm có liên quan đến sức khỏe của người dân. Mặt khác,
Nhà nước cũng chưa quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu sâu thị
trường nước ngoài, các trung tâm xúc tiến thương mại ít thông tin về nhu cầu nội
địa các nước mà chỉ xoay quanh biến động giá chè thế giới.
2.3.1.3 Các điều kiện cầu
2.3.1.3.1. Thị trường thế giới
Ngành chè Việt Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu với trên 80% sản
lượng chè được bán ra thị trường thế giới. Hiện nay chè là một trong sáu mặt hàng
nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam, lượng chè xuất khẩu tăng 10 lần trong thập
kỷ vừa qua. Tính toán chi phí nguồn lực nội địa (DRC) cho thấy Việt nam có lợi thế
so sánh trong sản xuất chè mặc dù không cao như gạo hoặc điều. Mặc dù sản xuất
và xuất khẩu chè của Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng
vẫn không có ảnh lớn tới giá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, dù giá chè xuất
khẩu có giảm từ năm 1998 đến nay nhưng xuất khẩu chè vẫn mang lại lợi nhuận.
45
Do quá phụ thuộc vào một số ít thị trường xuất khẩu chính nên ngành chè gặp nhiều
rủi ro. Có thể thấy rõ tình trạng này năm 2003 khi thị trường Irắc sụp đổ vì xảy ra
chiến tranh. Irắc là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt nam, bình quân
chiếm khoảng 40% tổng khối lượng xuất khẩu giai đoạn 1995-2002 và sự sụp đổ
của thị trường này đã gây tổn thất lớn cho ngành chè Việt Nam, đặc biệt là những
người có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu qua
VINATEA. Bên cạnh đó, chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp.
Thị trường chè 10 năm qua đã phát triển rất mạnh và sẽ còn tiếp tục phát
triển hơn nữa. Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua
con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Điều này có nghĩa là số lượng ly chè
được tiêu dùng trên thế giới lớn hơn số lượng ly cà phê, và khoảng cách này đang
có xu hướng mở rộng ra.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng mức 4,1 triệu tấn chè là quá ít so với 134.386
triệu túi cà phê hạt mà tính theo trọng tải thế giới là khoảng 8.063 triệu bao 60kg
(Theo thống kê của Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (Luân Đôn) trong vụ mùa 2010). Tuy
nhiên, lượng cà phê hạt này đã phải đem sấy rồi nghiền thành bột và trong quá trình
chế biến này thì trọng lượng cà phê sẽ bị tiêu hao đi 20%, và chỉ còn lại 6.450 tấn cà
phê nguyên liệu để pha chế. Để pha được một ly cà phê, phải sử dụng 10 gam bột cà
phê, trong khi đó để có được một ly chè, chỉ cần sử dụng 2 đến 3 lạng chè lá.
Con số trên cho thấy chè đã chiếm phần ưu thế hơn, đây được xem như là
một thành tựu đối với ngành chè. Có một số chuyển biến quan trọng trong thị
trường chè thế giới. Việc sản xuất gia tăng hơn 36% trong suốt 10 năm qua là điều
chưa từng thấy. Sản phẩm chè của Trung Quốc chiếm 35% thị phần chè của thế giới,
tiếp theo là Ấn Độ với 23%, Kenya với 10%, Srilanka 8% và Việt Nam 4%. Nhìn
vào thị phần thì Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi
chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.
Nhìn vào xu hướng bề nổi của thị trường chè, ta nhận thấy điểm nổi bật
chính là nhu cầu đối với sản phẩm chè xanh đang tăng lên ở phía tây trong khi đó tất
46
cả các nước sản xuất trước đây như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lại là những
nước có thói quen uống chè xanh sớm nhất, còn các quốc gia ở phía Tây thì dùng
chè đen. Chè xanh có bước khởi đầu chậm ở Nam Mỹ và châu Âu, bởi lẽ trước
những năm 90 của thế kỷ trước chè xanh có rất ít, chất lượng tốt nhưng giá cả lại
đắt đỏ.
Những lợi ích đối với sức khỏe con người mà sản phẩm chè xanh mang lại
đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện cung ứng và ngày nay sản phẩm này có rất
nhiều mức giá cho người tiêu dùng lựa chọn. Joe Simrany, Chủ tịch của Hiệp hội
chè Mỹ có trụ sở tại New York đã đề cập đến số lượng chè xanh nhập khẩu tăng
mạnh. Trong bài phát biểu của mình ở Trung Quốc vào năm 2011, Simrany đưa ra
lưu ý rằng lượng chè xanh nhập khẩu năm 2010 tăng 45,5% so với năm trước đó, và
lượng chè nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng từ 3% năm 1995 lên đến 17% năm
2010. Người ta đã thấy một sự chuyển biến tương tự ở Pháp nơi mà lượng chè xanh
nhập khẩu cách đây 5 năm là 38% và đến năm 2010 đạt 51%.
