MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾTTẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 . . . . 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . . 1
1.1 Khái niệm về năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. . 1
1.2 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp. . 2
1.2.1 Các quyết định tài chính. . . 2
1.2.2 Quản trị nguồn vốn . . . 6
1.2.3 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp . . 12
1.2.4 Lập kế hoạch tài chính . . . 18
1.3 Năng lực quản trị tài chính hiện đại trong nền kinh tế thị trường và kinh
nghiệm quản lý tài chính của một số công ty trong nước và quốc tế. . 23
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị tài chính của quốc tế. . . 24
1.3.2 Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam . 25
1.3.3 Mộtvài ví dụ về tầm quan trọng và kinh nghiệm rút ra trong quản trị tài
chính ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. . 27
TÓM TẮT CHƯƠNG I. . . 30
CHƯƠNG 2 . . . . 31
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TANIMEX HIỆN
NAY. . . 31
2.1 Giới thiệu về công ty Tanimex. . . . 31
2.1.1 Quá trình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. 31
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động . . . 32
2.2 Tình hình quản trị tài chính hiện nay . . 33
2.2.1 Nguồn vốn tài trợ và cấu trúc vốn của công ty. . . 33
2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. . 47
2.2.3 Quản trị rủi ro tại công ty . . . 54
2.2.4 Nguồn nhân lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex . 60
2.2.5 Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính . . 63
2.2.6 Nguyên nhân của các hạn chế trong quản trị tài chính của công ty. . 65
TÓM TẮT CHƯƠNG II. . . . 70
CHƯƠNG 3 . . . . 71
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TANIMEX TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 71
3.1 Cần nhận thức đúng mục tiêu quản trị tài chính phù hợp với nền kinh tế
hiện đại . 71
3.2 Tăng cường vai trò, chức năng quản trị tài chính của bộ máy quản lý và cơ
cấu lại phòng Tài chính kế toán theo mô hình hiện đại. . . 72
3.3 Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho Công ty . . 75
3.4 Phát triển các kênh huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán
trên th ị trường và thiết lập chính sách cổ tức hợp lý để thu hút nhà đầu tư. . 79
3.4.1 Phát triển kênh huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên
th ị trường. . . . . 79
3.4.2 Minh bạch hóa thông tin . . . 80
3.4.3 Thiết lập chính sách cổ tức hợp lý . . 81
3.5 Đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Công ty . 83
3.6 Ứng dụng các mô hình quản trị tài chính trong việc ra quyết định nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý vốn . 85
3.6.1 Ứng dụng mô hìnhquản lý khoản phải thu. . . 85
3.6.2 Ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF để nâng cao chất lượng các
quyết định đầu tư . . . . 90
3.6.3 Quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư . . 94
3.7 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực . . 95
3.8 Kiến nghị với các cơ quan chức năng. . . 97
3.8.1 Phát triển ổn định và bền vững thị trường chứng khoán để tạo kênh huy
động vốn có hiệu quả. . . 97
3.8.2 Phát triển thị trường các công cụ phái sinh tại Việt Nam . 102
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . . . 106
KẾT LUẬN . . . . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tập trung về văn phòng công ty. Doanh thu bao gồm:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán.
+ Doanh thu hoạt động tài chính gồm: doanh thu từ lãi cho vay, lãi tiền
gửi ngân hàng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu
tư, liên doanh liên kết.
+ Doanh thu hoạt động khác: doanh thu nhượng bán, thanh lý tài sản,
thu tiền phạt khách hàng.
Hàng năm, các bộ phận lập kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình căn cứ
vào khả năng và tình hình thực tế.
Các đơn vị tự lập và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch của mình nên các bộ
phận có xu hướng đưa ra kế hoạch doanh thu thấp, dễ thực hiện. Ban lãnh đạo
Công ty cũng chưa có các định mức doanh thu để yêu cầu các đơn vị thực hiện
dẫn đến tình trạng, không chủ động mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động
Về chi phí, công ty Tanimex vẫn chưa xây dựng được định mức tiêu hao
chi phí cho từng loại hoạt động. Việc lập kế hoạch chi phí thường dựa trên số
liệu lịch sử và sự tính toán chủ quan của Phòng Tài chính Kế toán nên chưa phù
hợp với nhu cầu thực sự của các bộ phận, đôi khi gây lãng phí.
