Luận văn Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------- 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯTRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯTRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ----------- 4

1.1.1. Khái niệm đầu tư-------------------------------------------------------------------- 4

1.1.2. Phân loại đầu tư---------------------------------------------------------------------- 6

1.1.2.1. Đầu tưtrực tiếp ----------------------------------------------------------- 6

1.1.2.2. Đầu tưgián tiếp ----------------------------------------------------------- 7

1.1.2.3. Theo tính chất sửdụng vốn đầu tư-------------------------------------- 8

1.1.2.4. Theo ngành đầu tư--------------------------------------------------------- 9

1.1.2.5 Theo tính chất đầu tư---------------------------------------------------- 10

1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với sựphát triển của một quốc gia các vùng

kinh tế------------------------------------------------------------------------- 10

1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯCHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ----------- 12

1.2.1. Nguồn vốn trong nước -------------------------------------------------------- 12

1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài -------------------------------------------------------- 13

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư----------------------------- 16

1.2.3.1. Tác động của lãi suất đến nguồn vốn đầu tư------------------------ 16

1.2.3.2. Tác động của lạm phát đến đầu tư------------------------------------ 20

1.2.3.3. Các cải cách tài chính và cải cách thịtrường vốn ------------------ 21

1.2.3.4. Môi trường đầu tư------------------------------------------------------- 22

1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN

KINH TẾ----------------------------------------------------------------------------- 22

1.3.1. Khuynh hướng huy động vốn của các quốc gia trên thếgiới ------------ 23

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn -- 25

Kết luận chương I ------------------------------------------------------------------------ 29

Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬDỤNG VỐN ĐẦU TƯCHO

TẠI QUẬN 9 –TP. HỒCHÍ MINH giai đoạn 1999-2003

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀTÌNH HÌNH KT-XH QUẬN 9

2.1.1. Đặc điểm tựnhiên-------------------------------------------------------------- 30

2.1.1.1. Tình hình sửdụng đất ------------------------------------------------- 30

2.1.1.2. Tình hình đô thịhoá--------------------------------------------------- 32

2.1.2. Tình hình dân sốvà nguồn nhân lực----------------------------------------- 32

2.1.2.1. Dân số------------------------------------------------------------------- 32

2.1.2.2. Nguồn nhân lực --------------------------------------------------------34

2.1.3. Thực trạng và tiềm năng vềphát triển một sốngành nghềkinh tế

chủchốt ------------------------------------------------------------------------ 35

2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủcông nghiệp -------- 35

2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ----------------- 36

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển

kinh tế-------------------------------------------------------------------------- 37

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯTRONG QUẬN 9 --------- 39

2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư--------------------------------------------- 39

2.2.2 Hiệu quảsửdụng vốn --------------------------------------------------------- 42

2.2.2.1. Hiệu quảvềmặt kinh tế----------------------------------------------- 42

2.2.2.2. Hiệu quảvềmặt xã hội ----------------------------------------------- 43

2.2.3. Lĩnh vực và hướng sửdụng vốn đầu tư------------------------------------- 44

2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủcông nghiệp -------------------------------- 44

2.2.3.2. Thương mại dịch vụ--------------------------------------------------- 45

2.2.3.3. Nông nghiệp ------------------------------------------------------------ 45

2.2.3.4. Xây dựng cơbản ------------------------------------------------------- 45

2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sửdụng vốn đầu tư------------------ 46

2.2.4.1. Tồn tại trong quá trình thu hút vốn đầu tư------------------------- 46

a. Tồn tại trong hệthống pháp luật hiện hành ----------------------- 46

b. Tồn tại trong thủtục hành chánh ------------------------------------ 48

c. Vốn thu hút chưa đa dạng--------------------------------------------- 49

d. Chưa hình thành khu sản xuất công nghiệp ------------------------ 49

e. Tồn tại trong cơchếkiểm tra và giám sát tài chánh đối với

hoạt động của các doanh nghiệp và cơsởsản xuất kinh doanh

đóng trên địa bàn -------------------------------------------------------- 50

f. Tồn tại trong đội ngũngười lao động và cán bộquản lý --------- 50

2.2.4.2. Tồn tại trong quá trình sửdụng vốn đầu tư------------------------ 51

Kết luận chương II ----------------------------------------------------------------------- 53

