MỤC LỤC
Phần mở đầu . 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG TRÁI CÂY . 4
1.1 Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh . . 4
1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .4
1.1.2 Các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh của sản phẩm .5
1.2 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây .7
1 .2.1 Các yếu tố đánh giá năng lựccạnh tranh của mặt hàng trái cây .7
1.2.2 Kinh Nghiệm về nâng cao năng lựccạnh tranh mặt hàng trái cây nhiệt đới
của một số quốc gia trong khu vực sang thị trường EU .9
1.2.2.1 Kinh Nghiệm của Thái Lan .10
1.2.2.1.1.Tình hình sản xuất .10
1.2.2.1.2 Xuất khẩu trái câyhàng hóa .10
1.2.2.2 Kinh Nghiệm của Malaysia . .10
1.2.2.2.1 Tình hình sản xuất ,xuất khẩu trái cây hàng hóa .10
1.2.2.2.2 Kinh nghiệm tiếp thị trái cây trên thị trường thế giới của Malaysia .12
1.2.3 Bài học Kinh Nghiệm cho Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh mặt
hàng trái cây .12
Tóm tắt chương 1 . 13
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TRÁI CÂY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu trái cây ở Việt Nam đến năm 2005.14
2.1. 1.Thực trạng sản xuất trái cây hàng hóa .14
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam trong thời gian qua .14
2.1 2.1 Giaiđoạn trước 1991 .14
2.1. 2.2. Giai đoạn 1991-2005 .15
2.1.2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu.17
2.1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu .17
2.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2005 .18
2.3 Phân tích ,đánh giá năng lực cạnh tranh trái cây của Việt Nam đến năm 2005 .19
2.3.1. Các khâu đảm bảo chất lượng trái cây .19
2.3.1.1 Khâu giống trái cây .19
2.3. 1.2 Khâu kỹ thuật trồng trọt và bón phân, phòng trừ sâu bệnh trái cây .20
2.3.1.3 Khâu thu hoạch trái cây.21
2.3.1.4 Quá trình thu mua trái cây .22
2.3.1.5 Quá trình vận chuyển trái cây .22
2.3.1.6 Công nghệ sau thu hoạch trái cây .22
2.3.1.7 Khâu xuất khẩu trái cây . 24
2.3.2 Gía cả mặt hàng trái cây .24
2.3. 3 Phương thức phân phối trái cây .25
2.3.4 Hoạt động yểm trợ trái cây .25
2.3.5 Nhãn hiệu trái cây .26
2.3.6 Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây 26
2.4 Phân tích SWOT ngành sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây Việt Nam .26
Tóm tắt chương 2 .29.
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH MẶT HÀNG TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006 –2015 .30
3.1 Quan điểm và những định hướng cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu trái
cây của Việt Nam 30
3.1. 1. Quan điểm 30
3.1. 2 .Mục tiêu cho sản xuất và xuất khẩu trái cây nước ta trong giai đoạn 2006-2015 . .30
3.1.2 1 Về sản xuấttrái cây .31
3.1.2 .2 Về xuất khẩu trái cây .31
3.1.2 .3 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu trái cây.32
3.1.2 . 4 Các chỉ tiêu khác .32
3.1.3. Các chương trình mục tiêu , chính sách tác động tới sản xuất , xuất khẩu trái cây Việt Nam .33
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015. 34
3.2.1 Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng trái cây . .34
3.2 1.1 Các giải pháp về phát triển giống cây ăn quả .34
3.2 .1.2 Thực hiện tốt các chương trình khuyến nông kết hợp với nâng cao kỹ thuật
canh tác trái cây hàng hóa của nhà vườn . .35
3.2.1.3 Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, xuất khẩu cây ăn quả trọng điểm .35