Việc phân bổ chi phí cho từng loại hình hoạt động cũng dựa trên cơ sở
phân bổ đều, không phản ánh được chi phí cho từng loại hoạt động. Từ đó
không thấy được hiệu quả của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh.
45
- Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định
Công tác mua sắm Tài sản cố định
Căn cứ vào giá trị tài sản cố định được mua để xác định thẩm quyền
quyết định việc mua sắm tài sản cố định:
+ Đại hội đồng cổ đông quyết định việc mua sắm, nâng cấp Tài sản cố
định và đầu tư xây dựng tài sản cố định có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.
+ Hội đồng quản trị quyết định việc mua sắm, nâng cấp tài sản cố định
và đầu tư tài sản cố định có giá trị từ 30%-50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất.
+ Tổng giám đốc quyết định việc mua sắm Tài sản cố định có giá trị
dưới 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
Các phòng ban, đơn vị trực thuộc khi có nhu cầu mua sắm tài sản cố định
phải phối hợp với phòng Quản trị nhân sự hành chánh lập kế hoạch trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Các phòng, ban chức năng thực hiện việc mua sắm, sau
đó điều chuyển cho các đơn vị sử dụng. Hồ sơ mua sắm tài sản cố định chuyển
về phòng Quản trị nhân sự hành chính lưu trữ, quản lý.
Công tác trích khấu hao:
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phòng
Tài chính kế toán xác định mức trích khấu hao phù hợp và trình Tổng Giám Đốc
Công ty phê duyệt. Tổng giám đốc Công ty sẽ quyết định việc sử dụng nguồn
vốn khấu hao trong toàn Công ty : để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản và sử
dụng cho các nhu cầu kinh doanh khác.
Công tác kiểm kê, đánh giá, xử lý tài sản tổn thất:
Công tác kiểm kê tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà
nước. Định kỳ cuối năm, Phòng Tài chính Kế toán phối hợp với phòng Quản trị
nhân sự hành chính tiến hành công tác kiểm kê tài sản. Nếu xảy ra tổn thất, mất
mát tài sản tại Công ty, sẽ thành lập hội đồng xử lý để xác định nguyên nhân,
46
mức độ thiệt hại, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức quản lý tài sản, từ đó đưa
ra các biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, công tác kiểm kê vẫn chỉ mang tính hình thức, chỉ quan tâm
đến mặt số lượng mà chưa tiến hành đánh giá chất lượng của tài sản, thực tế
nhiều tài sản chỉ còn trên sổ sách nhưng trên thực tế đã hư hỏng, thất lạc. Thời
gian xử lý các loại tài sản này kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
cố định.
- Cơ chế quản trị công nợ
Các khoản nợ phải thu của Công ty Tanimex gồm các khoản nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thuộc các hoạt động thương mại và dịch vụ, các
khoản nợ dài hạn là các khoản đầu tư kinh doanh bất động sản, các khoản đầu tư
vào các đơn vị trực thuộc. Số lượng khoản nợ dây dưa, khó đòi ít và chủ yếu là
từ các hoạt động kinh doanh bất động sản.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị tài sản.
Năm 2006, tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản là 23%, năm 2007 giảm
còn 8%. Trong đó, nợ phải thu chủ yếu là do các công ty con nợ vay vốn kinh
doanh (chiếm 46% trong tổng số nợ phải thu), khách hàng bên ngoài nợ không
đáng kể.
Năm 2007, công tác quản trị công nợ đã được quan tâm, thực hiện tốt
hơn. Việc đối chiếu công nợ được thực hiện thường xuyên, tuy vậy thời hạn
thanh toán thường xuyên bị kéo dài, không đúng hạn vẫn chưa được cải thiện và
Công ty chưa thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng này. Việc thu nợ phụ
thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của khách hàng vì vậy không chủ động được
nguồn tiền từ các khoản phải thu.
- Quản trị việc phân phối lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Việc tạo ra lợi nhuận là điều kiện tiên quyết đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
47
Lợi nhuận của Công ty sau khi bù lỗ năm trước được phân phối như sau:
+ Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi
nhuận trước thuế.
