MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
Danh mục các hình ảnh, bản đồ vii
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của luận văn 3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XDCB
VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGUỒN VỐN NSNN 4
1.1. Đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.2. Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB từ NSNN 5
1.1.3. Phân loại đầu tư XDCB 10
1.1.3.1. Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.2. Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.3. Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai loại 11
1.1.4. Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN 12
1.1.5. Chức năng đầu tư XDCB 15
1.1.5.1. Chức năng tạo năng lực mới 15
1.1.5.2. Chức năng thay thế 15
1.1.5.3. Chức năng thu nhập và sinh lời 15
1.2. Vốn và vốn đầu tư XDCB từ NSNN 16
1.3. Hiệu qủa vốn đầu tư XDCB từ NSNN 18
1.3.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư XDCB 18
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 20
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung 20
1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư 22
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cá biệt 23
1.3.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN 26
1.4. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 29
1.4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
1.4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Bình 29
1.4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 33
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 37
1.4.2.1. Phuong pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 37
1.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 37
1.4.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 38
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở
QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ 2001-2005 39
2.1. Tổng quan tình hình KT-XH tỉnh Quảng Bình năm 2001-2005 39
2.2. Tình hình thu chi ngân sách 42
2.3. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB và hiệu qủa sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN của Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2005 43
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân thành công chủ yếu 45
2.3.1.1. Những thành công 45
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công 57
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân trong sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 59
2.3.2.1. Những hạn chế và yếu kém 59
2.3.2.2. Nguyên Nhân của những hạn chế và yếu kém 76
2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn XDCB ở Quảng Bình. 81
2.4.1. Điều tra khảo sát các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
tại tỉnh Quảng Bình 81
2.4.2. Phân tích và xử lý số liệu 82
2.4.3. Kết quả phân tích 82
2.4.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 83
2.4.3.2. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn các biến số phân tích 84
2.4.3.3 Phân tích nhân tố các thuộc tính, các vấn đề chủ yếu có liên quan đến sử dụng vốn XDCB từ NSNN 86
2.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy các biến số phân tích với hệ số Cronbach Alpha 87
2.4.3.5. Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước 90
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 94
3.1. Mục tiêu định hướng phát triển KT - XH tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010 94
3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn, mục tiêu và định hướng phát triển. 94
3.1.1.1. Thuận lợi 94
3.1.1.2. Khó khăn 94
3.1.1.3. Mục tiêu 95
3.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư XDCB và dự kiến phân bổ giai đoạn 2006-2010. 99
3.1.2.1. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB của tỉnh 99
3.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. 100
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN
của Quảng Bình giai đoạn 2006-2010. 103
3.3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 103
3.3.2. Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư 105
3.3.3. Dự án đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 106
3.3.4. Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm 108
3.3.5. Tỉnh cần có chính sách tăng thu, giảm chi 109
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 110
3.3.7. Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư 111
3.3.7.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán 111
3.3.7.2.Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu 113
3.3.7.3. Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình, theo hướng 115
3.3.7.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư 115
3.3.7.5. Chấn chỉnh lại công tác quản lý giá vật tư, vật liệu. Rà soát lại các định mức chưa phù hợp với thực tế 117
3.3.7.6. Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB. Thực hiện việc phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB cho các đơn vị 117
3.3.8. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB 119
3.3.9. Nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tư
xây dựng 120
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 121
1. Kiến nghị 121
2. Kết luận 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
141 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Các dự án đầu tư từ NSNN chủ yếu đưa vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước...
Bốn là, tỉnh đã có cơ chế phân công, phân cấp, quản lý và điều hành ngân sách hợp lý; tiết kiệm được chi ngân sách để tập trung cho đầu tư phát triển. Khuyến khích các thành phố, huyện, xã và các ngành phát triển để thu đầu tư trở lại. Chính sách huy động vốn đầu tư phù hợp với mục tiêu"đổi đất lấy công trình".
Năm là, thường xuyên cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ: quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thẩm định, phê duyệt TKKT - TDT đến việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán... Nhờ vậy đã rút ngắn thời gian thẩm định, giảm bớt phiền hà, nhanh chóng đưa dự án vào thực hiện làm cho hiệu quả vốn đầu tư tăng lên.