3.2.1. 4 Chú trọng tới qúa trình thu hạch , thu mua , vận chuyển trái cây.36
3.2.1.5 Hiện đại hóa công nghiệp chế biến trái cây xuấtkhẩu, giảm tổn thất công
nghệ sau thu hoạch trái cây .36
3.2.1.6 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trái cây hàng hóa . 37
3.2.2. Giải pháp về Chiến luợc Marketing xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam
vào thị trường EU .38
3.2.2.1 Nghiên cứu thị trường EU mộtcách toàn diện, hiệu quả .38
3.2.2.2 Thực hiện Mô hình “Kim Tự Tháp” ( Chiến lược “4Ps+1” ) cho mặt hàng trái cây xuất khẩu .46
3.2.2.3 Gải pháp Thành lập “Hiệp hội Marketing trái cây Việt Nam” .52
3.3 Kiến Nghị tới Nhà nước và các cơ quan hữu quan .53
Tóm tắt chương 3 .54
Kết luận . 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
34
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hầu như các thiết bị xử lý đạt tiêu chuẩn hoàn toàn không có ở Việt
Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không thể xuất khẩu trái cây ra thị
trường thế giới, đặc biệt là “chợ” trái cây EU. Ngoài vấn đề xử lý trái cây, còn có
cơ sở vật chất cho bảo quản trái cây như các nhà đông lạnh, xe đông lạnh, nhà đóng
gói còn bộc lộ nhiều yếu kém.
2.3.2 Giá cả mặt hàng trái cây :
Thông thường, các nhà xuất khẩu định giá dựa trên chi phí rồi cộng với lợi nhuận
mục tiêu. Điều này là rất nguy hiểm vì nếu không biết tình hình thị trường, giá cả
của đối thủ cạnh tranh thì rất dễ dẫn tới việc giá xuất khẩu của Việt Nam đôi khi lại
rất cao và đôi khi lại rất thấp. Trong khi đó thì Thái Lan, một đối thủ lớn trên thị
trường rau quả của Việt Nam hiện đang có chính sách giảm giá vận chuyển hàng
không cho rau quả xuất khẩu. Còn đối với các doanh nghiệp TNHH xuất khẩu trái
cây, thông thường họ định giá xuất khẩu dựa vào bảng báo giá của một số công ty
quốc doanh, chẳng hạn như Vegetexco, rồi sau đó trừ đi một vài phần trăm so với
mức giá trên để đưa ra bảng khảo giá cho mình. Hơn nữa, chi phí dịch vụ cho xuất
khẩu nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực . Đơn
cử, giá cứớc vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn các nước như Thái Lan :
giá cước container của Việt Nam đến YOKOHAMA năm 2005 khoảng 1670 USD/
tấn , trong khi Thái Lan la 1504 USD/ tấn [ Nguồn : 1]
2.3.3 Phương thức phân phối trái cây
58
Hiện nay , các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nghiên cứu kỹ các hệ thống phân
phối quốc tế nên gặïp khó khăn rất nhiều khi xác định chiến lược thâm nhập thị
trường một cách có hiệu quả. Chẳng hạn như trên thị trường EU , chúng ta phải chọn
kênh phân phối gián tiếp vì hầu hết đều phải qua hệ thống các siêu thị, mà nguồn
cung cấp cho các siêu thị lại chủ yếu do các nhà phân phối đảm trách. Điều này
khác hẳn với hệ thống phân phối manh mún trên thị trường Việt Nam. Kế đến là các
khu vực trồng trái cây rất rải rác, việc vận chuyển khi mua đến khi đưa vào chế
biến thường phải mất cả ngày đường đi, có khi còn hơn nữa , nên còn phải tốn một
khoảng tiền bảo quản quả trong lúc vận chuyển.
2.3.4 Hoạt động yểm trợ trái cây
Bao gồm rất nhiều khâu như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ khách hàng
(Public Relations), hội chợ triển lãm,... Các doanhnghiệp xuất khẩu trái cây Việt
Nam hầu như không quan tâm đến chuyện này, đặc biệt là trên thị trường quốc
tế.Việc các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại trái cây được tổ chức
luân phiên hàng năm trên thị trường EU là rất hiếm hoi.