+ Trừ các khoản chi phí không được tính vào chí phí hợp lý khi xác
định thu nhập chịu thuế.
+ Chi thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo mức ấn định
của Đại hội đồng cổ đông thường niên.
+ Trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi do Hội
đồng quản trị đề nghị mức trích cụ thể và được Đại hội đồng cổ đông thông qua
hàng năm.
+ Trích 5% quỹ dự phòng tài chính, khi số dư bằng 10% vốn điều lệ của
Công ty thì không trích nữa.
+ Phần lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ dùng để chia cổ tức hoặc bổ sung
vốn kinh doanh nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp nhận.
+ Về cơ chế phân phối lợi nhuận giữa công ty mẹ và các công ty con:
Các công ty con hạch toán độc lập với công ty mẹ, chỉ dựa trên quan hệ cấp vốn
nên hàng năm, Công ty con chuyển lợi nhuận về Công ty mẹ trên cơ sở số vốn
được cấp và tỷ lệ điều tiết lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Nhìn chung, sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp, cơ chế phân phối lợi
nhuận đã thay đổi, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cơ chế phân phối lợi
nhuận giữa Công ty mẹ và các Công ty con bình đẳng hơn dựa trên tỷ lệ vốn
góp. Điều đó tạo động lực cho các công ty con sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Công ty mẹ giao và tạo sự tin tưởng cho các cổ đông khi quyết định đầu tư vào
Công ty.
2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty Tanimex đã đạt
được những hiệu quả nhất định. Việc phân tích các chỉ số tài chính sẽ cho thấy
48
rõ hơn bức tranh tài chính hiện tại của Công ty. Cho phép Ban Lãnh Đạo có
những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính nhờ đó
gia tăng sức mạnh của Công ty trong việc thương lượng với Ngân hàng và các
nhà cung cấp vốn, hàng hóa, dịch vụ bên ngoài.
Bảng 2.9 : Bảng so sánh chỉ số tài chính giữa
công ty Tanimex và Công ty cổ phần KCN Tân Tạo
TANIMEX ITA
STT CHỈ TIÊU
2006 2007 2006 2007
1 Tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành 2.74 6.84 0.6 2.1
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 2.47 6.23 0.6 2.1
2 Tỷ số hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 181.55 78.71 32.1 17.4
Số vòng quay khoản phải thu 1.98 4.57 11.4 21
Số vòng quay hàng tồn kho 2.89 6.41 1.9 0.6
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0.2 0.42 7.88 1.44
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0.09 0.21 0,24 0.2
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 2.72 1.85 0.26 0.11
3 Tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số nợ/tài sản 0.95 0.80 0.61 0.29
Tỷ số nợ/vốn cổ phần 24.7 3.96 1.57 0.42
Khả năng thanh toán lãi vay 2.22 6.58 5.45 14.38
4 Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ suất sinh lợi/doanh thu 0.07 0.15 0.42 0.40
Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản (ROA) 0.01 0.03 0.1 0.07
Tỷ suất sinh lợi/Vốn cổ phần (ROE) 0.17 0.29 0.26 0.11
Thu nhập/mỗi cổ phần (EPS) 4.544 3.672 3.306 4.930
49
Tỷ số khả năng thanh toán.
Tỷ số khả năng thanh toán đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều
lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp luôn luôn có đủ tài sản để đảm bảo cho các
khoản nợ vay, kể cả các khoản nợ đến hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho
để trả nợ.
Năm 2006 và 2007, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán
nhanh đều lớn hơn 1 (tỷ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2006 là 2.74,
năm 2007 là 6.84) chứng tỏ công ty luôn sẵn sàng khả năng chi trả các khoản nợ
ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2006, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tốt hơn
năm 2007, số tiền nhàn rỗi không nhiều. Năm 2007, nợ ngắn hạn giảm đáng kể
(nợ ngắn hạn năm 2007 giảm 64% so với năm 2006), trong khi tài sản ngắn hạn
giảm không đáng kể (giảm 10%) làm cho tỷ số khả năng thanh toán tăng mạnh.
Tuy nhiên, căn cứ bảng cân đối kế toán Công ty cho thấy phần lớn tài sản ngắn
hạn là khoản đầu tư tài chính (70.75%). Trong điều kiện thị trường chứng khoán
xuống dốc như hiện nay, giá trị thị trường của các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn rất thấp. Do đó, khả năng thanh toán thực sự của Công ty chỉ khoảng 4.4.