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬDỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ

CHO ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN KINH TẾTẠI QUẬN 9 –TP. HỒCHÍ MINH

GIAI ĐOẠN 2004-2010

3.1. Định hướng huy động vốn vào Quận 9 giai đoạn 2005-2010 theo chiến

lược phát triển kinh tếxã hội của nghịquyết Đại hội Đảng bộQuận 9

lần thứIII ---------------------------------------------------------------------------- 54

3.2. Giải pháp chung hỗtrợcho việc huy động và sửdụng vốn có hiệu quả- 55

3.2.1. Giải pháp đổi mới chính sách thuếnhằm tạo ra nguồn vốn cho

NSNN ------------------------------------------------------------------------ 56

3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế--------------------------------------- 56

3.2.1.2. Hoàn thiện việc tổchức và quản lý thu thuế-----------------------------58

3.2.2. Giải pháp tạo nguồn thu khác ngoài thuế-------------------------------- 59

3.2.3. Tiết kiệm các khoản chi -------------------------------------------------------------60

3.2.4. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tưtừhệthống

ngân hàng----------------------------------------------------------------------- 61

3.2.5. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tưtừnước

ngoài---------------------------------------------------------------------------- 67

3.2.6. Giải pháp thu hút vốn đầu tưtrên thịtrường chứng khoán------------- 69

3.3. Các giải pháp đặc thù hỗtrợhuy động vốn cho phát triển kinh tế

của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 72

3.3.1. Hoàn thành dựán khu sản xuất vật liệu xây dựng Long Sơn và xây

dựng dựán khu công nghiệp Phú Hữu ------------------------------------ 71

3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp trong Quận và UBND ------ 74

3.3.3. Áp dụng rộng rãi mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm----------- 74

3.3.4. Thu hút sựtham gia của Quỹ đầu tưphát triển đô thịthành phốvềcơ

sởhạtầng ----------------------------------------------------------------------- 75

3.3.5. ĐềnghịThành phốphát hành trái phiếu có kỳhạn-------------------------75

3.4. Các giải pháp đặc thù hỗtrợsửdụng vốn hiệu quảcho đầu tưphát

triển kinh tếcủa Quận 9 ---------------------------------------------------------- 76

3.4.1. Hạn chếtình trạng đầu tưphân tán, manh mún ---------------------------- 76

3.4.2. Hạn chếtối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tưhạtầng ------------------ 76

3.5. Các giải pháp khác hỗtrợhuy động và sửdụng vốn cho phát triển kinh tế

của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 76

3.5.1. Hỗtrợcông tác di dời của các cơsởtheo yêu cầu quy hoạch của

Quận ----------------------------------------------------------------------------- 77

3.5.2. Hỗtrợcông tác đền bù và giải phóng mặt bằng --------------------------- 78

3.5.3. Đào tạo giáo dục đội ngũcán bộquản lý nhà nước và người lao động

trên địa bàn --------------------------------------------------------------------- 79

3.5.4. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại

Quận----------------------------------------------------------------------------- 80

Kết luận chương III---------------------------------------------------------------------- 81

KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 82

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự an toàn xã hội. 2.1.2.2. Nguồn nhân lực Theo BẢNG 2.3 lao động Quận chiếm 65% dân số, trong đó nữ chiếm 49,53%, nam chiếm 50,47%; số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 2,3% trong tổng số lao động, dưới độ tuổi lao động chiếm 0,5%. Như vậy cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động có sức khoẻ tốt, năng suất cao đây là một điểm mạnh của quận trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh tế xã hội. Lao động tập trung nhiều nhất ở các Phường Hiệp Phú, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú A, Phước Long A, Phước Long B là những phường mức đô thị cao hơn, những phường còn lại lực lượng lao động thấp hơn. Trình độ lao động cấp I và cấp II chiếm tỷ trọng lớn, số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ khoảng 23,33% chủ yếu ở các trường đại học, số người ở độ tuổi lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp. Trình độ chuyên môn tay nghề của lao động còn thấp có khoảng 5% có trình độ đại học, 6% trình độ công nhân kỹ thuật, công nhân học các trường dạy nghề chiếm khoảng 11,33%. Qua phân tích tình hình và tiềm năng dân số, nguồn nhân lực Quận 9 cho thấy: dân số Quận 9 chủ yếu là dân số trẻ và dân cư nhập cư cao nên mức tăng trưởng của lực lượng lao động cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của dân cư. Đây là nguồn lao động dồi dào, song đây cũng là áp lực lớn về giải quyết việc làm và cải thiện mức sống dân cư, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Mặt khác, một lực lượng tạm cư có thời hạn rất lớn đó là học sinh sinh viên ở các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp cũng tác động đến sinh hoạt xã hội. 2.1.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển một số ngành nghề kinh tế chủ chốt 2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nếu xét trên toàn địa bàn Quận 9, thì lực lượng sản xuất công nghiệp của trung ương và thành phố đóng trên địa bàn quận là chủ yếu (có 65 đơn vị, trong khi đó quận có 32 đơn vị). Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của quận. Năm 1998 chiếm 90,6%, năm 2001 chiếm khoảng 91%, năm 2003 chiếm 70%. Số lao động thu hút vào khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, xu hướng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 13% năm. BẢNG 2.4: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUẬN QUẢN LÝ Chia theo thành phần kinh tế (Tính theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng 1999 2000 2001 2002 2003 TỔNG SỐ 203.421 246.793 290.364 434.172 653.720 Chia theo thành phần - - - - - - Công ty cổ phần 20.324 17.431 19.181 18.152 72.368 - Hợp tác xã 3.412 10.238 15.380 12.019 10.083 - Ngoài quốc doanh + Công ty Trách nhiệm hữu hạn + Doanh nghiệp tư nhân + Hộ cá thể 179.685 83.595 40.866 55.224 219.124 98.908 47.541 72.675 225.803 127.627 49.285 78.891 404.001 234.672 81.473 87.856 571.269 270.999 210.449 89.821 Qua xem xét số liệu BẢNG 2.4 cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm đều tăng, tuy nhiên khối công nghiệp quốc doanh ngày càng giảm tỉ trọng do trong quá trình đổi mới công nghiệp tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhà nước của quận đã chuyển đổi hình thức sang cổ phần hóa. Khối công ty, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị tăng, hộ cá thể có giá trị không ổn định có xu hướng ngày càng giảm do không có vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tiến công nghệ, phần lớn sản xuất thủ công lạc hậu giá thành cao, sản phẩm chất lượng thấp khó cạnh tranh trên thị trường. Ngành sản xuất trang phục, sản phẩm thuộc da, túi xách chiếm tỉ trọng lớn 31,42%; ngành sản xuất khoáng chất phi kim loại chiếm tỉ trọng lớn thứ hai 20,01%; ngành thực phẩm và đồ uống chiếm 11,89%. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2003 có 1152 cơ sở trong đó có 2 doanh nghiệp quốc doanh còn lại là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn và hộ sản xuất nhỏ. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của quận quản lý chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phát triển đa dạng về số lượng và ngành nghề. Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua đạt được những kết quả khích lệ, tốc độ phát triển bình quân hàng năm trên 13% chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn thấp so với tốc độ phát triển của thành phố và các quận nội thành. 2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ. Quận 9 có vị trí nằm giữa hai trung tâm thành phố lớn Tp.Hồ Chí Minh và Tp.Biên Hòa, hơn nữa được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên sông nước tạo điều kiện phát triển ngành du lịch của quận. Trong những năm gần đây dần hình thành những khu du lịch có qui mô lớn và nhỏ với nhiều loại hình vui chơi giải trí khác nhau: khu du lịch Suối Tiên, các khu vui chơi giải trí nhà vườn đã thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm từ thành phố và các tỉnh lân cận. Chính vì sự phát triển này đã kéo theo hàng chục các loại dịch vụ khác đi kèm như: ăn uống, chụp ảnh, cửa hàng lưu niệm, xe đưa đón,…thúc đẩy các ngành này phát triển khá trong những năm gần đây. Ngoài ra, hiện nay dân cư tương đối đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng chủ yếu là dân nhập cư làm tác động mạnh mẽ đến hoạt động dịch vụ thương mại – dịch vụ. Mặt khác, hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại phục vụ hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng không những cho nhân dân địa phương mà còn cho khách từ các địa phương khác đến. Hiện nay, khu vực thương mại – dịch vụ chiếm tỉ trọng thứ hai sau ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. BẢNG 2.5: DOANH THU NGÀNH TM-DV TRÊN ĐỊA BÀN Đơn vị tính: Triệu đồng 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 390.808 505.718 764.221 862.592 1.094.469 1. Quốc doanh 161.955 203.653 251.799 298.436 357.703 2. Hợp tác xã 733 768 937 971 1.326 3. Ngoài quốc doanh 167.643 229.144 430.445 479.205 652.962 4. Có vốn đầu tư nước ngoài 60.477 72.153 81.040 83.980 82.478 Nhìn vào số liệu ở BẢNG 2.5 cho thấy hoạt động thương mại – dịch vụ trong thời gian qua có doanh thu tăng trưởng ổn định. Điều này chứng tỏ tiềm năng thương mại – dịch vụ của quận rất lớn và đóng góp tích cực trong cơ cấu kinh tế của quận. Hoạt động thương mại – dịch vụ ở khối ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao năm 1999 doanh thu đạt 167.643 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 652.962 triệu đồng. Khối quốc doanh có tăng trưởng nhưng chậm hơn năm 1999 doanh thu đạt 161.955 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 357.703 triệu đồng. Như vậy, hoạt động thương mại – dịch vụ chỉ tập trung sôi nổi ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song mang tính tự phát cao, khu vực quốc doanh tăng trưởng chậm nên cần có sự quản lý chặt chẽ hơn. Ngành du lịch phát triển khá nhanh trong những năm gần đây với sự ra đời của một số khu du lịch với qui mô lớn và các khu du lịch nhà vườn sinh thái lý tưởng cho khách du lịch cho các địa phương khác đến tham quan. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế Qua phân tích hiện trạng tình hình kinh tế Quận 9 cho thấy được thực tế trong 5 năm qua các ngành kinh tế trong địa bàn đã tiếp cận và phát triển đạt yêu cầu chung của thành phố. Tốc độ phát triển hàng năm tương đối cao, các ngành mũi nhọn gồm: dệt, các sản phẩm kim loại có tăng trưởng nhưng chưa bằng các quận nội thành, phân bố công nghiệp hiện nay khá hợp lý, ngành thương mại - dịch vụ chiếm vị trí then chốt trong thời gian qua trong cơ cấu kinh tế của quận, hoạt động sản xuất nông nghiệp có quan tâm phát triển nhưng mức độ đóng góp chưa cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đúng mức, cần phải tăng cường đầu tư trong thời gian tới. Từ hiện trạng tình hình kinh tế nêu trên, Quận 9 có những thuận lợi sau: Quận 9 là địa bàn nằm trên hướng phát triển chiến lược của thành phố lên phía Bắc, yêu cầu của thành phố đặt ra cho quận là duy trì khu công nghiệp hiện có, đồng thời hình thành các khu du lịch, vui chơi giải trí sinh thái có tầm cỡ, nhằm cải thiện môi trường và là nơi giãn dân trong trung tâm thành phố. Chính vì vậy, quận được thành phố đầu tư cao cả về kinh tế lẫn xã hội. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển xã hội trên địa bàn, địa hình phong phú đa dạng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch. Quỹ đất còn nhiều cho việc bố trí các khu vui chơi giải trí, khu đô thị, du lịch và công nghiệp sinh thái. Trong lĩnh vực giao thông có các tuyến đường bộ quan trọng nối liền nội thành với các vùng lân cận như: Biên Hoà, Bình Dương, Vũng Tàu,… tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa quận với thành phố và các vùng lân cận khác. Đường thuỷ với hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất là sông Đồng Nai là con sông lớn nhất vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển giao thông đường thuỷ góp phần phát triển giao lưu hàng hoá thúc đẩy kinh tế phát triển. Số người trong độ tuổi lao động trong quận cao chiếm 60% dân số sẽ cung cấp nguồn nhân lực đáng kể cho quận và địa bàn lân cận. Tài nguyên thiên nhiên nhiều, đặc biệt là tài nguyên đất, hiện quỹ đất của quận còn nhiều thuận lợi cho việc xây cơ sở kinh tế. Bên cạnh những thuận lợi về mặt kinh tế, quận còn tồn tại những khó khăn cần phải khắc phục: Sản xuất kinh doanh có phát triển, song so với thế mạnh và tiềm năng trên địa bàn thì chưa khai thác hết, tốc độ phát triển chưa cao, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế còn chậm, nguyên nhân cơ bản là do thiếu vốn, thiếu đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là đầu tư nước ngoài. Trong công nghiệp việc đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm, phương tiện sản xuất còn lạc hậu, do đó năng suất lao động không cao, giá thành sản phẩm tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với các khu vực lân cận và trong cả nước cũng như thị trường thế giới. Sản xuất nông nghiệp quy mô có khuynh hướng thu hẹp do việc đô thị hoá tăng nhanh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hợp lý, vốn phát triển nông nghiệp ít chủ yếu là ngắn hạn nên mức phát triển nông nghiệp còn thấp. Chăn nuôi còn ảnh hưởng đến giá cả thị trường do người sản xuất không dự tính được giá cả, lời lỗ. Mặt khác, chăn nuôi là ngành có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường do đó đã ảnh hưởng đến tốc độ của ngành. Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch có bước phát triển khá nhưng chưa ổn định, hiện quận chưa có chợ đầu mối, mức bán buôn chưa cao chủ yếu là bán lẻ phục vụ cho dân địa phương. Dịch vụ có bước đầu phát triển nhưng vốn còn hạn chế cần phải đầu tư mạnh trong tương lai. Về cơ sở hạ tầng, mặc dù đất đai là lợi thế của quận nhưng chưa phát huy tốt do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác qui hoạch còn chậm và chồng chéo, đầu tư còn chưa tương xứng với nhu cầu đô thị hoá của địa bàn. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các dự án đầu tư còn đan xen, chưa đồng bộ như đường xá, điện, nước, điện thoại gây lãng phí, không hiệu quả. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9 2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư BẢNG 2.6 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN Đơn vị tính: % 31.02 40.438.418.317.54. Vốn từ khu vực dân cư 20.71 15.715.724.334.03. Vốn từ DNNN 28.49 23.327.631.935.32. Vốn từ DN đầu tư NN 19.78 20.418.125.313.0 1. Vốn từ NSNN (tập trung cho XDCB) Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999- 2003 2003 2002 2001 2000 HUY ĐỘNG THEO NGUỒN VỐN BẢNG 2.7 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH Đơn vị tính: % VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2000 2001 2002 2003 Tỷ lệ huy động từ vốn từ năm 1999-2003 1. Thương mại - dịch vụ 5.82 9.80 8.31 14.13 10.17 2. Công nghiệp - TTCN 78.52 70.48 78.38 67.34 72.92 3. Nông nghiệp 4. Xây dựng 15.66 19.72 13.31 18.52 16.91 Qua số liệu cho thấy tốc độ huy động vốn bình quân trong năm năm (1999- 2003) tăng 26% năm. Tuy nhiên nguồn vốn còn nghèo nàn, có qui mô nhỏ, phần lớn vốn huy động từ các hộ kinh doanh cá thể chiếm 31.02% tổng số vốn huy động. Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm sắp sĩ 20% và vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28.49%, còn lại là vốn của doanh nghiệp nhà nước. Chưa thu hút được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng trong địa bàn Quận và nguồn viện trợ. Hình 1: Vốn huy động theo nguồn Vốn từ NSNN 19.78% Vốn từ khu vực dân cư 31.02% Vốn từ DNNN 20.71% Vốn từ DN ĐTNN 28.49% Tỷ trọng vốn huy động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao chiếm 72.92% so với các ngành nghề khác trong địa bàn Quận; tốc độ tăng vốn bình quân là 20%. Khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này nhỏ so với các Quận khác của thành phố, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đa phần là doanh nghiệp nhỏ, trang thiết bị sơ sài, cũ thậm chí lạc hậu. Năm 2003 vốn huy động có phần chậm lại là do sự bảo hòa về vốn đầu tư của tình hình đất nước. Tỷ trọng vốn ngành thương mại - dịch vụ du lịch tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 10% so với các ngành kinh tế khác nhưng tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm qua cao 70%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Quận đã đúng hướng quy hoạch phát triển của thành phố. Đáng chú ý nhất là ngành nông nghiệp vốn huy động rất thấp không đáng kể thậm chí khó tập hợp được số liệu chính xác, một phần bởi người nông bỏ ít vốn và lấy công làm lời, một phần bởi lãnh đạo quận chưa thực sự quan tâm đến ngành này. Nguồn vốn này chủ yếu là do người nông dân canh tác tự phát, phục vụ nhu cầu lương thực trong quận. Điểm đáng chú ý thứ hai, nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước đa phần phục vụ cho xây dựng cơ bản như đường xá, cầu- cống, trường học,…phù hợp với một cơ sở hạ tầng hiện có của Quận. Hình 2: Vốn huy động theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp - TTCN 72.92% Thương mại dịch vụ 10% Xây dựng 16.91% 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn Với quyết tâm của nhân dân và lãnh đạo Quận sau 05 năm tích cực cùng nổ lực huy động vốn và sử dụng vốn đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của Quận không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, đóng góp tích cực và ngày càng rõ nét trong công cuộc xây dựng thành phố văn minh hiện đại nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước nói chung. Cụ thể vốn sử dụng đã đạt hiệu quả như sau: 2.2.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế BẢNG 2.8 : TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH QUA CÁC NĂM ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 1999 2000 2001 2002 2003 1. Nguồn thu ngân sách Quận Trong đó : Thuế 13.869 2.350 10.190 2.978 15.711 3.324 17.729 3.734 35.534 7.824 2. Số thuế DN nộp vào NSTW 11.355 10.574 11.908 13.756 21.224 3. Tốc độ phát triển số thuế nộp vào ngân sách Quận. - 1,26 1,12 1,12 2,1 Nguồn UBND Quận 9 Được tách ra từ Quận Thủ Đức, Quận 9 vốn là một quận ngoại thành nghèo. Vì vậy, số vốn đầu tư của ngân sách bỏ vào xây dựng cơ bản hàng năm khá lớn. Song với sự nổ lực và cố gắng của lãnh đạo Quận trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch kinh tế xã hội đó đã đóng góp vào ngân sách Quận một kết quả đáng kể. Tỷ trọng số thuế nộp vào ngân sách tăng lên mỗi năm, năm 1999 là 17% và đến năm 2002 là 21%, năm 2003 là 22%. Bên cạnh đó, số thuế thu được từ các doanh nghiệp trong địa bàn cũng đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Thành phố, số thuế thu được tăng hàng năm, năm 1999 là 11.355 triệu đồng, năm 2002 là 13.756 triệu đồng và đến năm 2003 là 21.224 triệu đồng, giúp ngân sách Thành phố giảm gánh nặng vốn cho Quận 9. 2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội Hình 3: Số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN và Thương mại dịch vụ 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1999 2000 2001 2002 2003 Tính đến hết năm 2003 đã có 8.299 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại do Quận quản lý, trong đó 1.122 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, số cơ sở sản xuất tăng bình quân 220% mỗi năm, góp phần giải quyết hết 27.134 lao động, thu hút được một số lao động sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi đáng kể. Mức thu nhập của người lao động cũng được tăng so với người lao động trong sản xuất nông nghiệp phải làm việc theo mùa vụ. Vì vậy, đời sống của người dân quận 9 ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, do sự phát triển của Quận 9 số lượng dân nhập cư về ngày càng nhiều đặc biệt là có sự giãn dân từ trong thành phố ra. Đánh giá được Quận 9 đã đạt thành tích quan trọng trong chính sách kinh tế của Thành phố, giúp các Quận nội thành Thành phố giải quyết chính sách kinh tế - xã hội, làm cho Thành phố ngày càng phát triển bền vững hơn. Các cơ sở kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải liên tục đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ đã giúp nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trước kia phần lớn là lao động phổ thông và làm nghề nông; nay đã được các doanh nghiệp tuyển dụng bồi dưỡng đào tạo trở thành những người lao động bậc cao, có tác phong công nghiệp và kỷ luật nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ trong quản lý hành chánh cũng được nâng cao về trình độ trong công tác qua quá trình học hỏi và đúc kết kinh nghiệm quản lý ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh trong địa bàn. Số dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhiều và số dự án của Trung Ương và Thành phố tập trung vào Quận 9 cũng nhiều, giúp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận có sự thay đổi rõ rệt, hiện các cây cầu bằng tre hay gọi là “cầu khỉ” nay đã được bê tông hóa hoàn toàn; các tuyến đường xương cá đã được thảm nhựa, mở rộng các con đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, có sự phối hợp đầu tư của các ngành điện, nước, bưu điện đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện, điện thoại, phát triển mạng lưới cấp nước và hạ tầng các khu quy hoạch dân cư mới. 2.2.3. Lĩnh vực và hướng sử dụng vốn đầu tư Từ nay đến năm 2010, bên cạnh vốn (đặc biệt là vốn ngân sách cấp) tập trung vào hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật về giao thông đô thị, điện, nước,…Vốn còn sử dụng cho phát triển các ngành kinh tế trong Quận theo đúng cơ cấu ưu tiên ngành ngành thương mại dịch vụ kế đến ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng đến nông nghiệp. Cụ thể là: 2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Sắp xếp chỉnh trang các xí nghiệp và cơ sở công nghiệp cũ ở phía đông hương lộ 33 vào khu công nghiệp Long Sơn. Hỗ trợ di dời toàn bộ khu công nghiệp phía tây hương lộ 33 thuộc ấp Thái Bình – Long Bình (gồm 30 lò gạch và 01 cơ sở chế biến gỗ) và một số xí nghiệp dọc theo phía nam xa lộ Hà Nội có mức độ ô nhiễm nặng vào khu công nghiệp do Quận quản lý tại Phường Phú Hữu. Bên cạnh đó, trong địa bàn Quận còn đang thực hiện dự án của Trung Ương là xây dựng khu công nghệ cao với 804ha. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải tập trung vốn ngân sách nhanh chóng hoàn tất 300 ha cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao, giao cho các nhà đầu tư. Đến năm 2010 toàn bộ khu công nghệ với 804 ha đi vào hoạt động. 2.2.3.2. Thương mại dịch vụ Dự kiến xây dựng các dự án đầu tư sau: ĐVT: triệu đồng Hạng mục xây dựng Số vốn 1. XD cơ sở hạ tầng cho khu vui chơi thanh thiếu niên 50.000 2. XD cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình khu du lịch Long Phước 680.000 3. XD một số hạng mục khu lịch sử văn hóa dân tộc 700.000 4. XD một số khu thương mại trong các khu dân cư quy hoạch mới 3.000 5. Đầu tư thêm một số cửa hàng thuộc trung tâm thương mại cấp thành phố 5.000 Tổng cộng 1.438.000 2.2.3.3. Nông nghiệp Đầu tư vốn vào xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thuỷ lợi (ngăn lũ, tiêu thoát nước) kết hợp giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Nhanh chóng hoàn chỉnh các công trình thi công dỡ dang đồng thời cải tạo nâng cấp tuyến đường bờ bao ven sông Đồng Nai khu vực phía nam Long Phước dài 12 km để ngăn lũ. Xây dựng tuyến bờ bao ngăn lũ ven sông Tắc thuộc Phường Trường Thạnh. Phát triển nông nghiệp còn phải tập trung vốn vào các tuyến đường nông thôn trong vùng cây ăn trái, mặt đường từ 5-6m kết cấu chủ yếu là cấp phối sỏi đỏ. Ước tính đến năm 2010 cần 80 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thuỷ lợi, giao thông khoảng 40%; còn lại là chuyển đổi cây trồng và ứng dụng thành tựu khoa học. 2.2.3.4. Xây dựng cơ bản Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn dự kiến bình quân hàng năm từ 150-200 tỷ đồng (vốn ngân sách, vốn nhà nước và nhân dân cùng làm) chủ yếu đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó vốn ngân sách từ 100-200 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn cần có để đạt được mục tiêu, đi đúng định hướng và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của thành phố như sau: BẢNG 2.9 : NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ Đơn vị tính: triệu đồng VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2004-2005 2006-2010 1. Thương mại - dịch vụ 113.933 743.229 2. Công nghiệp - TTCN 1.254.150 7.290.718 3. Nông nghiệp - 80.000 Tổng cộng 1.368.083 8.113.937 2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư Bên cạnh những thành quả đạt được qua việc thu hút và sử dụng vốn, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những những tồn đọng vướng mắc cần phải chỉ ra và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục được những tồn tại vướng mắc này giúp vốn ngày càng chảy nhiều vào Quận 9. 