Ngoài ra , trong khâu tổ chức hoạt động marketing tại các doanh nghiệp cũng
chưa được phân định rõ ràng, thực tế có sự lồng ghép, kiêm nhiệm giữa các phòng
ban, trình độnhân sự marketing còn rất yếu kém ...
2.3.5 Nhãn hiệu trái cây.
Hiện nay các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây chưa có
chiến lược thiết lập nhãn hiệu một cách chuyên nghiệp và định hướng cụ thể .
Một số doanh nghiệp đang bước đầu lên danh sách đang ký nhãn hiệu bảo hộ
cho bưởi , xoài , thanh long …. Các mặt hàng trái cây hiện gặp nhiều khó khăn
trong tiến trình thâm nhập , định vị trên thị trường trái cây thế giới vì chưa có
nhãn hiệu riêng đăng ký ( trade mark ) .
59
2.3 .6 Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây.
Trong thời gian qua, chưa có chính sách đồng bộ cho nguồn Nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây Việt Nam . Hiện có một
số chương trình khuyến nông nhằm phổ biến kiến thức canh tác , thu hoạch trái cây
cho người nông dân nhưng hoạt động trên diễn ra tản mát , thiếu chiều sâu . Đối với
nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến trái cây , chưa có nhiều điều kiện tiếp thu
công nghệ mới , nâng cao chất lượng trái cây sau thu hoạch do những hạn chế về
nguồn vốn đầu tư , máy móc thiết bị chế biến trái cây như đã trình bày ở trên.
Trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây, năng lực ngoại ngữ , khả năng giao tiếp , đàm
phán với các đối tác nước ngoài còn bộc lộ nhiều hạn chế .
2.3 Phân tích SWOT ngành sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Thông qua đánh giá, phân tích của các phần trên trong mục chương 2, có thể tóm
lược SWOT và các phương án chiến lược của ngành sản xuất , xuất khẩu trái cây
Việt Nam nhằm tạo tiền đề cho việc hoạch định ra các giải pháp thích hợp nâng
cao NLCT của mặt hàng trái cây xuất khẩu Việt Nam ( chương 3) như sau :
60
Bảng 2.5 :Ma trận SWO của
ngành sản xuất , chế biến ,xuất
khẩu trái cây Việt Nam
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
-Tốc độ phát triển : Kể từ thập
niên 90 (thế kỷ XX ) trở lạiđây ,
ngành trái cây phát triển với tốc
độ khá khoảng 6.8 % / năm .
-Giống : nhiều giống mới đưa vào
sản xuất nên năng suất ngày càng
tăng , chủng loại trái cây đa dạng
, phong phú
-Hỗ trợ của chính phủ : Sản Xuất
, xuất khẩu trái cây là một trong
những ưu tiên phát triển của
chính phủ . Trái cây là một trong
những mặt hàng xuất khẩu có lợi
thế của Việt Nam hiện nay
-Điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi
cho sự phát triển các loại trái cây
.Đặc biệt là trái cây nhiệt đới ,
chi phí nguồn lực nội địa thấp .
-Chính sách phát triển các loại
giống trái cây mới đang được
đầu tư tương đối bài bản và
bước đầu mang lại kết quả ,
nâng cao năng suất trái cây .
-Tiềm năng xuất khẩu trái cây
còn rất lớn do hiện nay chỉ có
khoảng 2 % trái cây được xúât
khẩu .
-Quy hoạch : Diện tích sản xuất rộng lớn , nhưng
quy mô sản xuất của các hộ nông dân nhỏ , chủ
yếu sử dụng lao động không chuyên nghiệp
- Đầu tư : Mức đầu tư vào các thiết bị sản xuất
trong hộ gia đình thấp , công nghệ sản xuất lạc
hậu
- Giống : Cơ cấu lại giống cây có chất lượng cao
mới chỉ ở giai đoạn khởi động và diễn ra tương
đối chậm .