Xu hướng phát triển trên đã được Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về Chè
có trụ sở ở Rome thừa nhận tại hội nghị lần thứ 20 diễn ra vào tháng 2 năm 2012 ở
Colombo, Srilanka. Hội nghị đã đề ra mức tăng trưởng 5,8% hàng năm đối với sản
phẩm chè xanh trên thế giới, và lượng chè xuất khẩu sẽ đạt 516.000 tấn vào năm
2012, tức là trong khoảng thời gian 10 năm tới. Xu hướng phát triển đối với sản
phẩm chè xanh có liên quan đến sự lựa chọn căn bản của người tiêu dùng, tuy vậy
xu hướng cho những búp lá chè sinh lời và những chén chè thuận tiện lại xuất phát
từ phong cách sống.
Ngày càng có nhiều người nhận biết được tính kinh tế của chè lá, loại cây mà
có khả năng tăng trưởng nhờ tính văn hóa khi thưởng thức đồ uống này và cũng bởi
ngành du lịch có xu hướng phát triển mạnh hơn. Điều này đã trở thành một động lực
thúc đẩy thực sự đối với người tiêu dùng nhằm khai thác các chủng loại chè khác
nhau ở khía cạnh sâu sắc hơn. Thị trường chè với giá trị ngày càng gia tăng chính là
khoản tiền thưởng đối với tất cả các bên liên quan từ nhà sản xuất chè, người lái
47
buôn, các nhà bán lẻ đến cả những người tiêu dùng am hiểu và mong muốn được
thưởng thức loại đồ uống này.
2.3.1.3.2 Thị trường trong nước
Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung xuất khẩu chè thường không
chú trọng đầu tư phát triển thị trường nội địa của chè xanh và chè đen, để lĩnh vực
này cho doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tự hình
thành phát triển. Các kênh phân phối thông qua hệ thống siêu thị, các nhà phân phối
và các cửa hàng bán lẻ ở các địa phương.
Thái Nguyên đứng thứ 2/35 tỉnh trong cả nước có sản lượng chè lớn cung
ứng cho thị trường. Trên địa bàn tỉnh hiện nay các cơ sở có hoạt động thu mua chè
búp tươi để chế biến sản phẩm, sản lượng chế biến đạt 37.400 tấn (trong đó chế
biến công nghiệp đạt 6.385 tấn, bằng 17% tổng sản lượng), sản lượng chè búp khô
chủ yếu do các hộ nông dân chế biến thủ công truyền thống từ sản phẩm chè búp
tươi của các hộ gia đình. Sản phẩm chè chế biến công nghiệp chủ yếu là chè đen,
chè xanh ướp hương liệu để xuất khẩu. 80% sản lượng chè chế biến của tỉnh Thái
Nguyên được tiêu ược tiêu thụ trong nước và 20% sản lượng chè chế biến được xuất
khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu á và một số nước Châu âu.
Mặc dù mức tiêu thụ chè của người dân Việt Nam nói chung và Thái Nguyên
nói riêng chưa cao nhưng tốc độ tiêu dùng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Theo
Hiệp hội chè Việt Nam sản phẩm chè nội tiêu hiện nay khoảng 37 nghìn tấn/năm.
Hiện nay, tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Chỉ tính
riêng chè búp chế biến mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay
khoảng 0,36kg/người/năm là một chỉ tiêu thấp so với các nước khác. Dự báo nhu
cầu tiêu thụ chè trong nước sẽ tăng do dân số tăng và mức tiêu thụ bình quân đầu
người tăng, năm 2015 sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 55 nghìn tấn, năm 2020
khoảng 57 nghìn tấn và năm 2030 khoảng 60 nghìn tấn.
Với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, chè Thái Nguyên đã
được các khách hàng ưa chuộng loại thức uống này ngày càng biết đến với hương vị
48
đặc trưng và chất lượng tuyệt hảo. Các đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ đã
được thiết lập ngày càng nhiều. Các kênh bán hàng cũng đa dạng, từ bán hàng thông
qua các cửa hàng, đại lý, siêu thị, sàn thương mại điện tử cho đến bán hàng trực
tuyến và cả các phương thức bán truyền thống. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng
sản phẩm thì chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cũng ngày càng được nâng cao,
thời gian giao hàng được đảm bảo. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn tới
việc phát triển thương hiệu, tuy nhiên vẫn chỉ là ở cấp độ riêng lẻ, chưa nâng cao
được thương hiệu tập thể chè Thái Nguyên.
2.3.1.4 Các ngành hỗ trợ có liên quan
Các ngành công nghiệp khác được hình thành một cách tự nhiên, hỗ trợ và
cung cấp cho ngành chè như du lịch, dịch vụ vận tải hàng hóa, sản xuất bao bì, cơ
khí sửa chữa và phân bón. Phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ từ nơi
sản xuất đến nơi sơ chế và đến cảng xuất khẩu. Các sản phẩm từ các nhà cung cấp
khác như bao bì, phân bón chủ yếu từ khu vực khác đến, chưa có nhà máy sản xuất
tại chỗ. Trừ một số doanh nghiệp lớn có khả năng tự đáp ứng, hầu hết doanh nghiệp
đều nhận định các hoạt động hỗ trợ như phương tiện vận chuyển, bao bì, kho bãi,
cầu đường bộ hiện tại chưa đáp ứng tốt cho sản xuất kinh doanh chè (KQKS mẫu 1,
mục 7 NCS).