Sáu là, công tác quản lý và đầu tư XDCB đã đi vào nề nếp. Đã thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành. Trình độ của các BQL dự án, các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn ngày càng được nâng lên. Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đầu tư cũng thường xuyên được đổi mới. Tin học hoá trong quản lý đầu tư, trang bị máy móc về giám định công trình...
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân trong sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.3.2.1. Những hạn chế và yếu kém
a) Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch giữa các vùng, ngành còn chồng chéo, chậm triển khai. Các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm thu hút đầu tư còn bị động. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên thiếu chặt chẽ, xẩy ra tình trạng lãng phí, vi phạm luật đất đai trong việc giao đất cho thuê đất. Việc vi phạm quy hoạch và lộ giới gây lãng phí, tốn kém vốn đầu tư.
Trong thời kỳ 2001 - 2005, tỉnh đã triển khai và phê duyệt khá nhiều quy hoạch (trung bình hàng năm khoảng từ 30 đến 40 dự án quy hoạch) nhưng chủ yếu chỉ dừng ở mức quy hoạch tổng thể, rất thiếu các quy hoạch chi tiết. Các quy hoạch còn thiếu tính ổn định và dự báo chưa vững chắc vì còn chưa đầy đủ thông tin cần thiết, dẫn đến hiện tượng thường thay đổi quy hoạch. Có nhiều trường hợp quy hoạch mới phá vỡ quy hoạch cũ, gây hoang mang cho người dân, nhà đầu tư làm lãng phí vốn đầu tư (thường trong các ngành, các lĩnh vực: điện, nước, viễn thông, giao thông...).
Các quy hoạch chi tiết về xây dựng đang phải rà soát và điều chỉnh lại và một số dự án quy hoạch từ khi lập đến phê duyệt còn kéo dài nhiều năm như: quy hoạch thị trấn Đồng Lê, thị trấn Ba Đồn, Hoàn Lão, Kiến Giang, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng lang quốc lộ 12A, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010... Ngoài ra quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh, ngành và huyện đang được rà soát lại chưa được thông qua.
Việc quy hoạch còn một số dự án bị treo như quy hoạch chi tiết công viên cầu Rào, quy hoạch khu du lịch sinh thái Phong Nha, quy hoạch khu nuôi tôm Bảo Ninh, đặc biệt là dự án tây đường biền Mỹ Trạch - Hạ Trạch đã 2 năm nay dân không có ruộng để sản xuất nông nghiệp do phải trả đất cho xã để quy hoạch nuôi tôm dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng ... Quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế còn chậm triển khai, nhiều bất cập, trong khi đó tỉnh lại chưa có chính sách cụ thể ưu đãi kèm theo nên không khuyến khích được các nhà đầu tư.
Trong quy hoạch đô thị, vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền phát huy chưa đều. Các cấp, các ngành, các đơn vị chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch đã được thống nhất phê duyệt. Việc quản lý quy hoạch xây dựng còn lỏng lẽo. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết; mức xử phạt còn thiếu răn đe; còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và xây dựng.
b) Công tác kế hoạch hoá
Công tác kế hoạch hoá còn bất cập, việc phân bổ vốn đầu tư cho các vùng chưa thật sự hợp lý. Đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung, chưa dứt điểm cho các công trình trọng điểm, chuyển tiếp; phân bổ vốn chậm; nhiều dự án chưa đủ thủ tục vẫn ghi kế hoạch vốn.
Công tác kế hoạch hoá chưa tốt do kế hoạch hàng năm giao chậm (thực tế cho thấy kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho các dự án bao gồm cả NSTW và NSĐP trên địa bàn tỉnh được bố trí dàn trải từ đầu năm đến cuối năm kế hoạch. Thậm chí có năm niên độ quyết toán kế hoạch năm là 31/01 hàng năm thì đến ngày 30/01(trước 01 ngày) mới được bổ sung kế hoạch của năm đó, hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch thiếu kế hoạch chiến lược dài hạn. Đúng ra khâu công tác xây dựng kế hoạch hoá phải đi trước một bước nhưng thực tế lại không đúng như vậy.