-Chất lượng : Nhìn chung còn thấp . Kỹ thuật
canh tác , trình độ sản xuất trái cây còn thấp
so với các nước trên thế giới.
-Tổn thất sau thu hoạch , vận chuyển trái cây lớn
làm giảm hiệu quả sản xuất , tăng giá thành sản
phẩm
- Khâu chế biến : Hạn chế cả về công suất chế
biến , trình độ công nghệ và phương thức bảo
quản chế biến
- Cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển , chi phí
vận chuyển cao làm gia tăng giá thành sản phẩm
.
- Môi trường , điều kiện tiếp cận thông tin thị
trường , công nghệ còn hạn chế .
- Khả năng giao dịch , đàm phán của các doanh
nghiệp Việt Nam với khách hàng nước ngoài còn
yếu , chưa tạo được lợi thế trong đàm phán , ký
kết hợp đồng
- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu trái cây chưa thật
sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong và
61
- Bên cạnh các doanh nghiệp nhà
nước còn có nhiều doanh nghiệp
tư nhân , liên doanh tham gia vào
thị trường sản xuất , chế biến ,
xuất khẩu trái cây và đã có kinh
nghiệm trong xuất khẩu trái cây
- Có khả năng trồng trái cây
quanh năm , do đó có khả năng
mở rộng xuất khẩu , đặc biệt là
các loại trái cây trái vụ ra thị
trường thế giới ( trong đó bao
hàm thị trường EU )
ngoài quốc doanh
- Hệ thống kho dự trữ , kho lạnh , bảo quản và
chuẩn bị giao hàng phân tán , quy mô nhỏ. Việc
bảo quản bằng kỹ thuật lạnh chưa được sử dụng
nhiều do giá thành còn cao . Bảo quản bằng hoá
chất thì độc hại , không phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế.
Cơ Hội (O) Nguy Cơ(T)
- Thị trường xuất khẩu : Bắt đầu
được khôi phục và phát triển tạo
điều kiện tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu trái cây
-Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu
trái cây trên thị trường thế giới
ngày càng tăng .
- Xu hướng tự do hoá thương mại ,
yêu cầu mở cửa thị trường cho
các sản phẩm nông nghiệp giúp
tăng lượng nhập khẩu của các
nước .
-Những yêu cầu về cắt giảm trợ
cấp xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp và giảm hỗ trợ trong nước
tại các nước phát triển tạo điều
kiện cạnh tranh công bằng hơn
cho các nước đang phát triển ,
trong đó có Việt Nam
-Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trái cây
diễn ra khốc liệt do sự tham gia của các nước xuất
khẩu tiềm năng như : Trung Quốc , Thái Lan ,
Malaysia ….
-Năng lực hoạt động marketing xuất khẩu trái cây
của Việt Nam còn thấp và rất khó được cải thiện
trong ngán hạn do trình độ của doanh nghiệp
cũng như hiệp hội còn hạn chế . Ngoài ra , việc
hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu còn
yếu.
- Chất lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam vẫn
bị đánh giá thấp . Phần lớn các loại trái cây vẫn
chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng , vệ
sinh , an toàn thực phẩm , môi trường …. của nhiều
nước , đặc biệt là các nước phát triển : EU , Mỹ ,
Nhật …Việt Nam chưa ký kết được các thỏa thuận
song phương về kiểm dịch thực vật và vệ sinh
dịch tễ.
-Việc hạ thấp chi phí xuất khẩu liên quan đến
việc sử dụng kết cấu hạ tầng không thể giải quyết
trong ngắn hạn .