Đây vẫn là con số tương đối lớn cho thấy tiền nhàn rỗi quá nhiều, việc sử dụng
vốn của Công ty kém hiệu quả. Công ty cần phải thực hiện các biện pháp giảm
số tiền nhàn rỗi và có dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ số hoạt động.
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của Công ty. Chúng
được thiết kế để trả lời cho câu hỏi : các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối
kế toán có phù hợp với doanh thu hay không.
Vòng quay khoản phải thu được sử dụng để đo lường hiệu quả và chất
lượng quản lý các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu của công ty năm
50
2006 chậm (181.55 ngày). Nguyên nhân là do năm 2006 các hoạt động kinh
doanh bất động sản nhiều, thời gian khách hàng trả nợ dài, dẫn đến vòng quay
khoản phải thu kéo dài. Năm 2007, vòng quay khoản phải thu giảm đáng kể
(giảm còn 79 ngày), do năm 2007 tỷ trọng hoạt động kinh doanh bất động sản
giảm, hơn nữa Công ty đã quan tâm nhiều hơn đến việc thu hồi công nợ, điều đó
làm cho thời gian thu nợ giảm. Các khoản phải thu năm 2007 chủ yếu là các
khoản vay của Công ty con. Do cơ chế thu nợ đối với Công ty con chưa được
thực hiện nghiêm túc nên các Công ty con còn ỷ lại, dựa dẫm Công ty mẹ, thời
gian trả nợ thường xuyên kéo dài hơn so với hợp đồng. Vì vậy, Công ty cần phải
nghiêm khắc hơn nữa trong việc thu hồi công nợ nhằm làm giảm vòng quay
khoản phải thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vòng quay hàng tồn kho được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý
hàng tồn kho, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thường không có hàng tồn
kho. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty Tanimex cũng kinh doanh
một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên xuất hiện hàng tồn kho.
Năm 2006, vòng quay hàng tồn kho là 125 ngày. Đây là khoảng thời gian quá
dài so với mức trung bình của ngành thương mại dịch vụ. Năm 2007, tình hình
quản trị hàng tồn kho được cải thiện hơn năm 2006, vòng quay hàng tồn kho
giảm còn hơn 56 ngày. Một phần do năm 2007 công ty đã thu hẹp lĩnh vực
thương mại dịch vụ và hoạt động mạnh hơn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu
công nghiệp và xây dựng các dự án khu dân cư, nhà ở. Tuy nhiên, đây vẫn là
một con số tương đối lớn vì hàng tồn kho chủ yếu là hàng gia dụng và thuốc lá.
Điều này cho thấy thực tế chính sách quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa
được thực hiện một cách hợp lý. Trong tương lai nên quan tâm cải thiện hiệu
quả ở mặt này.
Tỷ số đòn bẩy tài chính:
Trong tài chính Công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của
Công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính chất hai mặt, một
mặt nó làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, măt khác làm gia tăng rủi ro.
51
Tỷ số đòn bẩy tài chính trung bình của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng là
dưới 70%. Cơ cấu nợ năm 2006 cho thấy Công ty sử dụng quá nhiều nợ vay, rủi
ro đòn bẩy tài chính là rất lớn (tỷ số nợ/tổng tài sản là 95%), đây là con số
không an toàn. Khi tỷ suất sinh lợi mà thấp hơn lãi suất vay thì sẽ làm tăng rủi ro
cho Công ty đồng thời khả năng mất khả năng chi trả rất có thể xảy ra vì đặc thù
của ngành là nhạy cảm theo sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Năm 2007, công
ty đã điều chỉnh hệ số nợ về mức phù hợp hơn (tỷ số nợ/tổng tài sản là : 80%),
làm giảm mức độ rủi ro. Tuy nhiên đây vẫn còn là mức không an toàn tài chính.
Vì vậy, trong các năm tiếp theo, cần thiết phải giảm tỷ số đòn bẩy tài chính về
mức trung bình của ngành.
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận
ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông.
Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0.07 thấp hơn nhiều so với
các công ty cùng ngành (tỷ suất sinh lợi/doanh thu của ITA là 0.4), năm 2007 tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu có được cải thiện (0.15). Tuy nhiên, Do đó, công
ty cần phải quản lý chi phí tốt hơn và tập trung vào các hoạt động mang lại tỷ
suất lợi nhuận cao để tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của
mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số ROA trung bình của ngành là 0.22, trong
khi đó ROA năm 2006 của công ty là 0.01 (rất thấp so với mức trung bình của
ngành), mặc dù năm 2007, ROA được cải thiện hơn (tăng lên 0.03) tuy nhiên
đây vẫn còn là mức thấp. Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp,
cộng với chi phí lãi cao so sử dụng nhiều nợ vay.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) đo lường khả năng sinh lời của
mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ số ROE năm 2006 của công ty là 0.17, năm 2007
chỉ số này được cải thiện đáng kể (0.29). Mặc dù đòn cân nợ suy giảm mạnh,
52
hiệu suất sử dụng tài sản không đổi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
đã giúp cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần có tốt hơn. Trong đó, tỷ lệ lãi
gộp/doanh thu tăng từ 13% (năm 2006) lên 17.7% (năm 2007), tuy nhiên chi phí
hoạt động/doanh thu tăng từ 16% (năm 2006) lên 20.6% (năm 2007) đã làm hạn
chế tốc độ tăng của ROE. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí hoạt động/doanh
thu là do chi phí bán hàng gia tăng. Tuy nhiên, việc gia tăng chi phí bán hàng
chưa thấy được hiệu quả. Do đó, trong các năm tiếp theo, cần nâng cao hiệu quả
của chi phí quản lý để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
ROE = DT thuần/Tổng TS x Tổng TS/Vốn CP x Lãi ròng/DT thuần
= x x
Tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đo lường sức thu nhập chứa
trong mỗi cổ phần, nói cách khác, nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được
do mua cổ phần. Năm 2007 hiệu quả hoạt động tăng, tuy nhiên do số lượng cổ
phần phát hành bổ sung lớn nên ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi cổ phần. do
đó, EPS năm 2007 (3.672 đồng/cổ phần) thấp hơn năm 2006 (4.544). Vì vậy,
trong các năm tiếp theo, Công ty phải nâng hiệu quả hoạt động để cải thiện chỉ
số này.
Tóm lại:
Nhìn chung, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2007 khả
quan hơn năm 2006. Tuy nhiên vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn tại Công
ty còn nhiều vấn đề bất cập.
Mặc dù đã tách các đơn vị trực thuộc thành các Công ty thành viên, hạch
toán độc lập nhưng các các Công ty thành viên vẫn chưa phát huy tính tự chủ mà
còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của Công ty mẹ.
Công ty mẹ hỗ trợ vốn cho Công ty con dưới 2 hình thức: cấp vốn và cho
vay. Đối với số vốn Công ty mẹ cấp, hằng năm, các Công ty con phải điều tiết
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
Tỷ số tổng TS
trên vốn cổ phần
Tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu
53
lợi nhuận về Công ty theo tỷ lệ cổ tức Công ty trả cho cổ đông. Với nguồn vốn
vay thì phải trả lãi theo mức lãi suất đã được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt.
Khi Công ty con làm ăn không hiệu quả, được Công ty mẹ cho nợ hoặc hỗ trợ
với mức lãi suất thấp (bằng lãi suất công ty gửi kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng),
thậm chí không tính lãi vì thế không tạo động lực để các Công ty con tự chủ về
mặt tài chính, dựa vào sự nâng đỡ của Công ty mẹ. Thời gian trả nợ không đúng
hạn và thường xuyên phải gia hạn nợ của các Công ty con cũng là vấn đề cần
xem xét.
Trường hợp phải huy động vốn bên ngoài, Công ty con không thể làm
việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho hoạt động sản
suất kinh doanh mà vay vốn thông qua Công ty mẹ hoặc đề nghị Công ty mẹ bảo
lãnh vay vốn.
Bên cạnh đó, việc thành lập Công ty con độc lập khi bộ phận hoặc xí
nghiệp chưa đủ năng lực cũng khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Mục tiêu kinh doanh không có tính chiến lược, không có kế hoạch dài hạn, chưa
xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ mạnh để xâp nhập thị trường tìm kiếm
hướng đi thích hợp.