Ảnh 4: Công trình: Nhà VH-TT tỉnh. Công trình đầu tư dàn trải kéo dài
Chẳng hạn với kế hoạch năm 2003, cuối năm 2002 Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB, khoảng tháng 5/2003 mới phân khai kế hoạch năm 2003. Khi đó các chủ đầu tư mới tiến hành làm thủ tục theo trình tự: làm công tác thiết kế, khảo sát, giải phóng mặt bằng, tổ chức lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, thương thảo phê duyệt hợp đồng, triển khai thi công xây dựng. Quyết định của Chính Phủ tháng 11/2003 mới giao bổ sung kế hoạch năm 2003 và cơ quan thẩm quyền vẫn cho phép nhiều dự án gia hạn thực hiện khối lượng đến 30/4/2004 và thanh toán đến hết tháng 6/2004 thuộc kế hoạch 2003. Tình trạng này hiện nay đang phổ biến đối với các dự án thuộc NSTW trên địa bàn Quảng Bình. Do vậy không những không làm cho hiệu quả đồng vốn đầu tư phát huy được tác dụng mà còn là một trong những nguyên nhân làm cho luật NSNN được thực hiện không nghiêm.
Năm 2006, các chủ đầu tư lập nhu cầu vốn cho 373 dự án, giá trị 1.185 tỷ đồng. tỉnh chỉ cân đối được 271,5 tỷ đồng nhưng vẫn phân bổ cho cả 373 dự án (xem bảng 2.8)
Bảng 2.8. Tình hình lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2006
( không tính các nguồn trả nợ vay KBNN, vay vốn quỹ đất...)
ĐVT: tỷ đồng
Tên dự án
Số dự án
Nhu cầu vốn đề nghị
Số vốn được phân bổ
Tỷ lệ vốn được phân bổ (%)
- Dự án chuyển tiếp
86
587,6
123,6
21,0
- Dự án mới
55
250,6
30,3
12,1
- Dự án hoàn thành
149
332,8
103,6
31,1
- Dự án CBĐT+TKQH
83
14,0
14,0
100,0
Cộng
373
1.185,0
271,5
22,9
Nguồn: Quyết định giao chỉ tiêu vốn XDCB năm 2006 của UBND tỉnh)
Điều kiện được ghi kế hoạch vốn là phải đảm bảo đúng theo trình tự đầu tư XDCB (phải có quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt tổng dự toán hoặc dự toán chi tiết), nhưng thực tế trên địa bàn Quảng Bình những năm gần đây có tình trạng nhiều bộ, ngành đóng trên địa bàn và ngay cả địa phương chưa đủ thủ tục vẫn giao kế hoạch vốn và đó là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thanh toán theo kế hoạch được giao.
Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, kế hoạch chỉ điều hành trong 01 năm, có khi 06 tháng và mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu căn cứ khoa học, có hiện tượng "khéo" chạy thì được bố trí vốn nên vội vàng thuê tư vấn lập dự án theo lượng vốn đơn vị "xin" được cho dự án chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hay quy hoạch tổng thể của tỉnh. Chính vì vậy, vốn đầu tư thường dàn trải, chia mỗi công trình một ít dẫn đến tình trạng đa số các dự án phải kéo dài nhiều năm, thậm chí có dự án bàn giao đưa vào sử dụng mà vẫn không có vốn bố trí trả nợ do phải "chia" cho các dự án khác, làm cho chất lượng các công trình kém, hiệu quả sử dụng không cao. Theo nghị định số 16/CP của Chính Phủ thì các dự án nhóm C thời gian bố trí kế hoạch vốn là hai năm nhưng hầu như có quá nhiều dự án đều được bố trí từ ba năm trở lên. Đây là bài toán nan giải không chỉ cho Quảng Bình mà còn cho cả nước.
Trong đầu tư XDCB còn có hiện tượng khối lượng xây dựng dỡ dang lớn, nhiều công trình chờ vốn do không được bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là công trình chuyển tiếp. Ngược lại có hiện tượng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán được do đơn vị chưa đủ thủ tục theo quy định của quy chế quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Các đơn vị thi công vẫn đi vay các tổ chức tín dụng để đảm bảo tiến độ, chưa thu lại được vốn để tái đầu tư trong khi đó vẫn phải trả lãi vay cho các tổ chức tín dụng nên giá trị công trình vẫn phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.
c) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB còn thấp và có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế hiện nay (xem bảng 2.9)
Điều này chứng tỏ từ 2001 đến năm 2005 hiệu suất vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2001 để có 1 đồng GDP tăng lên thì chỉ cần 1,8 đồng vốn đầu tư, hay 1 đồng vốn đầu tư tăng thêm đã tạo ra 12,4 đồng GDP thì đến năm 2005 để có 1 đồng GDP tăng lên thì phải cần tới 3,6 đồng vốn đầu tư, hay 1 đồng vốn đầu tư thêm thì chỉ tạo ra 11,5 đồng GDP.