62
Ma trận SWOT : SO / OW/ST/OT
Điểm mạnh (S) Điểm yếSWOT u (W)
Cơ
hội
(O)
-Tốc độ tăng trưởng ngành hàng ổn định nên
mạnh dạn quy hoạch hoạch vùng cây ăn trái .
- Phát triển giống trái cây chất lượng cao nhằm
tăng tính đa dạng , phong phú , chất lượng trái
cây , đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại các nước
nhập khẩu .
-Chính phủ cần hỗ trợ ngành sản xuất , chế
biến , xuất khẩu trái cây nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu trái cây tại các thị trường tiềm năng
Đẩy mạnh công tác phát
triển thị trường mới
nhằm học hỏi kinh
nghiệm giao dịch , đàm
phán của các doanh
nghiệp , thông tin thị
trường . Đồng thời,
hiện đại hóa cơ sở hạ
tầng xuất khẩu trái cây
.
Nguy
cơ
(T)
Nhà nước cùng các doanh nghiệp nên đầu tư
vào các mặt hàng chủ lực , số lượng lớn nhằm
đảm bảo chất lượng , hạ giá thành trái cây đồng
thời nâng cao vị thế cạnh tranh của mặt hàng .
Chú trọng công tác
đào tạo nhân lực trong
ngành sản xuất, chế
biến , xuất khẩu trái cây
nhằm thiết lập chiến
lược marketing hiệu
quả trong thâm nhập ,
chiếm lĩnh thị trường
nhập khẩu trái cây .
63
Tóm tắt chương 2
Trọng tâm của chương này là đi vào phân tích hiện trạng sản xuất , kinh doanh ,
xuất khẩu trái cây Việt Nam tới năm 2005 thông qua các số liệu về kim ngạch xuất
khẩu , thị trường tiêu thụ, diện tích canh tác, sản lương tiêu thụ …….. Trình tự phân
tích gồm:
-Giới thiệu về tình hình sản xuất , xuất khẩu trái cây Việt Nam tới năm 2005 .
-Tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây dựa trên các nhân
tố phân tính , khảo sát trong chương 1 .
Kết quả phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây còn yếu , thể
hiện nhiều bất cập trong chiến lược sản xuất , xuất khẩu trái cây dù cho điều kiện ,
tiềm năng phát triển mặt hàng trái cây tại Việt Nam khá cao . Từ đó, phân tích
SWOT nhằm tóm lược hình ảnh, mô hình cạnh tranh của mặt hàng trái cây, cũng
như ngành sản xuất , xuất khẩu trái cây Việt Nam .Đây cũng là các yếu tố tiền đề
để chúng ta đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt
hàng trái cây xuất khẩu Việt Nam trong chương 3 .
64
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT
HÀNG TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
GIAI ĐOẠN 2006-2015
3.1. Quan điểm và những định hướng cơ bản sản xuất và xuất khẩu trái cây của
Việt Nam
3.1.1. Quan điểm
Cây ăn trái đang trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu có sứ mệnh quan
trọng trong việc tạo nguồn vốn cho chiến lược CNH-HĐH, cải thiện đời sống nông
dân , tranh thủ cơ hội thị trường thế giới, phát huy lợi thế trong nước. Vì vậy, “ cần
có quy hoạch, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách phát triển mạnh
các loại Cây Ăn Quả trên tất cả các vùng” [ 1].
3.1.2.Mục tiêu, sản xuất và xuất khẩu trái cây nước ta trong giai đoạn 2006-
2015
Dựa trên quan điểm và định hướng khoa học và toàn diện, mục tiệu sản xuất và
xuất khẩu quả Việt Nam (do Tổng Công Ty Rau Quả Việt nam Vegetexco) được Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thông qua như sau :
3.1.2.1. Về sản xuất trái cây
Nếu năm 2003 tổng diện tích cây ăn trái cả nước bao gồm tổng các vùng địa
lý chính là 346 400 ha với sản luợng 2 871 000 tấn. Sang 2004 sản luợng tăng lên 3
357 000 tấn. Năm 2005 khoảng 3,4 triệu tấn thì theo đề án “Phát triển sản xuất rau
quả giai đoạn 2005-2015 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và
Vegetexco, dự kiến cây ăn quả Việt Nam đạt 1000 000 ha với sản lượng 7 triệu
tấn/năm .