Hiệu quả kinh doanh giữa các loại hình hoạt động của Công ty không
giống nhau, tỷ trọng doanh thu của hoạt động bán hàng hóa lớn (80%) nhưng lợi
nhuận rất thấp (lợi nhuận gộp đối với hoạt động bán hàng hóa thương mại là
6.7%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu khi mới tách các công ty con,
công ty con không đủ chức năng hoặc không đủ vốn để mua hàng hóa, dịch vụ,
vì vậy phải mua thông qua công ty mẹ. Công ty mẹ mua và bán cho công ty con
với tỷ lệ sinh lời thấp, thậm chí bằng giá vốn. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động chung toàn công ty.
Các vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty,
mặt dù năm 2007 tình hình tài chính khả quan hơn so với năm 2006 tuy nhiên so
với mức trung bình của ngành hoặc các công ty cùng ngành vẫn còn yếu kém.
54
2.2.3 Quản trị rủi ro tại công ty
2.2.3.1 Rủi ro kinh doanh
Lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hoạt động xây dựng các
cụm, khu công nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động trong hoạt
động đầu tư. Khi môi trường đầu tư có nhiều thuận lợi: nền kinh tế nhiều tiềm
năng và tăng trưởng cao; chính sách pháp luật thông thoáng; xã hội ổn định
v.v… nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh kéo theo nhu cầu
phát triển cơ sở hạ tầng tăng lên. Các khu công nghiệp có nhiều cơ hội phát
triển, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng
giảm, nguồn vốn đầu tư giảm xuống, các nhà đầu tư không có nhu cầu về cơ sở
hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Khi các nhà máy trong khu công nghiệp thu
hẹp diện tích hoặc nhà đầu tư rời bỏ khu công nghiệp, doanh thu và lợi nhuận
của công ty sẽ bị giảm sút. Tương tự, khi nền kinh tế của Việt Nam bị giảm khả
năng cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, hoạt động
đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, các chính sách về bất động sản của nhà nước thay đổi
thường xuyên, cũng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả các dự án của Công ty.
Ví dụ do công tác đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể quy
hoạch theo đúng tiến độ, vì vậy, Nhà nước có thể tiến hành xóa các quy hoạch
treo hoặc cắt giảm diện tích các khu công nghiệp hiện hữu. Trong đó, khu công
nghiệp Tân Bình mà Công ty Tanimex làm chủ đầu tư bị điều chỉnh từ 223.76 ha
xuống khoảng 134 ha. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của
công ty
Vị trí của các dự án ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Các dự án xây
dựng chợ, khu trung tâm thương mại do ví trí xa thành phố nên giá cho thuê
cũng phải thấp mới thu hút được khách hàng thuê.
55
Năm 2007 và 2008 giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh mẽ cũng
làm ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ của các công trình xây dựng.
Rủi ro về cạnh tranh: hoạt động đầu tư khu công nghiệp là hoạt động
không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được do đòi hỏi vốn lớn.
Song, những ưu đãi cho hoạt động này khá hấp dẫn, do vậy việc đầu tư phát
triển các khu công nghiệp ngày càng tăng trong cả nước. Các khu công nghiệp,
khu chế xuất mới xuất hiện nhiều làm tăng sự cạnh tranh đối với công ty.
Rủi ro về giá đền bù giải phóng mặt bằng: hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu công nghiệp, khu đô thị nên khả
năng giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, do diện tích đất ngày càng thu hẹp cùng với
sự biến động giá bất động sản, khung giá đền bù ngày càng trở nên không phù
hợp. Những biến động giá đền bù giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến chi phí đầu tư của dự án của công ty do vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và
lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hoạt
động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ của Công ty cũng gặp phải một số
rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Mặc dù Tanimex là một công ty
ra đời tương đối sớm so với các Công ty trong lĩnh vực thương mại xuất nhập
khẩu nên Công ty có nhiều cơ hội để nắm bắt thị trường, đúc kết kinh nghiệm
trong quản lý. Tuy vậy, thị trường quốc tế đang có nhiều biến động mạnh mẽ với
xu hướng toàn cầu hóa và những biến đổi sâu sắc trong hợp tác quốc tế đã ảnh
hưởng nhiều đến thị trường xuất khẩu của Công ty. Cụ thể là hệ số tiêu thụ bình
quân giảm (tỷ trọng doanh thu hoạt động XNK giảm), một số ngành nghề phải
thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực khác hoặc phải đi tìm
thị trường mới. Trong đó, đáng kể là:
- Các xí nghiệp sản xuất gia công đế giày phải chuyển chấm dứt hoạt
động.