Bảng 2.9.Hiệu suất vốn đầu tư và hệ số ICOR từ 2001-2005 của Quảng Bình
ĐVT: lần
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1. Hiệu suất vốn đầu tư (Hi)
12,4
17,6
13,5
10,2
11,5
2. Hệ số ICOR
1,8
1,5
2,2
3,4
3,6
(Nguồn: Số liệu tính toán)
d) Chưa làm tốt công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư
* Trình độ đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư (bao gồm cả chủ đầu tư và các ban quản lý dự án).
Nhìn chung trình độ và phẩm chất của một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn yếu kém, kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất. Trong điều kiện này, công tác kiểm tra thanh tra chưa được chú trọng, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh còn cồng kềnh, chồng chéo, quá nhiều đầu mối và nhiều chủ đầu tư.
Ngoài ra trong lĩnh vực này còn có những hạn chế sau:
+ Tư duy về cơ chế quan liêu, bao cấp, trước hết là cơ chế "xin - cho" của đội ngũ này không những chưa đổi mới mà còn nguyên giá trị. Vì vậy căn bệnh quan liêu quyền hành còn thể hiện rất rõ trong thái độ cư xử và giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trong giải quyết các thủ tục hành chính đã gây nhiều khó khăn ách trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.
+ Đội ngũ này còn có một số thiếu kinh nghiệm thực tế, họ có học vấn về mặt danh nghĩa nhưng nhiều trường hợp không phù hợp với học vấn thực chất do chưa được đào tạo bài bản nghiêm túc. Một số cán bộ lâu năm đã thành thạo với công việc thì lại nặng về kinh nghiệm chưa theo kịp với những đổi mới nhanh chóng diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB chưa phù hợp với tình hình thực tế, ít mang tính khả thi.
* Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được coi trọng
Các chủ đầu tư thường quan tâm đến số lượng dự án và khối lượng vốn được phân bổ. Họ ít chú trọng đến mặt hiệu quả kinh tế - xã hội do vốn đầu tư mang lại. Hiện tượng khoán trắng cho các đơn vị tư vấn lập dự án còn khá phổ biến. Nhiều dự án thiếu tính khả thi, phải phê duyệt lại hoặc điều chỉnh nhiều lần; cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu kém về chuyên môn và thiếu thông tin cần thiết... Cũng chính vì công tác chuẩn bị đầu tư chưa được chú trọng nên có không ít dự án CBĐT phải xoá bỏ, do không khả thi để đưa vào thực hiện dự án, làm lãng phí không ít vốn của Nhà nước. Và cũng chính ở công tác này chưa chú trọng nên một số dự án bỏ qua giai đoạn này, triển khai ngay ở khâu thực hiện nên không tính toán kỹ càng gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
* Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán chưa được quan tâm
Tình trạng không tuân thủ trình tự đầu tư trong thời gian qua là khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chưa thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư, áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn buông lỏng chất lượng, coi trọng số lượng dẫn đến các quyết định phê duyệt liên tục phải bổ sung, điều chỉnh.
Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần như: trụ sở UBND tỉnh, bể bơi tỉnh, sân vận động tỉnh... thậm chí có không ít dự án vừa thiết kế vừa thi công... đến giai đoạn cuối hoặc khi công trình thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí đã phát sinh.