65
Theo dự báo đến năm 2015, dân số nước ta sẽ đạt 98 triệu (dân đô thị 20-30
triệu) ngoài ra còn có từ 9,7 triệu khách du lịch quốc tế tới thăm Việt Nam. Do đó
theo tính toán của các chuyên gia, sản lượng trái cây/người/năm là 80-100 kg ; nhu
cầu ăn trái trong nước khoảng từ 8–9,5 triệu tấn /năm [25] . Trước dự đoán trên,
phấn đấu tới năm năm 2015 sản lượng sẽ là 7,5 triệu tấn/năm và sản luợng xuất
khẩu khoảng 700 000 tấn [phụ lục 1.7]
3.1.2.2 Về xuất khẩu trái cây :
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu cả ngành trái cây vào khoảng 265 triệu USD ,
hướng tới năm 2015 sẽ xuất khẩu 0,7 triệu tấn quả (còn lại tiêu thụ trong nước đến
80%) đạt kim ngạch trên 500 triệu USD [7] trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực như : chuối 1 triệu tấn, xoài 55 000 MT, dứa 100 000 MT, vải 20 000 tấn, nhãn
56 000 tấn, chà là 20 000 tấn . Cụ thể như nếu xuất tươi thì có : măng cụt, sầu riêng,
thanh long v.v ; xuất qua chế biến : nước đu đủ, dừa cô đặc , nước xoài , nước ổi v.v
[33]
Bộ Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa ra chỉ tiêuphấn đấu tới năm 2015,
kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 500 triệu USD (gấp 3 lần so với giá trị xuất khẩu
rau quả cả nước năm 2000). Cụ thể ,cơ cấu kim ngạch mặt hàng xuất khẩu rau quả
như sau :
Bảng 3.1 : Cơ Cấu Mặt Hàng trái cây Xuất Khẩu Của Việt Nam
Giai Đoạn 2006-2015[18]
Mặt hàng Số lượng(MT) Kim ngạch (USD)
Quả tươi (quả có múi ,chuối ,dứa
xoài ,các cây ăn quả khác )
250.000 250.000.000
Quả hộp 350.000 180.000.000
Quả ướp đông 60.000 70.000.000
66
Như vậy, tỉ lệ xuất khẩu trên sản lượng trái cây sẽ là 10 %, một tỉ lệ tuy thấp
nhưng thật sự cần nỗ lực rất nhiều của ngành sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây
cả nước nếu so sánh với tỉ lệ xuất khẩu hiện tại chỉ đạt 1,45%.
3.1.2.3 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu trái cây :
Thị trường trong nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn (trên 80% tổng sản lượng). Đối với
thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu , tìm
kiếm thêm những thị trường mới giàu tiềm năng, chẳng hạn như thị trường EU
(phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này) thì cũng phù hợp với định
hướng thị trường xuất khẩu được đề ra.
3.1.2.4 Các chỉ tiêu khác
Bảng 3.2 Mục tiêu cho mặt hàng trái cây Việt Nam 2015 .
Danh mục Mục tiêu 2015(*)
Lợi nhuận
(10%-15 %)
50-75 (triệuUSD)
Thị Phần & vị trí trên
thị trường EU
2 % , đẩy mạnh % nâng cao vị thế thông qua các mặt hàng
chủ lực : dứa , xoài , bưởi , thanh long ....