Công nghiệp du lịch chưa được đầu tư đúng mức để có thể khai thác hết các
mặt mạnh như thắng cảnh thiên nhiên, văn hóa bản địa phong phú. Các chương
trình du lịch kết hợp tham quan quy trình sản xuất, chế biến, thưởng thức chè chưa
được thiết kế đặc sắc. Bên cạnh đó, nhiều thể chế hợp tác và chương trình hợp tác
công tư đang được triển khai nhằm phát triển ngành chè bền vững.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI)
Đến nay, nhiều giống chè mới chất lượng cao, công tác nhân giống, biện
pháp canh tác mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm được NOMAFSI nghiên cứu phát triển.
49
Hàng năm tỉnh Thái Nguyên tổ chức trồng lại khoảng 335ha chè. Việc tổ
chức trồng lại chè thực hiện đối với những diện tích chè Trung Du già cỗi được phá
đi trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng suất chất lượng cao. Toàn bộ diện
tích này đều được trồng bằng các giống mới bằng phương pháp giâm cành, chủ yếu
là các giống như LDP1, Keo Am tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, cơ
cấu giống chè của tỉnh được cải thiện theo hướng chất lượng cao. Đến năm 2010,
tỉnh đã có 23,5% diện tích chè giống LDP1 (4.151ha); chè TRI777 và PH1 4,85%
diện tích (860ha), chè nhập nội 6,25% diện tích (1.091ha), diện tích chè Trung Du
chỉ còn 65,4% tổng diện tích chè (11.556ha). Năm 2012, cơ cấu giống mới chiếm
40,2% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh. Năm 2013, cơ cấu giống chè mới chiếm
52,4% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh (10.030ha), trong đó giống LDP1 6.023ha,
giống TRI777 và PH1 940ha, giống Phúc Vân Tiên 1.559ha, giống Kim Tuyên và
Thúy Ngọc 1.308ha, các giống chè mới khác 200ha.
Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất góp
phần đáng kể làm tăng giá trị sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 6). Chất
lượng trồng mới và trồng lại chè cao hơn nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên,
cũng như các trường đại học trong khu vực, ngoài lĩnh vực trồng trọt, NOMAFSI
chưa có sự phối hợp với doanh nghiệp để nghiên cứu về công nghệ chế biến tiên
tiến giúp tạo ra nhiều giá trị hơn từ cây chè.
Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) và Hội chè Thái Nguyên
Hiệp hội chè Việt Nam là Hiệp Hội đầu tiên của Việt Nam, được thành lập
vào ngày 19 tháng 7 năm 1988. Trải qua các giai đoạn phát triển của ngành Chè,
VITAS luôn luôn là cơ quan đại diện cho quyền lợi của những người làm chè.
VITAS đóng vai trò như một nhạc trưởng hướng dẫn các hội viên thực hiện cam
kết “vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất chè có trách nhiệm”. Là tổ chức tự nguyện đại
diện cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng và nghiên cứu chè của Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ
Hội viên.
50
Hội chè tỉnh Thái Nguyên thuộc Hiệp hội Chè Việt Nam được thành lập năm
2007, hoạt động theo điều lệ của Hiệp hội với các nhiệm vụ cụ thể: tham vấn, tư vấn
với các cơ quan hữu quan trên địa bàn về quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất,
chế biến, tiêu thụ chè; đảm bảo thống nhất chỉ đạo sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống, canh tác, phòng trừ sâu bệnh, sản xuất chế biến chè an toàn, chè chất
lượng cao
Tuy nhiên, Hiệp hội chè Việt Nam nói chung và Hội chè tỉnh Thái Nguyên
nói riêng chưa phát huy hết vai trò của mình, hầu như chỉ đại diện cho các cá nhân,
tổ chức kinh doanh xuất khẩu chè trong nước mà chưa thực sự chú trọng đến lợi ích
của người nông dân, người sản xuất cũng như khuyến khích mức độ cạnh tranh cao
của cụm ngành. Thay vì nên tập trung công tác dự báo nhu cầu thị trường, dự báo
tình hình cung cầu trong và ngoài nước và kiến nghị để người nông dân tiếp cận
được vốn để trang trải chi phí không phải bán chè ngay từ đầu vụ với giá thấp,
nhưng VITAS luôn bị động và phối hợp thực hiện chính sách ngắn hạn không đạt
hiệu quả cao. Trong niên vụ 2012-2013, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu
sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid
và Imidacloprid. Theo Cục Bảo vệ thực vật, đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo
lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015. Do sự bấp bênh mùa vụ mà
người nông dân phải tự gánh chịu khiến họ chạy theo lợi nhuận mà ít quan tâm tới
vấn đế an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là điều dễ hiểu. Việc quản lý chất lượng sản
phẩm và khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273534_6745_1951524.pdf