56
- Các mặt hàng xuất nhập khẩu (may mặc, gia dụng) chịu sự cạnh tranh
mạnh mẽ về chất lượng, giá cả.
2.2.3.2 Rủi ro tài chính
Rủi ro thị trường.
- Rủi ro tỷ giá.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 – 1998, tình
hình thị trường ngoại hối của Việt Nam và tỷ giá VND so với các ngoại tệ mạnh
rất ổn định. Giai đoạn này chẳng ai cần để ý hay quan tâm gì đến rủi ro tỷ giá,
mặc dù nguy cơ đe doạ của nó vẫn tiềm ẩn đâu đó. Các nhà hoạch định chính
sách chưa có động thái hay cảnh báo nào đến nguy cơ rủi ro tỷ giá, các doanh
nghiệp cũng không quan tâm đến các hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá. Tại thời
điểm đó, nền kinh tế Việt Nam còn chưa hội nhập nên những tác động của sự
biến đổi tỷ giá không ảnh hưởng nhiều.
Từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa và những
biến động của thị trường thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam.
Năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế Mỹ suy thoái kéo theo đồng USD giảm giá
nghiêm trọng, và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam. Sự diễn biến phức tạp của tỷ giá VND và USD thể hiện cụ thể:
Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ giao động tỷ giá từ
+ 0.5% lên + 0.75% từ đầu năm, và tiếp theo tăng lên + 1% từ ngày 10/03/2008.
Tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND so với USD
do ngân hàng nhà nước công bố ngày 02/01/08 là 16,112 đồng (giảm 2 đ và
0.1% so với mức 16,114 đồng ở thời điểm cuối năm 2007. Ngày 01/02/08 tỷ giá
VND/USD là 16,089 đồng (giảm 23đ và 0.14%); ngày 10/03/08 là 16,025đ
(giảm 64đ và 0.40%) và ngày 21/03/08 chỉ có 15,980đ (giảm 45đ và 0.28%).
Tỷ giá mua bán của NHTM với doanh nghiệp cũng chỉ còn 15,840
VND/USD, giảm 1.5% so với đầu năm 2008.
57
Tuy nhiên, đến ngày 28/03/08 tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, NHTM hàng đầu về kinh doanh ngoại tệ cả mua vào và bán ra đều ở mức
16,120 đồng/USD. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) công bố ngày 28/03/08 cũng đạt 15,960 đồng/USD. Tỷ
giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại đã tăng kịch trần +1% so với
biên độ quy định của NHNN. Nếu như tỷ giá của NHNN không bị neo lại thì có
tỷ giá thị trường có tổ chức còn tăng cao hơn.
Sự biến động tỷ giá không ổn định như vậy ảnh hưởng nhiều đến hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty
Tanimex nói riêng.
Đối với công ty Tanimex, tỷ trọng hoạt động xuất khẩu trong toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là không đáng kể. Vì vậy, sự sụt
giảm của tỷ giá ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình hoạt động chung của
Công ty.
Tuy vậy, do Công ty đang triển khai nhiều dự án mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh nên vẫn phải nhập máy móc thiết bị mới phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Các hợp đồng được ký kết với nước ngoài bằng đồng USD
hoặc EUR, thời gian từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi thanh toán thường kéo
dài (ít nhất là 3 tháng). Sự biến động tỷ giá như vậy ảnh hưởng đáng kể đến chi
phí của Công ty. Song các rủi ro cũng như lợi thế từ sự biến động tỷ giá vẫn
chưa trở thành mối quan tâm và chưa được xem xét, đánh giá đúng mức, vì hoạt
động quản trị rủi ro chưa được tổ chức bài bản, chưa có bộ phận phụ trách việc
quản lý rủi ro, dự báo rủi ro và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX.pdf