Công nghệ sau thu
hoạch , chế biến
Hiện đại , đạt mức trung bình khá của thế giới
Nhãn Hiệu Thiết lập , đăng ký thương hiệu các thương hiệu trái cây trên
phạm vi quốc tế : bưởi Năm Roi, Xoài Hòa Lộc ... nâng cao
hình ảnh , NLCT
Ghi chú (*) : Các số liệu, chi tiêu nêu ra do tác giả thu thập , tổng hợp , ước
lượng nhằm có cách nhìn tổng thể về mục tiêu phát triển ngành sản xuất , chế biến
, xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
3 .1.3. Các chương trình mục tiêu , chính sách tác động tới sản xuất , xuất khẩu
trái cây Việt Nam .
67
¾ Về chính sách đất đai mới (có hiệu lực từ 1/7/2003 ) và thông tư số
95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 về hỗ trợ các cơ sở, chế biến, xuất khẩu trái cây:
sẽ được hỗ trợ ưu tiên sử dụng đất đai xây dựng các nhà máy chế biến , kho bãi
,bảo quản trái cây ...và được hưởng ưu đãi về giá thuê đất thấp nhất theo quy định
của pháp luật hiện hành . Ngoài ra, chính sách còn tạo điều kiện phát triển vùng
nguyên liệu tập trung làm cơ sở để xuất khẩu trái cây với khối lượng lớn .
¾ Quy hoạch vùng : theo đề xuất cuả Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1820/1999/QĐ-TTg
(30/9/1999) tập trung vào hai vùng trái cây trọng điểm đồng bằng sông Hồng , đồng
bằng sông Cửu Long.
¾ Chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tín dụng, bảo hiểm: Theo thông tư
số 95/2004/TT-BTC quy định các tổ chức , cá nhân thuê đất đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu rau quả đựơc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
¾ Chính sách phát triển khoa học , chuyển giao công nghệ sản xuất
mới : Quyết định 09/2000/QĐ-TTg đưa ra nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển công
nghệ về giống , chăm sóc bảo vệ cây trồng , bảo quản , chế biến ....
¾ Chính sách khuyến khích xuất khẩu trái cây :Để mở rộng thị trường
xuất khẩu trái cây , Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất , xuất khẩu trái cây thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng
cho trái cây xuất khẩu , thưởng xuất khẩu , hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm
kiếm thị trường ( theo thông tư 83/1998/TT/BTC , ngày 26/8/1998 về hoàn thuế tiêu
thụ đặc biệt) .
¾ Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu trái cây và xúc tiến
thương mại :Theo quyết định số 0104/2003/QĐ-BTM , mặt hàng trái cây nằm trong
danh mục hàng hoá trọng điểm được sự hỗ trợ của Bộ Thương Mại nếu xuất khẩu
vào các thị trường như : Hoa Kỳ , EU , Trung Quốc , Nga , các nước Đông Aâu.
68
Tóm lại , trong lĩnh vực sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây , các chính sách
& chương trình mục tiêu ban hành bước đầu tạo nên khuôn khổ pháp lý mag tính hệ
thống , tạo môi trường hoạt động để kinh doanh , xuất khẩu trái cây đi vào quỹ đạo
của quản lý theo luật pháp và theo các quy luật của thị trường.
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015
3.2.1 Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng trái cây
Từ những vấn đề đặt ra ở chương 2 , chất lượng chính là “gót chân Ashin” của
mặt hàng trái cây Việt Nam, là trở ngại cho sự phát triển nền sản xuất và xuất khẩu
trái cây hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì thế vấn đề trước tiên cần
giải quyết là vấn đề giống, kế đến là kỹ thuật canh tác và chăm bón, quy hoạch
vùng sản xuất trái cây trọng điểm.