2.2.4.1. Tồn tại trong thu hút vốn đầu tư a. Tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành Một tồn tại lớn trong hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung và Quận 9 nói riêng là chưa mang tính hệ thống, chưa nhất quán theo yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những mặt sau: • Một số luật liên quan trực tiếp đến đến hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi khá nhiều và quá nhanh, gây tác động xấu đến trạng thái ổn định trong kinh doanh. • Các văn bản dưới luật thường ban hành rất chậm so với thời điểm quy định, các nghị định và pháp lệnh thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí có khi không phù hợp với văn bản luật, gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện của các doanh nghiệp. Nhược điểm này của hệ thống pháp luật nước ta đã làm giảm đi rất nhiều hiệu lực quản lý của nhà nước. Và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Xét về nguyên nhân khách quan, để phù hợp với yêu cầu đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, phát sinh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện lại hầu như toàn bộ hệ thống pháp luật, kể cả hiến pháp, do đó hàng năm có rất nhiều luật mới được ban hành, một số luật khác lại sửa đổi, bổ sung làm cho các cấp thừa hành khó có thể nắm bắt kịp trong quá trình thi hành luật. Xét về nguyên nhân chủ quan, thì tồn tại trên bắt nguồn từ nămg lực và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai, phối hợp liên ngành và điều hành thực hiện pháp luật. Tình hình thực tế có thể minh họa cho hiện tượng thiếu đồng bộ và nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể: Bất cập ngay khi thay đổi văn bản thuế. Các dự án phân nền phục vụ các hộ tái định khu công nghệ cao, các chủ đầu tư đã đệ trình và thực hiện trước năm 2005. Số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp áp theo đơn giá thời điểm đó là rất thấp, nhưng đến năm 2005 văn bản thuế thay đổi về đơn giá tính tiền sử dụng đất so với thời điểm trước là rất lớn, gấp hàng chục lần và đến thời điểm này chủ đầu tư thực hiện việc phân nền dự án hoàn tất. Nếu chủ đầu tư nộp số tiền sử dụng đất theo đơn giá mới này thì dự án sẽ bị lỗ. Chủ đầu tư đã gửi văn bản xin giải quyết trường hợp trên mà thời gian chờ đợi quá lâu vẫn chưa được phản hồi. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, về hình thức có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Việt Nam là 28% so với Trung Quốc là 33%, Indonesia là 30% Malaisia là 28%). Tuy nhiên, về thực chất thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp lại cao hơn các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do duy trì việc khống chế chi phí và hầu hết các khoản thu nhập đều bị xem là thu nhập chịu thuế. Nhiều chi phí cần thiết trong kinh doanh không được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc bị khống chế như: giảm giá, khuyến mãi, tiền hoa hồng, chi phí thiệt hại vật tư hàng tháng, nợ khó đòi đã xử lý. Do vậy, thuế suất trên thực tế có thể lên đến 40% so với thuế suất theo qui định là 28%, vậy tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư thông qua thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu những mặt hàng tăng cao đột ngột (khi xây dựng dự án, hàng được miễn thuế hoặc thuế suất nhập khẩu chỉ ở mức thấp) Nộp thuế trước và hoàn thuế sau là sự linh hoạt của công cụ thuế ở nước ta, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn thuế, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài còn quá cao và luỹ tiến nhanh so với các nước trong khu vực. b. Tồn tại trong thủ tục hành chánh Từ năm 1994, việc cải cách thủ tục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43791.pdf
Tài liệu liên quan