Có nhiều dự án có tổng dự toán được phê duyệt cao hơn tổng mức đầu tư, điều này cho thấy khâu phê duyệt chủ trương đầu tư quá đơn giản, nhiều chủ đầu tư chia dự án lớn thành nhiều dự án nhỏ, hoặc nhiều hạng mục chỉ tạm tính nhằm mục đích để tổng mức đầu tư thấp. Do vậy trong quá trình thi công đã vượt tổng mức đầu tư khá lớn, có dự án vượt gấp hai lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu nên phải điều chỉnh phê duyệt lại tổng mức đầu tư. Chất lượng thiết kế của một số dự án không đảm bảo yêu cầu, không phù hợp với thực tế, cũng như yêu cầu về kỹ thuật dẫn đến phải sửa đổi bổ sung thiết kế... nên chất lượng công trình không đảm bảo như sân vận động Quảng Bình thi công gần 5 năm mới xong, khi thi công gần xong đã phát hiện công trình có sự cố, nứt nẻ. Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng đã chỉ rõ một số sai sót trong thiết kế và Bộ xây dựng cũng như UBND tỉnh đã có quyết định ngừng mọi hoạt động để có phương án sửa chữa, cũng như quy trách nhiệm cho các tổ chức cá nhân vi phạm.
* Công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu
Công tác này còn nhiều bất cập: Quá trình chuẩn bị đấu thầu thường kéo dài; hồ sơ mời thầu không rõ ràng, có quá nhiều lỗi, các tiêu chí thường mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu gây nhầm lẫn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng như trong quá trình xét thầu; một số chủ đầu tư cố tình lập hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng (thường được chủ đầu tư "nhắm" trước hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi (trên báo địa phương hoặc một số báo ít người đọc); hoặc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế nên không có tính cạnh tranh cao trong đấu thầu.
Trong đấu thầu có hiện tượng thông thầu, "quân xanh quân đỏ" dàn xếp trước nên chất lượng đấu thầu không cao không giảm được phần nào tỷ lệ tiết kiệm chi của ngân sách Nhà nước.
Hội đồng xét thầu thường không có chuyên môn lẫn kinh nghiệm thậm chí không có chứng chỉ đấu thầu vẫn được chủ đầu tư mời vào hội đồng xét thầu, làm cho chất lượng xét thầu hạn chế có lúc đánh giá sai nhà thầu gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà thầu tham gia. Có khi dùng ảnh hưởng cá nhân hoặc được chủ đầu tư bật "đèn xanh" nên các thành viên của hội đồng xét thầu cố tình đánh giá sai sự thật; dẫn đến nhà thầu có năng lực thì không được trúng thầu còn nhà thầu kém thì vẫn được đề nghị trúng thầu.
Do trong Luật đấu thầu cũng như Nghị định của Chính phủ chưa có quy định "giá sàn" nên có rất nhiều nhà thầu khi tham gia đấu thầu bỏ giá quá thấp nên khi thi công làm cho chất lượng công trình không đảm bảo, hoặc từ chối tham gia thi công đẫn đến công trình phải đấu thầu lại hoặc phải chọn nhà thầu khác gây lãng phí tiền của Nhà nước, tốn nhiều thời gian làm cho dự án phải kéo dài.
Thời gian xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu đôi lúc vượt thời gian theo quy định của Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn, làm cho các nhà thầu thiệt hại không nhỏ do phải trả một khoản chi phí trong thời gian làm bảo lãnh dự thầu và kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
Công tác chỉ định thầu cũng rất nhiều bất cập: Các chủ đầu tư thường chia nhỏ dự án để chỉ định thầu, hoặc chỉ định sai điều kiện quy định của Luật đấu thầu và chỉ thị tiết kiệm của UBND tỉnh ban hành. Lựa chọn nhà thầu thiếu hoặc không có kinh nghiệm trong thi công, hoặc tình hình tài chính thiếu lành mạnh làm cho dự án kém chất lượng thậm chí phải đập đi làm lại gây tốn kém lãng phí vốn đầu tư.
Hiện tượng "mua bán" thầu hiện nay cũng khá phổ biến. Có nhà thầu trúng thầu hoặc được chỉ định thầu nhưng thực tế không tham gia thực hiện thi công mà "bán" lại toàn bộ hoặc một phần của dự án cho nhà thầu khác lấy chênh lệch. Làm cho chất lượng dự án không đảm bảo, gây thất thoát vốn đầu tư (vì trình độ tay nghề kinh nghiệm của nhà thầu mới (B') không được cao, hoặc họ phải bớt xén vật tư, vật liệu do phải trả thêm một khoản chênh lệch cho nhà thầu cũ)...
Một số nội dung trong Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu không mang tính khả thi, mâu thuẫn, khó hiểu làm hạn chế đến việc thực hiện quy trình đấu thầu.
* Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức
Công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chưa được các chủ đầu tư triển khai một cách quyết liệt, chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện như: quỹ nhà, quỹ đất, công tác phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên một số dự án ghi vốn nhiều năm nhưng không triển khai được... Tiềm năng và khả năng về quỹ đất là một nguồn lực rất lớn, đặc biệt là đất đô thị, đất mặt đường nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả trong khi đó kinh phí cho giải phóng mặt bằng lại quá lớn so với NSNN.
Ảnh 5: Công trình: Sân bay Đồng Hới – Công tác GPMB chậm
Công tác giải phóng mặt bằng cho việc thực hiện nhiều dự án còn khó khăn nan giải bởi sự vướng mắc về cơ chế, chính sách đến nay chưa được đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ. Nhiều dự án không có đất tái định cư nên không lên được phương án đền bù. Mặc dù các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp tháo gỡ nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều dự án vẫn bị đình trệ, dây dưa từ năm này qua năm khác ở khâu giải phóng mặt bằng nổi cộm như dự án: cầu Kiến Giang, sân bay Đồng Hới...
Chính sách tài chính trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang có nhiều bất cập:
Thứ nhất, về đền bù thiệt hại đối với đất ở đô thị: Do không thống nhất giữa quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách, điều kiện để được đền bù về đất được quy định tại Luật đất đai dẫn đến chính quyền địa phương và cán bộ thừa hành lúng túng trong việc lập phương án và phương thức đền bù, trợ cấp.
Thứ hai, về đền bù đất nông nghiệp: Người nông dân chưa được đền bù hỗ trợ cho các chi phí trong quá trình đầu tư thâm canh đã làm thay đổi độ phì của đất dẫn đến khấu kiện của người bị thu hồi đất, họ đòi tăng hạng của đất nông nghiệp khi đền bù. Tương tự như trường hợp sử dụng đất tạm thời, thuê đất hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Việc xác định chi phí đầu tư vào đất chưa được làm rõ trong quá trình lập phương án đền bù thiệt hại, nên người sử dụng đất thường đòi hỏi được đền bù cao hơn mức Nhà nước đưa ra.
Thứ ba, về tái định cư: Đối với các dự án phải tổ chức di dời dân để giải phóng mặt bằng, tỉnh chưa có những hỗ trợ cụ thể về tài chính, cơ chế, chính sách về đầu tư đối với dự án xây dựng khu tái định cư; chưa quy định cụ thể trách nhiệm quyền lợi của chủ đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu di dân tái định cư nhất là các dự án phải hực hiện tái định cư tại chỗ. Việc chưa có các quy định chi tiết về chính sách tái định cư đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
* Việc giải ngân cho các dự án còn thấp so với kế hoạch.
Công tác giải ngân còn hạn chế; khối lượng thực hiện và thanh toán vốn đầu tư ở đầu năm còn ít; tình trạng vốn chờ công trình còn khá phổ biến.
Từ năm 2001-2005, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh còn thiếu nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu chỉ từ 25%- 40%. Song cả 5 năm ( 2001-2005) tỷ lệ giải ngân đạt thấp so với kế hoạch lần lượt là: (92,14%; 82,6%; 91,9%; 90,2%; 74,2%) hàng năm đều đã thanh toán đến tháng 01 năm sau. Các dự án ngoài hàng rào các khu công nghiệp và các chương trình phát triển của các ngành triển khai chậm, không giải ngân hết vốn. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Bình trong những năm tiếp theo.
Việc thanh toán vốn đầu tư trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng chưa được thực hiện một cách triệt để, còn tồn tại việc thanh toán cho đối tượng này thông qua trung gian như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng (chi cho từng hộ dân), ban quản lý dự án thực hiện rút tiền mặt trực tiếp từ quỹ NSNN chi cho hộ dân theo phương án đền bù đã được duyệt, sau đó việc chi trả như thế nào do ban quản lý tự quyết định. Đây là vấn đề cần nghiên cứu trong quy trình thanh toán vốn đầu tư.
Công tác thanh toán vốn đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không nghiệm thu để thanh toán; hoặc các dự án được ghi kế hoạch nhưng chưa có các thủ tục đến cuối năm mới hoàn tất thủ tục cần thiết dẫn đến có hiện tượng vốn chờ công trình. Công tác thanh toán thường phải dồn vào các tháng cuối năm.