3.2.1.1 Các giaiû pháp về phát triển giống cây ăn quả .
Để xuất khẩu được cần thay đổi toàn diện giống trái cây xuất khẩu. Đây là
biện pháp tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời “sạch
bệnh”, phù hợp với khuynh hướng hiện tại của thị trường thế giới, nhất là đối với
các giống đặc sản. Vấn đề trước mắt là :
♦ Phải gom lại thành một giống ngon, tiêu biểu cho từng chủng loại. Theo
kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia, họ đã thành công trong phát triển các
nguồn giống đặc sản thông thường, các nhà vườn chỉ trồng từ 3-5 giống cho 1 chủng
loại sản phẩm.
♦ Cần nâng cấp các vườn ươm hiện tại, tổ chức các vườn ươm đạt tiêu
chuẩn .Giống chủ yếu do tư nhân cung cấp.Vì vậy khi tổ chức tập huấn sản xuất trái
cây đã đi vào quy mô hàng hóa thì cần cấp giấy phép kinh doanh giống và tạo điều
69
kiện cho họ nâng cấp các vườn ươm hiện có, ngăn ngừa những cơ sở tư nhân cung
cấp giống không đảm bảo ảnh hưởng năng suất, chất lượng.
♦ Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học : Tăng
cường mạng lưới bảo vệ thực vật, các trung tâm khuyến nông trong phát triển các
nguồn gen mới, nhân giống các cây đặc sản, các giống “sạch bệnh”, kéo dài thời vụ,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất cây ăn quả .
3.2 .1.2 Thực hiện tốt các chương trình khuyến nông kết hợp với nâng
cao kỹ thuật canh tác trái cây hàng hóa của nhà vườn
Công tác khuyến nông là cầu nối rất quan trọng giúp nhà vườn tiếp cận với
kỹ thuật canh tác mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn trái, đưa ra
những phương cách chăm bón phù hợp với từng loại cây trồng thích hợp với điều
kiện thổ nhưỡng từng địa phương. Ngoài ra, cần khuyến khích nhà vườn trồng những
loại cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao có triển vọng xuất khẩu; nâng cao ý thức
chăm bón trong nông dân nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu cần phải được bón
phân hợp lý
3.2.1.3 Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, xuất khẩu cây ăn quả trọng
điểm
Theo số liệu thống kê năm 2004 , diện tích đất trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đã
lên đến 218.951 ha, chiếm 65% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước (chiếm 88%
diện tích cây ăn quả Nam Bộ) trong đó vườn chuyên canh đạt 105 800 ha , sản lượng
trái cây đồng bằng sông Cửu Long (xấp xỉ 2,3 triệu tấn/năm) chiếm 87% trái cây
Nam Bộ, chiếm 70% sản lượng của cả nước . Sản lượng trái cây bình quân trên đầu
người của vùng này cũng cao nhất 146 kg/người/năm so với mức bình quân của cả
nước ở mức 48 kg và bình quân đối với cả vùng Châu Á- Thái Bình Dương chỉ có 30
kg. Như vậy ,dựa trên những tiền đề sẵn có cùng khả năng cung cấp cây ăn trái
nhiệt đới đa dạng : sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, xoài v.v ; đặc biệt là diện tích
vùng chuyên canh rất lớn sẽ tạo điều kiện cho phát triển vùng chuyên canh cây ăn
70
trái, trong đó nên chuyên canh theo từng cụm vùng, cho từng mặt hàng .Tóm lại,
một vùng chuyên canh trái cây hàng hóa đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết cho
quá trình phát triển sản xuất trái cây hàng hóa trong vùng. Tuy vậy, nên chú ý rằng
cần phải có mô hình phát triển thống nhất, khép kín từ sản xuất, bảo quản, vận
chuyển, chế biến đến xuất khẩu .
3.2.1. 4 Chú trọng tới qúa trình thu hạch , thu mua , vận chuyển trái cây.
Các nhà vườn , đơn vị kinh doanh xuất khẩu trái cây cần đẩy mạnh nghiên cứu
bảo quản rau quả tươi, kiểm soát môi trường và bảo quản trong tất cả các khâu từ
thu hái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2015.pdf