* Công tác quyết toán vốn đầu tư còn hạn chế
Chức năng và trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thuộc chủ đầu tư, đa số các chủ đầu tư khi công trình hoàn thành không chịu lập báo cáo quyết toán trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Đa số đều lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định từ 6 tháng đến 1 năm thậm chí có công trình chậm từ 2 đến 3 năm.
Chất lượng của báo cáo quyết toán thường kém, do đa số các ban quản lý, chủ đầu tư kiêm nhiệm nên không thành thạo lắm trong khâu lập báo cáo, dẫn đến tình trạng phải chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian thẩm tra và phê duyệt.
Chất lượng của công tác thẩm tra quyết toán chưa được cao, thành phần hội đồng quyết toán được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh gồm nhiều cơ quan chức năng, nhưng đa số các cơ quan khác ít tham gia chỉ phần lớn là cán bộ của Sở Tài chính; do số lượng mỏng nên hạn chế nhiều trong khâu thẩm tra; Ngoài ra phần lớn các dự án khi quyết toán ít được kiểm tra thực tế và không kiểm tra được các phần khuất của công trình mà chủ yếu chỉ căn cứ trên các hồ sơ, sổ sách, chứng từ đơn vị trình lên, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác quyết toán, đôi khi thất thoát lãng phí vốn đầu tư trên thực tế không nắm được.
Mặc dù trong những năm qua công tác thẩm tra quyết toán có tiến bộ, giảm chi cho ngân sách đáng kể (xem bảng 2.10) song vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Không tránh khỏi thất thoát lãng phí vốn đầu tư.
Bảng 2.10. Tình hình quyết toán VĐT dự án hoàn thành
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
- Số lượng dự án quyết toán
156
167
232
235
209
- Giá trị đề nghị quyết toán
117.595
190.309
282.228
225.685
301.869
- Giá trị chấp nhận quyết toán
117.061
190.131
281.392
223.308
299.504
- Giá trị giảm trừ
534
178
836
2.377
2.365
- Tỷ lệ giảm so với giá trị đề nghị Quyết toán (%)
0,45
0,09
0,29
1,05
0,78
(Nguồn : Báo cáo tình hình quyết toán VĐT của Sở Tài chính)
Tuy công tác quyết toán hàng năm tăng theo số lượng, nhưng theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước thì từ năm 2002 trở về trước vẫn còn 178 công trình lớn nhỏ chưa được quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; từ năm 2002 trở về sau còn khoảng gần 500 dự án chưa được thẩm tra phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành (chủ yếu là các dự án do các Phòng Tài chính huyện, thành phố thẩm tra). Dẫn đến chưa tất toán được tài khoản cấp phát tại Kho bạc Nhà nước.
Việc Nhà nước quy định bãi bỏ 5% chi phí chờ quyết toán đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khâu quyết toán. Khi tiến hành thẩm tra phần chi phí vốn đầu tư thì có biến động tăng, giảm nhưng đã được cơ quan cấp phát thanh toán hết cho các đơn vị thụ hưởng nên công tác kiểm tra thoái thu, thoái chi rất khó khăn thậm chí có khi không kiểm tra hết dẫn đến thất thoát không nhỏ trong vấn đề này. Hay nói cách khác chưa có quy định về giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị, tổ chức nào đứng ra kiểm tra, chế tài công tác này.
* Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, có nhiều sai sót
Công tác tư vấn bao gồm các công việc: tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án khả thi, báo cáo đầu tư; tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự toán - tổng dự toán; tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu; tư vấn giám sát, kiểm toán... Bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, dân dụng công nghiệp, hạ tầng... Tuy hoạt động rất rộng, đối tượng công việc phong phú nhưng chất lượng của công tác tư vấn chưa cao, còn sai sót nhiều được thể hiện trên các mặt:
- Hầu hết công tác tư vấn trên địa bàn tỉnh ít khi phải đấu thầu nên các chủ đầu tư thường chọn các đơn vị "có mối quan hệ" mà không chú trọng đến kinh nghiệm của họ nên dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần, làm chậm tiến độ, lãng phí thất thoát vốn đầu tư.
- Tay nghề của hầu hết các đơn vị tư vấn còn yếu, đa số mới thành lập, cán bộ kỹ sư mới ra trườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.doc